Trong các ví dụ (23) trên, từ ngữ nốiquả thật mang ý nghĩa khẳng định hoặc nhấn mạnh đối với nhận định được nêu ra. Tác giả sử dụng quả thật để ngụ ý rằng thông tin đứng sau phát ngôn chứa nó được nổi bật như là thông tin quan trọng nhất mà người viết hướng tới và thông tin này xuất hiện như là một điều tất yếu, khách quan. Rò ràng, sự nhấn mạnh của từ ngữ nối trong phát ngôn có tác dụng điều chỉnh, định hướng thông tin của phát ngôn. Hay nói cách khác, việc sử dụng các từ ngữ nối có chức năng khẳng định, nhấn mạnh kết quả/ nhận định trong nghiên cứu đã giúp người viết trình bày hoặc nêu ra nhận định/ kết quả một cách đầy đủ, chính xác và khách quan với quan điểm rò ràng, chứng cớ đầy đủ thuyết phục người đọc.
Trái với ý muốn khẳng định hoặc nhấn mạnh vào nhận định nêu ra, trong ví dụ
(24) người nói sử dụng trạng từ có lẽ bởi không thực sự chắc chắn về những thông tin mình nói ra bởi người nói có thể chưa có bằng cứ xác đáng, chưa có sự kiểm nghiệm hoặc còn phân vân về điều gì đó; ngụ ý rằng nhận định, kết luận tác giả đưa ra mới chỉ là suy đoán có tính chất chủ quan, chưa chắc chắn của tác giả. Tuy nhiên, trong trường hợp này, mặc dù tác giả không khẳng định sự chắc chắn về thông tin được đưa ra, nhưng người nói tin là hiện thực phần nhiều là đúng như thế, bởi người nói đã có một cơ sở khoa học, những bằng chứng (ở những phát ngôn trước) để đưa ra kết luận và giúp cho người nghe tin vào điều mình đưa ra. Ngoài ra, việc sử dụng có lẽ có tác dụng giảm nhẹ mức độ trách nhiệm của người nói đối với tính đúng hoặc sai của thông tin hiện thực phản ánh trong kết luận hoặc nhận định.
+ Từ tình thái biểu thị kết quả nêu ra là có lý do hoặc nguyên nhân
Loại này chỉ có 1 đơn vị (0,9%): thành ra và chỉ có 1 lần xuất hiện (chỉ chiếm 0,2% tổng số lần xuất hiện). Trong VBKHXHTV, tác giả sử dụng từ nối này nhằm thể hiện kết quả nêu ra là có lý do hoặc nguyên nhân, theo quan hệ nguyên nhân - kết quả. Xét ví dụ dưới đây:
(25) Đi sâu vào thế giới mạng, ta thấy các blogger của ta ngày càng muốn thể hiện hết mình cái tôi “sáng tạo” của họ. Sáng tạo tới mức “siêu quậy” và phá vỡ các chuẩn mực về các quy định ngôn từ cần tuân thủ. Họ viết thư tình cho nhau mà chỉ có duy nhất một người mới hiểu. Có nghĩa là, ngay cả bạn trai (hay bạn gái) của họ nhận được, không đọc được ư? Mặc kệ. “Ai mệt cứ mệt. Ngôn ngữ @ trên mạng phong phú thế nào thì ngoài đời cũng...bao la chừng đó. Thay vì ba hoa, nhiều bạn trẻ dùng từ “chém gió”, “quởn” thay cho “chán ngán”... Đặc biệt, những bạn trẻ ham mê hip hop thường thích dùng tiếng lóng nhất.
Một bạn gái được khen là “kiu” sẽ sướng nức nở vì biết rằng mình đang yêu lắm (!). Thành
ra, cách ăn nói cũng là một thứ giống như phụ kiện thời trang trong thời buổi càng khác người càng tốt này (!) [V5: tr.66].
Ở ví dụ (25), người viết sử dụng từ ngữ nối thành ra nhằm nêu ra kết quả và kết quả này thể hiện sự đánh giá có khuynh hướng tiêu cực của người nói đối với hiện trạng sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ nêu trên.
- Từ ngữ nối thuộc lớp động từ và tính từ biểu thị sự kết thúc/ khái quát
Ngoài các phương tiện ngôn ngữ được dùng làm từ nối ghép là tổ hợp quan hệ từ, đại từ và lớp từ tình thái, các từ ngữ nối ghép còn thuộc lớp động từ và tính từ. Loại này có 5 đơn vị (4,3%): cuối cùng, nhìn chung, nói chung, thiết tưởng, tóm lại. Trong VBKHXHTV, nhóm từ nối có cấu tạo ghép thuộc lớp động từ và tính từ có tần suất xuất hiện khá cao với 31 lần (chiếm 6,6 tổng số lần xuất hiện). Trung bình, mỗi từ nối thuộc nhóm này có tần suất xuất hiện là 6,2 lần. Trong số đó, tóm lại và nhìn chung có tần suất xuất hiện cao nhất (lần lượt là 14 lần và 10 lần).
Trong cấu trúc của những từ nối thuộc lớp động từ và tính từ này phần lớn thường có một động từ hoặc tính từ làm trung tâm và đi kèm với một số yếu tố khác. Quan sát kĩ hơn có thể thấy các động từ, tính từ tạo nên từ nối kiểu song tiết thường là những động từ, tính từ mang tính nhận thức (nói trong nói chung, nhìn trong nhìn chung, tưởng trong thiết tưởng...).
Vì vậy, xét về mặt chức năng của các phương tiện nối là từ ghép cũng chủ yếu là các quán ngữ tình thái, đó là những từ được sử dụng lặp đi lặp lại thành quen và đã trở thành những phương tiện để liên kết chuyên dụng và thể hiện hiện sự đánh giá của người nói. Một số tác giả, chẳng hạn như Trần Ngọc Thêm (1985), gọi đây là các kết từ hay các kết hợp cố định song tiết.
Trong VBKHXHTV, khi sử dụng các kết từ hay các kết hợp cố định song tiết (quán ngữ có tác dụng liên kết) này, tác giả nhằm đưa ra những nhận định hoặc kết luận chung mang tính khách quan trong các phát ngôn, trên cơ sở những dữ kiện, luận cứ đã nêu ở trước đó. Ví dụ:
(26) [...] Cuối cùng là vấn đề thúc đẩy tăng năng suất lao động trong nền kinh tế Malaysia mà các nhà hoạch định chính sách đang phải đối mặt. [V9: tr.113]
Ở ví dụ trên, sau khi trình bày một loạt các đặc điểm của chính sách lao động tại Malaysia, tác giả đi đến đặc điểm cuối về vấn đề này thông qua việc sử dụng từ
nối cuối cùng, đó là vấn đề thúc đẩy tăng năng suất lao động trong nền kinh tế Malaysia.
(27) [...]Tóm lại, vấn đề xác định “đối tượng”, “đối tác” trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia là một vấn đề rất hệ trọng và nhạy cảm. [V50: tr.42]
Ở ví dụ (27), sau khi đã trình bày việc xác định đối tượng”, đối tác, trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia bằng một loạt các luận điểm: một là..., hai là..., ba là..., bốn là... và mỗi luận điểm tương ứng với rất nhiều phát ngôn khác nhau, tác giả đã đi đến sự tổng kết rằng: đây là một vấn đề rất hệ trọng và nhạy cảm. Chính từ nối tóm lại đã tường minh hoá mối quan hệ này và nhờ đó người đọc dễ dàng nhận thấy đây là câu mang ý nghĩa tổng kết những câu trước đó. Và những câu trước đó được liên kết với câu cuối chính là nhờ từ nối tóm lại này. Như vậy, chính nhờ có từ nối này mà VB đó được thống nhất thành một chỉnh thể trọn vẹn và khép kín. Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu trên.
Bảng 2.4: Số lượng, hình thức cấu tạo, chức năng ngữ nghĩa và tần suất xuất hiện của từ ngữ nối trong VBKHXHTV có hình thức là từ
Chức năng ngữ nghĩa | Số lượng | Tần suất | |||
SL | Tỉ lệ % | Tần suất | Tỉ lệ % | ||
Từ đơn | Đại từ biểu thị sự kết thúc hoặc khái quát | 1 | 0,9% | 6 | 1,3% |
Tổng (1): | 1 | 0,9% | 6 | 1,3% | |
Từ ghép | Quan hệ từ, đại từ biểu thị kết quả nêu ra là có lý do hoặc nguyên nhân | 15 | 13% | 139 | 29,6% |
Quan hệ từ, đại từ biểu thị sự kết thúc hoặc khái quát | 2 | 1,7% | 70 | 14,9% | |
Từ tình thái chỉ mức độ đánh giá | 7 | 6,1% | 13 | 2,8% | |
Từ tình thái biểu thị kết quả nêu ra là có lý do hoặc nguyên nhân | 1 | 0,9% | 1 | 0,2% | |
Động từ và tính từ biểu thị sự kết thúc hoặc khái quát | 5 | 4,3% | 31 | 6,6 % | |
Tổng (2): | 30 | 26,1% | 254 | 54,1% | |
Tổng (1) + (2) | 31 | 27% | 260 | 55,4% |
Có thể bạn quan tâm!
- Tiêu Chí Nhận Diện Từ Ngữ Nối Biểu Thị Ý Nghĩa Kết Quả, Tổng Kết Tiếng Việt
- Về Tương Quan Số Lượng Từ Ngữ Nối Nguyên Cấp Và Từ Ngữ Nối Biến Thể
- Đặc Điểm Cấu Tạo - Ngữ Nghĩa Của Từ Ngữ Nối Biểu Thị Ý Nghĩa Kết Quả, Tổng Kết Trong Vbkhxhtv Và Vbkhxhta
- Hình Thức Cấu Tạo, Chức Năng Ngữ Nghĩa Và Tần Suất Xuất Hiện Của Từ Ngữ Nối Trong Vbkhxhta Có Hình Thức Là Từ
- Số Lượng, Hình Thức Cấu Tạo, Chức Năng Ngữ Nghĩa Và Tần Suất Xuất Hiện Của Từ Ngữ Nối Trong Vbkhxhtv Có Hình Thức Là Cụm Từ
- Số Lượng, Hình Thức Cấu Tạo, Chức Năng Ngữ Nghĩa Và Tần Suất Xuất Hiện Của Từ Ngữ Nối Trong Vbkhxhta Có Hình Thức Là Cụm Từ
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
b. Trong VBKHXHTA
Trong ngữ liệu khảo sát, từ ngữ nối là từ trong VBKHXHTA có 26/136 đơn vị, chỉ chiếm 19,1% tổng số các từ ngữ nối được khảo sát. Tuy nhiên, tần suất xuất hiện
của chúng trong VBKH rất cao với 458 lần, chiếm 62,9% tổng số lần xuất hiện của các từ ngữ nối được khảo sát trong VBKHXHTA.
(i) Từ ngữ nối có cấu tạo là từ đơn
Từ ngữ nối có cấu tạo là từ đơn chiếm số lượng nhiều nhất với 20 đơn vị (14,7%). Đây cũng là nhóm từ ngữ nối có tần suất xuất hiện cao nhất với số lần xuất hiện 390 lần, chiếm 53,6% trên tổng số lần xuất hiện của các từ ngữ nối được khảo sát. Trung bình 1 từ nối trong VBKHXHTA là từ đơn có tần suất xuất hiện là 18,5 lần. Một số từ nối có tần suất xuất hiện rất cao phải kể đến là: therefore (vì vậy) -121 lần, thus (vì vậy) - 118 lần, finally (cuối cùng) - 37 lần, hence (do đó) - 28 lần, so (vì vậy, vì thế) - 21 lần, accordingly (theo đó) - 21 lần, consequently (do đó) - 14 lần...
Xét về chức năng phương tiện ngôn ngữ tham gia cấu tạo nên các từ ngữ nối này trong VBKHXHTA, chúng đều là các trạng từ. Đây là phương tiện từ vựng mang nghĩa tình thái được sử dụng như từ ngữ nối trong phát ngôn. Trong VBKHXHTA, chúng có chức năng hay nói đúng hơn chúng được sử dụng để thể hiện quan điểm, sự đánh giá của người viết/nói đối với các kết luận/ nhận định được nêu ra. Đi sâu vào chi tiết, có thể phân chúng thành các nhóm sau:
+ Trạng từ chỉ mức độ đánh giá: loại này có 7 đơn vị (4,4%) và có số lần xuất hiện 12 lần (1,6% tổng số lần xuất hiện). Trong VBKH, các trạng từ này thường được dùng để diễn tả mức độ khẳng định khác nhau của tác giả đối với những nhận định hoặc kết quả được nêu ra... Căn cứ vào khả năng hay mức độ xác thực mà người nói thể hiện có thể nêu ra thang độ của trạng từ chỉ mức độ như mức độ khẳng định cao: undoubtedly (không còn nghi ngờ gì nữa), clearly (rò ràng), actually (thực sự); mức độ khẳng định thấp: presumably (có lẽ)...
Xét các ví dụ dưới đây:
(28) Among many approaches and techniques of teaching English writing, Caplan and Pearson (2007) suggested that a writing workshop is able to successfully improve ESL students‟ writing skills through student-centered writing processes. Dorn and Soffos (2001) also confirmed that teaching writing with a Workshop approach scaffolds students‟ writing development, further helping them become independent writers.
Clearly, Workshop approach is a great teaching technique for teaching writing (Caplan & Pearson, 2007). Indeed, a successful writing workshop not only promotes students‟ skills in writing, but also cultivates teacher-student and student-student relationships in the
environment of collaborative learning [E25: p.8] (Trong số nhiều cách tiếp cận và kỹ thuật dạy viết tiếng Anh, Caplan và Pearson (2007) cho rằng một cuộc thảo luận nhóm viết có thể cải thiện thành công kỹ năng viết của học sinh ESL thông qua quá trình viết lấy học sinh làm trung tâm. Dorn và Soffos (2001) cũng xác nhận rằng việc dạy viết theo phương pháp thảo luận nhóm sẽ hỗ trợ sự phát triển khả năng viết của học sinh, hơn nữa giúp họ trở thành những nhà văn độc lập.
Rò ràng, cách tiếp cận thảo luận nhóm là một kĩ thuật giảng dạy tuyệt vời để dạy viết (Caplan & Pearson, 2007). Thật vậy, một hội thảo viết thành công không chỉ thúc đẩy kỹ năng viết của học sinh mà còn nuôi dưỡng các mối quan hệ giữa giáo viên - học sinh và học sinh - sinh viên trong môi trường học tập hợp tác).
(29) Relatively little empirical research has been conducted on international negotiation outcomes during actual negotiations,perhaps due to logistical issues or the lack of willing participants. The preponderance of available research represents insight that has focused on cultural styles or preferences. Essentially, large amounts of independent data are available, but little that facilitates the development of intercultural negotiation competency [E41: p.19] (Tương đối ít nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện về kết quả đàm phán quốc tế trong quá trình đàm phán thực tế, có thể do các vấn đề hậu cần hoặc thiếu những đối tượng nghiên cứu sẵn sàng tham gia. Ưu thế của nghiên cứu sẵn có cho thấy hiểu biết sâu sắc tập trung vào phong cách hoặc sở thích văn hóa. Có lẽ, mặc dù có sẵn một lượng lớn dữ liệu độc lập, nhưng ít tạo được điều kiện cho việc phát triển năng lực đàm phán liên văn hóa).
Trong ví dụ (28), tác giả sử dụng trạng từ clearly nhằm để liên kết giữa câu chứa nó với các câu đứng trước đó, qua đó khẳng định kết luận: tính ưu việt của phương pháp thảo luận nhóm, đó là một kỹ thuật giảng dạy tuyệt vời để dạy viết cho học sinh.
Ngược lại, trong ví dụ (29), người nói sử dụng trạng từ essentially bởi không muốn khẳng định kết luận, nhận định đưa ra trong phát ngôn là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, trong trường hợp này, mặc dù mới chỉ là sự khẳng định một cách dè dặt của tác giả đối với thông tin được đưa ra, nhưng người viết/nói tin là hiện thực phần nhiều là đúng như thế, bởi người viết/nói đã có một cơ sở khoa học, những bằng chứng (ở những phát ngôn trước) để đưa ra kết luận và giúp cho người nghe tin vào điều mình đưa ra.
+ Trạng từ chỉ sự phỏng đoán: loại này chỉ có 1 đơn vị: apparently (hình như) (1,5%) và cũng chỉ có 1 lần xuất hiện (0,1% tổng số lần xuất hiện). Trong VBKH, trạng
từ này được sử dụng khi người nói không thực sự chắc chắn về những nhận định
hoặc kết luận mình đưa ra bởi người nói có thể chưa có bằng cứ xác đáng, hay chưa có sự kiểm nghiệm của bản thân hoặc sự đồng tình của độc giả. Vì vậy, việc sử dụng trạng từ này nhằm thể hiện tính chất chủ quan của người nói khi đưa ra một nhận định hay kết luận nào đó.
+ Trạng từ biểu thị kết quả nêu ra là có lý do hoặc nguyên nhân: loại này tuy chỉ có 7 đơn vị (5,1%) nhưng là nhóm từ ngữ nối số lần xuất hiện cao nhất với 324 lần (chiếm 44,5% tổng số lần xuất hiện). Trái với trạng từ chỉ sự phỏng đoán, trong VBKH khi sử dụng các trạng từ này, người nói muốn thể hiện rằng các kết luận, nhận định đưa ra là có lý do hoặc nguyên nhân, hoặc dựa trên cơ sở những lý lẽ, chứng cứ đầy đủ, khách quan; là quá trình suy ý được rút ra từ văn cảnh phía trước. Đó là các trạng từ: accordingly (theo đó), consequently (do đó), thereby (vì vậy), therefore (vì vậy), thus (vì vậy), hence (do đó)...
Xét ví dụ dưới đây:
(30) In order to overcome the difficulties that a small business experiences in taking responsibility by itself, the owner-manager should become active on a level higher than the individual firm. Thus, in addition to creating jobs, economic growth, small business owner- managers can become more effective in SBSR action by actively seeking partners in the market. [E25: p.268] (Để vượt qua những khó khăn mà một doanh nghiệp nhỏ phải tự chịu trách nhiệm, người quản lý chủ sở hữu nên tích cực ở cấp độ cao hơn so với công ty cá nhân. Do đó, ngoài việc tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế, các nhà quản lý chủ doanh nghiệp nhỏ có thể trở nên hiệu quả hơn trong hành động của SBSR bằng cách tích cực tìm kiếm đối tác trên thị trường)
(31) Boesen ((2006) shows, based on a study of a stratified and random selection of teacher-made tests (n = 52), that teacher-made tests tend to differ from the Swedish national tests in mathematics. He therefore concludes that the influence of the national tests on teachers' development of own tests is „fairly modest‟. [E20: p.46] (Boesen (2006), dựa trên một nghiên cứu về sự lựa chọn ngẫu nhiên và ngẫu nhiên các bài kiểm tra do giáo viên thực hiện (n = 52) cho thấy, các bài kiểm tra về toán học do giáo viên thực hiện có xu hướng khác với các bài kiểm tra quốc gia của Thụy Điển. Do đó, ông kết luận rằng ảnh hưởng của các bài kiểm tra quốc gia đối với sự phát triển các bài kiểm tra của giáo viên là khá khiêm tốn.)
Ở ví dụ (30) và (31) người nói sử dụng từ nối thus và therefore để liên kết giữa phát ngôn chứa nó với phát ngôn trước bằng quan hệ ngữ nghĩa hoàn toàn logic khách quan: nguyên nhân - kết quả. Cụ thể, tác giả sử dụng từ nối là trạng từ thus,
therefore nhằm đưa ra kết luận và kết luận này được rút ra trên cơ sở của sự suy luận hợp lý, logic từ nguyên nhân được nêu ra ở phát ngôn trước. Như vậy, việc sử dụng các từ ngữ nối là trạng từ thể hiện sự thừa nhận mang tính khách quan, có tác dụng thể hiện những kết luận, nhận định mà tác giả đưa ra là không mang ý kiến chủ quan, mà nó hoàn toàn chính xác bởi vì đó là một quá trình suy ý, rút ra từ những nguyên nhân, chứng cứ rò ràng, xác thực và cụ thể.
+ Trạng từ biểu thị sự kết thúc hoặc khái quát: loại này có 5 đơn vị (3,7%) và có số lần xuất hiện 53 lần (chiếm 7,2%). Chẳng hạn: eventually (cuối cùng), finally (cuối cùng), lastly (cuối cùng), essentially (về cơ bản), generally (nói chung). Trong VBKH, người nói sử dụng các từ nối này nhằm chỉ sự kiện cuối cùng hoặc báo hiệu sự kết thúc vấn đề hoặc hoặc kết thúc luận điểm trình bày, hoặc cũng có thể là đưa ra nhận định/ kết luận chung, mang tính khái quát.
Xem xét một số ví dụ dưới đây để thấy vai trò của các từ ngữ nối là trạng từ thể hiện sự kiện cuối cùng hoặc kết thúc trong việc tạo nên các quan hệ ngữ nghĩa trong VBKHXHTA:
(32) [...] Finally, evaluation of educational interventions and programs is related to the work in DBER that measures the effectiveness of particular instructional strategies, course structures, or programs of study. [E25: p.242] (Cuối cùng, việc đánh giá và can thiệp các chương trình giáo dục có liên quan đến công việc DBER như là đo lường hiệu quả của các chiến lược giảng dạy cụ thể, cấu trúc khóa học hoặc chương trình học.)
(33) […] Basically, there has been much discussion on the definition of values. In the West itself, there have been discussions on the relationship between values and science and technology since the 19th Century until the present [E29: p.55] (Về cơ bản, đã có nhiều cuộc thảo luận về định nghĩa giá trị. Ở chính phương Tây, đã có những cuộc thảo luận về mối quan hệ giữa giá trị và khoa học công nghệ từ thế kỷ 19 cho đến nay)
(34) […] Generally, the scoring rubric and marginal comment are convenient ways for teachers to provide students with feedback and for students to obtain feedback from teachers [E25: p.10] (Nói chung, phiếu chấm điểm và nhận xét bên lề là những cách thuận tiện để giáo viên cung cấp cho học sinh phản hồi và để học sinh nhận được phản hồi từ giáo viên).
Ở ví dụ (32), việc sử dụng từ ngữ nối là trạng từ finally, giúp tác giả kết thúc và chốt lại việc trình bày một vấn đề, hoặc một luận điểm. Đồng thời việc sử dụng trạng từ finally giúp tác giả trình bày vấn đề một cách rò ràng, mạch lạc theo tiến trình một cách tuần tự: mở đầu - diễn biến - kết thúc.
Còn ở ví dụ (33) và (34), việc sử dụng từ nối là trạng từ basically và generally giúp tác giả đưa ra sự đánh giá mang tính khái quát, chốt lại vấn đề đã nêu ra ở phía trên, qua đó góp phần thể hiện quan điểm, tư tưởng của tác giả. Việc sử dụng các từ ngữ nối này còn nhằm tránh phải đưa ra sự tổng kết, đánh giá mang tính chính xác và có sự cam kết tuyệt đối.
(ii) Từ ngữ nối có cấu tạo là ghép
Loại này xét về số lượng chỉ có 6 đơn vị (4,4%), nhưng xét về tần suất sử dụng, chúng có số lần xuất hiện khá cao với 68 lần, chiếm 9,3% trên tổng tần suất xuất hiện của các từ ngữ nối được khảo sát trong VBKHXHTA. Trung bình 1 từ nối là từ ghép có tần suất xuất hiện 11,3 lần trong số đó có một số từ nối là từ ghép có tần suất sử dụng cao như: indeed (thật vậy) - 30 lần, infact (trong thực tế) - 25 lần, overall (nhìn chung) - 8 lần.
Các phương tiện ngôn ngữ đóng vai trò là từ nối có cấu tạo ghép đều là các trạng từ tình thái: basically (về cơ bản), in fact (trên thực tế), maybe (có lẽ), overall (nhìn chung), predictably (có thể dự đoán), indeed (thật vậy). Giống như các trạng từ có cấu tạo đơn, các từ ngữ nối có cấu tạo ghép là trạng từ cũng có thể được phân thành các nhóm sau:
+ Trạng từ chỉ mức độ: loại này chỉ có 2 đơn vị (1,5%): maybe (có lẽ), indeed (thật vậy). Tuy nhiên, xét về tần suất xuất hiện, chúng có số lần xuất hiện khá cao với 32 lần, chiếm 4,4% tổng số lần xuất hiện. Trong đó, indeed (thật vậy) có số lần xuất hiện rất cao là 30 lần. Trong VBKHXHTA, các trạng từ tình thái đóng vai trò là các từ nối chỉ mức độ được sử dụng nhằm dẫn lối để các tác giả đưa ra các kết luận, nhận định với các mức độ đánh giá khác nhau: mức khẳng định cao, mức chưa chắc chắn, trong đó trạng từ chỉ mức độ với sự cam kết cao, mang tính khẳng định: indeed (thật vậy), còn trạng từ chỉ mức độ khẳng định thấp: maybe (có lẽ).
So sánh một số ví dụ sau:
(35) One of the greatest challenges facing Africa today is restoring its economic growth and sustainability goals. During the 1980s and early 1990s, some African countries were plagued with severe political instability and poverty. Fortunately, these challenges have been followed by favorable democratic and environmental renaissance. Indeed, the current positive conditions have become a catalyst for economic growth, bringing affordable energy, jobs, revenues and an accompanying resurgence of manufacturing and agricultural products [E5: p.1] (Một trong những thách thức lớn nhất đối với châu Phi hiện nay là khôi phục các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và bền vững. Trong những năm 1980 và