Biểu Điểm Kiểm Tra Của Lớp Thực Nghiệm 12A2

- Thứ nhất, thông qua quan sát trong giờ học để biết thái độ học tập của HS

- Thứ hai, những nhận xét của giáo viên dự giờ

- Thứ ba, thông qua bài kiểm tra nhanh sau tiết học

Thứ nhất, thông qua quan sát trong giờ học để biết thái độ học tập của HS.


học.

Buổi thực nghiệm có đầy đủ HS các lớp tham gia, và nhiệt tình trong giờ


Trong suốt buổi học các HS đều chú ý nghe giảng, chép bài đầy đủ,

tích cực suy nghĩ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, có sự chuẩn bị trước những câu chuyện, bài hát và tình huống liên quan đến nội dụng bài học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Như vậy có thể thấy, thái độ học tập của HS là rất tốt.HS tham gia vào các hoạt động trong tiết học thực nghiệm.

Thứ hai, nhận xét của giáo viên dự giờ

Sau khi gửi giáo án thực nghiệm cho giáo viên bộ môn Lịch sử dạy lớp 12A9, tôi đã nhận được một số nhận xét và góp ý chỉnh sửa của giáo viên về nội dung và cách vận dụng các biện pháp vào thực tế tiết dạy.

Sau tiết học thực nghiệm, giáo viên có một số nhận xét chung về cả hai mặt tích cực và hạn chế của tiết học.

Thứ nhất là mặt tích cực của tiết học thực nghiệm:

- Đầu tiên, các biện pháp được vận dụng một cách phù hợp với nội dung lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954. Việc đổi mới các phương pháp sử dụng tư liệu như sử dụng TLHV làm mở đầu bài học, xây dựng hồ sơ TLHV, xây dựng trang web nhưu một công cụ hỗ trợ và dùng tư liệu hiên vật để kiểm tra, đánh giá không chỉ giúp cho HS tích lũy thêm kiến thức lịch sử mà còn giúp HS hình thành và phát huy một số kỹ năng như tư duy tưởng tượng, giải quyết vấn đề hay cả kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình và tạo biểu tượng lịch sử.

- Thứ hai, đó là tiết học đã thu hút được sự hứng thú, khơi dậy sự tò mò và khám phá kiến thức của HS thông qua nhưng câu chuyên chưa đựng bên trọng TLHV. Đây chính là một yếu tố quyết định thành công của tiết học thưc

nghiệm. khi vận dụng các biện pháp vào thực tế bài học HS đều hứng thú và nhiệt tình tham giá, lắng nghe một cách chăm chú.

Bên cạnh một số điểm tích cực thì tiết học thực nghiệm cũng nhận được một số đóng góp của giáo viên về mặt hạn chế:

- Đầu tiên là về nội dung và công tác chuẩn bị: mặc dù các biện pháp được vận dụng làm website hay đánh giá, kiểm tra qua tư liệu hiên vật chưa thực sự kích thích sự sáng tạo và lôi cuốn hoàn toàn sự chú ý của HS vào bài học.

- Thứ hai, đó là khi sử dụng các biện pháp đó thì HS thực sự sẽ khó khăn trong việc xác định kiến thức trọng tâm trong bài học.

- Thứ ba, chính là tác phong sư phạm: đối với một giờ dạy học có sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và các công cụ hỗ trợ nhưng vẫn chưa làm chủ được tình hình trên lớp làm cho tiết học hơi căng thẳng…

Thứ ba, thông qua bài kiểm tra nhanh sau tiết học

Sau khi kết thúc phần giảng dạy, tôi giành 5 phút để HS làm một bài kiểm tra nhanh, với nội dung là kiểm tra kiến thức cơ bản, trọng tâm của tiết học mà HS đã tiếp thu được qua tiết học thực nghiệm. Do thực nghiệm lần đầu thất bại nên chúng tôi tiến hành thực nghiệm lại và mang lại kết quả ở hai lớp đối trưng và thực nghiệm như sau:

Biểu đồ 2 1 Biểu điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm 12A2 Nhìn vào biểu 1

Biểu đồ 2.1. Biểu điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm 12A2

Nhìn vào biểu điểm của lớp thực nghiệm ta thấy phổ điểm chủ yếu tậ trung là điểm cao và trung bình khá, điểm trung bình rất ít và có một số HS điểm thấp hẳn. Như vậy, có thể thấy đề đã kiểm tra đã được mục đích là phân loại HS nhưng phổ điểm quá lệch nên đề này vẫn được đanh giá là dễ so với lớp thực nghiệm các phương pháp đổi mới sử dụng TLHV. Mặc dù vậy, cũng có thể khẳng định phần nào việc đưa TLHV vào dạy học đã có tác dụng với HS ít nhất là khắc sau kiến thức ngay sau buổi học.

Sau đây là biểu đồ điểm của lớp đối chứng 12B1:

Biểu đồ 2 2 Biểu điểm kiểm tra lớp đối chứng Nhìn biểu điểm và bẳng 2

Biểu đồ 2.2. Biểu điểm kiểm tra lớp đối chứng

Nhìn biểu điểm và bẳng tính trung bình của lớp đối chứng có thể thấy điểm lớ đối chứng tuy là điểm phân bố chuẩn hình chuông nhưng tập trung chủ yếu vào mức điểm cho thấy lớp đối chúng có thành tích kém hơn so với lớp thực nghiệm, nhưng nhìn chung dạt mức phân bố điểm chuẩn không có gì đáng lo ngại cả.

