Hình 2.8. Xe đạp thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ (nguồn: http://toquoc.vn)
Hình 2.9. Đôi bồ và chiếc đòn gánh này cũng đã góp công trong Chiến dịch (nguồn: http://www.bqllang.gov.vn)
Hình 2.10. dép lốp cao su của chiến sĩ Điện Biên (Nguồn:http://www.bqllang.gov.vn)
Không chỉ chuẩn bị quân lương sẵn sàng mà phía ta còn chuẩn bị cả vũ khí để đưa vào chiến trường.
Hình 2.11. Pháo bộ bội ta đưa vào mặt trận (Nguồn:http://www.bqllang.gov.vn)
Một số loại vũ khí Pháp sử dụng trong trận quyết chiến lịch sử Điện Biên Phủ bị bộ đội ta thu được.
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Luận Về Thực Trạng Đổi Mới Phương Pháp Sử Dụng Tư Liệu Hiên Vật Vào Dhls Việt Nam Thời Kỳ 1946 – 1954 Ở Trường Thpt.
- Các Tlhv Cần Và Có Thể Khai Thác, Sử Dụng Trong Dạy Học Lịch Sử Việt Nam Thời Kỳ 1946 – 1954
- Khẩu Badôka Do Cán Bộ, Công Nhân Ngành Quân Giới Việt Nam Sản Xuất Năm 1947
- Các Biện Pháp Đổi Mới Phương Pháp Sử Dụng Tlhv Vào Dạy Học Lịch Sử Việt Nam Thời Kỳ 1946 – 1954
- Cuốc Chim Của Đại Đội Công Binh 83, Trung Đoàn 151
- Biểu Điểm Kiểm Tra Của Lớp Thực Nghiệm 12A2
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Hình 2.12. Súng Cối 81mm của Pháp, bộ đội ta thu ở Điện Biên Phủ năm 1954
(nguồn: http://toquoc.vn )
Hình 2.12. Súng phun lửa thực dân Pháp dùng ở Biên Biên Phủ (Nguồn:http://www.bqllang.gov.vn)
Hình 2.13. Mìn nhảy vũ khí Pháp dùng ở Biện Biên (Nguồn:http://www.bqllang.gov.vn)
Hình 2.14. Áo chống đạn của lính Pháp ta thu được ở Điên Biên Phủ (Nguồn:http://www.bqllang.gov.vn)
Đặc biệt ở chiến dịch Điện Biên Phủ có một TLHV mà GV nên đưa vào sử dụng, có thể sử dụng hiện vật này để làm kiểm tra đánh giá mức độ
nhận thức của HS về bài học cũng như sự hiểu biết của HS về quy luật trong lịch sử. Đó là:
Hình 2.15. Mũ sắt của lính Pháp bị ta thu ở chiên dịch Điện Biên Phủ. (Nguồn:http://www.bqllang.gov.vn)
Đứng trên quan điểm của bản thân với đề tài nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số tư liệu theo chúng tôi là cần và có thể sử dụng được khi DHLS Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường THPT.
Tất nhiên trên đây chúng tôi vẫn chưa đưa ra được phương pháp sử dụng cụ thể đối với từng hiện vật áp dụng vào bài học ra sau, chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng biện pháp cho một số TLHV nhất định để phục vụ thực nghiệm sự phạm và sẽ mong mang lại sự hiệu quả trên thực tế.
2.3. Yêu cầu và quy trình sử dụng TLHV vào dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954
Sử dụng TLHV cũng như sử dụng một đồ dùng trực quan đều phải có những yêu cầu và quy trình nhất định: luôn kết hợp sử dụng TLHV với
phương pháp khác như dùng lời, miêu tả, kể chuyện, giải thích nhằm làm rõ nội dung ý nghĩa mà TLHV đó phản ánh. Lựa chọn TLHV phải phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, phải định hướng cụ thể khi đưa TLHV vào bài học, hướng dẫn học sinh sử dụng, khai thác TLHV.
2.3.1. Yêu cầu
Thứ nhất, mục đích sử dụng: Các TLHV được sử dụng trong giảng dạy không phải nhằm cho HS nghiên cứu để trở thành một nhà sử học đúng nghĩa. TLHV đưa vào trong DHLS ở trường THPT là các tư liệu đã được kiểm nghiệm chính xác, khoa học lịch sử khẳng định.Mục đích khi cho HS tiếp cận với các tư liệu này, là để các em có được cái nhìn khách quan không phụ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ luận điểm nào trong các tài liệu viết về vấn đề lịch sử đó.Các em có thể đưa ra quan điểm riêng của mình về các vấn đề lịch sử có cơ sở là TLHV.Đồng thời còn nhằm hình thành cho các em cách tiếp cận tri thức, cách học, bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học. Việc GV hướng dẫn cho HS tiếp cận và khai thác TLHV trong bài học là việc GV chỉ ra cho HS con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức, để đưa ra những kết luận khoa học đúng đắn một cách nhanh nhất và dễ dàng nhất. Đây là mục tiêu chính về mặt giáo dưỡng của bộ môn lịch sử đặt ra.Và việc sử dụng TLHV trong dạy học là một biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của bộ môn ở trường THPT.
Thứ hai, TLHV sử dụng trong DHLS cần phải đáp ứng mục tiêu bài học.GV cần chú ý khi lựa chọn TLHV để sử dụng, cần phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu của bài học và trình độ nhận thức của HS.TLHV sử dụng trong bài cần có nội dung trọng tâm vào bài học, là những tư liệu cần thiết để khi nêu lên HS có thể hiểu nội dung lịch sử được phản ánh trong tư liệu đó.
