Số Lượng, Hình Thức Cấu Tạo, Chức Năng Ngữ Nghĩa Và Tần Suất Xuất Hiện Của Từ Ngữ Nối Trong Vbkhxhtv Do Mệnh Đề Đảm Nhiệm

Bảng 2.8: Số lượng, hình thức cấu tạo, chức năng ngữ nghĩa và tần suất xuất hiện của từ ngữ nối trong VBKHXHTV do mệnh đề đảm nhiệm


Hình thức cấu tạo

Chức năng ngữ nghĩa

Số lượng

Tần suất

SL

Tỉ lệ

Tần suất

Tỉ lệ


Mệnh đề

Cấu trúc nhân

xưng

Biểu thị sự nhấn mạnh vai trò cá nhân đối với các kết luận/ nhận định


4


3,5%


5


1,1%

Cấu trúc vô nhân xưng

Biểu thị sự không chắc chắn đối

với kết luận/ nhận định


4


3,5%


4


0,9%

Biểu thị quá trình suy luận dẫn đến kết quả/nhận định nghiêng về

tính khách quan


15


13%


59


12,6%

Biểu thị sự khẳng định, thừa nhận

kết quả/ nhận định.

3

2,6%

3

0,6%

Giải thích, đính chính kết quả/nhận

định nêu ra

2

1,7%

2

0,4%

Tổng



28

24,3%

73 lần

15,6%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Đối chiếu từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết tiếng Việt và tiếng Anh Trên cơ sở các văn bản khoa học xã hội - 14


b. Trong VBKHXHTA

Trong VBKHXHTA, xét về số lượng, loại từ ngữ nối có hình thức là mệnh đề còn chiếm tỷ lệ lớn nhất với 62 đơn vị (chiếm 45,6% tổng số các từ ngữ nối được khảo sát). Tuy nhiên, về tần suất xuất hiện, nhóm này có số lần xuất hiện thấp nhất so với nhóm từ ngữ nối là từ và cụm từ vì chúng chỉ có 113 lần (chỉ chiếm 15,5% tổng số lần xuất hiện), trung bình một từ ngữ nối chỉ có số lần xuất hiện 1,9 lần.

Cũng giống như trong tiếng Việt, cấu trúc của các từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết có hình thức là mệnh đề trong tiếng Anh thường chứa nhiều yếu tố, và do vậy cấu trúc của chúng thường không chặt chẽ. Khá nhiều từ ngữ nối có cấu trúc là mệnh đề thường được tạo ra trên cơ sở được người nói thêm vào, bớt đi trong kết cấu của chúng một đơn vị tương đương hoặc thay thế một kết cấu tương đương khác nhằm nhấn mạnh nội dung nào đó cần truyền đạt hoặc để đạt hiệu quả diễn đạt trong giao tiếp. Chẳng hạn:

- Finally, our results show (cuối cùng, kết quả của chúng tôi cho thấy) finally, results from the inferential analysis showed (cuối cùng, kết quả phân tích từ sự suy luận cho thấy)…

- Results show that (kết quả cho thấy) results further show that (kết quả tiếp tục cho thấy) our results also show (kết quả của chúng tôi cũng cho thấy) our results did not show (kết quả của chúng tôi không cho thấy)…

Xét về cấu tạo của nhóm từ ngữ nối trong VBKHXHTA có cấu trúc mệnh đề, chúng cũng bao gồm cấu trúc nhân xưng và cấu trúc vô nhân xưng.

(i) Cấu trúc nhân xưng

Đây là những cấu trúc C-V thông thường với chủ ngữ thật như: we conclude that (chúng tôi kết luận rằng), our results show (kết quả của chúng tôi cho thấy), our results do show (kết quả của chúng tôi cho thấy)... Loại này có 10 đơn vị (7,4%) và chúng có tần suất xuất hiện 13 lần (chỉ chiếm 1,8% tổng số lần xuất hiện).

