dụng trở thành một trong những đối tượng nghiên cứu khá phổ biến của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Theo đó, tín dụng bị tác động bởi rất nhiều yếu tố trong đó bao trùm là nhóm các yếu tố nội tại của mỗi ngân hàng có liên quan đến: quy mô tài sản, nguồn vốn huy động, chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả hoạt động của ngân hàng được thể hiện thông qua chỉ tiêu lợi nhuận. Ngoài ra, đóng vai trò là một kênh cung ứng vốn của nền kinh tế, tín dụng cũng bị tác động bởi những yếu tố kinh tế vĩ mô như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, cũng như yếu tố khủng hoảng kinh tế.
Việc nghiên cứu mức độ ảnh hưởng và xu hướng tác động của các nhân tố tác động đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại giúp cho các nhà quản trị ngân hàng có thể tác động lên những yếu tố đó nhằm điều chỉnh tăng trưởng tín dụng theo định hướng quản trị của mình. Ngoài ra, đứng dưới góc độ quản lý kinh tế vĩ mô, việc xác định các nhân tố tác động đến tín dụng sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ có thể có những chiến lược phù hợp nhằm điều hành chính sách tiền tệ, từ đó khiến cho tín dụng tăng hoặc giảm phù hợp với các chính sách tương ứng. Xuất phát từ những ý nghĩa quan trọng mang tính lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả lựa chọn thực hiện đề tài “Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam” làm đề tài Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Ngân hàng.
1.2 Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài và các câu hỏi nghiên cứu
Tác giả thực hiện luận văn này với 03 mục tiêu chính sau đây:
(i) Khái quát các lý thuyết nền tảng về tín dụng và tăng trưởng tín dụng ngân hàng làm cơ sở cho nghiên cứu,
(ii) Nghiên cứu mối tương quan giữa 10 nhân tố bao gồm nhân tố nội tại ngân hàng và nhân tố vĩ mô của nền kinh tế đối với tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM cổ phần tại Việt Nam từ 2010 – 2017,
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam - 1
- Các Nhân Tố Có Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng
- Tác Động Của Mức Độ Tự Do Hoá Kinh Tế Đến Tăng Trưởng Tín Dụng
- Mô Tả Chi Tiết Dữ Liệu Và Đặc Điểm Của Dữ Liệu
Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.
(iii) Tổng hợp và đưa ra các giải pháp và kiến nghị phù hợp cho từng đối tượng, trong đó, đặc biệt hướng đến các đối tượng có liên quan/tác động trực tiếp đến tăng trưởng tín dụng.
Các câu hỏi mà đề tài cần trả lời được:
(i) Một số khái niệm mang tính nền tảng, gồm: tín dụng ngân hàng, tăng trưởng tín dụng ngân hàng, vai trò, các nhân tố tác động,… là gì?
(ii) Nội dung, các điểm mới, các điểm tích cực và hạn chế của các nghiên cứu khác thông qua khảo lược nghiên cứu trước đây?
(iii) tăng trưởng tín dụng ngân hàng đặt trong bối cảnh tại Việt Nam đang chịu sự tác động của các nhân tố nào? nguồn số liệu của tác giả là gì? Trong các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh của đề tài, nhân tố nào có mức độ tác động lớn nhất đến tăng trưởng tín dụng?
(iv) Có những cách nào cho từng đối tượng liên quan có thể được áp dụng nhằm tác động có chủ đích đến tăng trưởng tín dụng?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu: tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM tại Việt Nam trong mối tương quan với các nhân tố khác (nhân tố nội tại và vĩ mô), trong giai đoạn 2010-2017.
Phạm vi nghiên cứu: 28 ngân hàng TMCP hoạt động tại Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ 2010 đến 2017.
Dữ liệu được tác giả tổng hợp từ thông tin công bố của các NH dựa trên các tiêu chí sau: (i) Các NHTM cổ phần có thực hiện công bố thông tin liên tục trong giai đoạn nghiên cứu 2010 - 2017; (ii) Không sử dụng dữ liệu của các NHTM 100% vốn nước ngoài hoặc các chi nhánh của NH nước ngoài tại Việt Nam.
1.4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.
Sau khi tiến hành thu thập và làm sạch dữ liệu có được từ các ngân hàng, tác giả tiến hành trình bày dữ liệu dưới dạng bảng và tiến hành các bước đầu tiên trên dữ liệu gồm: thống kê mô tả, sự tương quan các biến, kiểm định độ tin cậy (đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, tự tương quan).
Tác giả ước lượng mô hình hồi quy lần lượt bằng 3 phương pháp: FEM, REM và GMM và lựa chọn kết quả ước lượng theo GMM là kết quả cuối cùng để bàn luận.
Phần mềm được tác giả sử dụng là phần mềm Stata 13.
1.5 Cấu trúc đầy đủ của luận văn
Luận văn được thiết kế gồm năm chương.
Mục tiêu hướng đến của từng chương cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu chung nghiên cứu.
Tác giả sử dụng chương này như chương mở đầu của luận văn và hướng đến cung cấp cái nhìn tổng quan nhất về luận văn: nội dung, mục tiêu, đối tượng của luận văn, cách thức thực hiện luận văn, các công cụ sử dụng trong khuôn khổ luận văn này,…
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực tiễn.
Tác giả sử dụng chương này như chương bước đệm nền để có cơ sở thực hiện tiếp tục chương 3 và chương 4. Cụ thể, chương này được trình bày chủ yếu là cơ sở lý thuyết về tín dụng NH, về tăng trưởng tín dụng và góc nhìn của tác giả về các nhân tố có tương quan nhất định với chỉ tiêu này.
Ngoài ra, để tạo nền lý thuyết vững chắc cho luận văn, chương này cũng hướng đến tổng hợp, khảo lược các nghiên cứu khác có liên quan ở cả trong nước và quốc tế để đánh giá và chia sẻ, kế thừa và phát triển các kết quả mà các nghiên cứu trước đây đã gặp hái được.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu.
Tác giả trình bày nội dung cửa chương này gồm 2 nội dung: nội dung về phương pháp nghiên cứu và nội dung về dữ liệu. Mục tiêu của chương này là cung cấp một cái nhìn tổng quan nhất về phương pháp tác giả sử dụng để thực hiện nghiên cứu, hình dung rõ cách thức thực hiện, mô hình, các biến trong mô hình, các giả thiết của mô hình và sau đó là hiểu rõ các đặc điểm của mẫu dữ liệu được tác giả dùng để ước lượng trong luận văn này.
Chương 4: Kết quả của nghiên cứu
Chương này được dùng để diễn ngôn toàn bộ các kết quả ước lượng có được từ mô hình đã xây dựng trong chương 3. Trên cơ sở đó, tác giả bàn luận sâu về các kết quả có được, để có cái nhìn cụ thể, chi tiết về ý nghĩa của các kết quả, từ đó có những đề xuất, kiến nghị dưới góc nhìn nghiên cứu của tác giả - được trình bày trong chương cuối của đề tài.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tác giả sử dụng toàn bộ chương này để đưa ra góc nhìn của người thực hiện luận văn trong việc đề xuất các giải pháp mang tính thực tiễn cho đa dạng các đối tượng khác nhau, xuất phát từ kết quả của mô hình nghiên cứu mà tác giả có được từ chương 4.
Đây là chương mà nội dung được trình bày trên góc độ ứng dụng thực tiễn.
1.6 Các hàm ý thực tế và điểm cải tiến của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam là một trong những nền kinh tế đang phát triển trên thế giới. Điều này kéo theo sự phát triển và thay đổi nhanh chóng của các định chế tài chính, các TCTD, và các thành phần khác trong nền kinh tế. Nghiên cứu này của tác giả thực hiện với dữ liệu được cập nhật đến cuối năm 2017 với 28 NHTM cổ phần tại Việt Nam, cho thấy ý nghĩa về mặt thực hiện và tức thời của đề tài. Song song đó, tác giả dựa trên những kết quả có được từ mô hình, đưa ra các đề xuất dưới góc nhìn
người nghiên cứu, những giải pháp mang tính thực tiễn có thể ứng dụng cho từng đối tượng khác nhau. Đây cũng là một điểm mang hàm ý thực tế của đề tài.
Về điểm cải tiến của đề tài, tác giả đã nghiên cứu và bổ sung vào mô hình nghiên cứu biến “mức độ tự do nền kinh tế - EF” và tiến hành khảo sát được mối tương quan giữa nhân tố này với tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM, đặt trong bối cảnh tại Việt Nam giai đoạn 2010-2017. Mặc dù kết quả nghiên cứu không được đúng như kỳ vọng của tác giả, nhưng đây là bước đầu tiên mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài, đặc biệt là trong việc tiếp tục nghiên cứu để có thể tìm ra các nhân tố mới có tương quan ý nghĩa đối với tăng trưởng tín dụng nhằm góp phần vào việc đưa tăng trưởng tín dụng ngày càng phát triển theo hướng bền vững, và kiểm soát tăng trưởng theo hướng lành mạnh.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tín dụng ngân hàng
Nói về tín dụng, hay tín dụng ngân hàng, tồn tại nhiều các quan điểm khác nhau trên nhiều giác độ khác nhau.
Trong nghiên cứu này của tác giả, để có cơ sở lý thuyết vững chắc, tác giả trích lục một số quan điểm tiêu biểu về khái niệm này như sau:
Cẩm nang tín dụng của Ngân hàng Hong Kong (1994) cho rằng, tín dụng được định nghĩa như là một giao dịch giữa hai đối tượng khác nhau, trong đó một bên đại diện cho phía cung cấp vốn trên cơ sở cam kết nhất định sẽ hoàn trả lại trong tương lai của bên còn lại. Tất nhiên, những giao dịch này được tính bao gồm thanh toán phần gốc và phần lợi tức cho người đã cung cấp vốn (tiền, hàng hóa, chứng khoán,…).
Theo Lê Văn Tề (1999), tín dụng là một phương thức tài chính giúp một cá nhân hoặc doanh nghiệp vay tiền để mua sản phẩm, nguyên vật liệu,…và có thể hoàn trả với thời hạn được xác định. Tín dụng có rất nhiều hình thức bao gồm cho vay và thấu chi, tín dụng trả góp, thẻ tín dụng và giao dịch tín dụng. Lãi suất tín dụng phải trả có thể cố định hoặc thay đổi tùy theo loại phương tiện sử dụng, hoặc trong nhiều trường hợp, miễn lãi suất nhằm kích thích kinh doanh. Trong nhiều nước, quản lý tín dụng được dùng như một công cụ của CSTT, có quyền kiểm soát giá trị và điều kiện của các giao dịch tín dụng.
Theo Nguyễn Minh Kiều (2008), tín dụng NH được hiểu không khác so với tín dụng chung. Tuy nhiên, tín dụng NH có sự tham gia của NH đại diện cho bên cấp vốn, và các khách hàng của NH là bên nhận vốn. Giao dịch này được thực hiện dựa trên thời hạn cấp vốn nhất định được các bên thống nhất và với khoản chi phí (lợi tức) nhất định (mà các ngân hàng gọi là lãi suất). Nói cách khác, trong khái niệm này, chủ thể cấp tín dụng được nhấn mạnh là ngân hàng và giao dịch tín dụng là một sự điều chuyển vốn có thời hạn, đồng thời có kèm theo chi phí là lợi tức tín dụng.
Ở góc nhìn khác mang tính pháp lý, cấp tín dụng được xem là hình thức kinh doanh tiền tệ mang tính đặc thù của hệ thống ngân hàng (Luật các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi, 2017). Theo luật này, cấp tín dụng tức nghĩa là thỏa thuận để các tổ chức/ cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho các tổ chức/ cá nhân sử dụng một khoản vốn trên nguyên tắc có hoàn trả.
Kết luận lại, dù cho dưới góc nhìn nào, tức là dưới góc độ pháp lý lẫn kinh tế, tác giả cho rằng khái niệm TDNH được hiểu một cách ngắn gọn trong Luận văn này là một giao dịch kinh tế giữa hai chủ thể (người cấp tín dụng - ngân hàng và người được cấp tín dụng – là chủ thể cần vốn). Ngoài số vốn gốc phải trả, sau thời gian sử dụng vốn của ngân hàng theo cam kết, bên sử dụng có nghĩa vụ trả cho NH khoản tiền gồm cả gốc và chi phí sử dụng vốn của ngân hàng (lãi vay).
2.2 Tăng trưởng tín dụng ngân hàng
2.2.1 Khái niệm tăng trưởng tín dụng ngân hàng
Tăng trưởng tín dụng được đề cập trong nghiên cứu của Lane P. R., McQuade
P. (2014) như là một sự gia tăng trong giá trị dư nợ cho vay trong khu vực tư nhân (bao gồm cả đối tượng là các cá nhân và các tổ chức). Một khi quy mô tín dụng gia tăng, khách hàng có thể vay mượn được nhiều hơn để sử dụng cho các mục đích chi tiêu, đầu tư và kinh doanh.
Nếu nhìn nhận khái niệm tăng trưởng tín dụng ngân hàng dưới góc độ tính toán, thì đó là tỷ lệ phần trăm tăng lên/ hoặc giảm xuống của lượng giá trị tiền tệ mà hệ thống NH cung ứng ra cho các khách hàng của mình trong nền kinh tế. Khi tín dụng tăng trưởng, nền kinh tế sẽ có thêm một lượng cung tiền tương ứng được đưa vào lưu thông dưới dạng bút tệ. Ngược lại, tín dụng tăng trưởng âm thể hiện một xu hướng thắt chặt, eo hẹp hơn trong cung tiền, tất nhiên kéo theo những tác động nhất định đến nền kinh tế.
2.2.2 Cách tính tốc độ tăng trưởng tín dụng
Với khái niệm là một chỉ tiêu mang tính tương đối, tăng trưởng tín dụng được tính toán bằng cách so sánh tốc độ tăng/ giảm của giá trị cấp tín dụng ở thời điểm tính với giá trị cấp tín dụng ở thời điểm so sánh. Tuỳ thuộc vào mốc thời điểm so sánh mà tăng trưởng tín dụng sẽ mang ý nghĩa là tốc độ tăng trưởng so với kỳ gốc hay tăng trưởng liên hoàn.
Tăng trưởng tín dụng so với kỳ gốc là tỷ lệ phần trăm tăng thêm của giá trị tín dụng tại thời điểm tính tăng trưởng ti (thường tính bằng năm) với giá trị tín dụng tại thời điểm làm gốc so sánh t0. Công thức tính toán tăng trưởng tín dụng so với kỳ gốc như sau:
Tốc độ tăng trưởng tín dụng = [(Giá trị cấp tín dụng thời điểm ti / Giá trị cấp tín dụng thời điểm t0) - 1]* 100%
Tăng trưởng tín dụng liên hoàn là tỷ lệ phần trăm tăng thêm của giá trị tín dụng tại thời điểm tính tăng trưởng ti (thường tính bằng năm) với giá trị tín dụng tại thời điểm liền kề trước đó ti-1. Với cách tính này, tình hình biến động của tín dụng sẽ được phản ánh liên tục qua các mốc thời gian liền kề nhau, và tích các chỉ số tăng trưởng liên hoàn sẽ bằng chỉ số tăng trưởng so với kỳ gốc tương ứng. Công thức tính toán tăng trưởng tín dụng so với kỳ gốc như sau:
Tốc độ tăng trưởng tín dụng = [(Giá trị cấp tín dụng thời điểm ti / Giá trị cấp tín dụng thời điểm ti-1) - 1]* 100%
Lưu ý rằng trong cả hai cách tính nêu trên, giá trị cấp tín dụng tại các thời điểm so sánh bao gồm toàn bộ giá trị các khoản mục được xem là cấp tín dụng theo các quy định mang tính pháp lý của NHNN từng thời kỳ và cần được phân biệt với chỉ tiêu cho vay khách hàng.
2.2.3 Vai trò/chức năng của tăng trưởng tín dụng
Một: cải thiện toàn bộ lực lượng sản xuất trong nền kinh tế theo hướng nhiều hơn về lượng và tốt hơn về chất.