Để đáp ứng được mục tiêu bài học, khi sử dụng TLHV, GV cần phải xem kỹ nội dung của bài học để tiến hành thẩm định, chọn lọc tư liệu trước khi sử dụng trên lớp.Có như vậy khi đưa vào sử dụng mới có tính chính xác, đem lại hiệu quả và đáp ứng được mục tiêu giáo dục, giáo dưỡng và phát triển
của bài. Bên cạnh đó, việc GV sử dụng tư liệu có liên quan chặt chẽ với các sự kiện cơ bản trong bài, vừa sức với HS còn là biện pháp tốt để hướng dẫn các em tự học ở nhà, góp phần phát huy tính tự giác, tích cực học tập của mình.
Thứ ba, sử dụng TLHV phải làm nổi bật nội dung cơ bản của bài, đảm bảo tính khoa học trong nội dung.Trong DHLS, chúng ta không thể cung cấp hết cho HS mọi kiến thức của khoa học lịch sử mà chỉ có thể làm cho các em nắm vững những kiến thức cơ bản của bài, là những kiến thức tối ưu cần thiết cho việc hiểu biết của HS về lịch sử.Để xác định kiến thức trọng tâm, nội dung cơ bản của bài, GV cần căn cứ vào sơ đồ Đai-ri để thiết kế giáo án. GV cần căn cứ vào nội dung bài viết trong SGK để lựa chọn TLHV cho phù hợp. Nhằm làm rõ kiến thức cơ bản của bài, khắc sâu kiến thức cho HS, tránh việc sử dụng TLHV một cách nặng nề, tràn lan, biến giờ học thành giờ nghiên cứu tư liệu.
Thứ tư, sử dụng TLHV phải đảm bảo tính vừa sức, trình độ và tâm lí HS. Trong dạy học ở trường THPT, tính vừa sức được thể hiện ở việc GV lựa chọn nội dung, PPDH và cách tổ chức quá trình nhận thức phù hợp với từng đối tượng HS. Còn tính vừa sức trong sử dụng TLHV được thể hiện:
- Khối lượng kiến thức trong các TLHV đưa vào sử dụng phải vừa đủ. GV phải căn cứ vào từng cấp học, lớp học, đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi cũng như khả năng tư duy của từng đối tượng, giữa HS trung học cơ sở với HS THPT, HS ở thành phố với HS ở nông thôn… để xác định nội dung cơ bản phù hợp với từng đối tượng HS. Sau đó mới lựa chọn các TLHV phù hợp với từng đối tượng, tránh trường hợp tư liệu quá dễ hay quá khó với trình độ nhận thức của các em.
- Khi đưa TLHV, tránh đưa những tư liệu bằng tiếng nước ngoài, những tư liệu khó hiểu phải mất rất nhiều thời gian giải thích và làm cho việc lĩnh hội kiến thức của HS gặp khó khăn.
- Trình bày nội dung TLHV ngắn gọn, súc tích, cụ thể, dễ hiểu, không rườm rà, quá nhiều tên riêng, tên nước ngoài.
- GV không nên trích dẫn quá nhiều tư liệu lịch sử, phải biết chọn lọc, phân loại chúng, đưa những tư liệu lịch sử có nội dung liên quan đến nội dung cơ bản của bài học. Tránh việc trích dẫn quá nhiều tư liệu sẽ làm loãng nội dung kiến thức của bài học, làm phân tán sự chú ý của HS.
Thứ năm, sử dụng TLHV phải kết hợp nhuần nhuyễn với các PPDH khác.Trong dạy học nói chung, DHLS nói riêng không có phương pháp nào là vạn năng. Bởi vậy, khi dạy học phải kết hợp nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau để đạt hiệu quả cao nhất. Nội dung lịch sử rất phong phú, nhiều loại kiến thức, mỗi loại kiến thức cần có những biện pháp dạy học phù hợp để đạt kết quả giáo dục tốt nhất. TLHV là một nguồn kiến thức quan trọng bên cạnh các nguồn kiến thức trong SGK.Vì vậy, khai thác TLHV cũng là một biện pháp dạy học của GV. Do đó, cần kết hợp nhuần nhuyễn việc sử dụng TLHV với các PPDH khác.
Khi hướng dẫn HS khai thác các TLHV, GV cần phải kết hợp nhuần nhuyễn với lời nói sinh động của GV và HS, các đồ dùng trực quan, trao đổi thảo luận, sử dụng các tài liệu tham khảo khác, cần ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình khai thác TLHV … để hướng dẫn HS tri giác, tìm hiểu, nghiên cứu và trả lời các câu hỏi gợi mở mà GV đặt ra. Từ đó, góp phần phát huy được tối đa vai trò ý nghĩa của việc sử dụng TLHV trong DHLS ở trường THPT
2.3.2. Quy trình
Một số bước khi sử dụng TLHV là:
Xác định nội dung, mục tiêu bài học và chọn TLHV sao cho phù hợp việc xác định này là đặc biệt quan trọng nếu không xác định đúng thì việc sử dụng TLHV vào dạy học không chỉ không mang lại hiệu quả trong bài học mà còn mang lại hiệu quả ngược đối với bài học vì Gv không xác định được tư