Tiêu Chí Nhận Diện Từ Ngữ Nối Biểu Thị Ý Nghĩa Kết Quả, Tổng Kết Tiếng Việt

phạm trù trên cơ sở miêu tả những cái liên quan trong các ngôn ngữ đối chiếu. Còn phương pháp so sánh là ―một thuật ngữ rộng hơn phương pháp đối chiếu, vì phương pháp đối chiếu là một kiểu riêng của phương pháp so sánh. Tuy nhiên, đối chiếu khác với những kiểu so sánh khác không phải ở chỗ có ngôn ngữ được lấy làm chuẩn hay không, mà ở mối quan hệ giữa các ngôn ngữ được chọn làm đối tượng so sánh và mục đích của sự so sánh‖ [50: 147-161]. Cho nên, theo tác giả, việc phân tích đối chiếu sẽ gồm hai giai đoạn: miêu tả và đối chiếu, đồng thời, nó được thực hiện chi tiết hơn thành ba bước cụ thể: (1) miêu tả, (2) xác định những cái có thể đối chiếu với nhau, (3) đối chiếu. Ngoài ra, tác giả cũng cho rằng tùy theo mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đối chiếu, có hai cách tiếp cận cơ bản là nghiên cứu đối chiếu hai (hay nhiều) chiều và đối chiếu một chiều.

Dựa trên những cơ sở lý luận về đối chiếu nêu trên, luận án xác định 2 phương pháp cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp miêu tả và phương pháp đối chiếu, đồng thời xác định cách tiếp cận của luận án là đối chiếu một chiều, Đây là cách tiếp cận lấy cơ sở so sánh (Tertium comparationis) làm trung tâm. Chẳng hạn, ở ngôn ngữ A có thể có 5 phương tiện biểu đạt, ngôn ngữ B có thể có ít hoặc nhiều hơn. Trường hợp này không có ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích. Ngoài ra, cách tiếp cận này cũng có thể bắt đầu bằng việc miêu tả, phân tích các đặc điểm trong ngôn ngữ thứ nhất (nguồn) rồi đối chiếu với ngôn ngữ thứ hai (đích).

1.3. TIỀU KẾT

Trên thế giới và ở Việt Nam, việc đi sâu vào nghiên cứu từng mối quan hệ cụ thể của phép nối, đặc biệt là nhóm từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết và đối chiếu, so sánh giữa các ngôn ngữ thì hầu như chưa được quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, luận án đã lựa chọn vấn đề này để lấy làm đề tài nghiên cứu của mình.

Trong việc tìm hiểu một số vấn đề về VB và liên kết nói chung, trước hết luận án đã làm rò khái niệm VB trong mối quan hệ với diễn ngôn, đồng thời chỉ rò liên kết là một trong những đặc trưng vô cùng quan trọng, quyết định tính chất của VB. Khi nói đến VB và diễn ngôn, luận án cũng làm rò hai khái niệm phân tích VB và phân tích diễn ngôn. Đây chính là hai giai đoạn nghiên cứu của cùng một đối tượng: ngôn ngữ học VB. Do vậy, khó có thể có sự phân tích hình thức thuần tuý tách ra khỏi chức năng và ngược lại, cho nên không thể tách biệt phân tích VB và phân tích diễn ngôn. Trong luận án này, mặc dù chúng tôi vẫn sử dụng thuật ngữ ―văn bản‖

giống như ở giai đoạn đầu (và VB để chỉ ngôn ngữ viết) nhưng chức năng liên kết của từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết mà chúng tôi nghiên cứu trong VBKH sẽ thuộc về vấn đề của phân tích diễn ngôn, nghĩa là nghiên cứu cách hành chức của các từ ngữ nối này trong VB.

Một trong những vấn đề cơ bản liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu đó là phép nối, từ ngữ nối và từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết cũng đã được luận án tìm hiểu. Từ đó có thể khẳng định, trong phép nối, từ ngữ nối chính là phương tiện ngôn ngữ quan trọng thực hiện chức năng liên kết giữa các câu/phát ngôn theo một mối quan hệ ngữ nghĩa xác định. Sở dĩ phép nối thực hiện được chức năng liên kết quan hệ ý nghĩa giữa các phát ngôn chính là nhờ vào các từ ngữ nối. Các từ ngữ nối luôn tạo ra những mối quan hệ nghĩa giữa các thành phần nối và thể hiện các quan hệ nghĩa mà chúng biểu thị. Những quan hệ này như là những nhân tố có ý nghĩa quan trọng, tạo nên tính mạch lạc của VB.

Trong các từ ngữ nối thì từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết là một trong những nhóm từ ngữ nối cơ bản và phổ quát bởi nó đều có mặt trong sự phân loại của các nhà nghiên cứu. Đây là kiểu quan hệ ngữ nghĩa được xây dựng dựa trên các phương tiện liên kết. Từ những cơ sở lý luận chung, luận án đã xác lập được định nghĩa về từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết có tính chất làm việc.

Ngoài ra, thông qua việc tìm hiểu bình diện ngữ nghĩa - ngữ dụng, có thể thấy khi nghiên cứu ngôn ngữ nói chung, hầu như không có công trình nghiên cứu nào lại không đề cập đến nghĩa ở một mức độ nhất định. Điều này cho thấy các từ ngữ nối cần phải được xem xét trong mối quan hệ với VB bởi lẽ khi đứng độc lập, các phương tiện nối chỉ mang ý nghĩa chung hoặc khái quát. Nhưng khi đặt vào từng văn cảnh, các phương tiện nối sẽ bộc lộ những mối quan hệ ý nghĩa cụ thể, chỉ khi đi sâu vào xem xét các phương tiện nối kết trong những văn cảnh cụ thể thì mới thấy rò chức năng thực sự của chúng.

Trong chương này, luận án cũng trình bày một số vấn đề cơ bản về thể loại VBKH và nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ để làm cơ sở cho việc đối chiếu nhóm từ ngữ nối này được sử dụng trong các VBKH tiếng Việt và tiếng Anh.

CHƯƠNG 2

ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC - NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ NỐI BIỂU THỊ KẾT QUẢ, TỔNG KẾT

TRONG VĂN BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH


Trong chương này, chúng tôi tập trung nhận diện cụ thể các từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết được thể hiện trong các VBKHXH tiếng Việt và tiếng Anh; trên cơ sở đó đi sâu miêu tả đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của chúng, cụ thể là xem xét đặc điểm của các yếu tố ngôn ngữ tham gia cấu tạo nên các từ ngữ nối này và ngữ nghĩa mà chúng biểu thị trong VB. Từ những đặc điểm trên, luận án rút ra các đặc điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm cấu tạo - ngữ nghĩa biểu thị của chúng trong hai ngôn ngữ.

2.1. TIÊU CHÍ NHẬN DIỆN TỪ NGỮ NỐI BIỂU THỊ Ý NGHĨA KẾT QUẢ, TỔNG KẾT TRONG VBKHXHTV VÀ VBKHXHTA

2.1.1. Tiêu chí nhận diện từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết tiếng Việt

Một số nhà nghiên cứu (Halliday & Hasan, Trần Ngọc Thêm, Diệp Quang Ban, Nguyễn Đức Dân...) cho rằng cơ sở cho việc liên kết hai phát ngôn là sự tồn tại của các quan hệ, trong đó có các quan hệ ngữ nghĩa giữa chúng. Đồng thời, nếu những quan hệ đó được thể hiện ra bằng những phương tiện từ vựng thì ta có hiện tượng nối kết hay các phép nối nói chung. Như vậy có thể thấy, từ ngữ nối chính là yếu tố, phương tiện để liên kết giữa các câu, phát ngôn trong VB.

Về vị trí xuất hiện của từ ngữ nối nói chung, theo Diệp Quang Ban (2009), các từ ngữ có chức năng nối kết không làm thành một bộ phận trong mệnh đề cùng có mặt trong câu chứa nó, nghĩa là nó không phải là thành phần cú pháp trong mệnh đề đó. Tác giả cho rằng đây là điều kiện quan trọng giúp phân biệt phương tiện thuộc phép nối với phương tiện thuộc phép thế. Phương tiện nối thường đứng đầu câu, bên ngoài mệnh đề trong câu đó. Ví dụ:

(3) Mai bạn phải đi từ 5 giờ sáng. Vậy bạn cần đặt chuông đồng hồ reo lúc 4 giờ.

Vậy ở đây đóng vai trò là từ nối và không nằm trong mệnh đề bạn cần đặt chuông đồng hồ reo lúc 4 giờ và nó chỉ là yếu tố nối câu chứa nó với câu trước.

Như vậy, xét về mặt ngữ nghĩa, các phương tiện nối được sử dụng nhằm thiết lập các mối quan hệ giữa các câu được liên kết với nhau trong VB bởi vì các yếu tố

ngôn ngữ làm phương tiện nối kết đã mang sẵn trong mình ý nghĩa chỉ quan hệ trong văn bản (và chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu). Chẳng hạn:

- Từ ngữ nối chỉ ra sự trình bày vấn đề một cách thứ tự: một là, hai là, thứ nhất, thứ hai, trước hết, đầu tiên, cuối cùng, một mặt, mặt khác…

- Từ ngữ nối chỉ ra sự đánh giá chung có ý nghĩa tổng kết, khái quát: tóm lại, nhìn chung, kết luận lại, như vậy, nói một cách ngắn gọn…

- Từ ngữ nối chỉ kết quả hoặc hệ quả: vì vậy, cho nên, thành thử, kết quả là...

- Từ ngữ nối chỉ ra sự tương phản: trái lại, thế nhưng, đối lập với, khác với...

Trong các loại từ ngữ nối nêu trên, từ ngữ nối thể hiện quan hệ kết quả, tổng kết là một trong các kiểu quan hệ ngữ nghĩa cơ bản được xây dựng dựa trên các phương tiện liên kết. Theo đó, giá trị của các yếu tố từ vựng làm phương tiện liên kết thuộc kiểu quan hệ này là nêu ra kết quả hoặc nêu lại những ý chính, những điều cơ bản, chủ yếu của vấn đề, hoặc đưa ra những nhận định, những sự đánh giá chung. Và đặc trưng của quan hệ này là thường thực hiện sự liên kết giữa phát ngôn chứa nó với nhiều phát ngôn thậm chí là nhiều đoạn văn trước đó với nhau. Dưới đây là một số ví dụ:

(4) Mặc dù vốn xã hội là một thuật ngữ xuất hiện từ đầu thế kỷ XX, nhưng từ khi ra đời cho đến nay vốn xã hội được nhiều ngành áp dụng vào nghiên cứu, mỗi ngành lại có những cách hiểu về vốn xã hội khác nhau. Chính vì vậy, cho đến nay người ta vẫn chưa đi đến một định nghĩa thống nhất về khái niệm này, vậy nên mỗi nhà nghiên cứu thường xác định nội hàm của nó tuỳ thuộc vào góc độ tiếp cận của mình. [V57: tr.762]

Trong ví dụ (4), phương tiện nối chính vì vậy có tác dụng liên kết nội dung câu chứa nó với câu trước theo kiểu nguyên nhân - hệ quả. Trong đó, câu chứa từ nối kết chính vì vậy chỉ hệ quả ―cho đến nay người ta vẫn chưa đi đến một định nghĩa thống nhất về khái niệm này...” mà nguyên nhân dẫn đến hệ qua này được thể hiện ở câu trước ―mặc dù vốn xã hội... mỗi ngành lại có những cách hiểu về vốn xã hội khác nhau. Nhờ có từ ngữ nối chính vì vậy mà hai câu được liên kết với nhau logic, đồng thời tạo ra sự lập luận chặt chẽ cho văn bản.

(5) [....] Có thể khẳng định rằng truyện cổ dân tộc Dao ở Hà Giang là nét văn hoá tốt đẹp và quý báu không chỉ đối với văn hoá, văn học dân tộc ở Hà Giang mà còn đối với văn hoá, văn học Dao nói chung cũng như văn học các dân tộc thiểu số khác. [V3: tr.46]

Ở ví dụ (5), sau khi đã trình bày thực trạng và đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc Dao ở Hà Giang nhìn từ góc độ truyện cổ

(bằng rất nhiều các đoạn văn trước đó), tác giả đã đưa ra đánh giá của mình về giá trị của truyện cổ dân tộc Dao thông qua cụm từ có thể khẳng định rằng.

(6) [...] Tóm lại, khi giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, thì không thể tách rời đổi mới kinh tế ra khỏi đổi mới chính trị, hoặc ngược lại, mà phải tiến hành đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế; nhưng trong đó, đổi mới kinh tế phải là trọng tâm. [V44: tr.48]

Ở ví dụ (6), từ nối tóm lại đã cho thấy đây là câu mang ý nghĩa tổng kết với những câu trước đó. Và những câu trước đó được liên kết với câu cuối chính là nhờ từ nối tóm lại này. Như vậy, chính nhờ có từ nối này mà VB đó được thống nhất thành một chỉnh thể trọn vẹn, khép kín.

Từ những điều trên có thể đưa ra các tiêu chí để nhận diện từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết trong các VBKHXH như sau:

Thứ nhất, về mặt chức năng, chúng là những từ ngữ nối có chức năng liên kết giữa các câu, các đoạn văn trong một VB, đồng thời chúng chỉ ra mối quan hệ kết quả hoặc tổng kết giữa câu sau/đoạn văn sau với câu trước/đoạn văn trước.

Thứ hai, về mặt ngữ pháp, chúng không làm thành một bộ phận trong mệnh đề cùng có mặt trong câu chứa chúng (nghĩa là chúng không phải là thành phần cú pháp bắt buộc trong câu). Bản thân chúng không có ý nghĩa từ vựng cụ thể, nhưng lại là thành phần chuyển tiếp, biệt lập đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện mối quan hệ giữa các câu (trong đoạn văn) và giữa các đoạn văn (trong VB).

Điều này kéo theo về mặt vị trí, các từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết thường đứng đầu kết ngôn (câu đóng vai trò là kết ngôn), bên ngoài mệnh đề câu đó. Đồng thời, giữa từ ngữ nối này và các thành phần khác trong câu có thể được ngăn cách bằng dấu phẩy hoặc không.

Thứ tư, về mặt ngữ nghĩa, chúng giống như một chất xúc tác nối kết các sự vật, đặt chúng vào các mối quan hệ nhất định. Cụ thể, từ ngữ nối này ngay tên gọi của chúng đã cho thấy mối quan hệ nghĩa mà chúng biểu thị, đó là nêu ra kết quả hoặc chỉ ra sự đánh giá chung có ý nghĩa tổng kết, khái quát. Đây là tiêu chí nội dung rất quan trọng để luận án thu thập từ ngữ nối này làm ngữ liệu nghiên cứu.

Thứ năm, các phát ngôn có sự hiện diện của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết hay gọi là kết ngôn (tức là phát ngôn chứa yếu tố liên kết) không bao giờ đứng trước chủ ngôn, hay nói cách khác nó luôn đứng sau chủ ngôn. Do vậy,

phát ngôn chứa từ ngữ nối này thuộc về loại liên kết hồi quy - chỉ ra sự liên kết với phần trước của VB (đối lập với liên kết dự báo - chỉ ra sự liên kết với phần tiếp theo của VB).

2.1.2. Tiêu chí nhận diện từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết tiếng Anh

Trong tiếng Anh, một số đặc trưng của các từ ngữ nối (trong đó có từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết) cũng được chỉ ra để giúp cho việc nhận diện chúng. Chẳng hạn

C. Collins (1996) trong Linking Words đã đề cập đến hai khái niệm liên kết. Loại thứ nhất là conjunctions (liên từ), ví dụ: and (và), or (hoặc), so (vì vậy)... hầu hết đứng đầu mệnh đề hoặc đi trước mệnh đề chính. Về khả năng liên kết, chúng thường liên kết ít nhất hai mệnh đề thành một câu. Đáng chú ý là loại từ nối thứ hai, tác giả gọi là connectors (kết tố) kiểu như: however (tuy nhiên), therefore (vì vậy)... Loại từ nối này có một số đặc điểm đáng chú ý như:

- Có dấu chấm ở cuối câu đi trước vì chúng thực hiện liên kết giữa hai câu riêng lẻ.

- Do chúng là thành phần biệt lập, tách bạch với mệnh đề nên chúng thường được ngăn cách với phần còn lại của mệnh đề bằng dấu phẩy.

- Kết tố có thể đứng đầu hoặc cuối mệnh đề. Câu có kết tố phải liên quan đến câu đi trước. Vì vậy, kết tố luôn luôn xuất hiện ở mệnh đề hoặc phát ngôn thứ hai (kết ngôn).

Có thể thấy, các từ nối có tên gọi kết tố của tiếng Anh tương tự như kiểu các từ nối có tên gọi là kết từ của tiếng Việt như là: cuối cùng, bỗng nhiên, thậm chí...

Với các từ ngữ nối nói chung và từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết nói riêng là cụm từ, một số tác giả, chẳng hạn như R.P. Fawcett (1980) gọi chúng là phụ ngữ liên từ. Phụ ngữ liên từ là các trạng ngữ, các cú đoạn (phrasal conjunctions, prepositional phrases) có chức năng liên kết và tạo lập VB. Như vậy, có thể thấy phụ ngữ liên từ trong tiếng Anh khá giống với thành phần mà các nhà Việt ngữ gọi trong tiếng Việt là thành phần chuyển tiếp, chẳng hạn: in the end (cuối cùng), as a result (kết quả là), as a matter of fact (thực ra là)…

Như vậy, đặc trưng nổi trội của hầu hết từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết tiếng Việt và tiếng Anh được các tác giả cùng chỉ ra, đó là đặc trưng về vị trí cú pháp của chúng: đứng đầu câu/phát ngôn để thực hiện sự liên kết với câu/phát ngôn trước và chúng luôn được ngăn cách với mệnh đề câu bằng dấu phẩy - điều này càng thể hiện rò đặc tính là thành phần ―chêm xen‖ của chúng.

2.2. ĐỐI CHIẾU SỐ LƯỢNG VÀ TẦN SUẤT SỬ DỤNG TỪ NGỮ NỐI BIỂU THỊ Ý NGHĨA KẾT QUẢ, TỔNG KẾT TRONG VBKHXHTV VÀ VBKHXHTA

2.2.1. Số lượng và tần suất sử dụng từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA

2.2.1.1. Trong tiếng Việt

Dựa trên kết quả thống kê khảo sát nguồn tư liệu là 60 VBKHXH tiếng Việt, cụ thể là 60 bài báo trích từ các tạp chí KHXH khác nhau, chúng tôi đã thống kê được danh sách gồm 115 từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết.

2.2.1.2. Trong tiếng Anh

Tương tự, dựa trên nguồn tư liệu là 50 VBKHXH tiếng Anh, cụ thể là 50 bài báo được trích từ các tạp chí KHXH khác nhau, chúng tôi đã thống kê được danh sách gồm 136 từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết. Dưới đây là bảng tổng hợp cụ thể.

Bảng 2.1. Số lượng và tần suất xuất hiện của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA


Loại VB

Số lượng TNN

Tần suất

Tần suất trung bình của 1 TNN

VBKHXHTV

115

469 lần

4,1 lần

VBKHXHTA

136

728 lần

5,4 lần

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Đối chiếu từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết tiếng Việt và tiếng Anh Trên cơ sở các văn bản khoa học xã hội - 7

Sơ bộ kết quả bảng 2.1 cho thấy số lượng và tần suất xuất hiện của từ ngữ nối trong VBKHXHTA cao hơn trong VBKHXHTV. Cụ thể, xét về số lượng trong nguồn ngữ liệu khảo sát, số lượng từ ngữ nối trong VBKHXHTV là 115 đơn vị trong khi số lượng từ ngữ nối trong VBKHXHTA là 136 đơn vị. Xét về tuần suất xuất hiện, trong VBKHXHTV số lần xuất hiện của các từ ngữ nối là 469 lần, trong khi ở VBKHXH tiếng Anh con số này là 728 lần. Trung bình một từ ngữ nối trong VBKHXHTA cũng có số lần cao hơn trong VBKHXBTV (so sánh: tiếng Việt: 4,1 lần, tiếng Anh: 5,4 lần). Điều này nghĩa là trung bình mỗi từ ngữ nối trong VBKHXHTV, người viết sử dụng trên 4 lần để tạo nên tính liên kết giữa các phát ngôn, qua đó biểu đạt mục đích phát ngôn của mình. Trong khi trung bình mỗi từ ngữ nối loại này trong VBKHXHTA, con số này là trên 5 lần và cũng để tạo nên tính liên kết giữa các phát ngôn, qua đó biểu đạt mục đích phát ngôn của mình. Kết quả này bước đầu cho phép khẳng định: tính liên kết trong VBKHXHTA có phần chặt chẽ hơn trong VBKHXHTV.

Tiếp đó trong cả hai ngôn ngữ, chúng tôi phân loại thành 3 nhóm từ ngữ nối: nhóm có tần suất xuất hiện cao, nhóm có tần suất xuất hiện trung bình và nhóm có tần suất xuất hiện thấp. Dưới đây là bảng tổng hợp số lượng tần suất xuất hiện của từ ngữ nối này trong tiếng Việt và tiếng Anh theo ba nhóm vừa nêu.

Bảng 2.2. Số lượng và tần suất xuất hiện của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA theo nhóm



Loại VB

Tần suất cao

(từ 10 lần trở lên)

Tần suất TB

(từ 2 đến 9 lần)

Tần suất thấp

(1 lần)

Tổng

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

VBKHXHTV

11

9,6%

32

27,8%

72

62,6%

115

100%

VBKHXHTA

14

10,3%

46

33,8%

76

55,9%

136

100%

Sơ bộ kết quả bảng 2.2 cho thấy tlệ nhóm từ ngữ nối có tần số xuất hiện cao và trung bình ở tiếng Anh cao hơn tiếng Việt, trong khi ở tiếng Việt, tlệ nhóm từ ngữ nối có tần số xuất hiện thấp chiếm nhiều hơn.

Dưới đây chúng tôi tiếp tục đi sâu vào so sánh, đối chiếu cụ thể về số lượng, tần suất sử dụng từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA.

2.2.2. Một số nhận xét chung về số lượng và tần suất sử dụng từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA

2.2.2.1. Về số lượng của từ ngữ nối

Bảng kết quả thống kê (bảng 2.1) cho thấy từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết ở tiếng Việt gồm 115 đơn vị, còn tiếng Anh là 136. Như vậy, số lượng từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết được sử dụng trong VBKHXH tiếng Anh nhiều hơn so với VBKHXH tiếng Việt, tuy nhiên tlệ chênh lệch là không lớn.

Đi sâu vào chi tiết có thể thấy trong cả hai ngôn ngữ, số lượng các từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết được sử dụng có sự khác nhau giữa các VB. Có VB sử dụng nhiều từ ngữ nối, có VB lại sử dụng ít từ ngữ nối. Đồng thời, có VB cùng một từ ngữ nối nhưng được tác giả sử dụng lặp lại nhiều lần. Điều này theo chúng tôi có thể phụ thuộc vào cách tổ chức VB hay phong cách sử dụng ngôn ngữ riêng của từng tác giả trong việc sử dụng các từ ngữ nối một cách hợp lý, phù hợp với việc truyền đạt thông tin trong từng bối cảnh nhằm đạt được hiệu quả nhất định nào đó.

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí