+ Ngoài ra còn có quán ngữ thể hiện kết quả nêu ra là có lý do hoặc nguyên nhân. Loại này chỉ có 1 đơn vị (0,9%) và có số lần xuất hiện 4 lần (chiếm 0,9% tổng số lần xuất hiện), đó là quán ngữ kết quả là. Ví dụ:
(40) Như là một điều kiện quan trọng, cần thiết để phát triển trường đại học, việc trao quyền tự chủ được xác lập gần giống như sự phân quyền, nghĩa là được quyền tự do trong việc quản trị tổ chức, lãnh đạo (...) (1). Hơn nữa, với quyền tự chủ được trao, các trường cũng sẽ sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính phục vụ các nhiệm vụ ưu tiên của nhà trường (2). Kết quả là, các trường sẽ giảm bớt trì trệ, ỉ lại, dựa dẫm vào bao cấp của Nhà nước, từ đó có thêm động lực để phấn đấu tự khẳng định mình trong cuộc cạnh tranh trên thị trường giáo dục đại học (3). [V42: tr.50]
Trong câu 3 của ví dụ trên, tác giả dùng cụm từ nối kết quả là để liên kết ngữ nghĩa giữa phát ngôn chứa nó và với các phát ngôn trước, bằng việc chỉ ra kết quả của việc trao quyền tự chủ cho các trường đại học. Nghĩa là tổ hợp này cho biết phát ngôn sau là kết quả của các phát ngôn trước.
- Tổ hợp quan hệ từ:
Bên cạnh từ ngữ nối là cụm từ do các phương tiện ngôn ngữ là quán ngữ đảm nhiệm, một số từ ngữ nối có hình thức là cụm từ cố định còn có cấu tạo là các tổ hợp quan hệ từ. Loại này có 7 đơn vị (6,1%), chẳng hạn: chính vì thế, chính vì vậy, do vậy mà, như vậy là... Các phương tiện nối này thực chất vẫn là những từ ghép nhưng được người nói xen vào các từ khác ở các vị trí đầu, cuối khác nhau: chính + vì thế
chính vì thế, do vậy + mà do vậy mà...
+ Trong VBKH, những từ ngữ nối này được người nói sử dụng không chỉ là phương tiện liên kết VB về mặt hình thức, mà còn là sự nhấn mạnh vào kết quả hoặc nhận định được đưa ra. Việc nhấn mạnh này đôi khi bao hàm cả sự khẳng định, thừa nhận thông tin nghiêng về tính khách quan. Cụ thể, khi sử dụng những từ ngữ nối loại này, người nói muốn nhấn mạnh, khẳng định tính chính xác của kết quả hay nhận định mình nêu ra. Ví dụ:
(41) Sự bất bình đẳng trong tuyển dụng lao động dựa vào màu da, giới tính, tín ngưỡng tôn giáo hay tình trạng thể chất là điều không thể chấp nhận trong một thị trường lao động hiện đại, văn minh. Người lao động lượng thiện dù ở công việc gì hay hoàn cảnh nào cũng đều cần được hệ thống chính sách về lao động bảo vệ trước tình trạng đối xử phân biệt, vì điều đó ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý lao động và ý chí vươn lên của người lao động, nhất là những người thuộc nhóm yếu thế trong xã hội. Chính vì vậy, hình thức yêu
cầu các doanh nghiệp có trên 50 lao động phải có báo cáo thường niên về sự bình đẳng trong tuyển chọn và sử dụng lao động là một hình thức hay để phổ biến thói quen và tư duy về sự bình đẳng ở nơi làm việc. [V9: tr.115.]
Trong ví dụ trên, từ ngữ nối chính vì vậy mang ý nghĩa nhấn mạnh, khẳng định. Nó giúp cho thông tin đứng sau của phát ngôn chứa nó được nổi bật như là thông tin quan trọng nhất mà người viết hướng tới. Và thông tin này xuất hiện như là một điều tất yếu, khách quan. Rò ràng, sự nhấn mạnh của từ ngữ nối này trong phát ngôn có tác dụng điều chỉnh, định hướng thông tin của phát ngôn.
Loại này có 6 đơn vị (5,2%) và có số lần xuất hiện là 25 lần (chiếm 5,4% tổng số lần xuất hiện), trong đó chính vì vậy có tần suất xuất hiện rất cao với 20 lần.
+ Ngoài ra còn có tổ hợp quan hệ từ thể hiện nhận định hoặc kết luận mang tính khái quát. Loại này chỉ có 1 đơn vị: như vậy là (0,9%) và có số lần xuất hiện 2 lần (chỉ chiếm 0,4% tổng số lần xuất hiện).
(ii) Cụm từ tự do
Nghiên cứu cho thấy hầu hết các từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết là cụm từ tự do với 38 đơn vị, chiếm tỉ lệ đáng kể 33% trên tổng số từ ngữ nối được khảo sát. Nhưng xét về tần suất, chúng có số lần xuất hiện khá thấp, chỉ là 64 lần, chiếm 13,6% tổng số lần xuất hiện (trung bình một từ ngữ nối là cụm từ tự do có số lần xuất hiện chỉ là 1,7 lần).
Xét về cấu trúc các từ ngữ nối là cụm từ tự do, chúng có nhiều kiểu kết hợp khác nhau:
- Cụm từ phái sinh (biến thể của từ và cụm từ cố định)
Phổ biến nhất là một số cụm từ nối thực chất là từ hoặc cụm từ cố định bên trên nhưng lại được người nói tách ra, đồng thời xen vào các từ khác ở các vị trí khác nhau (đầu, cuối, giữa), hoặc có thể thay thế bằng từ cùng trường nghĩa hoặc đồng nghĩa để tạo thành các cụm từ tự do. Loại này có 23 đơn vị (20%) và có số lần xuất hiện là 34 lần (chỉ chiếm 7,2% tổng số lần xuất hiện). Chẳng hạn:
Có thể nói có thể nói rằng/ đây có thể nói; Nói cách khác nói một cách khác/ nói một cách dễ hiểu/ nói một cách tổng quát/ nói một cách không quá rằng/ Có thể thấy có thể thấy rằng/ dễ thấy rằng/ có thể khẳng định rằng/ nhìn ... có thể nhận thấy một thực tế là; Rò ràng là đây rò ràng là; Nhìn chung nhưng nhìn
chung; Hiển nhiên hiển nhiên dễ thấy...
Cách tạo ra biến thể từ các từ và cụm từ cố định đã tạo ra một số lượng đáng kể các cụm từ tự do. Sở dĩ người nói thường tìm cách tạo ra biến thể về ngôn ngữ khác nhau này là để nhằm đáp ứng, thoả mãn những cách diễn đạt phong phú và tinh tế khác nhau phù hợp với từng văn cảnh, tình huống, từ đó tạo ra những sắc thái ngữ nghĩa khác nhau, qua đó thể hiện phong cách, quan điểm của người tạo lập VB cũng như góp phần tạo nên sự lôi cuốn đối với độc giả. Chẳng hạn, để nhấn mạnh kết quả, nhận định nêu ra; giải thích, đính chính kết quả/nhận định; hoặc để chỉ mức độ đánh giá khác nhau đối với kết quả, nhận định đưa ra...
Xét một số ví dụ dưới đây:
(42) Bên trên là một vài miêu tả hướng đến một số giải pháp chính tả liên quan đến địa danh có chứa yếu tố số. Rò ràng là đằng sau hiện tượng thoạt nhìn có vẻ đơn giản này là cả một hệ nhân tố gắn với nhiều hệ thống và tiểu hệ thống chính tả tiếng Việt. Hiển nhiên dễ thấy vấn đề đang bàn không chỉ bó hẹp trong phạm vi thuần ngôn ngữ và tiêu chí tiết kiệm không phải là một điều bất di bất dịch [V2; 54]
(43) Tim liên quan đến trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ bộ phận con người hầu như ngôn ngữ nào cũng có, đó là sản phẩm của những trải nghiệm có tính tương tác của một cộng đồng diễn ngôn (1). Nói một cách đơn giản, con người với tư cách là chủ thể giao tiếp thường dùng những kinh nghiệm, những hiểu biết thu nhận được hoặc có tính cá nhân hoặc được hấp thụ từ cộng đồng diễn ngôn như một điều mặc nhiên, làm xuất phát điểm để tri nhận thế giới (2). [V30: tr.35]
(44) Tiếng Anh trở thành một cầu nối quan trọng bậc nhất (so với các ngôn ngữ khác) để Việt Nam vươn ra thế giới. Chính sự đòi hỏi bức thiết này đã thúc đẩy sự mở rộng và nâng cao vị thế của tiếng Anh ở Việt Nam. Nói một cách không quá rằng, tiếng Anh đang đi vào đời sống của mỗi nhà, mỗi người, len lỏi trong từng ngò xóm. [V4: tr.5]
Việc sử dụng các cụm từ nối: hiển nhiên dễ thấy, nói một cách đơn giản, nói một cách không quá rằng trong các ví dụ (42), (43), (44) trên giúp người nói tránh được việc tuyệt đối những nhận định, kết luận mà họ đưa ra, đồng thời tăng thêm sự thuyết phục của độc giả đối với thông tin trong phát ngôn của mình.
- Sự kết hợp của cụm từ nối sóng đôi:
Trong VBKHXHTV, có những cụm từ nối sóng đôi kiểu như: nhưng nhìn chung; và do vậy; và suy cho cùng; vậy, có thể dự đoán là; như vậy, có thể khẳng định; như vậy, có thể nói; như vậy, về cơ bản; do vậy, có thể khẳng định rằng; vậy, có thể nhận định; vậy, có thể thấy ... Loại này có 9 đơn vị (7,8%) và có số lần xuất hiện là 23 lần
(chiếm 4,9%). Cách cấu tạo từ ngữ nối kiểu này tuy là sự kết hợp của hai kiểu loại từ nối khác nhau, chẳng hạn: nhưng, và là từ nối thể hiện quan hệ tương phản; còn do vậy, nhìn chung là từ nối thể hiện quan hệ kết quả, tổng kết, nhưng khi chúng kết hợp với nhau, chúng nhằm thể hiện sắc thái nhấn mạnh vào sự cam kết, khẳng định của tác giả đối với nhận định hoặc kết quả đưa ra, bởi nó được dựa trên cơ sở một quá trình suy luận hợp lý. Ví dụ:
(45) [...] Như vậy, có thể thấy sự thay đổi quy mô tổ chức gia đình theo hướng thu hẹp, đơn giản hoá chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau như: lối sống gia đình, tình trạng việc làm của các thành viên, chính sách kế hoạch hoá gia đình. [V11: tr.55]
Ngược lại, các phát ngôn có chứa các cụm từ nối mang tính tình thái: vậy, có thể dự đoán là; như vậy, có thể khẳng định; như vậy, có thể nói; như vậy, về cơ bản; do vậy, có thể khẳng định rằng; vậy, có thể nhận định; vậy, có thể thấy... lại thể hiện sự che chắn, giảm nhẹ của tác giả đối với tính đúng/sai trong nhận định đưa ra, đồng thời phản ánh sự khiêm tốn của tác giả và đề cao đối tượng là người đọc/ nghe.
- Một số kết hợp khác:
+ Cụm từ nối có cấu tạo là tổ hợp quan hệ từ hoặc đại từ kiểu: vì lẽ đó, trên cơ sở đó, bên trên là, và do vậy.... Loại này có 5 đơn vị (4,3%) và có số lần xuất hiện là 6 lần, chỉ chiếm 1,3% tổng số lần xuất hiện. Khi sử dụng những từ ngữ nối kiểu này, tác giả nhằm nhấn mạnh vào kết quả, nhận định, qua đó có tác dụng thu hút sự chú ý của người đọc, hoặc cũng có thể tác giả nhằm đưa ra nhận định kết luận mang tính khái quát hay đánh dấu sự kết thúc của một vấn đề đã được trình bày.
+ Cụm từ nối có cấu tạo là hành vi hỏi. Trong ngữ liệu thu thập được chỉ có 1 kiểu (0,9%) và có số lần xuất hiện cũng chỉ là 1 lần (chiếm 0,2% tổng số lần xuất hiện). Đó là cụm từ với cách nhìn này, phải chăng.
Trong VBKH, người nói sử dụng cụm từ nối được thực hiện qua hành vi hỏi vì chưa thực sự chắc chắn về những thông tin mình nói ra bởi người nói còn phân vân điều gì đó chưa thoả đáng hoặc chưa có bằng cứ xác đáng, đồng thời nhằm thăm dò thái độ của độc giả và mong muốn nhận được sự đồng tình từ độc giả và hành động hỏi này phần lớn được độc giả ngầm chấp nhận. Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả:
Bảng 2.6: Số lượng, hình thức cấu tạo, chức năng ngữ nghĩa và tần suất xuất hiện của từ ngữ nối trong VBKHXHTV có hình thức là cụm từ
Chức năng ngữ nghĩa | Số lượng | Tần suất | ||||
SL | Tỉ lệ | T.suất | Tỉ lệ | |||
Cụm từ cố định | Quán ngữ | Biểu thị mức độ đánh giá đối với kết quả/nhận định | 5 | 4,4% | 26 | 5,5% |
Giải thích, đính chính kết quả/nhận định | 3 | 2,6% | 10 | 2,1% | ||
Biểu thị sự kết thúc hoặc kết luận/ nhận định mang tính khái quát | 2 | 1,7% | 5 | 1,1% | ||
Biểu thị kết quả nêu ra là có lý do hoặc nguyên nhân | 1 | 0,9% | 4 | 0,9% | ||
Tổ hợp quan hệ từ | Nhấn mạnh kết quả/ nhận định | 6 | 5,2 | 25 | 5,4% | |
Biểu thị sự kết thúc hoặc kết luận/ nhận định mang tính khái quát | 1 | 0.9% | 2 | 0,4% | ||
Tổng (1): | 18 | 15,7% | 72 lần | 15,4% | ||
Cụm từ tự do | Cụm từ phái sinh | Nhấn mạnh kết quả/ nhận định | 23 | 20% | 34 | 7,2% |
Giải thích, đính chính kết quả/nhận định | ||||||
Thể hiện mức độ đánh giá đối với kết quả, nhận định | ||||||
Thể hiện sự che chắn, giảm nhẹ đối với tính đúng/sai trong nhận định/kết luận | ||||||
Cụm từ nối sóng đôi | Nhấn mạnh kết quả/ nhận định | 9 | 7,8% | 23 | 4,9% | |
Thể hiện sự che chắn, giảm nhẹ đối với tính đúng/sai trong nhận định/kết luận | ||||||
Các kết hợp khác | Tổ hợp quan hệ từ hoặc đại từ biểu thị sự nhấn mạnh kết quả/ nhận định. | 5 | 4,3% | 6 | 1,3% | |
Tổ hợp quan hệ từ hoặc đại từ biểu thị sự kết thúc hoặc kết luận/nhận định mang tính khái quát | ||||||
Cụm từ có cấu tạo là hành vi hỏi nhằm thăm dò thái độ của người đọc/nghe đối với kết luận/nhận định | 1 | 0.9% | 1 | 0,2% | ||
Tổng (2): | 38 | 33% | 64 | 13,6% | ||
Tổng (1) + (2) | 56 | 48,7% | 136 | 29% |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Cấu Tạo - Ngữ Nghĩa Của Từ Ngữ Nối Biểu Thị Ý Nghĩa Kết Quả, Tổng Kết Trong Vbkhxhtv Và Vbkhxhta
- Số Lượng, Hình Thức Cấu Tạo, Chức Năng Ngữ Nghĩa Và Tần Suất Xuất Hiện Của Từ Ngữ Nối Trong Vbkhxhtv Có Hình Thức Là Từ
- Hình Thức Cấu Tạo, Chức Năng Ngữ Nghĩa Và Tần Suất Xuất Hiện Của Từ Ngữ Nối Trong Vbkhxhta Có Hình Thức Là Từ
- Số Lượng, Hình Thức Cấu Tạo, Chức Năng Ngữ Nghĩa Và Tần Suất Xuất Hiện Của Từ Ngữ Nối Trong Vbkhxhta Có Hình Thức Là Cụm Từ
- Số Lượng, Hình Thức Cấu Tạo, Chức Năng Ngữ Nghĩa Và Tần Suất Xuất Hiện Của Từ Ngữ Nối Trong Vbkhxhtv Do Mệnh Đề Đảm Nhiệm
- Đặc Trưng Liên Kết Của Từ Ngữ Nối Biểu Thị Ý Nghĩa Kết Quả, Tổng Kết
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
b. Trong VBKHXHTA
Tương tự trong tiếng Việt, từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết có cấu là cụm từ trong VBKHXHTA cũng chiếm tỉ lệ đáng kể (35,3% tổng số ngữ liệu khảo sát) với
48/136 đơn vị. Xét về tần suất xuất hiện, chúng có số lần xuất hiện là 156 lần, chiếm 21,4% tổng số lần các từ ngữ nối được khảo sát. Trung bình một từ ngữ nối trong các VBKHXHTA được khảo sát có cấu tạo là cụm từ có tần suất xuất hiện là 3,2 lần. Một số cụm từ nối là cụm từ có tần suất xuất hiện cao phải kể đến như: as a result (kết quả là) - 25 lần, in other words (nói cách khác) - 18 lần, in this sense (theo nghĩa này) - 16 lần, in short (nhìn chung) - 10 lần, in conclusion (tóm lại, kết luận lại) - 5 lần, in general (nói chung) - 4 lần, as a consequence (kết quả là) - 3 lần... Trong VBKHXHTA, chúng cũng có thể chia thành 2 loại: cụm từ cố định và cụm từ tự do.
(i) Cụm từ cố định
Từ ngữ nối là cụm từ cố định có số lượng khá lớn với 33 đơn vị (24,3%) và chúng được sử dụng khá phổ biến trong các VBKHXHTA, bởi xét về tần suất xuất hiện, nhóm này có 122 lần, chiếm 16,8% tổng số lần xuất hiện của các từ ngữ nối được khảo sát (trung bình 1 từ ngữ nối là cụm từ cố định có số lần xuất hiện 3,7 lần).
- Quán ngữ:
Cũng khá giống với tiếng Việt khi trong VBKHXH tiếng Anh cũng sử dụng khá nhiều những tổ hợp từ nối có tính chất như quán ngữ. Trong đó phổ biến nhất là các cụm giới từ (prepositional phrases), chẳng hạn: after all (rốt cuộc), at last (cuối cùng), in conclusion (tóm lại, kết luận lại)…
Trong số quán ngữ đóng vai trò là các cụm từ cố định trong tiếng Anh, các giới từ đóng vai trò là thành tố cấu tạo phổ biến nhất, trước hết phải kể đến là giới từ in trong các kết hợp như: in fact (thực ra là), in brief (nói chung), in summary (kết luận lại), in short (nói ngắn gọn)...
Ngoài ra, một số giới từ khác: to, at, after cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo nên các cụm từ nối cố định mang tính chất của quán ngữ: after all (rốt cuộc), at last (cuối cùng)...
Bên cạnh đó, quán ngữ đóng vai trò là cụm từ nối được sử dụng trong VBKHXHTA còn ở dạng cụm động từ: broadly speaking (nói rộng ra), generally speaking (nói chung), practically speaking (nói một cách thực tế)... Trong thành phần của những tổ hợp song tiết cố định này, cũng giống như trong quán ngữ tiếng Việt, phần lớn thường có một động từ hoặc tính từ làm trung tâm và đi kèm với một số yếu tố khác. Đồng thời các động từ, tính tính từ tạo nên từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết kiểu song tiết cố định này cũng thường là những động từ, tính từ mang tính
nhận định, trong đó điển hình là động từ: speaking (nói) mà không phải là đặc trưng miêu tả sự vật nhằm nhằm bộc lộ sự đánh giá của người nói đối với điều được nói.
Ngoài ra, phương tiện ngôn ngữ đóng vai trò là cụm từ nối còn là một vài cụm danh từ, cụm tính từ.
Trong VBKHXHTA, các tác giả thường dùng quán ngữ để biểu đạt các ý nghĩa như:
+ Quán ngữ biểu thị sự kết thúc hoặc kết luận/ nhận định mang tính khái quát Mỗi VBKH nói chung và mỗi bài nghiên cứu nói riêng mà chúng tôi khảo sát đều là một công trình công bố những kết quả nghiên cứu mới, thường có cấu trúc: mở đầu - nội dung - kết thúc. Trong phần kết thúc, tác giả thường tổng kết lại những ý chính, những điều cơ bản, chủ yếu của những nội dung cụ thể mà các phát ngôn trước đã đề cập đến hoặc đưa ra những kết luận, nhận định tổng quát. Đồng thời xen kẽ trong kết luận, nhận định là những bàn luận xung quanh kết quả nghiên cứu. Điều này lý giải cho việc các cụm từ ngữ nối là quán ngữ thể hiện phạm trù này xuất hiện phổ biến nhất với 17 đơn vị (12,5%) và cũng có tần suất xuất hiện nhiều nhất với 58 lần, (chiếm 8% tổng số lần xuất hiện). Ví dụ:
(46) Generally speaking, most stakeholders who hold interests in promoting STEM (science, technology, engineering, and mathematics) would claim to understand the meaning, yet the finer points of this construct often cause confusion. [E30: p.3] (Nói chung, hầu hết các bên liên quan có lợi ích trong việc thúc đẩy STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) sẽ yêu cầu hiểu ý nghĩa, tuy nhiên những mặt tích cực của cấu trúc này thường gây nhầm lẫn.)
(47) In summary, we conclude that small businesses, in general, will experience more difficulties than their larger counterparts when engaging in socially responsible action. [E48: p.24] (Tóm lại, chúng tôi kết luận rằng các doanh nghiệp nhỏ, nói chung, sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với các đối tác lớn hơn khi tham gia vào hành động có trách nhiệm với xã hội.)
(48) In brief, the nature of science epitomizes Einstein‟s, (1933) advice that if you want to know how scientists work, don‟t listen to their words, fix your attention on their deeds. [E48: p.12] (Tóm lại, bản chất của khoa học là điển hình cho Einstein, (1933) lời khuyên rằng nếu bạn muốn biết các nhà khoa học làm việc như thế nào, thì hãy hãy lắng nghe những lời họ nói, hãy chú ý đến những việc làm của họ.)
+ Quán ngữ dùng để giải thích, đính chính kết quả/nhận định. Đó là những từ ngữ nối được người nói sử dụng nhằm giải thích, minh hoạ, đính chính cho cách hiểu
của mình về kết quả hoặc nhận định vừa được trình bày ở trước, nghĩa là làm cho người đọc hiểu rò hơn ý đã nêu trước. Chẳng hạn: broadly speaking (nói rộng ra), in a word (nói một cách dễ hiểu), in other words (nói cách khác), put it simply (nói một cách đơn giản)… Loại này có 11 đơn vị (8,1,4%) và có số lần xuất hiện 34 lần (chiếm 4,7 % tổng số lần xuất hiện).
+ Ngoài ra, trong VBKHXHTA còn có quán ngữ thể hiện kết quả nêu ra là có lý do hoặc nguyên nhân. Loại này tuy chỉ có 3 đơn vị (2,2%) nhưng cũng khá phổ biến với số lần xuất hiện 28 lần (chiếm 3,8% tổng số lần xuất hiện), trong đó tiêu biểu là cụm từ nối as a result (kết quả là) có số lần xuất hiện rất cao là 25 lần.
+ Quán ngữ thể hiện mức độ đánh giá đối với nhận định, kết luận nêu ra: chẳng hạn: to be clear (rò ràng)... Loại này chỉ có 2 đơn vị (1,5%) và cũng chỉ có 2 lần xuất hiện, chiếm tỉ lệ không đáng kể (0,3%).
(ii) Cụm từ tự do
Không giống với tiếng Việt, cụm từ nối có cấu tạo là những cụm từ tự do xuất hiện trong VBKHXHTA ít hơn cụm từ nối có cấu tạo là cụm từ cố định. Cụ thể, chúng chỉ chiếm 11% (15 cụm từ), đồng thời tần suất xuất hiện của chúng cũng khá thấp chỉ chiếm 4,7% (34 lần). Tuy vậy, cũng có những cụm từ xuất hiện với tần suất khá cao, đó là in this sense (theo nghĩa này) - 16 lần, in this way (theo cách này) - 3 lần. Còn lại các cụm từ khác chỉ xuất hiện với tần suất thấp 1 lần và 2 lần.
Các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng để tạo nên các từ ngữ nối loại này gồm:
- Cụm từ nối sóng đôi: Trong VBKHXHTA cũng sử dụng các cụm từ nối kiểu sóng đôi để nhằm biểu thị sự nhấn mạnh của tác giả đối với các kết luận/ nhận định được nêu ra, kiểu như thus, summarily (vì vậy, cuối cùng). Tuy nhiên, chúng không được sử dụng phổ biến như trong VBKHXHTV. Chúng chỉ có 2 đơn vị (1,5%) và có số lần xuất hiện cũng chỉ 2 lần (0,3% tổng số lần xuất hiện).
- Cụm từ phái sinh (biến thể của từ và cụm từ cố định): Tương tự, trong tiếng Anh cũng có cụm từ nối được hình thành từ cụm từ cố định bên trên trên cơ sở được người viết/nói tách ra, đồng thời xen các từ khác vào ở vị trí nào đó một số thành tố khác. Tuy nhiên, trong VBKHTA loại từ ngữ nối này không phổ biến, chúng chỉ có 1 trường hợp: as a result of this (kết quả của việc này) (chỉ chiếm 0,7%) và tần suất xuất hiện của chúng cũng chỉ 1 lần (chỉ chiếm 0,1%). Nó được hình thành từ cụm từ