2.3.2.4. Kết luận từ thực nghiệm sư phạm

Từ kết quả thực nghiệm sư phạm trên, có thể kết luận rằng, đổi mới phương pháp sử dụng TLHV vào DHLS Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 là có những hiệu quả nhất định. Nếu giáo viên biết cách khai thác và vận dụng hớp lý các biện pháp kể trên thì hiệu quả bài dạy sẽ được nâng cao trong DHLS

đáp ứng được ba mục tiêu: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong dạy học Lịch sử.

Một lần nữa chúng ta khẳng định sự cần thiết đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu hiệu vật vào DHLS Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường THPT.Tuy nhiên để việc vận dụng các biện pháp vào thực tế bài dạy một cách hiệu quả thì giáo viên cần có một sự vận dụng linh hoạt cùng kết hợp sử dụng các biện pháp khác nhau để đạt được kết quả tốt nhất.

Tiểu kết chương 2

Dựa trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc chương trình, nội dung chương trình Lịch sử lớp 12 (chương trình Chuẩn), chúng tôi đã lựa chọn những nội dung để đổi mới phương pháp sử dụng TLHV vào dạy học, chúng tôi lựa chọn chương III phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến 1954 như một ví dụ điển hình.

Trước khi tiến hành xây dựng và sử dụng thực nghiệm TLHV cho chương III, chúng tôi xác định vị trí, mục tiêu và nội dung kiến thức cơ bản, xây dựng hệ thống TLHV cho phần kiến thức ở chương này. Qua đó lựa chọn được những nội dung chi tiết để sử dụng TLHV. Cách thức xây dựng đơn giản, quy trình sử dụng không phức tạp, TLHVcó thể được sử dụng phổ biến hơn trong dạy học lịch sử nếu người GV có ý tưởng và vững vàng về kiến thức chuyên môn, hiểu biết sâu rộng.

Quá trình thực nghiệm sư phạm tại trường THPT đã cho thấy hiệu quả của việc đổi mớiphương pháp sử dung TLHV trong DHLS Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954.

Ở lớp đối chứng tức là lớp không đởi mới phương pháp sử dụng trong giờ học, không có nhiều HS hứng thú với bài giảng, chưa tích cực và chủ động tham gia vào hoạt động học tập. Kết quả bài kiểm tra cho dù có phổ điểm đẹp nhưng chủ yếu là mức điểm trung bình cũng phần nào phản ánh mức độ tiếp thu bài chưa hiệu quả của lớp đối chứng.

Ở lớp thực nghiệm với việc sử dụng TLHV trong quá trình giảng bài, HS đã tỏ ra hứng thú và tham gia tích cực vào bài học. Nhiều HS còn chủ động đặt câu hỏi sau khi nghiên cứu và đề nghị được tiếp cận TLHV thường xuyên hơn trong các giờ học lịch sử sau cùng với đó, một số em cũng đề nghị GV giới thiệu một vài bộ thông sử để các em tự tìm hiểu. Kết quả bài kiểm tra sau giờ học cao hơn hẳn ở lớp đối chứng.

Như vậy, bước đầu có thể khẳng định việc đổi mới phương pháp sử TLHV vào DHLS Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954 đã mang lại hiệu quả DH.

Trong quá trình khai thác và sử dụng TLHV tuy còn một số khó khăn, hạn chế nhưng đây là một việc làm được khuyến khích và nhân rộng trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng.


sau:

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Sau quá trình nghiên cứu chúng tôi đi tới những kết luận bước đầu như


Trong bối cảnh công nghệ thông tin và những thành tựu cách mạng

khoa học kĩ thuật đã thâm nhập và ngày càng chi phối mạnh mẽ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục đào tạo, đã khiến cho cách tiếp cận lịch sử có thiên hướng hiện đại hóa các sự kiện, hiện tượng lịch sử nên việc dạy học Lịch sử muốn đáp ứng được tính khoa học, chính xác nhất thiết phải bám sát theo các nguồn tư liệu và kết hợp cùng xu hướng vận dụng, tích hợp công nghệ và các thiết bị dạy học hiện đại để phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của HS nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Khai thác và sử dụng tư liệu hiên vật trong dạy học lịch sử nói chung và lịch sửViệt Nam thời kỳ 1946 - 1954 là cần thiết và phù hợp với quan điểm dạy học mới hiện nay.

Việc đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong DH LS lớp 12 sẽ giúp GV thể hiện được ý tưởng bài dạy của mình. Kết hợp với các phương pháp, phương tiện, thiết bị phục vụ giảng dạy khác sẽ góp phần tạo hiệu quả cho bài học. Còn đối với HS, TLHV không chỉ là phương tiện trực quan tạo hứng thú học tập cho HS mà còn thực hiện thành công nhiệm vụ kích thích sự sáng tạo, tăng khả năng nhận thức, tư duy và rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho HS.

Tuy vậy, trong quá trình đổi mới phương pháp sử dụng TLHV vào dạy học ở trường THPT, chúng tôi cũng phát hiện một số khó khăn và hạn chế như sau:

Đối với nhà trường THPT: Một phần lớn trường THPT hiện nay tuy đã có thư hiện hoặc phòng truyền thống nhưng rất ít trường tạo điều kiện cho HS tìm hiểu lịch sử hình thành trường thông qua các hiện vật để HS dần làn quen và tiếp xúc với nguồn tư liệu khi học môn Lịch sử.

Đối với GV: Mặc dù nhận thức rất rõ rằng: sử dụng tư TLHV phục vụ DHLS sẽ tăng hứng thú và khắc sâu kiến thức cho HS, tránh hiện tượng hiện

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí