Đánh Giá Các Quy Phạm Về Hình Phạt Tử Hình Trong Luật Hình Sự Việt Nam - Những Tồn Tại, Hạn Chế Của Các Quy Định Này Trong Luật Hiện Hành

2.3. Đánh giá các quy phạm về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam - những tồn tại, hạn chế của các quy định này trong luật hiện hành

2.3.1. Đánh giá chung quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình

Khi bàn về vấn đề hình phạt tử hình trong luật hình sự, trên thế giới đã diễn ra những cuộc tranh luật gay gắt về việc có nên duy trì việc quy định hình phạt tử hình hay xóa bỏ hình phạt tử hình trong luật hình sự. Đã có lúc, thế giới dùng tiêu chí loại bỏ hay duy trì hình phạt tử hình để phân chia hình phạt các quốc gia trên thế giới ra làm hai cực. Việc duy trì hay loại bỏ hình phạt này hiện đang có sự ảnh hưởng lớn đến quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới hoặc giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, sau một thời gian dài tranh cãi (từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX) thì đến khi kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới phát triển, đặc biệt là các nước ở châu Âu, châu Mỹ thì các quan điểm xóa bỏ hình phạt tử hình đã được một loạt các quốc gia chấp nhận. Việc các nước xóa bỏ mạnh nhất là vào thời điểm những năm 1970 trở lại đây, cụ thể: trong thập niên 1970, trên thế giới có 7 quốc gia xóa bỏ hình phạt tử hình, thập niên 1980 có 11 quốc gia; đến thập niên 1990, con số này tăng lên 34 quốc gia và riêng trong năm 1990 có 9 quốc gia. Sang thế kỷ XXI trong thập niên đầu đã có 22 quốc gia. Theo số liệu nghiên cứu, thống kê của tác giả Vũ Thị Thúy viết về “Hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam” do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2010 thì đã có 95 Quốc gia và vùng lãnh thổ đã xóa bỏ hình phạt tử hình đối với tất cả các tội phạm, có 10 Quốc gia và vùng lãnh thổ đã xóa bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phạm thường và 35 Quốc gia và vùng lãnh thổ đã xóa bỏ hình phạt tử hình trên thực tế [72, tr. 88].

Còn ở nước ta hình phạt tử hình cũng được quy định rất sớm từ chế độ phong kiến, tuy việc áp dụng có rộng rãi nhưng cũng đã phần nào thể hiện

tính khoan dung một phần của nhà nước phong kiến đối với một số đối tượng như đề cập tại Bộ luật Hồng Đức. Đến khi đất nước ta dành độc lập, các quy định về hình phạt tử hình trong BLHS vẫn được quy định để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của đất nước khi mới dành được độc lập, nhưng cho đến khi nền kinh tế và xã hội ngày càng phát triển thì Nhà nước ta đã sửa đổi theo hướng giảm bớt việc áp dụng hình phạt tử hình, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới nền kinh tế, đất nước ta đã thu được những thành tựu đáng kể, kinh tế- xã hội phát triển, Đảng nhà nước ta lại càng quan tâm đến vấn đề này.

2.3.2. Những tồn tại, bất cập về thực trạng quy định và áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế

Kể từ thời điểm Bộ luật hình sự lần đầu tiên được ban hành năm 1985, do xuất phát từ điều kiện hoàn cảnh lịch sử cũng như về điều kiện kinh tế xã hội tại những thời điểm khác nhau. Chính vì vậy để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh trong từng thời điểm, từng giai đoạn, nhà nước ta luôn quan tâm để sửa đổi Bộ luật hình sự cho phù hợp với thức tế, cho nên các quy định về hình phạt tử hình trong bộ luật hình sự cũng khác nhau. Tại bộ luật hình sự năm 1985 sau 4 lần sửa đổi thì Bộ luật hình sự này có 44 Điều có quy định hình phạt tử hình, sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, đất nước chúng ta bước đầu thu được những thành tựu quan trọng (kinh tế xã hội có nhiều khởi sắc, tình hình an ninh chính trị ổn định, nhận thức pháp luật của người dân có sự thay đổi, vị thế đất nước từng bước được nâng cao trên trường quốc tế…). Do đó để phù hợp với tình hình thực tế, nhà nước ta đã ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 để thay thế bộ luật hình sự năm 1985 với chủ trương thu hẹp bớt các quy định về hình phạt tử hình. Do vậy tại Bộ luật hình sự năm 1999 khi mới ban hành chỉ còn 29 Điều luật có quy định hình phạt tử hình. Sau 10 năm thực hiện, để phù hợp với xu thế quốc tế cũng như điều kiện kinh tế xã hội của đất nước chúng ta có nhiều khởi sắc sau hơn 20 năm đổi

mới nền kinh tế, vì vậy năm 2009 Quốc hội nước ta đã tiến hành sửa đổi Bộ luật hình sự 1999 theo hướng giảm bớt các điều luật có quy định hình phạt tử hình, cho nên theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 hiện hành chỉ còn 22 Điều luật có quy định hình phạt tử hình. Tuy nhiên những bật cập đó đến thời điểm hiện tại đã được Quốc hội xem xét để sửa đổi bổ sung cho phù hợp với su thế thời đại, theo kịp với sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy lần sửa đổi này (năm 2015) đề xuất của dự thảo trình Quốc hội là xóa bỏ 07 tội danh có mức án tử hình [87, tr. 129]. Tuy nhiên ngày 27/11/2015 Quốc hội sau khi thông qua hiện tại vẫn còn 18 điều có mức án tử hình.

Nhìn chung, việc quy định và áp dụng hình phạt tử hình ở nước ta về cơ bản đã đáp ứng được với từng giai đoạn lịch sử và điều kiện kinh tế xã hội tại các thời điểm trước đây. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay và giai đoạn tới để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước đã và sẽ có bước phát triển tích cực; phù hợp với xu thế chung trên thế giới, phù hợp với các điều ước quốc tế mà chúng ta đã và đang là thành viên tham gia ký kết… Qua thực tiễn áp dụng chúng ta nhận thấy có một số bất cập tồn tại cần sửa đổi cho phù hợp theo hướng hạn chế (giảm) để làm bước đệm tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong tương lai. Các điểm còn tồn tại bất cập đó là:

1) Quy định về hình phạt tử hình tại phần chung trong BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm vẫn còn rộng chưa thực sự phù hợp với xu thế chung trong giai đoạn hội nhập quốc tế; một số quy định còn chưa quy định và phân hóa trách nhiệm rõ ràng. Cụ thể tại đoạn 1 của Điều 35 có quy định: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng” trong khi đó Điều 34 cũng quy định “Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình”, như vậy với hai quy định này chúng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

ta thấy không có sự khác biệt nhiều về điều kiện áp dụng cho hai loại hình phạt này là bao nhiêu, vì cả hai loại đều có cụm từ “phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”. Do đó chưa tách biệt được bản chất và sự “đặc biệt” của loại hình phạt tử hình, vì vậy cần phải hoàn thiện quy định tại khoản 1 của điều 35 để thể hiện sự khác biệt với hình phạt tù chung thân tại điều 34, vì đây là hai loại hình phạt hoàn toàn khác nhau. Theo quy định hiện nay tù chung thân và tử hình đều được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa có sự phân hóa, vì tuy cùng tính chất nguy hiểm là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nhưng có các mức độ nguy hiểm (nghiêm trọng) khác nhau. Thông thường hiện nay theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/3/2001 thì khi xét xử các vụ án cụ thể thì phải tự xác định trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nào thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có thể bị xử tử hình. Khái niệm “phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng” đã và đang được sử dụng trong luật hình sự. Ví dụ: Điều 27 BLHS năm 1985 quy định “Tử hình là hình phạt đặc biệt được áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng” hoặc khoản 3 Điều 52 BLHS năm 1999 quy định “Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng” nhưng chưa được giải thích một cách đầy đủ, thống nhất, rõ ràng nên cần có sự giải thích chính thức từ cơ quan có thẩm quyền. Mặt khác nếu xét về mức độ nguy hiểm của các giai đoạn thực hiện tội phạm, thì chuẩn bị phạm tội ít nguy hiểm hơn so với với phạm tội chưa đạt và phạm tội chưa đạt ít nguy hiểm hơn so với với phạm tội hoàn thành. Do đó khi quy định hình phạt đối với từng giai đoạn phạm tội, nhà làm luật cần phải cân nhắc đến yếu tố này. Trong thực tế hiện nay việc quy định trong luật chưa có sự phân hóa trách nhiệm hình sự rõ ràng, chẳng hạn đối với hình phạt tù có

thời hạn, nhà làm luật quy định “người chuẩn bị phạm tội” phải chịu mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định; người phạm tội chưa đạt phải chịu mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định. Tuy nhiên, nếu điều luật được áp dụng quy định mức hình phạt cao nhất là tử hình, BLHS quy định: người chuẩn bị phạm tội phải chịu mức hình phạt cao nhất không quá 20 năm tù, người phạm tội chưa đạt phải chịu hình phạt tử hình trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, quy định này là không phù hợp, chưa có sự phân hóa trách nhiệm hình sự.

Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam - 12

Từ những phân tích trên, theo quan điểm của tác giả thì việc phân hóa trách nhiệm hình sự giữa người phạm tội chưa đạt với phạm tội hoàn thành thì mới đảm bảo được nguyên tắc công bằng, nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự. Vì vậy khi điều luật đã quy định mức hình phạt cao nhất là tử hình cho tội phạm hoàn thành mà người chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu mức hình phạt là 20 năm tù, thì cũng chỉ nên quy định người phạm tội chưa đạt phải chịu mức hình phạt là 30 năm tù hoặc tù chung thân. Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế, cũng như nền kinh tế đang phát triển với nhiều khởi sắc tích cực trong giai đoạn hiện nay, nhận thức xã hội ngày một nâng cao, do đó theo quan điểm của tác giả thì BLHS nên bổ sung quy định: “không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt” là hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung là giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trên thế giới, phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 49-NQ/TW của bộ Chính trị “hạn chế áp dụng hình phạt tử hình”.

2) Việc quy định hình phạt tử hình trong phần các tội phạm còn nhiều so với các nước trên thế giới còn duy trì hình phạt tử hình, do đó nó ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay mà đất nước chúng ta vừa tham gia ký kết và sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian tới;

3) Tại BLHS 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 chúng ta còn 22 Điều luật với 23 cấu thành tội phạm có quy định hình phạt tử hình. Quy định này còn nhiều so với các nước trên thế giới, tuy nhiên tại dự thảo BLHS sửa đổi năm 2015 Quốc hội thông qua ngày 27/11/2015 thì việc áp dụng hình phạt tử hình đã được thu hẹp và cụ thể hơn đó là: tại Phần chung: Điều 40 quy định về “Tử hình” đã quy định chi tiết các khoản, điểm; đồng thời bổ sung thêm các điểm không thi hành án tử hình đó là:

b) Người từ 75 tuổi trở lên; c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ¾ (ba phần tư) tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn [66, Điều 40]; xóa bỏ việc áp dụng hình phạt tử hình đối với trường hợp phạm tội chưa đạt [66, Điều 57].

Còn đối với phần các tội phạm đã giảm xuống chỉ còn 17 điều tương ứng với 17 cấu thành. Như vậy xét về mặt thực tế tuy đã giảm nhưng vẫn còn nhiều so với các nước trên thế giới và có một số điều không phù hợp với thực tiễn trong giai đoạn hiện tại và một số điều sẽ không còn phù hợp trong tương lai khi đất nước chúng ta đang phát triển nền kinh tế- xã hội ngày một mạnh mẽ có tính bền vững, mà chủ trương lớn của Đảng, nhà nước chúng ta phấn đấu đến năm 2020 cơ bản nước ta trở thành nước công nghiệp phát triển, cho nên việc thu hẹp lần này chỉ là bước đệm để trong thời gian tiếp theo (20-30 năm) sẽ tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình khi nước ta trở thành nước công nghiệp phát triển.

Nhìn chung trong khuôn khổ hạn chế của mình trong việc nghiên cứu đề tài, tôi nhận thấy vấn đề giảm để tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình cần được xem xét, đánh giá một cách tổng thể dựa trên điều kiện thực tế và đặc thù chính sách khoan hồng nhân đạo của dân tộc ta từ sưa đến nay đây là điều cốt yếu. Mặt khác chúng ta cũng cần tham khảo các nước trên thế giới đặc biệt là

các nước phát triển để phân tích đánh giá trên mọi bình diện, khi đó mới tìm ra cách quản lý nhà nước bằng pháp luật nhưng phải đảm bảo hài hòa có sự kết hợp giữa phát triển kinh tế xã hội với quản lý xã hội bằng pháp luật (trong đó phải coi trọng tính giáo dục) khi đó mới đạt được hiệu quả cao nhất.

Chương 3

CÁC LUẬN CỨ NHẰM GIẢM VÀ TIẾN TỚI XOÁ BỎ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG VIỆC HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH

PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM


3.1. Một số định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam

Trong giai đoạn hiện nay đất nước chúng ta đang tiến hành công cuộc xây dựng Nhà nước Pháp quyền (NNPQ) xã hội chủ nghĩa do Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX, lần thứ X chỉ ra và tiếp tục khẳng định tại Đại hội Đảng lần thứ XI "Đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân" với định hướng rất rõ ràng đó là: Nâng cao nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tốt hơn quyền con người (Trong đó có quyền được sống…); tiếp đó tại Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ ra: “Công tác tư pháp còn nhiều hạn chế; Chính sách hình sự… còn nhiều bất cập, chậm được sửa đổi bổ sung; Vẫn còn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử…” [8] do đó nhiệm vụ cải cách Tư pháp phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu hội nhập quốc tế, đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai. Trong đó Nghị quyết đưa ra phương hướng cụ thể đó là: "phải hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự, đảm bảo tính công khai minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người; Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng Tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội; Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng" (xem mục 1,2 phần phương

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí