Như vậy có thể thấy, xét về chức năng liên kết và chức năng cú pháp, từ ngữ nối loại này giữa tiếng Việt và tiếng Anh khá gần gũi nhau.
2.3.3.3. Đóng vai trò là đề tình thái
Theo ngữ pháp chức năng (loại ngữ pháp hướng tới ngữ nghĩa của ngôn bản), câu có nòng cốt cơ bản là cú. Cú là một đơn vị chức năng, được tổ chức như một thông điệp, gồm hai thành phần là đề và thuyết, trong đó đề (theme, topic) nằm bên trái, là xuất phát điểm của thông điệp, là cái cơ sở, cái được đề cập đến, thường mở đầu câu/phát ngôn, còn thuyết (rheme, comment) nằm bên phải, là cái giải thích cho phần đề. Dựa vào chức năng, các nhà ngữ pháp chức năng phân loại thành nhiều loại đề khác nhau. Đề không chỉ bao gồm các chủ ngữ điển mẫu hay cụm danh từ, ví dụ: (Tôi xem phim này rồi), mà có thể là khởi ngữ, ví dụ: (Tôi tên là Lan, Sách này tôi đọc rồi), trạng ngữ, trạng từ (Mai, tôi về; Ở đây mọi người đều làm việc), tình thái ngữ (Theo tôi, Lan sẽ vượt qua kỳ thi), liên từ, quan hệ từ...
Dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng và dựa trên ngữ liệu khảo sát, có thể thấy từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết trong tiếng Việt và tiếng Anh còn đóng vai trò như là đề ngữ trong cấu trúc của câu/ phát ngôn. Trong đó, đề tình thái cũng là một trong những loại đề trong mối quan hệ đề - thuyết mà ngữ pháp chức năng đề cập đến.
Đề tình thái luôn đứng ở vị trí đầu phát ngôn, có vai trò như là những từ ngữ nối và dùng để liên kết phát ngôn. Các từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết tiêu biểu đóng vai trò như đề tình thái trong tiếng Việt như: có lẽ, quả vậy, quả thật, thật ra, có thể nói, có thể khẳng định, có thể nhận thấy, dễ thấy rằng...Ví dụ:
(16) Có thể nhận thấy, kỹ năng sống liên quan đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống, từ những kỹ năng đảm bảo an toàn cho bản thân đến những kỹ năng tương tác và sống hài hoà với những người khác. [V27: tr.42]
Một số đề tình thái trong tiếng Anh đáng chú ý như: maybe (có lẽ), maybe it's just
(có lẽ đó chỉ là), without doubt, it certainly is (không còn nghi ngờ gì nữa, chắc chắn là)...
(17) As for the social status, it has the significant positive influence on the low-and middle-income residents, but not on the high-income residents. It states that social status is of no worth for the high-income group in the urban. Maybe age and education are more important for them. [E34: p.119] (Đối với địa vị xã hội, nó có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến những người có thu nhập thấp và trung bình, nhưng không phải là những người có thu
nhập cao. Nó nói rằng địa vị xã hội là không có giá trị cho nhóm thu nhập cao trong đô thị.
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Ngôn Ngữ Của Văn Bản Khoa Học
- Tiêu Chí Nhận Diện Từ Ngữ Nối Biểu Thị Ý Nghĩa Kết Quả, Tổng Kết Tiếng Việt
- Về Tương Quan Số Lượng Từ Ngữ Nối Nguyên Cấp Và Từ Ngữ Nối Biến Thể
- Số Lượng, Hình Thức Cấu Tạo, Chức Năng Ngữ Nghĩa Và Tần Suất Xuất Hiện Của Từ Ngữ Nối Trong Vbkhxhtv Có Hình Thức Là Từ
- Hình Thức Cấu Tạo, Chức Năng Ngữ Nghĩa Và Tần Suất Xuất Hiện Của Từ Ngữ Nối Trong Vbkhxhta Có Hình Thức Là Từ
- Số Lượng, Hình Thức Cấu Tạo, Chức Năng Ngữ Nghĩa Và Tần Suất Xuất Hiện Của Từ Ngữ Nối Trong Vbkhxhtv Có Hình Thức Là Cụm Từ
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
Có lẽ tuổi tác và giáo dục quan trọng hơn đối với họ.)
Những điều trình bày trên cho thấy rằng từ ngữ nối chỉ kết quả tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA có một sự tương đồng: về mặt vị trí và chức năng cú pháp, rò ràng chúng là những từ ngữ nối, nhưng xét về nghĩa, đặc biệt là quan hệ nghĩa giữa các phát ngôn và tổ chức cú pháp, các từ ngữ nối này lại tạo nên một mối quan hệ khác biệt, bởi chúng còn tham gia vào tổ chức cấu trúc của phát ngôn, là một trong hai thành phần quan trọng của tổ chức phát ngôn: đề ngữ.
Những nhận diện ban đầu trên cũng cho thấy trong các từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết ở cả hai ngôn ngữ, có một số từ ngữ nối nằm ngoài nòng cốt câu/phát ngôn, nghĩa là không giữ chức vụ cú pháp trong phát ngôn chứa chúng mà chúng được dùng để chỉ quan hệ logic giữa các phát ngôn. Nhưng lại có những từ ngữ nối vừa là trạng từ hoặc là đề tình thái của phát ngôn chứa chúng, vừa thực hiện chức năng liên kết giữa phát ngôn chứa chúng với các phát ngôn khác. Các vai trò, chức năng này của chúng sẽ được thể hiện rò hơn khi được xem xét trong từng ngữ cảnh cụ thể. Khi đó từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết thuộc loại nào sẽ dễ dàng được nhận biết. Điều này đã phản ánh tính linh hoạt của loại từ ngữ nối này trong cả hai ngôn ngữ, không chỉ ở quan hệ nghĩa mà ngay cả phạm vi chức năng mà chúng đảm nhiệm.
Có thể thấy chức năng cú pháp của từ ngữ nối trong hai ngôn ngữ khá gần gũi nhau vì chúng đều có chức năng bổ nghĩa tình thái cho câu/ phát ngôn.
2.3.4. Đặc điểm cấu tạo - ngữ nghĩa của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA
Như phần trên đã cho thấy, nếu chỉ xét trong tương quan với các thành phần câu thì từ ngữ nối loại này thuộc thành phần phụ, nằm ngoài nòng cốt câu. Tuy nhiên, nó được xem như là thành phần chuyển tiếp rất quan trọng trong việc tạo ra sự liên kết giữa các phát ngôn. Xét trong tương quan với các thành phần câu, chúng ta thấy rằng các ―thành phần biệt lập‖ là ―kết ngữ‖ (từ nối) cũng như ―thành phần phụ‖ là ―khởi ngữ‖, ―phụ ngữ‖, và ―tình thái ngữ‖ là các thành phần đặc biệt, rất đặc trưng về cấu tạo cũng như ý nghĩa của tiếng Việt. Tuy ―kết ngữ‖ (từ nối) nằm trong ―thành phần biệt lập‖, không thuộc ―nòng cốt câu‖, nhưng nó cũng có mối quan hệ cú pháp và ngữ nghĩa mật thiết với các yếu tố của ―nòng cốt câu‖. Mặt khác, các từ ngữ nối
cũng là yếu tố gắn liền với diễn ngôn nên chúng có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng trước hết là bình diện cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa.
Ngữ nghĩa của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết được dùng làm tiêu chí phân loại ở đây là ngữ nghĩa ngữ pháp, ngữ nghĩa quan hệ mà từ ngữ nối này biểu thị khi thực hiện chức năng liên kết giữa các phát ngôn trong VB. Các từ ngữ nối này mặc dù không mang nghĩa từ vựng (nghĩa tự thân hay nghĩa sự vật) nhưng lại là phương tiện để tạo ra nội dung ngữ nghĩa của quan hệ ngữ pháp. Như vậy, ngữ nghĩa ngữ pháp của từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết chính là ngữ nghĩa về quan hệ giữa các câu/phát ngôn trong VB.
Theo Diệp Quang Ban, ―phép nối là việc tạo ra các kiểu quan hệ nghĩa - logic giữa các câu có quan hệ nghĩa với nhau bằng các phương tiện từ ngữ có tác dụng nối‖ [3: 352]. Đồng thời, các từ ngữ nối luôn tạo ra những mối quan hệ nghĩa giữa các thành phần nối và thể hiện các quan hệ nghĩa mà chúng biểu thị. Những quan hệ này như là những nhân tố có ý nghĩa quan trọng, tạo nên tính mạch lạc của VB. Như vậy, các quan hệ ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết là quan hệ thuộc về tư duy hay gọi là liên kết logic - ngữ nghĩa bởi vì nó có chức năng liên kết nội dung giữa hai hay nhiều phát ngôn trong văn bản thông qua những hình thức suy luận. Đó là loại quan hệ ở chiều sâu giữa các phát ngôn trong VB phản ánh trực tiếp quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan và được biểu hiện bằng các phương tiện ngôn ngữ.
Xét về mặt ngữ nghĩa, mặc dù nhóm từ ngữ nối này đều có cùng ngữ nghĩa chỉ mối quan hệ kết quả, tổng kết, nhưng đi sâu vào chi tiết, chúng biểu thị mức độ và sắc thái ngữ nghĩa khác nhau. Do vậy, nếu chỉ dừng lại ở nét nghĩa chung này thì sẽ không diễn tả và thấy được giá trị ngữ nghĩa của chúng. Hơn nữa, như trên đã đề cập, bản thân từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết không mang ý nghĩa từ vựng cụ thể, nó chỉ nói rò quan hệ nào đó giữa các từ ngữ và phát ngôn được liên kết. Vì thế, căn cứ vào phương tiện ngôn ngữ sử dụng trong phép nối, chúng ta có thể xác định được mối quan hệ trong ý nghĩa của các phát ngôn trong VB.
Vì vậy, trong phần này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu đặc điểm cấu tạo ngữ pháp và ngữ nghĩa của các từ ngữ nối này. Cụ thể, chúng tôi sẽ xem xét và phân loại từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trên cơ sở kết hợp giữa hình thức ngữ pháp và ngữ nghĩa của chúng và xem xét đặc điểm cấu tạo ngữ pháp - ngữ nghĩa của các đơn
vị ngôn ngữ đóng vai trò là từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA được được hình thành từ các đơn vị ngôn ngữ bao gồm: từ, cụm từ và mệnh đề. Nói cách khác, luận án xem xét cách kết hợp của các từ ngữ nối trong phát ngôn để truyền tải một ý nghĩa hoặc mục đích phát ngôn nhất định nào đó. Trên cơ sở đó, luận án tiến hành đối chiếu để xác định những điểm tương đồng và khác biệt của nhóm từ ngữ nối này trên các phương diện nói trên.
2.3.4.1. Từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA có hình thức là từ
a. Trong VBKHXHTV
Ngữ liệu khảo sát cho thấy từ ngữ nối có cấu tạo là từ trong VBKHXHTV có 31/115 đơn vị, chỉ chiếm 27% tổng số các từ ngữ nối được khảo sát. Nhưng xét về tần suất xuất hiện trong các VBKHXHTV, chúng có số lần xuất hiện rất cao với 260 lần, chiếm 55,4% tần suất xuất hiện của tất cả các từ ngữ nối được khảo sát. Trung bình một từ ngữ nối có cấu tạo là từ có tần suất xuất hiện 8,1 lần. Trong số này có một số từ ngữ nối có số lần xuất hiện rất cao, gồm: như vậy (69 lần), vì vậy (30 lần), do đó (24 lần), vì thế (21 lần), theo đó (20 lần), tóm lại (14 lần), do vậy (12 lần), nhìn chung (10 lần)... Đi sâu vào chi tiết cho thấy từ ngữ nối có hình thức là từ trong VBKHXHTV bao gồm: từ đơn và từ ghép.
(i) Từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết là từ đơn
Từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết có cấu tạo là từ đơn chỉ duy nhất 1 đơn vị đó là vậy (chỉ chiếm 0,9%). Xét về mặt chức năng, vậy là đại từ có tác dụng nối kết (không phải đại từ có chức năng thay thế - của phép thế).
Mặc dù xét về bản chất của từ vậy, trong quan hệ với từ ngữ mà nó thay thế thì rò ràng nó thuộc phép thế: thế bằng đại từ thay thế. Thế nhưng vậy vẫn có chức năng liên kết, bởi lẽ nội dung của nó có liên quan đến nội dung với phát ngôn đứng trước đó và được giải thích bởi nội dung này. Hơn nữa, các yếu tố có chứa đại từ thay thế thuộc từ nối loại này bao giờ cũng đứng ở vị trí đầu phát ngôn chứa chúng và chúng không làm thành phần chủ ngữ của câu hay một thành phần cú pháp nào khác trong câu. Chẳng hạn, xem xét ví dụ dưới đây:
(18) Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực (...) (1). Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất (...) (2). Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú (...) nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả
năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạt được sự phát triển như mong muốn (3). Vậy nguồn nhân lực là gì? (4). [V40: tr.47]
Ở câu (4) của ví dụ trên, từ nối vậy không thuộc mệnh đề nguồn nhân lực là gì mà nó là thành phần có nhiệm vụ liên kết với các câu trước, đồng thời nó cho biết câu thứ 4 là kết quả của các câu trước. Các câu trước là luận cứ, có tác dụng dẫn dắt cho việc rút ra nhận định ở câu (4) và nhận định này là kết quả được suy ra từ một chuỗi các sự kiện đã trình bày bằng rất nhiều câu trước đó. Như vậy, với sự có mặt của đại từ hồi chỉ vậy, quan hệ giữa câu chứa nó và các câu trước được liên kết một cách chặt chẽ. Đồng thời, với việc sử dụng đại từ thay thế vậy, tác giả nhằm khẳng định kết luận mình đưa ra là hoàn toàn gắn với hiện thực ở trên.
Trong VB, tần suất xuất hiện của từ nối vậy khá cao với 6 lần, chiếm 1,3% tổng số lần xuất hiện.
(ii) Từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết là từ ghép
Loại từ ngữ nối có cấu tạo là từ ghép có 31 đơn vị, chiếm 27% tổng số các từ ngữ nối được khảo sát. Các từ ngữ nối loại này thường được cấu tạo theo phương thức ghép, cụ thể là ghép hai từ với nhau (tiếng Anh) và hai hình vị hoặc hai tiếng (tiếng Việt) theo phương thức ghép đẳng lập hoặc ghép chính phụ. Trong VBKHXHTV, tần suất xuất hiện của các từ nối có cấu tạo ghép là 253 lần (chiếm 53,9% tổng số lần xuất hiện), trung bình một từ nối có cấu tạo là từ ghép có tần suất xuất hiện khá cao: 8,2 lần.
Các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng để tạo nên các từ nối có cấu tạo là từ ghép bao gồm:
- Các quan hệ từ hoặc các đơn vị có chứa đại từ thay thế:
Chẳng hạn: bởi thế, bởi vậy, do đó, do vậy, nhờ vậy, như vậy, như thế, vì thế, vì vậy, vậy nên, theo đó, trên đây, từ đây... Loại này chiếm số lượng lớn với 17 đơn vị (14,8%), trong đó có những từ nối tiêu biểu có tần suất sử dụng rất cao như: như vậy (68 lần), vì vậy (30 lần), do đó (24 lần), vì thế (20 lần), theo đó (20 lần), do vậy (12 lần)... Trong VBKH, phần lớn các từ nối loại này được sử dụng nhằm thể hiện kết luận của người nói trên cơ sở một lý do, nguyên nhân nào đó, hoặc nêu ra nhận định chung mang tính khái quát trên cơ sở một quá trình suy luận. Đi vào chi tiết, có thể phân chúng thành các nhóm sau:
+ Đại từ biểu thị kết quả nêu ra là có lý do hoặc nguyên nhân
Đây còn gọi là mối quan hệ nhân quả trong đó kết quả thường xuất hiện sau một nguyên nhân nào đó. Trong mô hình liên kết ngữ nghĩa này, chủ ngôn bao giờ cùng là một hoặc nhiều phát ngôn mang ý nghĩa nguyên nhân, nguồn gốc; còn kết ngôn là phát ngôn chỉ kết quả hoặc hệ quả. Như vậy, xét về mặt logic ngữ nghĩa, mối quan hệ này biểu thị mối quan hệ kéo theo cùng tồn tại song song: nguyên nhân nào thì kết quả ấy. Khi sử dụng những từ ngữ nối đánh dấu mối quan hệ nhân quả này trong VBKH, các tác giả nhằm nhấn mạnh rằng nếu không có nguyên nhân xuất hiện trước thì sẽ không bao giờ dẫn đến kết quả ở sau, nghĩa là đã có nguyên nhân thì phải có kết quả, nguyên nhân chính là cơ sở, là nguồn gốc dẫn đến kết quả.
Theo quan sát ngữ liệu, các từ nối có cấu tạo là quan hệ từ và đại từ biểu thị kết quả xuất phát từ nguyên nhân hoặc lý do được sử dụng rất phổ biến trong các VBKH với 15 đơn vị. Đặc biệt, chúng có tần suất xuất hiện rất cao với 139 lần, chiếm 29,6% tổng số lần xuất hiện (trung bình 1 từ nối có số lần xuất hiện 9,3 lần). Điều này có thể giải thích được bởi đặc trưng của VBKH mang tính logic, nhất quán nghiêm ngặt, đòi hỏi các kết luận ở trong VB được rút ra một cách hợp lý từ nội dung, không gây ra mâu thuẫn, cho nên việc sử dụng thường xuyên các từ ngữ nối đánh dấu kiểu quan hệ nhân quả này có tác dụng tạo ra sợi dây móc nối về ngữ nghĩa giữa các phát ngôn, qua đó góp phần quan trọng tạo ra tính mạch lạc cho VB.
Trong số đó, vì vậy là từ nối điển hình nhất vì nó được dùng phổ biến nhất với tần suất xuất hiện cao nhất (30 lần), tiếp đó là do đó (24 lần), vì thế (20 lần), theo đó (20 lần), do vậy (12 lần)...Ví dụ:
(19) Việc làm là nền tảng căn bản cho phát triển, mang lại nhiều lợi ích cho mỗi cá nhân và xã hội. Vì vậy, đa dạng việc làm giúp giảm rủi ro truớc các tác động của thiên tai, tạo điều kiện phục hồi năng lực, tài sản và các hoạt động sinh kế. [V14: tr.76].
(20) Theo lý thuyết nhu cầu, thu nhập của cá nhân có thể giúp họ đáp ứng những nhu cầu vật chất ở bậc thấp như thực phẩm, nơi ở (...) nhưng cũng là một yếu tố có ảnh hưởng lớn tới việc đáp ứng những nhu cầu ở bậc cao hơn (...). Do vậy, khi thu nhập càng gia tăng, cá nhân càng có điều kiện được đáp ứng những nhu cầu của mình thì càng có khả năng tiệm cận với sự hài lòng chung trong cuộc sống. [V43: tr.15]
(21) Lương tâm nghề nghiệp nói chung và lương tâm nghề nghiệp báo chí nói riêng không phải là cảm xúc nhất thời (...). Vậy nên việc giáo dục cho sinh viên báo chí ý thức về trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp của mình đòi hỏi phải kiên trì, thường xuyên và lâu dài. [V53: tr.54]
Trong các ví dụ (19) (20) (21) trên, từ nối vì vậy, do đó, vậy nên được người viết sử dụng như là dấu hiệu hình thức để liên kết nội dung giữa 2 phát ngôn theo quan hệ nguyên nhân - kết quả, trong đó phát ngôn trước chỉ ra nguyên nhân dẫn đến kết quả ở phát ngôn sau. Nói cách khác, người viết sử dụng các từ nối trên là muốn nêu những kết quả và những kết quả này thuận hay nghịch (tích cực hay tiêu cực) phụ thuộc vào những nội dung được hồi chỉ trước đó, không thể nào khác được.
Có thể nói, việc sử dụng vì vậy, do đó, vậy nên không chỉ giúp cho sự liên kết giữa các phát ngôn về mặt hình thức được chặt chẽ, mà còn có tác dụng làm tường minh hoá, dẫn dắt và tạo giá trị lập luận logic về ngữ nghĩa giữa hai phát ngôn, từ đó tạo sự thuyết phục cho người tiếp nhận VB, đồng thời qua đó góp phần thể hiện quan điểm, thái độ của người viết rò ràng hơn.
+ Đại từ nêu ra nhận định chung, mang tính khái quát.
Trong VBKH, đại từ nêu ra nhận định chung, mang tính khái quát được sử dụng để thể hiện một quá trình suy ý (inference) hay sự liên tưởng (association) được rút ra trên cơ sở các yếu tố đã được đề cập đến ở một hoặc nhiều phát ngôn trước. Khi sử dụng từ nối loại này, người nói nhằm khẳng định nhận định đưa ra là phải thế, đúng với thực tế khách quan, không thể khác được. Mặc dù từ nối biểu thị kết luận hoặc nhận định chung, mang tính khái quát chỉ có 2 đơn vị: như vậy, trên đây nhưng chúng lại có tần suất sử sụng rất cao, với 70 lần, chiếm 14,9% tổng số lần xuất hiện, trong đó chỉ riêng từ nối như vậy có tần suất xuất hiện 69 lần. Ví dụ:
(22) [...] Như vậy, thực hiện tự chủ đại học, nhà nước phải từ bỏ và chuyển từ quyền kiểm soát sang giám sát, tức từ “Nhà nước kiểm soát” đến “Nhà nước giám sát”. Nhìn từ góc độ quản lý công, quá trình tự chủ hoá đại học công lập là một hình thức của xã hội hoá giáo dục, thể hiện sự phi tập trung hoá ở phân tầng giáo dục đại học.... [V26: tr.28].
Trong ví dụ (22), với việc sử dụng từ nối như vậy, người nói nhằm nêu ra nhận định: ―thực hiện tự chủ nhà nước phải từ bỏ và chuyển từ quyền kiểm soát sang giám sát, tức từ “Nhà nước kiểm soát” đến “Nhà nước giám sát...”. Nhận định này được suy ra từ một chuỗi các sự kiện đã trình bày bằng rất nhiều phát ngôn, đoạn văn trước, cụ thể là bằng 5 phát ngôn và 4 đoạn văn. Chính các phát ngôn, đoạn văn trước đã cung cấp ―dữ liệu‖ cho quá trình suy ý để tác giả rút ra nhận định chung, mang tính khái quát cho toàn bộ vấn đề đã nêu ra. Đồng thời, như vậy có chức năng như là phương tiện chỉ dẫn đây là nhận định mang tính trung hoà, có xu hướng khẳng
định của người nói. Người nói có một cơ sở khách quan để đưa ra nhận định và giúp cho người nghe tin vào điều mình đưa ra là xác đáng.
- Từ ngữ nối có cấu tạo là từ ghép thuộc lớp từ tình thái:
Trong ngữ liệu VBKHXHTV được khảo sát, loại này có 8 đơn vị (7%): có lẽ, quả thật, thật vậy, rò ràng, quả thực, thành ra, thực chất, thực ra. Chúng có tần suất xuất hiện 13 lần, chỉ chiếm 2,8% tổng số lần xuất hiện (trung bình 1 từ nối có số lần xuất hiện là 1,6 lần). Trong số đó, một số từ tình thái xuất hiện trong các VBKH nhiều hơn so với các từ còn lại trong nhóm như rò ràng (4 lần), có lẽ (2 lần), quả thực (2 lần). Quan sát kỹ hơn có thể thấy đây chính là những tổ hợp quán ngữ mang tính tình thái.
Nói chung, các từ tình thái được người viết sử dụng để thể hiện quan điểm, sự đánh giá đối với các nội dung, hiện thực phản ánh trong các phát ngôn thuộc VBKH với các sắc thái, mức độ khác nhau. Cụ thể, từ ngữ nối ghép thuộc lớp từ tình thái hiện các chức năng ngữ nghĩa sau:
+ Từ tình thái chỉ mức độ đánh giá khác nhau (7 đơn vị, chiếm 6,1%). Chúng có số lần xuất hiện 13 lần (cũng chỉ chiếm 2,8 % tổng số lần xuất hiện). Trong VBKH, các từ nối ghép là trạng từ này thường được dùng để diễn tả các mức độ khẳng định khác nhau của tác giả đối với những nhận định hoặc kết quả được nêu ra.. Căn cứ vào khả năng hay mức độ xác thực mà người nói thể hiện, có thể nêu ra thang độ của trạng từ chỉ mức độ như: mức độ khẳng định cao: quả thật, quả thực, thật vậy, rò ràng, thật ra, thực ra; mức độ khẳng định thấp: có lẽ.
Chẳng hạn xem xét một số ví dụ sau:
(23)[...] Quả thật, với sự nhận thức và cảm thụ của người Việt Nam, hoàn toàn có mức độ xác đáng khi khẳng định: Người ta là hoa đất! Con người là cỏ cây! [V40: tr.209].
(24) [...] Như vậy, sổ gia đình và sổ hàng phương đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của người Tày, Nùng từ trong truyền thống đến hiện tại. Dù trong hoàn cảnh nào, do tác động của chiến tranh biên giới (năm 1979) cũng như trong thời kì chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, người Tày và Nùng vẫn luôn trân trọng và lưu giữ cẩn thận sổ gia đình và sổ hàng phường. Có lẽ, những cuốn sổ này cùng với những thành tố văn hoá khác đã và đang có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng thành công chương trình nông thôn mới, trong bối cảnh hội nhập vùng biên [V48: tr.772].