(56) Indeed, our results show a significant relationship for both 2008 and 2009 between the strictness of the protection of permanent workers against individual dismissal and both the value of imports in goods of a country (p-value = .042 for each year) and the net trade in goods (p-value =.007 for 2008 and .005 for 2009) [E10: p.10] (Thực sự, kết quả của chúng tôi cho thấy có mối quan hệ đáng kể trong cả hai năm 2008 và 2009 giữa mức độ nghiêm ngặt của việc bảo vệ người lao động thường xuyên chống lại việc sa thải cá nhân và cả giá trị nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia (p-value = 0,042 cho mỗi năm) và thương mại hàng hóa ròng (p-value = .007 cho năm 2008 và .005 cho năm 2009.)

Trong VBKHXHTA, khi sử dụng dụng các từ ngữ nối theo kiểu cấu trúc này, tác giả nhằm khẳng định vai trò cá nhân hoặc nhấn mạnh quan điểm cá nhân đối với các công bố khoa học được nêu trong kết luận/nhận định của mình, đồng thời khẳng định các kết luận/nhận định là của chính mình hoặc của một nhóm nghiên cứu của mình.

(ii) Cấu trúc vô nhân xưng

Đáng chú ý trong cấu trúc vô nhân xưng của nhóm từ ngữ nối tiếng Anh là cấu trúc bị động hoặc cấu trúc bắt đầu với It: It + động từ tình thái hoặc It is + tính từ kiểu như: It is clear that (rò ràng là), It is evident that (rò ràng là), It is true that (đúng là), It is understandable that (có thể hiểu rằng); It can be highlighted that (có thể nhấn mạnh rằng), It could be said that (có thể nói rằng), It might be said that (có thể nói rằng), It can be summarized that (có thể tóm tắt rằng)….

Ngoài ra còn có cấu trúc bắt đầu với There (These), This, That kiểu như: There is no doubt that (không còn nghi ngờ gì nữa), These results are indicative (những kết quả này cho thấy), These results confirm our hypothesis 2 that (những kết quả này

xác nhận giả thuyết 2 của chúng tôi rằng), This definitely is (đây chắc chắn là), This fact explains why (thực tế này giải thích tại sao), This is why (đây là lý do tại sao), This research concludes that (nghiên cứu này kết luận rằng), That's why (đó là lý do tại sao)...

Những cấu trúc kiểu này được sử dụng trong các VBKHXHTA nói chung đều nhằm giúp tác giả đưa ra kết luận/ nhận định một cách khách quan hơn, giúp che đi cái tôi cá nhân, đồng thời có tác dụng nhấn mạnh trực tiếp đến thông tin phát ngôn. Đi vào chi tiết, các cấu trúc này biểu thị các phạm trù ngữ nghĩa như sau:

- Cấu trúc vô nhân xưng biểu thị sự không chắc chắn đối với kết luận/ nhận định nêu ra:

Đây là những cấu trúc thường bắt đầu với It: It + động từ tình thái hoặc It is + tính từ... Chẳng hạn, như: It can be highlighted that (có thể nhấn mạnh rằng), It could be said that (có thể nói rằng), It might be said that (có thể nói rằng), It is possible to say that (có thể nói rằng)…Loại này có 8 đơn vị (5,9%) và chúng chỉ có 11 lần xuất hiện (chỉ chiếm 1,5% tổng số lần xuất hiện). Ví dụ:

(57) The weak areas are issues related to clean products and services and policy and administration. It is understandable that climate change is having significant and costly effects on our communities and health. [E4. p.6] (Các lĩnh vực yếu kém là các vấn đề liên quan đến sản phẩm và dịch vụ sạch, chính sách và quản trị. Có thể hiểu rằng biến đổi khí hậu đang có những ảnh hưởng đáng kể và tốn kém đến cộng đồng và sức khỏe của chúng ta.)

Trong VBKHXHTA, khi tác giả không thực sự chắc chắn, hoặc không muốn cam kết về tính chính xác của những kết luận/ nhận định mình nói ra, điều này có thể bởi tác giả chưa có bằng cứ xác đáng hoặc chưa có sự kiểm nghiệm chính xác..., khi đó ngoài nội dung trong phát ngôn, tác giả phải sử dụng các từ ngữ nối đánh dấu hành vi phỏng đoán về sự không chắc chắn của nội dung phát ngôn. Đôi khi, đây cũng là sự biểu thị về sự khiêm tốn, cẩn trọng của tác giả đối với các công bố khoa học.

- Cấu trúc vô nhân xưng biểu thị sự khẳng định, thừa nhận kết quả/ nhận định:

Trái với sự không chắc chắn ở trên, trong nhiều trường hợp, tác giả lại muốn khẳng định, thừa nhận kết quả/ nhận định của mình, khi đó ngoài nội dung trong phát ngôn, tác giả đã sử dụng một số từ ngữ nối đánh dấu hành vi khẳng định, thừa nhận kết quả/ nhận định của mình, ví dụ như: It is clear that (rò ràng là), It is true that (đúng là), There is no doubt that (không còn nghi ngờ gì nữa), This definitely is (đây

chắc chắn là).... Loại này có 9 đơn vị (6,6%) và chúng có tần suất xuất hiện 12 lần (chiếm 1,6% tổng số lần xuất hiện của các từ ngữ nối).

(58) In addition, we should point out the proportion of people (22.8% for 2009) who watched political broadcasts for ongoing events during workdays between 1.5 hours and 3 hours. This definitely is a low percentage of Bulgarians who are interested in political life. [E49: p.26] (Ngoài ra, chúng ta nên chỉ ra tỉ lệ người (22,8% năm 2009) đã xem chương trình phát sóng chính trị về các sự kiện diễn ra trong ngày làm việc từ 1,5 giờ đến 3 giờ. Đây chắc chắn là một tỉ lệ thấp về số người Bulgaria quan tâm đến đời sống chính trị.)

Trong ví dụ trên, tác giả sử dụng từ ngữ nối This definitely is nhằm nhấn mạnh vào kết quả về tỷ lệ người Bulgaria quan tâm đến đời sống chính trị là rất thấp. Sự nhấn mạnh này làm tăng cam kết về sự chính xác của tác giả đối với kết luận/nhận định được đưa ra.

- Cấu trúc vô nhân xưng chứa từ chỉ hoạt động nhận thức biểu thị quá trình suy luận dẫn đến kết quả/nhận định nghiêng về tính khách quan:

Tương tự tiếng Việt, trong VBKHXHTA, nhóm từ ngữ nối này cũng chiếm tỷ lệ cao nhất với 29 đơn vị (21,3%) và tần suất xuất hiện của chúng là 52 lần (chiếm 7,1% tổng số lần xuất hiện). Trong các cấu trúc này, phổ biến nhất là những cấu trúc có từ chỉ hoạt động nhận thức: shows như Accordingly, research has shown (theo đó, nghiên cứu đã chỉ ra rằng), All this shows that (tất cả những điều này cho thấy), Finally, results from the inferential analysis showed (cuối cùng, kết quả phân tích từ sự suy luận cho thấy)... Ngoài ra còn có động từ chỉ hoạt động nhận thức khác như indicated, suggest, reveal, evealed...: The results suggest that (kết quả cho thấy rằng), The study also revealed (nghiên cứu cũng cho thấy), These results are indicative (những kết quả này cho thấy)…

Việc sử dụng những từ ngữ nối loại này giúp tác giả thể hiện sự kết luận/ nhận định của của mình được dựa trên cơ sở một quá trình suy luận hợp lý, đồng thời thể hiện sự khẳng định gần như tuyệt đối của tác giả về kết luận/ nhận định mà thông qua những gì tổng kết được tác giả cho rằng là đúng, như một điều hiển nhiên, đúng như hiện thực, không thể chối cãi. Ngoài ra, còn có một số cấu trúc khác như:

- Cấu trúc vô nhân xưng để giải thích, đính chính kết quả/nhận định nêu ra:

Một số từ ngữ nối mang ý nghĩa này như: That's why (đó là lý do tại sao), This fact explains why (thực tế này giải thích tại sao), This is why (đây là lý do tại sao)...

Loại này có chỉ có 4 đơn vị (2,9%) và chúng có tần suất xuất hiện 21 lần (2,9%), trong đó That's why (đó là lý do tại sao) là từ ngữ nối có tần suất xuất hiện khá cao với 17 lần.

- Cấu trúc vô nhân xưng biểu thị kết quả nêu ra là có lý do hoặc nguyên nhân Nhóm này chỉ có 2 từ ngữ nối (1,5%) với tần suất xuất hiện 3 lần (0,4%): The

consequences of this low rate of subscription is that (hậu quả của tỉ lệ đăng ký thấp

này là), The result is/was (kết quả là). Việc sử dụng các từ ngữ nối này trong VBKH giúp tác giả thể hiện rằng kết luận của mình được dựa trên cơ sở những nguyên nhân, lý do. Việc sử dụng chúng trong VBKH giúp tác giả tạo ra cơ sở, giúp cho các kết quả khoa học của mình tăng tính đảm bảo, xác thực. Việc viện dẫn lý do, nguyên nhân giúp cho kết luận của tác giả tăng thêm tính khách quan và tính xác thực của thông tin, tránh được việc phải thể hiện ý kiến chủ quan cá nhân, qua đó giúp cho kết luận của tác giả dễ dàng được độc giả chấp nhận hơn.

Bảng 2.9: Số lượng, hình thức cấu tạo, chức năng ngữ nghĩa và tần suất xuất hiện của từ ngữ nối trong VBKHXHTA do mệnh đề đảm nhiệm


Hình thức cấu tạo

Chức năng ngữ nghĩa

Số lượng

Tần suất

SL

Tỉ lệ

Tần suất

Tỉ lệ


Mệnh đề

Cấu trúc nhân

xưng

Biểu thị sự nhấn mạnh vai trò cá nhân đối với các kết luận/ nhận định


10


7,4%


13 lần


1,8%


Cấu trúc vô nhân xưng

Biểu thị sự không chắc chắn đối

với kết luận/ nhận định nêu ra

8

5,9%

11 lần

1,5%

Biểu thị quá trình suy luận dẫn đến kết quả/nhận định nghiêng về

tính khách quan

29

21,3%

53 lần

7,3%

Biểu thị sự khẳng định, thừa nhận

kết quả/ nhận định.

9

6,6%

12 lần

1,6%

Giải thích, đính chính kết quả/nhận

định nêu ra

4

2,9%

21 lần

2,9%

Biểu thị kết luận nêu ra được trên cơ sở những nguyên nhân, lý do

2

1,5%

3 lần

0,4%

Tổng



62

45,6%

113 lần

15,5%

c. Đối chiếu đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của từ ngữ nối biểu thị kết quả, tổng kết trong VBKHXHTA và VBKHXHTV có hình thức là mệnh đề

(i) Điểm tương đồng

Kết quả phân tích trên cho thấy, từ ngữ nối có hình thức là mệnh đề trong cả hai ngôn ngữ đều có tần suất xuất hiện thấp nhất (so với nhóm từ ngữ nối có hình thức là từ và cụm từ). Trong VBKHXHTV chúng có số lần xuất hiện là 73 lần, chỉ chiếm 15,6% tổng số lần xuất hiện của các từ ngữ nối được khảo sát, trung bình một từ ngữ nối có số lần xuất hiện 2,6 lần. Tương tự, trong VBKHXHTA, chúng chỉ có 113 lần xuất hiện, chiếm 15,5% tổng số lần xuất hiện của các từ ngữ nối được khảo sát, trung bình một từ ngữ nối cũng chỉ có số lần xuất hiện 1,9 lần.

Trong cả hai loại VBKH tiếng Việt và tiếng Anh, cấu trúc chung của các từ ngữ từ nối chỉ kết quả, tổng kết có hình thức là mệnh đề thường chứa nhiều yếu tố và kết hợp với nhau một cách tự do, trong đó cũng có một số từ ngữ nối có cấu trúc là mệnh đề thường được tạo ra trên cơ sở được người nói thêm vào, bớt đi trong kết cấu của chúng một đơn vị tương đương hoặc thay thế một kết cấu tương đương khác để diễn đạt một nội dung tình thái nào đó.

Đi sâu vào cấu trúc của nhóm từ ngữ nối có hình thức mệnh đề trong cả hai ngôn ngữ, có thể thấy chúng đều có cấu tạo chủ yếu là cấu trúc nhân xưng và cấu trúc vô nhân xưng, trong đó cấu trúc vô nhân xưng là nhóm có số lượng và tần suất xuất hiện cao, áp đảo. Trong VBKHXHTV, qua khảo sát chúng tôi chỉ thấy có 4 đơn vị thuộc cấu trúc nhân xưng (3,5%) và số lần xuất hiện của chúng rất thấp chỉ là 5 lần (1,1%), trong khi con số này thuộc cấu trúc vô nhân xưng lần lượt là 24 đơn vị (20,8%) và 68 lần xuất hiện (14,5%). Tương tự, trong VBKHXH tiếng Anh, tình hình cũng diễn ra như vậy, ở cấu trúc nhân xưng con số và tỉ lệ này chỉ là: 10 đơn vị (7,4%) và 13 lần xuất hiện (1,8%), nhưng ở cấu trúc vô nhân xưng số lượng và tần suất xuất hiện đều cao hơn hẳn với 52 đơn vị (38,2%) và 103 lần xuất hiện (13,7%).

Điều này chứng tỏ các tác giả khoa học người Việt và người Anh đều có xu hướng sử dụng nhiều các cấu trúc vô nhân xứng đóng vai trò là từ ngữ nối để truyền tải các mục đích phát ngôn cũng như giúp các tác giả bộc lộ quan điểm học thuật của mình, giúp che đi cái tôi cá nhân, nhờ đó giúp cho các kết luận/ nhận định của các tác giả nêu ra được cách khách quan hơn.

Các tác giả người Việt và người Anh đều sử dụng các cấu trúc nhân xưng và cấu trúc vô nhân xưng đóng vai trò là các từ ngữ nối để biểu thị nhiều mục đích phát ngôn với nhiều chức năng ngữ nghĩa khác nhau: khẳng định, nhấn mạnh, giải thích, đính chính... đối với kết luận/ nhận định nêu ra. Nói chung người viết/ nói sử dụng

chúng như là một phương tiện để biểu thị nghĩa tình thái cho phát ngôn, trong đó các tác giả trong cả hai ngôn ngữ đều sử dụng nhiều cấu trúc vô nhân xưng (để biểu thị quá trình suy luận dẫn đến kết quả/nhận định nghiêng về tính khách quan. So sánh về số lượng: tiếng Việt 13% (15 đơn vị), tiếng Anh 21,3% (29 đơn vị) và về tần suất xuất hiện: tiếng Việt 12,6% (59 lần), trong khi tiếng Anh chỉ là 7,3% (53 lần).

(ii) Điểm khác biệt

Mặc dù cả hai ngôn ngữ đều sử dụng nhiều cấu trúc mệnh đề (nhân xưng và vô nhân xưng) đóng vai trò là các từ ngữ nối nhưng trong VBKHXHTV, cấu trúc này có số lượng ít hơn trong VBKHXHTA (so sánh: tiếng Việt 24,3%, tiếng Anh 45,6%). Điều này cho thấy trong VBKH tiếng Anh, các tác giả có xu hướng ưa dùng nhiều cấu trúc dạng này hơn, đặc biệt là cấu trúc vô nhân xưng. Chính vì thế, các cấu trúc vô nhân xưng của nhóm từ ngữ nối trong tiếng Anh đa dạng hơn tiếng Việt. Chúng bao gồm các cấu trúc với chủ ngữ giả bắt đầu với There, These, This, That (These results are indicative, This is why...); bắt đầu bằng It (It is already quite clear that, It is possible to say that ...); hoặc cấu trúc bị động: It can be summarized that; It is understandable that…)

Ngoài ra, có sự khác biệt trong việc sử dụng các cấu trúc nhân xưng và cấu trúc vô nhân xưng đóng vai trò là các từ ngữ nối để biểu thị các mục đích phát ngôn giữa hai ngôn ngữ. Kết quả bảng 2.8. và 2.9 cho thấy ngoài việc biểu thị 4 phạm trù ngữ nghĩa như tiếng Việt: sự nhấn mạnh vai trò của cá nhân; sự không chắc chắn; sự khẳng định, thừa nhận hay biểu thị quá trình suy luận dẫn đến kết quả/nhận định nghiêng về tính khách quan, các cấu trúc này trong VBKH tiếng Anh còn biểu thị kết luận nêu ra được trên cơ sở những nguyên nhân, lý do. Điều này cho thấy sự thể hiện các phạm trù ngữ nghĩa của các từ ngữ nối có hình thức là mệnh đề trong VBKHXHTA phong phú hơn VBKHXHTV.

2.4. TIỂU KẾT

Từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA có những đặc trưng đáng chú ý về dấu hiệu nhận diện như vị trí, chức năng, ngữ nghĩa... Đây là nhóm từ ngữ nối có số lượng phong phú, được sử dụng linh hoạt với tần suất xuất hiện rất khác nhau. Bên cạnh các từ ngữ nối thuộc thành phần chuyển tiếp và nằm ngoài nòng cốt câu còn có những từ ngữ nối đóng vai trò là trạng từ chỉ

cách thức. Một số từ ngữ nối còn tham gia vào tổ chức cấu trúc của phát ngôn, là một trong hai thành phần quan trọng của tổ chức phát ngôn: đề ngữ (đề tình thái).

Về mặt cấu tạo, các từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong cả hai ngôn ngữ có thể xuất hiện dưới dạng từ, cụm từ, mệnh đề (cấu trúc C-V). Đồng thời, các phương tiện ngôn ngữ đóng vai trò là các từ ngữ nối trong cả hai ngôn ngữ khá phong phú bao gồm đại từ, trạng từ, hoặc quan hệ từ, tổ hợp từ cố định dạng quán ngữ tình thái; tổ hợp tự do như: tổ hợp trạng từ, tổ hợp giới từ, danh từ, tính từ, động từ tình thái... Ngoài ra, cả hai ngôn ngữ còn có các từ ngữ nối có cấu tạo là các cấu trúc nhân xưng và cấu trúc vô nhân xưng.

Trong VBKHXHTV và VBKHXHTA, việc sử dụng các phương tiện nối này đã giúp các tác giả thể hiện các quan điểm của mình đối với các kết luận/nhận định khoa học được nêu ra. Trong VBKH, các phương tiện nối này được các tác giả sử dụng một cách đa dạng và linh hoạt. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong cả hai ngôn ngữ, các tác giả đều sử dụng các phương tiện nối nhằm thực hiện nhiều chức năng ngữ nghĩa khác nhau, cụ thể để thực hiện các chức năng tình thái đối với các kết luận/nhận định khoa học của mình. Trong đó, từ ngữ nối thể hiện phạm trù ngữ nghĩa: kết luận được nêu ra là có cơ sở từ một lý do hoặc nguyên nhân (tức thể hiện mối quan hệ nhân quả) chiếm tần suất xuất hiện cao nhất, thậm chí trong VBKHXHTA, tỉ lệ này là áp đảo (so sánh: tiếng Việt 29,8% (140 lần xuất hiện), tiếng Anh 44,5% (324 lần xuất hiện)). Trong VBKH, đặc trưng của chúng là mang tính logic, nhất quán nghiêm ngặt, đòi hỏi các kết luận ở trong VB được rút ra một cách hợp lý từ nội dung, không gây ra mâu thuẫn cho nên việc sử dụng thường xuyên các từ ngữ nối đánh dấu mối quan hệ nhân quả này có tác dụng tạo ra sợi dây móc nối về ngữ nghĩa giữa các phát ngôn, qua đó góp phần quan trọng tạo ra tính mạch lạc cho VB. Điều này đã lý giải tại sao các từ ngữ nối biểu thị mối quan hệ nhân quả chiếm tần suất xuất hiện nhiều nhất trong cả VBKHXHTV và VBKHXHTA.

Điểm khác biệt lớn nhất là: nếu như trong VBKHXHTV, phương tiện ngôn ngữ đóng vai trò là từ ngữ nối được các tác giả ưa dùng là các đại từ hoặc tổ hợp quan hệ từ và đại từ thì trong VBKHXHTA, các tác giả lại ưa dùng các trạng từ bởi xét về tần suất xuất hiện, chúng có số lần xuất hiện lớn cao nhất.

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí