Số Lượng, Hình Thức Cấu Tạo, Chức Năng Ngữ Nghĩa Và Tần Suất Xuất Hiện Của Từ Ngữ Nối Trong Vbkhxhta Có Hình Thức Là Cụm Từ

cố định: as a result (kết quả là): as a result as a result of this. Khi sử dụng tổ hợp cụm từ nối này, tác giả nhằm thể hiện kết quả nêu ra là có lý do hoặc nguyên nhân.

Sự không phổ biến của cụm từ là sự kết hợp của các cụm từ sóng đôi hoặc từ sự thêm bớt, chêm xen một số thành trong từ hoặc cụm từ cố định là điều dễ hiểu bởi do tính chất loại hình ngôn ngữ tiếng Anh là liền khối, khó có thể bóc tách, chêm xen để tạo nên những biến thể từ ngữ mới.

- Một số kết hợp khác:

+ Phổ biến là các tổ hợp giới từ. Loại này có 5 đơn vị (3,7%), chẳng hạn: for these reasons (vì những lý do này), for this reason (vì lý do này)... biểu thị kết quả nêu ra là có lý do hoặc nguyên nhân rò ràng. Chúng có số lần xuất hiện 23 lần (chiếm 3,2% tổng số lần xuất hiện).

+ Ngoài ra là một số tổ hợp khác như tổ hợp danh từ, động từ, trạng từ... như: this suggests that (điều này cho thấy), more precisely (chính xác hơn)... Các cụm từ nối này có tần suất xuất hiện thấp chỉ với 8 lần (xấp xỉ 1,1%) với 7 đơn vị (5,1%). Trong VBKHXHTA, người viết sử dụng các cụm từ nối này cũng nhằm để giải thích, đính chính kết quả/nhận định, đồng thời thể hiện mức độ đánh giá đối với nhận định, kết luận nêu ra. Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả: [xem bảng 2.7. trang 91]

c. Đối chiếu đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của từ ngữ nối biểu thị kết quả, tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA có hình thức là cụm từ

(i) Những điểm tương đồng

Xét về số lượng, nhóm từ ngữ nối có hình thức là cụm từ đều chiếm tỉ lệ khá cao trong cả hai ngôn ngữ, thậm chí chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tiếng Việt (so sánh: tiếng Việt 56 đơn vị, chiếm 48,7% và tiếng Anh 48 đơn vị, chiếm 35,3% tổng số ngữ liệu khảo sát).

Xét về tần suất xuất hiện, chúng chỉ có số lần xuất hiện ở mức trung bình, nghĩa là không quá cao như nhóm từ ngữ nối có hình thức là từ nhưng cũng không quá thấp như nhóm từ ngữ nối có hình thức là mệnh đề (so sánh: tiếng Việt số lần xuất hiện là 156 lần, chiếm 21,4% và tiếng Anh có 136 lần, chiếm 29% tổng số lần xuất hiện của các từ ngữ nối được khảo sát). Tuy vậy, trong số đó vẫn có những cụm từ nối xuất hiện với tần suất khá cao, được sử dụng thường xuyên, quen thuộc trong cả hai ngôn ngữ như: chính vì vậy (20 lần), có thể nói (13 lần), as a result (kết quả là) - 25 lần, in other words (nói cách khác) - 18 lần...

Bảng 2.7: Số lượng, hình thức cấu tạo, chức năng ngữ nghĩa và tần suất xuất hiện của từ ngữ nối trong VBKHXHTA có hình thức là cụm từ


Hình thức

cấu tạo

Chức năng ngữ nghĩa

Số lượng

Tần suất

SL

Tỉ lệ

Tần suất

Tỉ lệ


Cụm từ cố định


Quán ngữ

Biểu thị mức độ đánh giá đối

với kết luận/nhận định

2

1,5%

2 lần

0,3%

Giải thích, đính chính kết

quả/nhận định

11

8,1%

34 lần

4,7%

Biểu thị sự kết thúc hoặc kết

luận/ nhận định mang tính khái quát

17

12,5

58 lần

8%

Biểu thị kết quả nêu ra là có lý

do hoặc nguyên nhân

3

2,2%

28 lần

3,8%

Tổng (1):

33

24,3%

122 lần

16,8%


Cụm từ tự do

Cụm từ phái

sinh

Biểu thị kết quả nêu ra là có lý do hoặc nguyên nhân

1

0,7

1 lần

0,1%

Cụm từ nối sóng

đôi

Nhấn mạnh kết quả/ nhận định

2

1,5%

2

0,2%


Các kết hợp khác

Tổ hợp giới từ hoặc đại từ biểu thị sự nhấn mạnh kết quả/ nhận

định.

5

3,7%

23 lần

3,2%

Tổ hợp danh từ, động từ, trạng từ... giải thích, đính chính kết

quả/ nhận định


7


5,1%


8 lần


1,1%

Tổ hợp danh từ, động từ, trạng

từ... biểu thị mức độ đánh giá



Tổng (2):

15

11%

34 lần

4,6%

Tổng (1) + (2)

48

35,3%

156

21,4%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Đối chiếu từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết tiếng Việt và tiếng Anh Trên cơ sở các văn bản khoa học xã hội - 13

Về đặc điểm cấu tạo và chức năng ngữ nghĩa của các phương tiện đóng vai trò là các từ ngữ nối có hình thức là cụm từ cố định có thể thấy, có một sự tương đồng mang tính phổ quát của ngôn ngữ tự nhiên giữa tiếng Anh và tiếng Việt đó là trong VBKHXHTA, các tác giả cũng thường xuyên sử dụng một số cụm từ nối giống như quán ngữ trong tiếng Việt. Chúng không chỉ giống nhau về hình thức cấu tạo, vị trí mà còn giống nhau cả về chức năng cú pháp trong phát ngôn. Chẳng hạn, nếu như trong VBKHXHTA, các quán ngữ thường được tạo ra trên cơ sở động từ speaking

đi sau một trạng từ đuôi ly và được dùng để đánh giá cách diễn đạt thông tin, thì ở VBKHXHTV, các quán ngữ được sử dụng cũng có cấu tạo theo kiểu dùng biểu thức động từ nói + cách thức, trong đó động từ nói làm trung tâm. Theo Trần Ngọc Thêm (1985), mô hình này có dạng: động từ + trạng tố chỉ cách thức, như: nói chung, nói tóm lại, nói một cách không quá rằng, nói một cách tổng quát... (tiếng Việt); generally speaking (nói chung), practically speaking (nói một cách thực tế), broadly speaking (nói rộng ra) (tiếng Anh). Những cụm từ nối này là chỉ dẫn để người viết/ người nói muốn báo hiệu sự kết thúc sau khi đã có những điều gì trước đó, đồng thời cũng là một dấu hiệu tình thái, chỉ ra sự kết luận cuối cùng khá chắc chắn của người viết/người nói về kết luận/ nhận định đưa ra.

Ngoài ra, cũng có sự tương đồng trong tiếng Việt và tiếng Anh về cấu trúc - ngữ nghĩa của các từ ngữ nối có hình thức là cụm từ tự do. Những cụm từ nối này được hình thành từ nhiều kiểu kết hợp khác nhau, trong đó đáng chú ý là cả hai ngôn ngữ đều có một số cụm từ nối được hình thành từ biến thể của từ và cụm từ cố định (ví dụ: Nói cách khác nói một cách khác/ nói một cách dễ hiểu/ nói một cách tổng quát/ nói một cách không quá rằng; As a result as a result of this...) và sự kết hợp của cụm từ nối sóng đôi (như: nhưng nhìn chung; và do vậy; như vậy, có thể khẳng định...; thus, summarily (vì vậy, cuối cùng), as a whole, obviously (nhìn chung, rò ràng). Sở dĩ người viết/nói thường tìm cách tạo ra biến thể về ngôn ngữ khác nhau này là để tạo ra những cách diễn đạt phong phú và tinh tế khác nhau phù hợp với từng văn cảnh, tình huống, từ đó tạo ra những sắc thái ngữ nghĩa khác nhau, như: để nhấn mạnh; giải thích, đính chính kết quả/nhận định; hoặc để chỉ mức độ đánh giá khác nhau đối với kết quả, nhận định đưa ra hoặc để thể hiện sự che chắn, giảm nhẹ của tác giả đối với tính đúng/sai trong nhận định đưa ra.

Cả VBKHXHTV và VBKHXHTA đều sử dụng quán ngữ nói chung và từ ngữ nối nói riêng cũng như các yếu tố ngôn ngữ khác để tạo nên các cụm từ nối như những phương tiện phản ánh tình thái, thể hiện thái độ, quan điểm của người viết/ người nói đối với nhận định/kết luận được nêu ra, tạo cho các phát ngôn có mối quan hệ logic ngữ nghĩa với nhau, góp phần tạo nên một VB hoàn chỉnh.

Trong cả hai ngôn ngữ, các tác giả đều sử nhiều cụm từ cố định có dạng quán ngữ và cụm từ tự do như: các tổ hợp giới từ hoặc đại từ, tổ hợp danh từ, động từ, trạng từ; tổ hợp từ nối sóng đôi; tổ hợp biến thể của từ và cụm từ cố định và thậm chí

cả tổ hợp có cấu tạo là hành vi hỏi để thực hiện các chức năng tình thái đối với các kết luận/nhận định khoa học của mình. Trong số đó, nổi trội vẫn là các cụm từ cố định dạng quán ngữ tình thái được sử dụng nhiều nhất trong cả hai ngôn ngữ: trong VBKHXHTV, chúng có tần suất xuất hiện 72 lần (chiếm 15,4%) và trong VBKHXHTA chúng có số lần xuất hiện 122 lần (chiếm 16,8%).

(ii) Những điểm khác biệt

Mặc dù chúng có nhiều điểm tương đồng như vậy, nhưng bên cạnh đó kết quả khảo sát cũng cho thấy chúng có những điểm khác biệt.

Xét về tổng thể, trong VBKHXHTV, số lượng từ ngữ nối có hình thức là cụm từ chiếm tỉ lệ lớn nhất so với từ ngữ nối có hình thức là từ và mệnh đề, còn trong VBKHXHTA, mặc dù chúng cũng chiếm tỉ lệ khá cao nhưng chưa phải lớn nhất.

Trong VBKHXHTV, phương tiện từ vựng tham gia cấu tạo cụm từ nối có dạng của quán ngữ (cụm từ cố định) phổ biến nhất là các cụm động từ, theo mô hình của cụm từ nối có dạng của quán ngữ, có thể thấy phổ biến nhất là các cụm động từ như: nói cách khác; nói tóm lại..., còn trong tiếng Anh phổ biến nhất lại là các cụm giới từ (prepositional phrases), chẳng hạn: after all (rốt cuộc), at last (cuối cùng), in conclusion (tóm lại, kết luận lại)…

Mặc dù cả hai ngôn ngữ đều có một số cụm từ nối được hình thành từ biến thể của từ và cụm từ cố định sự kết hợp của cụm từ nối sóng đôi, nhưng ở VBKHXHTA, những cấu trúc này rất ít, không phổ biến như trong VBKHXHTV. Sự không phổ biến của cụm từ là sự kết hợp của các cụm từ sóng đôi hoặc từ sự thêm bớt, chêm xen một số thành tố trong từ hoặc cụm từ cố định trong tiếng Anh là điều dễ hiểu bởi tính chất loại hình ngôn ngữ tiếng Anh là liền khối, nên khó có thể bóc tách, chêm xen để tạo thành những biến thể từ ngữ mới.

Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy phạm trù ngữ nghĩa của từ ngữ nối biểu thị kết quả, tổng kết trong VBKHXHTV phong phú hơn tiếng Anh. Cụ thể, ngoài 5 phạm trù ngữ nghĩa như tiếng Anh (biểu thị các mức độ khẳng định hoặc sự chắc chắn; giải thích, đính chính; nhấn mạnh kết luận/ nhận định và biểu thị sự kết thúc hoặc kết luận/ nhận định mang tính khái quát), trong VBKHXHTV, các tác giả còn sử dụng các cụm từ nối nhằm mục đích che chắn, giảm nhẹ đối với tính đúng/sai trong nhận định/kết luận và thăm dò thái độ của người đọc/nghe đối với kết luận/nhận định.

2.3.4.2. Từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết trong VBKHTV và tiếng Anh có

hình thức là mệnh đề (cấu trúc C-V)

Sơ bộ khảo sát cho thấy ngoài các từ ngữ nối có hình thức cấu tạo là từ, cụm từ, khá nhiều từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA còn có hình thức cấu tạo là mệnh đề (cấu trúc C-V), thậm chí ở tiếng Anh loại từ ngữ nối có hình thức là mệnh đề còn chiếm tỉ lệ lớn nhất.

a. Trong VBKHXHTV

Trong VBKHXHTV có 28 từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết có hình thức là mệnh đề (chiếm 24,3%). Xét về tần suất xuất hiện, chúng chỉ có số lần xuất hiện là 73 lần, chiếm 15,6 lần tổng số lần xuất hiện của các từ ngữ nối được khảo sát. Trung bình một cụm từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết có hình thức là mệnh đề có số lần xuất hiện 2,6 lần.

Nhìn chung, đây là những tổ hợp tương đối dài với nhiều yếu tố. Ví dụ: điều đó cho chúng tôi thấy; kết thúc bài này tôi phải nói thêm rằng; khảo sát, chúng tôi nhận thấy; nhìn lại một cách khái quát như vậy để thấy rằng; những điều khảo sát trên đây cho thấy... Ví dụ.

(49) [...] Quả vậy, tiến trình lý luận văn học nhân loại đã đi qua những chặng đường dài, văn học đã được xem xét trong nhiều mối quan hệ để tìm ra bản chất (1). Từ mối quan hệ giữa văn học với hiện thực, lý thuyết “mô phỏng”, “phản ánh” được phản ánh; từ mối quan hệ nhà văn và tác phẩm (...) (2). Nhìn lại một cách khái quát như vậy để thấy rằng hành trình đi tìm nguyên lý chung của văn học thật cam go, mỗi chặng đường đều có những khám phá mới, có thể phủ định lẫn nhau và cũng có thể bổ sung cho nhau (3). [V24: tr.79]

Trong ví dụ trên, trên cơ sở khái quát những chặng đường của lý luận và phê bình văn học thể hiện ở câu (1) và (2), tác giả rút ra kết luận chung về sự phức tạp trong mỗi bước phát triển của lý luận và phê bình Văn học Việt Nam, thông qua từ ngữ nối nhìn lại một cách khái quát như vậy để thấy rằng đứng ở cuối đoạn văn. Thông qua cụm từ ngữ nối này mà các câu được liên kết với nhau, đồng thời cho biết câu sau là nhận định được rút ra từ các câu trước.

Xét về mặt cấu trúc, các cụm từ ngữ nối loại này trong VBKHXHTV là mệnh đề hầu hết được cấu tạo dưới hình thức các kết cấu khuôn theo kiểu: kết quả ...cho thấy/khẳng định, qua nghiên cứu/phân tích....cho thấy, từ .... có thể cho thấy/ có thể khẳng định rằng... Đó là các kết cấu có thể được lấp đầy bằng nhiều yếu tố từ vựng khác nhau. Điều này đã tạo nên tính đa dạng trong thực tế sử dụng từ ngữ nối chỉ kết

quả, tổng kết trong các VBKHXH. Ví dụ:

(50) Từ những kết quả đó có thể cho rằng, việc phổ cập giáo dục phổ thông và bình đẳng giới có quan hệ mật thiết với nhau, bất kỳ thành tựu nào của phổ cập giáo dục cũng sẽ là một bảo đảm cho bình đẳng giới [V37: tr.37].

Đi vào chi tiết nhóm từ ngữ nối là mệnh đề, chúng bao gồm các cấu trúc sau:

(i) Cấu trúc nhân xưng

Đáng chú ý là một số từ ngữ nối dạng khuôn khi được sử dụng trong các VBKHXH thường được lấp đầy bởi một số yếu tố và các yếu tố này có thể là các đại từ nhân xưng như chúng tôi, họ, tôi.... kiểu như: điều đó cho chúng tôi thấy; kết thúc bài này tôi phải nói thêm rằng; khảo sát, chúng tôi nhận thấy; từ đó, họ đi đến kết luận rằng.... Loại này có 4 đơn vị (3,5%) và chỉ có tần suất xuất hiện 5 lần (1,1%).

Việc sử dụng các đại từ nhân xưng trong cấu trúc khuôn này trong VBKHXH giúp tác giả nhấn mạnh vai trò của cá nhân mình đối với các công bố kết quả/ nhận định khoa học. Chẳng hạn:

(51) Khảo sát hành động nhận xét qua lời thoại của nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn Ma Văn Kháng chúng tôi nhận thấy lời thoại là một chỉ dẫn vô cùng quan trọng cho việc nhận diện hành động nhận xét. [V13: tr.85]

(52) Kết thúc bài này tôi phải nói thêm rằng, trên thế giới, cộng đồng blog cũng đa dạng và sôi sục không kém gì ta. Ở Mĩ, người ta đã thống kê được trên 34 triệu blogger các loại. [V5: tr.66]

Trong ví dụ (51), việc sử dụng đại từ nhân xưng chúng tôi có tác dụng nhằm tạo ra sự kết nối giữa người viết và người đọc trong việc mong muốn nhận được sự đồng thuận của độc giả cũng như bảo vệ được quan điểm của mình hoặc của nhóm nghiên cứu của mình.

Còn trong ví dụ (52), việc sử dụng các đại từ nhân xưng này trong VBKHXH đã giúp tác giả nhấn mạnh vai trò của cá nhân mình đối với các công bố kết quả khoa học. Đồng thời, tác giả cũng ngầm khẳng định các kết luận/ nhận định này là từ nghiên cứu của chính mình.

(ii) Cấu trúc vô nhân xưng

Phổ biến hơn vẫn là cấu trúc vô nhân xưng biểu thị mức độ đánh giá đối với kết quả/ nhận định. Khảo sát ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy có một số cấu trúc vô nhân xưng như: Các kết quả nghiên cứu/ khảo sát cho thấy/ khẳng định, Điều đó cho thấy/khẳng định/ dẫn đến, Qua khảo sát/ nghiên cứu cho thấy/ cho thấy rằng, Từ

những số liệu thống kê/ khảo sát... Trong VBKHXHTV, các tác giả sử dụng các cấu trúc này nhằm biểu đạt các nội dung tình thái sau:

- Cấu trúc vô nhân xưng chứa từ tình thái biểu thị sự không chắc chắn đối với kết luận/ nhận định nêu ra:

Ngoài ra, trong các cụm từ ngữ nối có cấu tạo là mệnh đề còn chứa những đơn vị là từ tình thái, biểu đạt quan hệ nhận thức chứ không phải quan hệ hiện thực như: có thể trong qua bảng trên có thể thấy rằng, qua khảo sát có thể khái quát, thoạt nhìn có thể thấy, từ đó có thể thấy. Khi sử dụng những từ ngữ nối có cấu trúc là mệnh đề tình thái này, tác giả nhằm không không chắc chắn hoặc không muốn khẳng định tuyệt đối hoá kết luận/nhận định nêu ra. Điều này giúp tác giả tránh được trách nhiệm đối với tính chính xác của kết quả/ nhận định nêu ra. Loại này có 4 đơn vị (3,5%) và chúng chỉ có tần suất xuất hiện 4 lần (0,9%). Ví dụ:

(53) Từ cách nhìn trên, có thể khẳng định rằng, giao tiếp trộn mã trong tiếng Việt đang trở thành hiện tượng phổ biến của xã hội Việt Nam hiện nay, đó là: (I) Giao tiếp bằng tiếng Việt với sự trộn yếu tố của tiếng Anh (mã trộn tiếng Anh) và giao tiếp bằng tiếng Việt với sự trộn các yếu tố của phương ngữ tiếng Việt (mã trộn phương ngữ Việt); (II) Người Việt sử dụng giao tiếp trộn mã không chỉ là người đa ngữ, đa phương ngữ mà gồm cả người đơn ngữ và đơn phương ngữ [V4: tr.6].

- Cấu trúc vô nhân xưng chứa từ chỉ hoạt động nhận thức biểu thị quá trình suy luận dẫn đến kết quả/nhận định nghiêng về tính khách quan:

Ngoài ra, trong các từ ngữ nối có hình thức là mệnh đề còn chứa các cụm từ chỉ hoạt động nhận thức, cảm nghĩ, nói năng như: thấy, nhận thấy, cho thấy, thấy rằng.... trong các cấu trúc như: các kết quả nghiên cứu đã cho thấy, những điều khảo sát trên đây đã cho thấy... Những từ ngữ nối này cũng được sử dụng nhằm bộc lộ sự đánh giá của người nói đối với kết luận/ nhận định nêu ra. Loại này chiếm tỷ lệ lớn nhất với 15 đơn vị (13%) và chúng có tần suất xuất hiện 59 lần (chiếm 12,6%).

Cụ thể, khi sử dụng những từ ngữ nối loại này, tác giả nhằm thể hiện quá trình suy luận dẫn đến kết quả/nhận định. Suy luận chính là ý kiến, nhận xét rút ra từ một sự kiện hay vấn đề đã được nêu ra ở trước. Suy luận thường xuất hiện sau một bằng chứng hoặc dẫn chứng, là kết quả của một quá trình tư duy. Việc sử dụng những từ ngữ nối loại này giúp tác giả tạo ra tính thuyết phục với các kết quả, tuyên bố hay nhận định khoa học của mình, đó chính là được dựa trên căn cứ, nền tảng lý thuyết

hoặc trên một nguồn ngữ liệu, phương pháp nghiên cứu hoặc dựa trên một quá trình nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng, qua đó dễ dàng đạt được sự đồng thuận, chấp nhận từ phía người đọc. Ví dụ:

(54) Chất lượng cuộc sống là một chủ đề đã được nghiên cứu sâu (...). Trên thế giới, nghiên cứu dưới tiếp cận tâm lý học về chất lượng cuộc sống (...). Qua phân tích cơ sở lý luận cho thấy chất lượng cuộc sống trẻ em thường dựa trên những khái niệm và cách đánh giá từ tiếp cận đánh giá chất lượng cuộc sống của người lớn. [V32: tr.2]

Trong ví dụ trên, từ việc trình bày, phân tích tình hình nghiên cứu về chủ đề chất lượng cuộc sống, tác giả rút ra nhận định rằng: chất lượng cuộc sống trẻ em thường dựa trên những khái niệm và cách đánh giá từ tiếp cận đánh giá chất lượng cuộc sống của người lớn. Nhận định này đã được tác giả dẫn dắt, tường mình hoá thông qua việc sử dụng từ ngữ nối qua phân tích cơ sở lý luận cho thấy. Điều này ngụ ý rằng nhận định/ kết luận đưa ra là khách quan, có cơ sở khoa học.

- Cấu trúc vô nhân xưng biểu thị sự khẳng định, thừa nhận kết quả/ nhận định:


Đó là các từ ngữ nối kiểu như: các kết quả nghiên cứu, do vậy đã khẳng định; điều đó khẳng định; từ đây có cơ sở để khẳng định rằng... Loại này có 3 đơn vị (2,6%) và chúng có tần suất xuất hiện thấp chỉ 3 lần (0,6%).

(55) Từ đây có cơ sở để khẳng định rằng tồn tại sự bất bình đẳng giữa các nhóm học vấn ở khu vực thành thị và nông thôn trong vùng. Đây là chỉ báo vừa có ý nghĩa tích cực, vừa mang ý nghĩa tiêu cực [V52: tr.40].

Trong ví dụ (55) việc sử dụng từ ngữ nối từ đây có cơ sở để khẳng định rằng có tác dụng ngầm bộc lộ sự nhấn mạnh vào kết quả/nhận định được đề cập đến trong phát ngôn, khẳng định sự tồn tại sự bất bình đẳng giữa các nhóm học vấn ở khu vực thành thị và nông thôn trong vùng, đồng thời việc sử dụng từ ngữ nối này cũng làm tăng trách nhiệm hoặc sự cam kết, đảm bảo của tác giả đối với kết luận/nhận định được đưa ra, qua đó giúp cho những kết luận/nhận định của tác giả được độc giả dễ chấp nhận hơn.

+ Ngoài ra còn có một số cấu trúc vô nhân xưng khác như: điều đó giải thích tại sao, điều này dẫn đến. Khi sử dụng những từ ngữ nối này tác giả nhằm giải thích, đính chính kết quả/nhận định nêu ra. Loại này có chỉ có 2 đơn vị trên (1,7%) và chúng có tần suất xuất hiện thấp chỉ 2 lần (0,6%). Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022