Ý Nghĩa Của Việc Đổi Mới Phương Pháp Sử Dụng Tlhv Vào Dhls Ở Trường Thpt

qua TLHV bằng những thông tin tư liệu đó phản ánh đã được những nhà nghiên cứu tìm hiểu. Vì vậy, có thể nói TLHV là cầu nối giúp hình thành tri thức lịch sử cho HS trong quá trình dạy học.

Trong hoạt động DHLS không chỉ hiện nay chúng ta mấy đề cập đến việc sử dụng TLHV vào trong dạy học, vấn đề này không còn là mới nữa đã được rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu. Nhưng, thực tế cho thấy gần như những tiết học mà GV đưa TLHV vào dạy học còn rất hạn chế không nói đến những giờ ngoại khóa mà đang đề cập đến những tiết học nội khóa, có may chăng thì chỉ có một số ít tiết học GV đưa nguồn tư liệu này vào bằng hình ảnh hay phim tư liệu nhưng GV chưa thực làm cho nguồn tư liệu mình đưa ra trở nên đắt giá. GV khai thác TLHV khi đưa vào bài học gần như chỉ ở mức giới thiệu nó là gì?Ở đâu? Mà không nhìn thấy ẩn sâu bên trong TLHV là những câu chuyện lịch sử chân chính không hề có một ai làm thay đổi được câu chuyện đó, việc đó vô tình làm cho một nhân chứng lịch sử được đưa ra giới thiệu trước khán giả mà lại không được nói gì.

Chính vì vậy, đổi mới phương pháp sử dụng TLHV vào dạy học là cấp thiết.Thay vì GV chỉ đưa TLHV ra giới thiệu như một ví dụ minh họa thì GV hãy khai thác triệt để nguồn thông tin khi đưa TLHV ra cho HS. GV có thể thay đổi cách thức sử dụng nó trong bài thay vì đưa nó ra làm ví dụ sau khi nói xong hoặc nói xong đưa nó ra thì hãy đưa tư liệu ra và định hướng cho HS tại sao hôm nay cô (thầy) lại đưa ra tư liệu này, nó mang nội dung gì trong bài học hôm nay hay GV cũng có thể dùng để làm tổng kết kiểm tra đánh giá bài học của HS sau khi kết thúc tìm hiểu nội dung.

Sự thay đổi cách sử dụng TLHV không chỉ giúp GV chủ động trong việc dạy mà còn giúp nhớ kiến thức nhanh hơn thông qua hình ảnh TLHV.

1.2.1.2. Ý nghĩa của việc đổi mới phương pháp sử dụng TLHV vào DHLS ở trường THPT

Việc sử dụng TLHV vào dạy học mang ý nghĩa rất to lớn, nó không chỉ giúp GV giảng dạy như một công cụ hỗ trợ mà nó còn giúp HS tiếp cận kiện lịch sử bằng tác động từ hình ảnh trực quan.

Đó chỉ là những nét khái quát về ý nghĩa của việc sử dụng TLHV vào DHLS vậy khi đổi mới phương pháp sử dụng sẽ đem lại ý nghĩa như thế nào.

Việc đổi mới phương pháp sử dụng TLHV sẽ giúp HS tiếp cận được với sự kiện lịch sử một cách chân thật nhất vì sự kiện lịch sử được phản ánh thông qua nguồn TLHV không có gì có thể thay thế được nó. Ngoài ra, việc đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong DHLS cũng góp phần chung vào đổi mới việc dạy và học môn Lịch sử ở nhà trường THPT hiện nay.

1.3.1. Đặc trưng của việc dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954 và sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong dạy học.

1.3.1.1. Đặc trưng của việc dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Để đưa ra các đổi mới phương pháp sử dụng TLHV đúng đắn nhằm giúp HS nắm vững Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945 - 1954 trước hết chúng ta phải hiểu rõ các đặc trưng của việc dạy học Lịch sử Việt Nam 1945 – 1954.Nằm trong tiến trình chung của việc DHLS nên việc dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn này cũng mang những đặc trưng của việc DHLS nói chung nhưng bên cạnh đó là những đặc trưng riêng mà chỉ có thời kỳ 1946 – 1954 mới có:

Thứ nhất: Quá trình phát triển của xã hội loài người từ lúc con người và xã hội hình thành đến nay gọi là Lịch sử. Tất cả những sự vật, hiện tượng lịch sử mà chúng ta đề cập đến đều là những chuyện đã xảy ra, nó mang tính quá khứ.Bởi vậy, người ta không thể trực tiếp tiếp xúc, trực tiếp quan sát quá khứ mà chúng ta chỉ nhận thức chúng gián tiếp thông qua các tài liệu được lưu lại. Vì vậy trong giảng dạy Lịch sử nói chung và Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954 nói riêng thì việc dạy học cần phải tái hiện lại sự kiện lịch sử một cách rõ ràng, mạch lạc và các sự kiện phải có sự móc nối lẫn nhau vì mọi sự kiện lịch sử luôn nằm trong một mối quan hệ nhất định để HS có thể hình dung được lịch sử một cách sinh động nhất.

Đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu hiện vật vào dạy học Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường trung học phổ thông - 4

Thứ hai: Đó là tính không lặp lại của Lịch sử. Vì vậy, khi dạy Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 với cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ (19/12/1946) đén việc thực hiện đường lối kháng chiến hản công sang chủ động tiến công trên chiến trường rồi đi đến chiến thắng lịch sử Biện Biên Phủ (1954) luôn phải xem xét tính cụ thể về không gian và thời gian làm nảy sinh sự kiện và hiện tượng đó, để HS có một cái nhìn rõ ràng nhất về sự kiện đó cả về không gian và thời gian từ đó có thể đánh giá, nhận xét một sự kiện hay một vấn đề lịch sử một cách xác đáng và khách quan nhất trong toàn bộ tiến trình lịch sử.

Thứ ba: Lịch sử của mỗi nước, mỗi dân tộc đều có một diện mạo riêng dó những điều kiện riêng biệt quy định. Mặt khác, các quốc gia, các dân tộc khác nhau sống trên những khu vực khác nhau, tuy bị tác động bởi những quy định chung trải quá trình phát triển từ thấp đến cao, đời sống văn hóa con người ngày càng phong phú, đa dạng nhưng tiến trình phát triển lại không hoàn toàn giống nhau. Do đó khi trình bày các sự kiện, vấn đề lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954 phải cụ thể, và càng cụ thể bao nhiêu thì tính sinh động hấp dẫn lại càng tăng thêm bấy nhiếu. Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954 được chia thành những giai đoạn nhỏ hơn. Từ 1946 – 1948 là giai đoạn bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc, từ 1948 -1953 phát triển chiến tranh du kích, đẩy mạnh vận động chiến tranh và chiến thắng biên giới, từ 1953 – 1954 tiến hành tổng tiến công trên toàn miền với đỉnh cao là chiên thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Thứ tư: Đặc điểm dạy học này của Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 là do tính hệ thống quy định. Khoa học Lịch sử vừa bao gồm các sự kiện, hiện tượng về cơ sở kinh tế, đấu tranh xã hội vừa bao gồm cả nội dung kiến thức thượng tầng, tình hình kinh tế sản xuất và quan hệ xã hội…Các nội dung đó có mối quan hệ khăng khít, phức tạp điều này ddòi hỏi quá trình dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn này phải luôn luôn chú ý các mối quan hệ ngang dọc, trước sau của vấn đề lịch sử cũng như nội tại giữa các mặt chính

trị, kinh tế, văn hóa để cũng cấp cho HS cái nhìn hệ thống về các sự kiện, chính trị tác động đến kinh tế, văn hóa và văn hóa, kinh tế cũng tác động trở lại đối với nền chính trị.

Đặc trưng thứ năm của dạy học Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954 được quy định bởi tính hệ thống giữa “sử” và “luận”. Từ đặc điểm này của tri thức Lịch sử nó khiến cho qua trình dạy học Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954 phải đảm bảo tính hệ thống giữa trình bày sự kiện với giải thích sự kiện và bình luận sự kiện. Mọi giải thích, bình luận phải xuất phát từ sự kiện lịch sử cụ thể chính xác đáng tin cậy và không có sự kiện, hiện tượng nào không đuợc làm sáng tỏ bản chất của sự kiện hiện, tượng đó.

Tóm lại, các đặc trưng của dạy học Lịch sử nói chung và dạy học Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954 là được quy định bởi đặc điểm của tri thức lịch sử. Từ đó chúng ta đưa ra những biện pháp phù hợp để quá trình dạy học Lịch sử đạt kết quả cao nhất, HS lĩnh hội được tri thức lịch sử và có cái nhìn đa chiều về một sự kiện lịch sử trong các mối quan hệ trong cùng một thời điểm không gian và thời gian.Chính những đặc điểm đó mà đòi hỏi người GV khi dạy học phải vận dụng các phươngpháp khác nhau trong quá trình dạy học.

1.3.1.2. Sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong dạy học lịch sử

Do những đặc trưng trong dạy học Lịch sử Viêt Nam thời kỳ 1946 - 1954 như vậy ta có thể thấy từng giai đoạn nhỏ trong thời kỳ này là mang nét lớn khác nhau từ đó sử dụng và đổi mới các sử dụng TLHV vào dạy học lịch sử càng cần thiết.

Việc GV sử dụng TLHV trong DHLS Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 không còn mới lạ nhưng trên thực tế liệu việc sử dụng của GV đã thực sự hiệu quả và mang lại kết quả như mong muốn hay không?Có phải chăng là hiện nay một số GV vẫn đang sử dụng TLHV vào trong dạy học như một hình thức báo cáo tổng kết mà chưa chú trọng đến hiệu quả sử dụng nguồn tư liệu

này một cách thực tế. Có rất nhiều GV nhận thấy TLHV thực sự có hiệu quả trong quá trình dạy học nhưng dường như họ vẫn chưa tìm kiếm cách sử dụng TLHV sao cho hiệu quả như mong muốn chính vì vậy việc đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong DHLS Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 là cần thiết để mang lại những giờ dạy lịch sử thực sự hứng thú với HS khi mang TLHV ra sử dụng thay vì đưa nó ra như một ví dụ minh họa điển hình.

Trong thời kỳ 1946 – 1954 thì thấy rõ sự phát triển của cách mạng Việt Nam đi từ bước bị động sang chủ động tiến công. Nếu GV chỉ dùng cách tường thuật truyền thống ở giai đoạn này thì rất khó để HS có thể trình bày được cơ bản các sự kiện diễn ra trong thời gian này đặc biệt với các mốc sự kiện mang tính bước ngoặt chứ chưa nói đến chuyện HS sẽ đánh giá, nhìn nhận sự kiện, vấn đề lịch sử một cách sắc đáng nhất. Việc đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong DHLS Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 không chỉ tạo hứng thú được cho HS trong quá trình hoạc tậ mà còn thúc đẩy trí tó mò, tư duy giải quyết vấn đề và cả những lập luận cho những sự kiện, quy luật lịch sử cho HS được, và cũng chỉ khi đó việc DHLS mấy đạt hiệu quả cũng như làm tròn trách nhiệm và vị trí của nó trong hệ thống nền giáo dục Việt Nam.

Như vậy, có thể khẳng định việc đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong DHLS Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 là đặc biệt cần thiết, nó không chỉ tạo cho HS một tâm lý tốt trong học tập, đem lại cho HS một khía cạnh mới để tiếp cận lịch sử mà nó còn tạo động lực thúc đẩy HS phát triển tư duy logic giải quyết vấn đề từ trong bài học để rồi áp dụng vào thực tế cuộc sống

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực trạng sử dụng TLHV lịch sử trong DHLS ở trường THPT

Môn Lịch sử ở trường phổ thông đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ý thức, giáo dục nhân cách và hình thành thế giới quan của HS sau này đó cũng chính là vai trò tó lớn mà môn lịch sử đảm nhận. Nhưng trên thực tế hiện nay môn lịch sử luôn bị coi là “môn phụ” là môn “học thuộc” đối với HS. Cũng không thể trách được người học trong vấn đề này vì thực tế cho

thấy có rất nhiều GV hiện nay đang tự biến môn lịch sử của mình thành một môn phụ và học thuộc như thế, có rất nhiều GV lên lớp ngoài kiến thức sách giáo khoa cung cấp thì gần như không cung cấp cho HS bất kỳ thông tin nào bên ngoài, điều đó cho thây còn không ít bộ phận GV đang lệ thuộc quá vào sách giáo khoa mà không trau dồi thêm kiến thức bên ngoài làm cho bài dạy của chính học đang giết đi nhưng thế hệ HS nhưng mần sống tương lai của đất nước.

Để khắc phục tình trạng trên có không ít GV đã chủ động trau dồi, đổi mới phương pháp giảng dạy trong quá trình lên lớp của mình.Điều đó mang lạiphần nào hiệu quả trên thực tế. Trong những phương pháp đó thì GV thường xuyên đưa vào bài dạy của mình những thông tin cho HS bằng cách nguồn tư liệu, tài liệu khác nhau trong đó có TLHV mạc dù chỉ dừng lại ở mức hình ảnh của hiện vật nhưng đã gópphần tăng hứng thú học tập cho HSh trong hoạt động dạy học.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng TLHV vào DHLS các giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử trong nhà trường THPT đã có nhiều phương pháp khác nhau khi sử dụng TLHV trong giảng dạy nhằm tạo và nâng cao hứng thú học tập cho HS cũng như khai thác tri thức lịch sử một cách hiệu quả nhất.

Như vậy có thể thấy việc đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong DHLS ở trường hổ thông cũng đang rất được GV và nhà trường chú trong.Trên thực tế đã có những phương pháp được GV áp dụng và mang lại hiệu quả nhất định.

1.2.2. Thực trạng đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong DHLS ở trường THPT

Để tìm hiểu thực tiễn việc đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong DHLS nói chung và DHLS Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 nói riêng ở trường THPT. Chúng tôi tiến hành khảo sát, phát phiếu hỏi kết hợp phỏng vấn 11 giáo viên phụ trách giảng dạy môn Lịch sử và 214 HS tại trường THPT Minh

Quang, THPT Ba Vì (Ba Vì – Hà Nội) và THPT Giao Thủy B (Giao Thủy – Nam Định). Nội dung điều tra tập chung các vẫn đề như sau:

1.2.2.1. Mục đích , nội dung khảo sát

Về mục đích: Phiếu khảo sát tập trung vào 2 vấn đề chính:

+ Thứ nhất: Khảo sát về thực trạng đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu lịch sử trong DHLS nói chung và DHLS Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 nói riêng.

+ Thứ hai: Thông qua khảo sát những thuận lợi và khó khăn trong việc đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong DHLS thời kỳ 1946 – 1954, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm đổi mới phương pháp sử dụng TLHV vào DHLS thời kỳ này.

Việc điều tra khảo sát được tiến hành tại 3 trường THPT Minh Quang, THPT Ba Vì (Ba Vì – Hà Nội) và THPT Giao Thủy B (Giao Thủy – Nam Định).

Phương pháp tiến hành : Điều tra bằng phiếu khảo sát đối với cả HS và giáo viên.

Về nội dung: Phiếu khảo sát tập trung vào một số vấn đề sau:

- Đối với giáo viên: Phiếu khảo sát tập trung vào việc tìm hiểu quan niệm của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tư liệu hiên vật và đổi mới phương pháp sử dụng TLHV. Ngoài ra, phiếu khảo sát còn chú ý đến nội dung, phương pháp và ý nghĩa khi giáo viên dạy học có sử dụng TLHV, cùng với những thuận lợi và khó khăn khi dạy học tạo có sử dụng TLHV nói chung và dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 nói riêng. Cuối cùng là những đề xuất của giáo viên về phía nhà trường, phía HS và cả phía của người giáo viên để việc sử dụng TLHV vào DHLS thực sự hiệu quả.

- Đối với HS: Một số vấn đề mà phiếu khảo sát tập trung đối với HS là:

Ý kiến, quan điểm của HS về đưa TLHVvào day

hoc

Lic̣ h sử c ủa giáo viên.

Khảo sát về nội dung, phương pháp hình thức và tính hiệu quả khi giáo viên tạo hưng thú học tập khi dạy học đối với HS. Bên cạnh đó, thì phiếu khảo sát cũng tìm hiểu một số khó khăn của HS khi giáo viên sử dụng TLHV trong

dạy học Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954. Phiếu khảo sát còn tập chúng vào việc tìm hiểu mức độ yêu thích của HS khi được giáo viên đưa tư liệu hiên vật vào DHLS Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954. Thông qua đó, lấy ý kiến đề xuất của HS để việc dử dụng tư liệu hiên vật trong DHLS Việt nam thời kỳ 1946 – 1954 thực sự hiệu quả.

1.2.2.2. Kết quả điều tra khảo sát

Với 214 phiếu hỏi dành cho HS và 11 phiếu dành cho giáo viên được phát ra và kết quả thu về được 209 phiếu hợp lệ của HS, 11 phiếu của giáo viên, kết quả khảo sát đã làm rõ được vấn đề được đề cập đến trong mục đích và nội dung khảo sát, cụ thể là:

Về phía giáo viên:

- Quan niệm của giáo viên về việc sử dụng TLHV vào DHLS Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954 thì tất cả 7 giáo viên (100%) quan niệm rằng việc đưa tư liệu hiên vật vào DHLS là rất cần thiết, không giáo viên nào quan niệm việc đưa TLHV vào DHLS Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 là không cần thiết. Như vậy, giáo viên đã đánh giá đúng vai trò về việc đưa tư liệu hiên vật vào DHLS.

Vấn đề tiếp theo đó là giáo viên thường sử dụng các phương pháp nào để đưa tư liệu hiên vật vào dạy học thì có tới 4 giáo viên chiếm 36, 36% chọn đáp án dùng TLHV để giúp người học tạo biểu tượng, trong khi đó có 3 giáo viên chiếm 27,28% chọn dùng TLHV như một hình ảnh minh hoạ, có 4 giáo viên chiếm 36,36% là dùng TLHV để định hướng mở đầu bài học, và không có giáo viên chọn đáp án dùng TLHV để kiểm tranh đánh giá trong giờ học chiếm 0%.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/04/2023