Những Cơ Sở Về Chính Trị, Tư Tưởng, Xã Hội Xuất Hiện Nhân Vật Đế Sư

Trong mối tương quan này, nền văn học Trung Hoa đóng vai trò là nền văn học gốc, nền văn học kiến tạo vùng. Nền văn học này đóng vai trò kiến tạo những giá trị mĩ học văn chương, ngôn ngữ văn chương, kinh nghiệm văn chương, thể loại, hình tượng văn chương…cho những nền văn học ở ngoại biên. Trong khu vực Đông Á, nền văn học Trung Hoa là nền văn học phát triển sớm và rực rỡ nhất trong khu vực. Những nền văn học Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam về cơ bản tiếp thu ở những mức độ khác nhau thành tựu của nền văn học này.

So với nền văn học viết Nhật Bản, văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng của nền văn học Trung Hoa có lẽ sâu sắc hơn. Trong tương quan giữa nền văn học Trung Hoa và nền văn học Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nền văn học viết dân tộc được khởi đầu từ những năm bản lề thế kỷ thứ X, đặc điểm hàng đầu của sự hình thành nền văn học viết Việt Nam là không thành tạo trên cơ sở văn học dân gian [212, tr. 30]. Vì không hình thành trên cơ sở văn học dân gian nên văn học viết Việt Nam ở thời điểm hình thành về cơ bản vay mượn những kinh nghiệm nghệ thuật từ thành tựu văn học Trung Hoa. Ngôn ngữ văn chương giai đoạn đầu là ngôn ngữ chữ Hán, và cho đến tận sau này, dù xuất hiện chữ Nôm, nhưng ngôn ngữ chữ Hán dùng trong sáng tác văn chương vẫn là một mảng lớn trong lịch sử văn học dân tộc. Các thể loại văn chương như chiếu, biểu, cáo, thơ thất ngôn, ngũ ngôn, đường luật…đều tiếp thu từ nền văn học Trung Hoa.

Tuy nhiên, song song với quá trình tiếp thu và chuyển hóa những kinh nghiệm và thành tựu nghệ thuật từ Trung Hoa, trên cơ sở những thành tựu này, cùng với khát vọng sáng tạo những giá trị tự thân của nền văn học, nền văn học Việt Nam từng bước tạo ra những giá trị nghệ thuật mang màu sắc của mình. Song song với sự tồn tại của ngôn ngữ Hán, ngôn ngữ Nôm cũng từ rất sớm trở thành ngôn ngữ nghệ thuật. Cùng với những giá trị mỹ học có nguồn gốc từ Thiền Nam Trung Hoa và từ mỹ học Nho Lão, những giá trị mỹ học của khu vực Đông Á, những yếu tố “tục”, những sắc màu và hình tượng của văn học - văn hóa đạo mẫu từng bước thâm nhập vào văn học. Cùng với những thể loại truyền thống tiếp nhận từ Trung Hoa bằng ngôn ngữ Hán, cũng từng bước xuất hiện ngôn ngữ Nôm và những thể loại dân tộc mới như lục bát, hát nói.

Mặt khác, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoảng bốn thế kỷ đầu tiên của nền văn học dân tộc là thời kỳ lựa chọn và chuyển hóa những thành tựu và kinh nghiệm nghệ thuật từ nền văn học Trung Hoa. Những thế kỷ tiếp theo, đặc biệt là giai đoạn thế kỷ XVIII - XIX, nền văn học dân tộc đã kết tinh rực rỡ, khẳng định sự phát triển và sáng tạo tự thân của nền văn học dân tộc.

Trong số những kinh nghiệm nghệ thuật mà văn học dân tộc tiếp thu từ nền văn học Trung Hoa, có một loại hình tượng nhân vật ít được giới nghiên cứu lưu tâm đúng mức: những mẫu hình văn hóa, những khuôn mẫu văn hóa. Mẫu hình văn hóa này ở những mức độ khác nhau, kết tinh và trở thành biểu tượng, khuôn mẫu văn hóa ở những dạng thức và trạng thái khác nhau. Trong nhóm mẫu hình văn hóa này, có thể chỉ ra những kiểu nhỏ hơn. Trước hết, dễ nhận thấy nhất là nhóm nhân vật là những giáo chủ, chủ thuyết của giáo phái như: Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử... Hai là, nhóm những thi nhân lừng danh: Khuất Nguyên, Đào Uyên Minh, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Tô Thức… Ba là, nhóm những nhà tư tưởng, sử gia: Tư Mã Thiên, Ban Cố, Tư Mã Quang, Trình Di, Trình Hạo, Vương Dương Minh… Bốn là, nhóm những danh tướng: Hạng Vũ, Hàn Tín, Quan Vũ… Năm là, nhóm những danh thần lừng danh: Khương Tử Nha, Phạm Lãi, Trương Lương, Khổng Minh, Lưu Cơ…

Cũng như những nhân vật lừng danh khác xuất hiện trong lịch sử Trung Hoa, họ trở thành đối tượng thẩm mỹ của nhiều thể loại khác nhau: dã sử, tiểu thuyết, kịch, thi ca, từ, phú… Với một dân tộc trọng quá khứ và truyền thống đạo đức như Trung Hoa, những nhân vật lịch sử lừng danh là một đối tượng hấp dẫn, mang giá trị biểu trưng đa nghĩa được các nhà nho tự giác hướng đến bày tỏ thái độ, gửi gắm suy nghĩ cá nhân. Vịnh sử là một đề tài lớn trong cả văn học Trung Hoa và văn học Việt Nam.

Việc nghiên cứu một nhân vật lịch sử cụ thể trải qua những diễn hóa lịch sử, được lịch sử vinh danh tiêu biểu cho một định hướng giá trị tinh thần đặc biệt là một việc làm cần thiết. Nó không chỉ trả lại cho lịch sử một vĩ nhân mà còn “giải án”

cho một loạt những định đề đã đóng đinh trong lịch sử1. Việc nghiên cứu trường hợp chia sẻ mẫu hình đế sư Trương Lương nhìn từ cả hai lát cắt lịch sử và so sánh trong văn học - văn hóa hai nước Việt Nam – Trung Quốc không chỉ góp phần khẳng định cho một danh nhân và một định hướng giá trị tinh thần có tính khu vực, tính quốc tế mà còn làm rò được những tương tác cụ thể, những chia sẻ giá trị cụ thể, kể cả những tương đồng và đặc biệt là những dị biệt trong mối tương tác này. Những quy luật và ngoài quy luật, tính tương tác, bổ khuyết của tiến trình này cũng được luận án lưu tâm chỉ rò trong quá trình nghiên cứu trường hợp này.

Đồng thời, việc nghiên cứu trường hợp này sẽ là tiền đề cho nghiên cứu những kiểu loại tiếp theo trong tương quan chia sẻ và so sánh mẫu hình văn hóa giữa Việt Nam – Trung Quốc.

1.2. Những cơ sở về chính trị, tư tưởng, xã hội xuất hiện nhân vật đế sư

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

1.2.1. Chính trị học Trung Hoa cổ đại và sự hình thành những định hướng lựa chọn

Kinh Dịch được xem là “cấu hình tư tưởng Trung Quốc”2. Về cơ bản có thể áp dụng Kinh Dịch đọc được trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội Trung Hoa cổ trung đại, từ lịch sử, văn hóa, tư tưởng, chính trị, y học… hay nói cách khác là các lĩnh vực này chịu sự chi phối của tư duy Kinh Dịch3.

Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 5

Cuốn sách không viết bằng chữ này4 là quan niệm về sự vận động của vũ trụ. Hạt nhân cơ bản và nền tảng xây dựng nên các quẻ trong Kinh Dịch là hai trạng thái Âm và Dương. Từ sự tương tác của hai trạng thái này có trong mỗi sự vật, hiện tượng tạo ra sự “sinh” trong vũ trụ. Người Trung Hoa khái quát: sinh sinh chi vị Dịch hay thiên địa chi đại đức chi viết sinh.


1 Trong lịch sử lưu truyền định đề “vạn đại quân sư Gia Cát Lượng”, tức ngụ ý rằng, ở loại hình nhân cách này, Khổng Minh Gia Cát là nhân vật mẫu mực nhất. Trong luận án của mình, chúng tôi sẽ chứng minh ngược lại.

2 Xem Dương Ngọc Dũng và Lê Anh Minh (chủ biên), Kinh Dịch cấu hình tư tưởng Trung Quốc, Nxb Khoa học Xã hội, 2006.

3 Ở Trung Hoa, không chỉ có những nghiên cứu chuyên biệt về Kinh Dịch, ở mức độ chuyên biệt hơn, họ

nghiên cứu ẩm thực với Kinh Dịch, nghệ thuật hội họa và Kinh Dịch, văn học và Kinh Dịch, lịch sử và Kinh Dịch, y học và Kinh Dịch…

4 Xem Francois Jullien, Các biểu tượng của nội giới hay cách đọc triết học về Kinh dịch, Nxb Đà Nẵng, 2007, tr. 5.

Khác với các kinh nói về sự sáng tạo ra các vị thần, Kinh Dịch không bàn về các vị thần, thánh trong vũ trụ. Kinh Dịch chỉ giải thích về nguyên tắc vận hành của vũ trụ. Điểm quan trọng nhất là, bộ kinh được coi là tối cao của Trung Hoa1 không lý giải về các vị thần sáng thế như văn hóa Ấn Độ, văn hóa Trung Hoa chỉ lý giải về nguyên lý của sự vận hành vũ trụ nói chung. Từ xuất phát

điểm này dẫn đến những khác biệt cơ bản trong vấn đề tìm kiếm trọng tâm tư duy, phương thức tư duy và lý giải về sự vận động vũ trụ, quy luật thịnh suy xã hội giữa Trung Hoa và Ấn Độ. Nếu như người Ấn Độ cổ đại đặt trọng tâm tư duy vào kiến giải sự hình thành và vận động của vũ trụ từ các vị thần linh, thì người Trung Quốc không cho rằng sự vận hành của vũ trụ là do các vị thần, mà do sự thành tạo và tương tác của vũ trụ được trừu tượng hóa thành hai cực, hai trạng thái của sự vận hành là Âm và Dương. Từ đó, họ tư duy trên cơ sở khái niệm công cụ này, và sử dụng nó kiến giải quy luật vận động của vũ trụ, sự thịnh suy của xã hội nói chung, đồng thời tất cả các lĩnh vực của đời sống, sự thịnh suy của mỗi con người, sự vật, sự kiện đều được tư duy và kiến giải từ hai khái niệm công cụ mang tính tương tác cao này. Phương thức tư duy và trọng tâm tư duy này dẫn đến sự khác biệt cơ bản trên tất cả các lĩnh vực của Trung Hoa so với Ấn Độ. Nếu như trọng tâm tư duy và khát vọng tu luyện của Ấn Độ cổ đại hướng đến trạng thái siêu thoát tâm linh tuyệt đối thì trọng tâm tư duy và khát vọng tu luyện của Trung Hoa cổ đại men theo quy luật vận động tương tác theo kiểu Âm

–Dương, thịnh suy của vũ trụ tự nhiên và xã hội hướng đến sự hài hòa tuyệt đối. Từ phương thức tư duy và trọng tâm kiến giải vấn đề như trên, tác động lớn đến các quá trình hình thành mẫu hình nhân cách của hai quốc gia phương Đông đặc biệt này. Nét tu luyện siêu thoát hướng đến trạng thái tâm linh vĩnh cửu là đặc trưng hàng đầu của những loại hình nhân cách trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Nét tu dưỡng dựa vào sự tự nhiên vận động theo quy luật tương tác Âm – Dương, tìm kiếm sự hài hòa, cân đối là đặc điểm hàng đầu của những nhân cách văn hóa trong lịch sử Trung Hoa.


1 Dịch, quần kinh chi thủ” (Kinh Dịch đứng đầu trong các kinh).

Vận quy luật này vào sự vận động của xã hội, người Trung Hoa nhìn nhận nó như là một quy luật tự nhiên trong xã hội, ngôn ngữ mà họ thường dùng là thịnh suy đắp đổi. Nói như ngôn ngữ Kinh Dịch, trong dương (thịnh) có âm (suy) và ngược lại trong âm (suy) có dương (thịnh). Quy luật này từ trạng thái triết học chuyển hóa sang thành điển cố văn hóa lừng danh tái ông thất mã. Vì vậy, trong xã hội thịnh đã tiềm ẩn mầm suy, trong xã hội suy đã tiềm tàng mầm thịnh.

Vận lối tư duy này vào sự hình dung của một vương triều, một dòng họ thì đỉnh cao của một vương triều cũng là lúc báo hiệu dấu hiệu cáo chung của vương triều đó. Sự suy vong của một vương triều, cũng báo hiệu sự xuất hiện của vương triều mới.

Trong diễn tiến của chính trị luận Trung Hoa cổ đại, hệ tư tưởng Nho gia đến thời Hán, kết hợp với hệ tư tưởng Pháp gia trở thành nền tảng chính trị cơ bản, lâu bền của nền chuyên chế [215, tr. 689 - 713]. Trong đó, điểm lòi của vương triều chính thống và cội nguồn của một sự bền vững của vương triều là sự có Đức của người đứng đầu vương triều. Khi vương triều đó nhận được Đức từ trời và nuôi dưỡng được cái Đức của trời sẽ được trường tồn. Nếu vương triều đó đánh mất Đức này, tức đánh mất mệnh trời, sẽ bị trời trừng phạt và bị thay thế bằng người có Đức khác. Trong cách hình dung này, đức mà trời trao cho là tiêu chí số một của sự chính thống và tính chính danh của vương triều. Sự thịnh suy đắp đổi, sự hưng vong của vương triều được nhà Nho nhìn nhận là sự được - mất Đức của vương triều.

Đặc điểm thần học chính trị này của Trung Hoa chi phối rò nét đến sự hình thành những mẫu hình nhân cách trong lịch sử. Trước hết, cả thời bình và thời loạn, luôn hình thành một loại người có đức. Trong thời đại thịnh trị, trước tiên ông vua đó được ngợi ca là người có đại đức. Và trong thời loạn, người kiến lập ra triều đại mới cũng được hình dung là người có đức, được trời trao cho Đức thực thi mệnh trời. Trong thời loạn, quay quanh trục người có đức này còn có những vò tướng trung thành và những mưu sĩ tài ba. Đáng nói là, trong thời đại loạn lạc, để quy tụ lực lượng đông đảo, nhóm mưu sĩ cần tìm kiếm những huyền thoại, những giai thoại để bổ sung cái thiên đức của minh chủ. Lưu Bang trong thời đại tranh giành thiên hạ, được sử gia sau này mô tả là con Xích Đế giết chết con Bạch Đế là Tần Thủy Hoàng.

Do nhìn ra được sự thịnh suy đắp đổi của sự vận động xã hội, nên có một nhóm người cứ “tự nhiên nhi nhiên” mặc cho sự vận động thịnh suy của xã hội, mặc cho lực lượng chính trị phân tranh, họ tìm kiếm một nơi, phần lớn là ở núi rừng, ẩn tu. Nhóm này sinh hoạt dựa vào núi rừng, an bần lạc đạo, tìm kiếm tự do trong tâm linh1.

Có một nhóm đặc biệt hơn, nắm vững những nguyên lý triết học chính trị Trung Hoa cổ đại, nắm được quy luật đắp đổi thịnh suy của xã hội, nghiên cứu và tinh thông nhiều học phái khác nhau, nhưng không hành xử theo kiểu những người ẩn sĩ thông thường. Thường họ là những người “tạm ẩn” đợi thời, kiểu như Khương Tử Nha, Khổng Minh... Nắm được quy luật của sự vận động xã hội, nhìn thấu được xu thế của lịch sử, quan sát được sự xuất hiện của những lực lượng chính trị khác nhau, họ thường ẩn ở một nơi, nghiền ngẫm binh thư sách vở, chủ động tìm kiếm hoặc chờ đợi minh chủ xuất hiện. Khương Tử Nha chờ Chu Văn Vương, Phạm Lãi tìm Câu Tiễn, Trương Lương chọn Lưu Bang, Khổng Minh đợi Lưu Bị, Lưu Cơ đợi Chu Nguyên Chương, Nguyễn Trãi tìm Lê Lợi… Có một điểm chung là, về cơ bản, tất cả những minh chủ của họ đều triệt để và tuyệt đối nghe theo, vận dụng sách lược của họ. Hay nói cách khác, trong cuộc tương tác này, minh chủ là người được họ sử dụng. Họ nhìn ra ở minh chủ tương lai trong tiềm năng có thể giúp họ thi triển tài năng và khát vọng của mình. Nhóm này được lịch sử định danh bằng một cái tên đặc biệt đúng tầm vóc của họ: đế vương sư (thầy vua).

Khác với minh chủ của mình, họ không đặt cho bản thân khát vọng đến với ngôi vị thiên tử. Khát vọng của họ là đưa minh chủ của mình đến với ngôi vị thiên tử. Khác với mưu sĩ thông thường, họ không tìm kiếm manh quần tấm áo, mũ cao áo dài, phong đất phong hầu…Họ bỏ qua tất cả những khát vọng này. Mục tiêu tối hậu của họ là bằng dấu ấn tài năng cá nhân, tạo lập trạng thái hòa bình bằng cách tạo lập một triều đại mới, bằng cách đưa minh chủ mình phò tá lên ngôi hoàng đế khai triều. Ở vị trí cao nhất, họ lưu danh với tư cách là đế sư, bậc thầy của vua chúa, người kiến tạo đế chế, đưa xã hội từ trạng thái loạn thế trở về trạng thái hài hòa.


1 Xem Ẩn sĩ Trung Hoa, Nxb Trẻ, 2001, tr. 11 - 23.

Loại hình nhân cách này được hình thành từ sự chi phối của những nguyên lý chính trị thần học như đã chỉ ra ở trên. Họ không chỉ là người nhìn ra quy luật này mà quan trọng hơn, bằng tài năng kiệt xuất của mình, họ tác động vào xã hội bằng cách kiến tạo đế chế.

Theo chúng tôi, trong lịch sử khu vực Đông Á, trong đó khảo sát lịch sử Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản, loại người này xuất hiện liên tục trong những thời đại loạn lạc, thời đại biến động lớn và thay đổi triều đại, họ, tức những đế sư này theo hình dung của chúng tôi, trở thành một tiểu loại nhân vật đặc biệt trong lịch sử, loại hình nhân vật anh hùng đế sư. Sở dĩ chúng tôi gọi họ là tiểu loại bởi, cả anh hùng sáng nghiệp và anh hùng đế sư đều nằm trong nhóm anh hùng thời loạn, thuộc một típ lớn hơn. Tiểu loại anh hùng đế sư là một típ nhỏ trong típ lớn này.

1.2.2. Hệ tư tưởng Trung Hoa cổ đại và sự hình thành những định hướng lựa chọn

Mỗi hệ tư tưởng lớn trong lịch sử Trung Hoa cổ đại đều hình thành một mẫu hình nhân cách đặc thù của hệ tư tưởng mình. Hệ tư tưởng Nho gia, mẫu hình tiêu biểu là nho sĩ. Hệ tư tưởng Lão Trang – Đạo gia, mẫu hình nhân vật điển hình là ẩn sĩ. Hệ tư tưởng Mặc gia, mẫu hình điển hình là hiệp sĩ.[218, tr. 95-96]

Tuy nhiên, có một thực tế là, sự phân chia như trên dựa trên những đường nét lớn. Trong thực tế, sự dung hội, đan xen và cấu trúc trong nhau của các mẫu người là một đặc điểm nổi bật. Xét đến cùng, đặc thù này xuất phát từ đặc thù của sự dung hợp của mỗi học thuyết, có nghĩa là bản thân học thuyết từ cội nguồn hình thành là sự dung hội. Trong Pháp gia có yếu tố của Lão Trang – Đạo gia, trong Nho gia có yếu tố của Mặc gia, Âm Dương gia. Sự không hoàn thiện của mỗi học thuyết là nguyên nhân cơ bản của sự nguyên hợp này1.

Càng về sau, có thể tính từ thời đại nhà Hán, hệ tư tưởng xuyên suốt, đóng vai trò nền tảng trong cả chính trị và văn hóa Trung Hoa là hệ tư tưởng Nho gia. Nho gia hóa sĩ đại phu là một đặc điểm lớn nhất tính từ thời nhà Hán trở về sau. Tức


1 Cả Nho và Pháp gia trong học thuyết của mình đều thiếu hình nhi Thượng và phải mượn từ các học thuyết khác.

nền tảng mang tính điểm tựa của chuẩn mực chính trị, chuẩn mực ứng xử là Nho gia. Nho gia chi phối tới mọi phương diện của đời sống chính trị, văn hóa xã hội Trung Hoa. Sự hình thành nhân cách của sĩ đại phu trong xã hội Trung Hoa chịu sự chi phối sâu sắc và toàn diện của hệ tư tưởng Nho gia1.

Tuy nhiên, như đã nói, cấu trúc hình thành nhân cách kẻ sĩ trong xã hội Trung Hoa cổ trung đại không chỉ đến từ Nho gia. Từ thời Hán trở về sau này, ngoài Nho, Pháp, Lão thì Phật giáo cũng chi phối quan trọng tới sự hình thành nhân cách kẻ sĩ.

Ở trạng thái thịnh trị nhất của nền chuyên chế đánh dấu bằng sự cực quyền của ngôi vị hoàng đế, sự chi phối của Nho gia đối với sự hình thành loại hình nhân cách trong thời bình thịnh trị theo hai định hướng lớn chủ yếu sau: Một định hướng là tiệm cận ngai vàng và một định hướng ly khai ngai vàng. Định hướng vận động tiệm cận ngai vàng là định hướng cơ bản. Để tiệm cận với ngai vàng, sĩ đại phu thường trải qua một khâu trung gian đặc biệt quan trọng là phải vượt qua được các kỳ thi. Có ba kỳ thi: thi Hương, thi Hội và thi Đình. Con đường này nếu thành công sẽ giúp sĩ đại phu thành danh với một chức quan cụ thể. Định hướng vận động ly khai ngai vàng, thường xuất hiện ở hai kiểu người. Một là, kiểu người thi không đỗ, về ở ẩn, hoặc dạy học, hoặc thầy thuốc. Một dạng khác, bất mãn với triều chính, về ở ẩn, tìm kiếm tự do trong tâm linh. Ở trạng thái này, họ tìm đến với Lão Trang hoặc Phật giáo.

Trên đây là sự chi phối của Nho gia và các định hướng giá trị khác trong thời đại thái bình thịnh trị. Trong thời loạn, sự chi phối của Nho gia thể hiện trên một phương diện chính sau đây. Thường ở thời loạn xuất hiện hai định hướng lớn: một là ở ẩn, hai là tham gia thời loạn. Ở định hướng thứ nhất, sự chi phối của tư tưởng Lão Trang – Đạo gia đậm đặc hơn. Ở định hướng thứ hai, sự chi phối của Nho gia, Mặc gia chi phối rò nét hơn. Ở định hướng thứ hai, xuất hiện hai típ người. Một típ người trong định hướng vận động trở thành hoàng đế. Một định hướng quân sư phò tá cho hoàng đế tương lai.


1 Đến mức thế giới thường hình dung xã hội Trung Hoa là xã hội Nho giáo. Đất nước Trung Hoa là đất nước Khổng giáo.

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí