Cuốc Chim Của Đại Đội Công Binh 83, Trung Đoàn 151

HS về nhà có thể chuẩn bị bằng cách truy cập vào google site và tìm tên Góc nhìn hiện vật để tìm hiện vật được giao theo đúng chủ đề sau đó tìm hiểu thêm các thông tin mà web cung cấp và cung có thể thử sức mình với những gợi ý của phần kiểm tra, đánh giá trong web. Đó là những gì chúng tôi hướng đến khi làm web nó vừa là nơi cung cấp thông tin những cũng là nơi giúp HS tự kiểm tra, đánh giá mình và hỗ trợ HS làm bài tập về nhà.

Ví dụ: khi dạy bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954).

Ta có thể xây dựng nguồn TLHV thành một trang web mở giúp GV và HS trong quá trình học tập và tự học ở nhà như sau:


Hình 2 18 Cuốc chim của Đại đội Công binh 83 Trung đoàn 151 nguồn 1


Hình 2.18. Cuốc chim của Đại đội Công binh 83, Trung đoàn 151


(nguồn: Baohaiquan.vn)

Với hình ảnh này khi xây dựng trang web chúng ta có thể làm như sau:

- Nếu đặt hình ảnh ở phần trang chủ hoặc phần giới thiệu ta có thể giới thiệu về chiếc cuốc chim này và tác dụng của chiếc cuốc đối với việc ta tiến lên chiến trường Điện Biên trong muôn vàn khó khăn như thế nào? Tại sao ta phải sử dụng cuốc chim thay cho chiếc cuốc thường.

Đây là hình ảnh chiếc cuốc chim của Đại đội Công binh 83 Trung đoàn 151 dùng để đào đường hầm dìa 47m đặt khối thuốc nổ 960kg tại đồi A1 ngày 6 tháng 5 năm 1954.

- Nếu sử dụng hình ảnh này trong tiến trình bài học thì cần thiết kế web theo nhiệm vụ và cách triển khai như sau:

Với nhiệm vụ: đây là hình ảnh chiếc cuốc chim của Đại đội Công binh 83 Trung đoàn 151 đã dùng trong quá trình ta chuẩn bị tấn công lên chiến trường Điện Biên, em hãy giải thích vì sao ta lại phải sử dụng cuốc chim nhỏ thay thế cho chiếc cuốc thường, nếu coi chiếc cuốc chim như một vũ khí ta mang lên chiến trường Điện Biên hãy so sánh vũ khí của ta và thực dân Pháp tại chiến trường điện biên.

- Ở phần tài nguyên của trang web ta có thể cung cấp thêm thông tin về văn bản cho web như sau: Sở dĩ ta phải dùng cuốc chim thay cho chiếc cuốc thường là do địa hình đồi núi và ta đào hầm không thể dùng cuốc thường với cán dài cũng như diện tích tiếp xúc của lưỡi cuốc thường xuống đất là quá lớn sẽ gây tiếng động không có kẻ địch dễ phát hiện, khi dùng cuốc chim ta có thể dễ dàng đào trong hầm mà không hạn chế được tiếng động nhất và cuốc chim diện tích tiếp xúc với đất tuy nhỏ nhưng sâu như vậy khi đòa hầm sẽ nhanh hơn.

Hoặc ta có thể thêm một số hình ảnh về cách ta chuẩn bị lên chiến trường Điện Biên để HS khi chuẩn bị bài có cái nhìn so sánh về lực lượng, phương tiện, vũ khí và tinh thần dân tộc giữa ta và thực dân Pháp.

Hình 2 19 Dây kéo pháo vượt dốc vào vị trí tập kết của Đại đoàn 351 2


Hình 2.19. Dây kéo pháo vượt dốc vào vị trí tập kết của Đại đoàn 351


(nguồn: Chinh Nương)

- Ở phần đánh giá gợi ý cho GV và HS cách tự đánh giá. Bao nhiêu ý, nội dung được HS khai thác mà chưa cần vào phần tài nguyên sẽ được tính theo thang điểm.

Hình 2 20 Hình ảnh trang chủ web góc nhìn hiện vật nguồn Chinh Nương Hình 3


Hình 2 20 Hình ảnh trang chủ web góc nhìn hiện vật nguồn Chinh Nương Hình 4

Hình 2.20. Hình ảnh trang chủ web góc nhìn hiện vật (nguồn: Chinh Nương)


Hình 2.21. Hình ảnh trang chủ web góc nhìn hiện vật (nguồn: Chinh Nương)

Trên đây là ví dụ hình ảnh trang chủ của web nhằm giới thiệu cho GV và HS như một nguồn tài liệu tham khảo.

2.4.4. Sử dụng TLHV để kiểm tra đánh giá.

Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng trong toàn bộ quá trình dạy học [7; 209].Với mục đích là đánh giá sự tiến bộ của người học nên kiểm tra, đánh gia cực kỳ quan trọng trong cả quá trình dạy học.

Theo nghị quyết số 29 của Hội nghị lân thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đẳng khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục năm 2013 có nó rất rõ về vấn đề kiểm tra đánh giá như sau: điểm tra, đánh giá phải từng bước theo các tiêu chí của xã hội và cộng đồng, phối kết hợp kết quả đánh giá trong khóa trình dạy học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học, đánh gía người dạy và cho người học tự đánh giá, kết hợp đánh giá nhà trường với đánh giá xã hội.

Kiêm tra, đánh giá cho cùng là thu thập các thông tin dù là định tình hay định lượng để phản ánh sự tiến bộ của người học.

Đối với đề tài này chúng tôi chú trọng hơn về việc đánh gia khóa trình hoc của HS chứ không chú trọng đến đánh giá cuối kỳ, đánh giá tổng kết.

Do đặc điểm của TLHV là nó chỉ phản ánh được một góc nhìn của sự liện lịch sử nên việc sử dụng TLHV để đánh giá quá trình là hợp lý hơn cả. Việc đánh gia này không chỉ kết thúc cả một buổi học hay cả một chương học mất đánh giá mà đánh giá khóa trình với TLHV cho thể thực hiện luôn khi xây dựng nội dung.

Việc đưa TLHV vào để kiểm tra, đánh giá là một trong những điểm mà chúng tôi chú trọng trong toàn văn nghiên cứu của mình.

Trên thực tế khi thực nghiệm cho thấy việc đánh gia này có mang lại hiệu quả nhất định nhưng không đạt như mong muốn. Sau khi thực nghiệm tại một lớp 12 tại THPT Minh Quang (Ba Vì – Hà nội) cho thây HS cảm thấy thích thú và hòa hứng khi học bài học có sử dựng TLHV nhưng khi sử dụng tư liệu đó kiểm tra và đánh giá tại chỗ thì rất ít HS hiểu đúng nội dung tri thức

lịch sử và tư liệu đó mang trong mình cho dù đã có sự hướng dẫn của GV. Nhưng một thành công cho thấy ở thực nghiệm đó là sau khi dùng tư liệu hiện vật vào dạy học kết thức buổi học có làm bài kiểm tra chất lượng thì lớp đối chứng và lớp thực nghiệm mang lại kết quả khá khác nhau. HS ở lớ thực nghiệm nhớ được sự kiện lâu hơn và chi tiết hơn lớp đối chứng.

Việc đưa TLHV vào kiểm tra, đánh giá cũng cần xây dựng riêng một bảng ma trận cho các dạng đề kiểm tra kiểm tra miệng 15 phút hay kiểm tra nhanh. Nếu chúng ta làm được như vậy thì việc kiểm tra HS sẽ không con nặng lý thuyết nữa HS sẽ giảm đi tình trạng học thuộc và thay vào đó là học hiểu học để tìm hiểu tri thức lịch sử giấu bên trọng TLHV.

Ví dụ: khi dạy bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954).

Hình 2 22 Dây thừng giật cò lựu pháo 105 mm sử dụng trong đợt tấn công thứ 5


Hình 2.22. Dây thừng giật cò lựu pháo 105 mm sử dụng trong đợt tấn công thứ nhất (3/1954).


(Nguồn: Baohaiquan.vn)

GV có thể sử dụng hình ảnh TLHV này để đánh giá nhận thức của học sinh về quá trình chuẩn bị của ta lên chiến trường Điện Biên cũng như tinh thần chiến đấu của bộ đội ta trên trận chiến này với câu hỏi như sau:

- Theo em, việc sử dụng dây thừng giật tay trên chiến trường với địa hình đồi núi như vậy thể hiện tinh thần chiến đấu của chúng ta như thế nào?

HS có thể trả lời theo ý hiểu nhưng phải tóm được các ý sau: với sự chuẩn bị bằng những gì ta có là phải giật lựu pháo bằng tay chứ không phải tự động là rất nguy hiểm nhưng bộ đội ta vẫn làm chúng tỏ chúng ta có một tinh thần chiến đấu mạnh hơn bất kỳ thứ vũ khí hiện đại nào và khẳng định chúng ta hoàn toàn đánh thắng định trên mật trận tinh thần đó chính là ý nghĩa của chiến tranh nhân dân.

Nếu HS trả lời được như vậy thông qua TLHV GV hoàn toàn đánh giá được nhận thức của học sinh qua quá trình học đã tiếp thu được việc ta phải đối mặt với muôn vàn khó khăn khi lên chiến trường Điện Biên nhưng ta đã khắc phục khó khăn đó bằng tinh thần dân tộc.

2.5. Thực nghiệm sư phạm

2.5.1. Mục đích thực nghiệm

Đổi mới phương pháp sử dụng TLHV vài DHLS Việt Nam thời kỳ 1945 – 1954 là rất cần thiết.Tuy nhiên, vấn đè sử dụng TLHV vào DHLS Việt Nam thời kỳ 1945 – 1954) vẫn còn có nhiều hạn chế về cả phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động cho HS, để HS chủ động tham gia vào quá trình học tập – quá trình lĩnh hội kiến thức. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm với mục địch kiểm nghiệm trong thực tế tính khả thi việc đổi mới phương pháp sử dụng TLHV vào DHLS Việt Nam thời kỳ 1946 -1954 tại trường THPT và chứng minh giả thuyết khoa học của đề tài đã nêu. Kết quả thực nghiệm sư phạm sẽ là cơ sở để vận dụng đổi mới phương pháp sử dụng TLHV vào DHLS Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 trong thực tiễn giảng dạy.

2.5.2. Quy trình thực nghiệm

2.5.2.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

Được sự đồng ý của giáo viên bộ môn Lịch sử tại trường THPT Minh Quang tôi đã tiến hành thực nghiệm tại lớp 12A3 và THPT Ba Vì lớp THPT Ba Vì tại lớ 12A6, ngoài ra được sự giúp đỡ của đồng nghiệp tôi cũng tiến hành thực nghiệm cở hai lớp 12B1 và 12A2 tại trường THPT Giao Thủy B (Nam Định). Đây là lớp học chương trình cơ bản, có lực học trung bình môn Lịch sử ở mức khá cao. Đây chính là điều kiện thuận lợi để đảm bảo cho giờ thực nghiệm.

Về địa điểm và thời gian tiến hành thực nghiệm. Buổi dạy thực nghiệm được tiến hành vào thứ 4 ngày 20 tháng 9 năm 2017 tại lớp 12A6 trường THPT Ba Vì, buổi chiều tại lớp THPT Minh Quang và lớp 12B1 và 12A2 ngày 25 tháng 10 năm 2017 tại trường THPT Giao Thủy B.

2.3.2.2. Nội dung thực nghiệm

Sau khi tìm hiểu về nội dung chương trình môn Lịch sử lớp 12 tại trường THPT đặc biệt là lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954, tôi quyết định thực nghiệm một tiết dạy học vận dụng đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu hiện vatjtaij 3 trường nêu trên.

Tôi tiến hành soạn giáo án thực nghiệm (Phụ lục 4) vận dụng đổi mới các phương pháp sử dụng tư liệu vào dạy học Bài 18: Những năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950) (tiết 2).

Sau khi giảng xong bài ở lớp thực nghiệm, tôi tiến hành kiểm tra nhanh 8 phút để đo thái độ học tập cũng như hiệu quả của các biện pháp đã được sử dụng.

Tiêu chuẩn để đánh giá là trả lời đúng 7 câu trắc nghiệm được 10 điểm mỗi câu 0.7 điểm.

Đáp án cụ thể:


Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

C

D

D

A

D

B

D

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.


2.5.3. kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm được đánh gia dựa trên một số phương diện sau:

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí