2.2.2.2. Về tương quan số lượng từ ngữ nối nguyên cấp và từ ngữ nối biến thể
Việc đi sâu vào khảo sát ngữ liệu cho thấy thực ra số lượng các từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết nguyên cấp trong cả tiếng Việt và tiếng Anh không nhiều như vậy, nhưng trong quá trình sử dụng trong các VBKH khác nhau, cũng như ở các tình huống khác nhau, chúng đã được người nói thêm bớt một vài yếu tố cho phù hợp với ngữ cảnh hoặc cho phù hợp với mục đích của người tạo lập phát ngôn, vì thế đã tạo nên khá nhiều các từ ngữ nối mới trên cơ sở từ ngữ nối ban đầu. Điều này, theo chúng tôi, đem đến sự đa dạng và phong phú trong thực tế sử dụng của từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết ở trong các VBKHXH.
Quan sát kỹ hơn có thể thấy người viết thường tạo ra các biến thể từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết bằng cách tách các thành tố của cụm từ nối ban đầu và chêm xen thêm một số yếu tố khác và chúng không cố định vị trí. Chúng có thể được chêm xen ở đầu, giữa hoặc cuối. Ví dụ: từ một cụm từ nối nói cách khác trong thực tế sử dụng ở các VB đã tạo ra rất nhiều cụm từ nối khác nhau như: nói một cách khác, nói một cách dễ hiểu, nói một cách tổng quát, nói một cách không quá rằng. Tương tự: có thể khẳng định có thể khẳng định rằng, có thể khẳng định ngay rằng; vì vậy chính vì vậy, chính vì vậy (có thể khẳng định), có như vậy; có thể nói
có thể nói rằng, có thể thấy rằng; như vậy như vậy là; vì thế chính vì thế;
kết quả là kết quả của các mối quan hệ xã hội hình thành là...
Hoặc trong tiếng Anh: consequently (do đó/do vậy) as a consequence (kết quả là/hậu quả là); in fact (thực tế) the fact that (thực tế là), as a result (kết quả là) as a result of this (kết quả của việc này); finally (cuối cùng) finally, our results show (cuối cùng, kết quả của chúng tôi cho thấy); finally, results from the inferential analysis showed (cuối cùng, kết quả phân tích từ sự suy luận cho thấy)…
Tuy nhiên, điểm khác biệt là đối với tiếng Việt, đây là đặc trưng phổ biến hơn bởi vì ở tiếng Việt các biến thể từ ngữ nối phổ biến hơn tiếng Anh. Cụ thể, ở tiếng Việt, trong số 115 từ ngữ nối thì số lượng từ ngữ nối là tổ hợp biến thể chiếm 61% (69 đơn vị), trong khi ở tiếng Anh, trong số 136 từ ngữ nối thì số lượng từ ngữ nối là tổ hợp biến thể chỉ chiếm 47% (64 đơn vị). Điều này thể hiện rò đặc trưng loại hình của từng ngôn ngữ. Tiếng Việt với đặc trưng là phân tích tính nên với bất cứ từ ngữ nào, người Việt cũng có thể dễ dàng tách từ hay thêm từ (tức là thay đổi vị trí) để tạo
ra những tổ hợp từ mới mà vẫn được chấp nhận. Còn ở tiếng Anh, do từ biến đổi hình thái nên việc thay đổi trật tự từ ít xảy ra hơn.
2.2.2.3. Về tần suất xuất hiện của các từ ngữ nối trong các VBKHXH
Việc đi sâu xem xét tần suất sử dụng cụ thể của các từ ngữ nối cho thấy điểm giống nhau là cả hai ngôn ngữ đều có sự khác biệt về tần suất sử dụng các từ ngữ nối. Cụ thể, có những từ ngữ nối trong cả hai ngôn ngữ được sử dụng với tần suất rất cao, nhưng cũng có những từ ngữ nối được sử dụng với tần suất rất thấp. Cụ thể:
- Ở tiếng Việt có đến 72/115 từ ngữ chỉ xuất hiện với tần suất 1 lần (chiếm 62,6%), tương tự ở tiếng Anh con số này cũng chiếm tỉ lệ khá lớn với 76/136 đơn vị (chiếm 55,9%). Quan sát kỹ hơn có thể thấy chúng đều là những biến thể từ từ ngữ nối nguyên cấp (tổ hợp tự do).
- Tuy nhiên, cả hai ngôn ngữ đều có những từ ngữ nối xuất hiện với tần suất rất cao, giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính liên kết giữa các phát ngôn:
+ Trong VBKHXHTV có 11 từ ngữ nối xuất hiện với tần suất rất cao (9,6%) (từ 10 lần trở lên), đó là các từ ngữ nối: như vậy (68 lần), điều này cho thấy (31 lần), vì vậy (30 lần), tóm lại (30 lần), do đó (24 lần), vì thế (20 lần), chính vì vậy (20 lần)...
+ Tương tự trong VBKHXHTA, có 14 từ ngữ nối (10,3%) xuất hiện với tần số rất cao là: therefore - vì vậy (121 lần), thus - do đó (118 lần), as a result - kết quả là (25 lần), finally - cuối cùng (37 lần), in deed - thật vậy (30 lần), hence - do đó (28 lần)...
- Ngoài những từ ngữ nối xuất hiện với tần xuất rất cao hoặc rất thấp trên, cả hai ngôn ngữ còn có những từ ngữ nối xuất hiện với tần suất trung bình (từ 2 lần trở lên cho đến dưới 10 lần). Cụ thể:
+ Trong VBKHXHTV có 32/115 từ ngữ nối loại này (27,8%), ví dụ: từ đó (9 lần), nói cách khác (8 lần), cuối cùng (7 lần), vậy (6 lần), cho nên (5 lần), bởi vậy (5 lần), có thể khẳng định rằng (5 lần), nói tóm lại (4 lần), nhìn chung (3 lần)...
+ Tương tự, trong VBKHXHTA, có 46/136 từ ngữ nối xuất hiện với tần suất trung bình (33,8%), ví dụ: in sum/ in summary - tóm lại (9 lần), overall - nhìn chung (8 lần), generally - nói chung (7 lần), last /lastly - cuối cùng (5 lần)...
Dưới đây, chúng tôi tiếp tục chọn ra 10 từ ngữ nối tiêu biểu có tần suất xuất hiện cao nhất trong VBKHXHTV và VBKHXHTA để so sánh.
Bảng 2.3. So sánh tần suất xuất hiện của 10 từ ngữ nối có tần suất sử dụng cao nhất trong VBKHXH TV và VBKHXHTA
Tiếng Việt | Tiếng Anh | |||
TNN có tần suất xuất hiện cao nhất | Tần suất | TNN có tần suất xuất hiện cao nhất | Tần suất | |
1. | Như vậy | 68 lần | Therefore - vì vậy | 121 lần |
2. | Điều này cho thấy | 31 lần | Thus - do đó | 118 lần |
3. | Vì vậy | 30 lần | Finally - cuối cùng | 37 lần |
4. | Tóm lại | 30 lần | In deed - thật vậy | 30 lần |
5. | Do đó | 24 lần | Hence - do đó | 28 lần |
6. | Vì thế | 20 lần | As a result - kết quả là | 25 lần |
7. | Chính vì vậy | 20 lần | Infact - trong thực tế | 25 lần |
8. | Theo đó | 20 lần | So -cho nên | 21 lần |
9. | Có thể nói | 13 lần | Accordingly - theo đó | 21 lần |
10. | Do vậy | 12 lần | In other words -nói cách khác | 18 lần |
Tổng | 268 lần | 444 lần | ||
Trung bình 1 TNN | 26, 8 lần | 44,4 lần |
Có thể bạn quan tâm!
- Từ Ngữ Nối Biểu Thị Ý Nghĩa Kết Quả, Tổng Kết
- Đặc Điểm Ngôn Ngữ Của Văn Bản Khoa Học
- Tiêu Chí Nhận Diện Từ Ngữ Nối Biểu Thị Ý Nghĩa Kết Quả, Tổng Kết Tiếng Việt
- Đặc Điểm Cấu Tạo - Ngữ Nghĩa Của Từ Ngữ Nối Biểu Thị Ý Nghĩa Kết Quả, Tổng Kết Trong Vbkhxhtv Và Vbkhxhta
- Số Lượng, Hình Thức Cấu Tạo, Chức Năng Ngữ Nghĩa Và Tần Suất Xuất Hiện Của Từ Ngữ Nối Trong Vbkhxhtv Có Hình Thức Là Từ
- Hình Thức Cấu Tạo, Chức Năng Ngữ Nghĩa Và Tần Suất Xuất Hiện Của Từ Ngữ Nối Trong Vbkhxhta Có Hình Thức Là Từ
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
Kết quả so sánh 10 từ ngữ nối có tần suất sử dụng cao nhất trong hai ngôn ngữ ở bảng 2.2 cho thấy từ ngữ nối trong Anh có tần suất xuất hiện cao hơn hẳn. Cụ thể, trung bình 1 từ ngữ nối tiếng Anh có tần suất xuất hiện trong các VBKHXH là 44,4 lần, trong khi ở tiếng Việt con số này chỉ là 26,8 lần. Đặc biệt trong tiếng Anh, có 2 từ ngữ nối có tần suất xuất hiện rất cao: therefore (121 lần), (thus: 118). Chúng xuất hiện trong mọi VBKHXHTA và được lặp lại nhiều lần trong VB, là 2 từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết điển hình có cách dùng phổ biến nhất trong số các từ ngữ nối loại này.
Nhìn chung, từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong VBKHXH tiếng Việt và tiếng Anh cho thấy đây là một nhóm từ ngữ không lớn xét về mặt số lượng, nhưng được sử dụng linh hoạt và thường xuyên trong các VBKHXH cả tiếng Việt và tiếng Anh và là một phần không thể thiếu trong các VBKH này bởi chúng thực hiện chức năng quan trọng, đó là chức năng hồi chỉ những điều đã được nói đến trong phát ngôn trước đó, qua đó chúng thực hiện chức năng liên kết giữa các phát ngôn, các phần trong một VB.
2.3. ĐỐI CHIẾU VỀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC - NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ NỐI BIỂU THỊ Ý NGHĨA KẾT QUẢ, TỔNG KẾT TRONG VBKHXHTV VÀ VBKHXHTA
Trong phần này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu cấu trúc - ngữ nghĩa của từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA trên các phương diện: vị trí, quan hệ cú pháp và đặc điểm cấu tạo mà các từ ngữ nối này thể hiện. Từ đó luận án tiến hành đối chiếu để xác định được những điểm tương đồng và khác biệt của chúng trong hai ngôn ngữ.
Khi miêu tả đặc điểm cấu trúc (ngữ pháp) - ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ nối này, chúng tôi sẽ tiếp cận theo đường hướng của ngữ pháp cấu trúc (structural grammar) kết hợp ngữ pháp chức năng (functional grammar) hay ngữ pháp chức năng - hệ thống (systemic-functional grammar), qua đó thấy được rò nhất đặc điểm cấu trúc và vai trò của chúng.
2.3.1. Vị trí của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong phát ngôn
Trong VBKHXHTV, xét về vị trí của từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết trong mối tương quan giữa chủ ngôn và kết ngôn như chúng ta đã nói ở trên, nghĩa là xét ở bậc liên kết giữa các câu trong VB, các từ ngữ nối loại này đều xuất hiện ở vị trí đầu kết ngôn (đầu phát ngôn đóng vai trò là kết ngôn). Đây có thể được xem là một đặc trưng của từ ngữ nối loại này. Cao Xuân Hạo (2004) gọi đây là những tác tử bắc cầu giữa câu chứa đựng nó với câu/các câu đi trước bởi vì chúng thường đứng đầu câu, trước tất cả các bộ phận khác, siêu đề, khu đề và chủ đề [41: 369]. Ví dụ:
(7) Việc làm là nền tảng căn bản cho phát triển, mang lại nhiều lợi ích cho mỗi cá nhân và xã hội. Vì vậy, đa dạng việc làm giúp giảm rủi ro trước các tác động của thiên tai, tạo điều kiện phục hồi năng lực, tài sản và các hoạt động sinh kế. [V14: tr.76]
Ở ví dụ (7), từ nối vì vậy đứng đầu phát ngôn thứ 2 (kết ngôn) có tác dụng giúp cho người đọc thấy nội dung mà phát ngôn chứa nó nêu ra là kết quả của sự lập luận mà phát ngôn trước nó nêu ra. Nghĩa là sau vì vậy là kết quả hoặc nhận định được đưa ra và kết quả hoặc nhận định này được rút ra từ những nguyên nhân hoặc luận cứ được nêu từ phát ngôn (1). Điều này chứng tỏ sự có mặt của các từ ngữ nối loại này đã tường minh cho mối quan hệ giữa các phát ngôn, từ đó tạo nên tính mạch lạc, logic cho các phát ngôn trong VB.
Xét về vị trí trong toàn bộ VB, phát ngôn chứa từ ngữ nối loại này thường nằm ở giữa hoặc cuối đoạn văn, hoặc cuối VB mang ý nghĩa tổng kết, kết luận hoặc tóm
lược lại những vấn đề đã được trình bày ở trước, chẳng hạn như: như vậy, cho nên, kết quả là, nói tóm lại, nhìn chung... Điều này phản ánh đặc trưng của loại quan hệ này và hoàn toàn phù hợp với chức năng liên kết của chúng bởi lẽ xét trên quan hệ logic, để có thể đưa ra được kết luận, nhận định hay sự đánh giá chung có ý nghĩa tổng kết, khái quát thì trước tiên buộc phải có các luận cứ, nguyên nhân hay tiền đề xuất hiện trước, sau đó mới có thể dẫn dắt, cho phép đi đến một kết luận hay một nhận định, đánh giá mà người nói muốn đạt tới.
Trong VBKHXHTA, vị trí của các từ ngữ nối này linh hoạt hơn tiếng Việt vì chúng không chỉ xuất hiện ở vị trí đầu kết ngôn mà chúng còn đứng ở vị trí giữa phát ngôn nhưng vẫn đảm nhận chức năng liên kết giữa câu chứa chúng với một hoặc những phát ngôn trước nó. Chẳng hạn:
-Từ ngữ nối ở đầu kết ngôn:
(8) In this research it has been observed that majority of the respondents give their preference on television advertisements and also mostly the brands of cellular phones are advertised on television. Hence television advertisement effectiveness worked in a positive sense to detain the attention of the customers [E12: p.197] (Trong nghiên cứu này, người ta quan sát thấy rằng phần lớn những người được hỏi đều thích các quảng cáo trên truyền hình và hầu hết các nhãn hiệu điện thoại di động cũng được quảng cáo trên truyền hình. Do đó, hiệu quả của quảng cáo truyền hình có tác dụng tích cực trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng)
- Từ ngữ nối ở giữa kết ngôn:
(9) This right includes forming trade union and other associations to bargain collectively with employers or other organizations that affect their interest (FDRE's Constitution, 1995). It is, therefore, logical to deduce that the right to form or join professional association in Ethiopia is constitutionally enshrined [E15: p.918) (Quyền này bao gồm việc thành lập công đoàn và các hiệp hội khác để thương lượng với người sử dụng lao động hoặc các tổ chức khác có ảnh hưởng đến lợi ích của họ (Hiến pháp của FDRE, 1995). Vì thế, sẽ là hợp lý khi suy luận rằng thiết lập quyền hoặc tham gia hiệp hội nghề nghiệp ở Ethiopia được bảo vệ một cách hợp hiến)
Trong VBKHXHTV, mặc dù có những từ ngữ nối này xuất hiện ở giữa phát ngôn nhưng khi đó chức năng của chúng hoàn toàn khác: liên kết giữa hai mệnh đề trong một phát ngôn.
2.3.2. Yếu tố đi kèm từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong phát ngôn
Trong cả VBKHXHTV và VBKHXHTA, các yếu tố đi kèm từ ngữ nối loại này thường là sự có mặt của dấu câu, cụ thể là dấu phẩy. Dấu phẩy có tác dụng ngăn cách từ ngữ nối loại này và phần sau của chúng trong một phát ngôn. Như vậy, sự có mặt của dấu phẩy có vai trò quan trọng trong việc nhận diện ranh giới giữa các từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết với các thành phần còn lại của phát ngôn. Hầu hết từ ngữ nối loại này được sử dụng trong các VBKHXH tiếng Việt và tiếng Anh được ngăn cách với phần đi sau bởi dấu phẩy.
Trong tiếng Việt, một số trường hợp không được ngăn cách bằng dấu phẩy thì thường đi kèm với tình thái từ ―thì‖ hoặc ―là‖, ―mà‖, ―rằng‖ ở phía sau, kiểu như: kết quả là..., như vậy là..., chính vì thế mà..., do vậy mà..., như vậy thì..., có thể hình dung rằng... Trong tiếng Anh, do tính chất loại hình ngôn ngữ nên sự chêm xen không phổ biến như tiếng Việt, và vì vậy các từ ngữ nối không có sự đi kèm với từ tình thái kiểu này.
Một số trường hợp còn lại trong cả tiếng Việt và tiếng Anh không có sự ngăn cách bởi dấu phẩy hoặc các tình thái từ. Tuy nhiên, sau xem xét kỹ chúng tôi thấy các trường hợp này trong cả tiếng Việt và tiếng Anh đều có thể thêm dấu phẩy vào được (những trường hợp này có thể do người viết bị chi phối bởi cách viết liền mạch một ý nào đó mà thôi). Ví dụ:
(10) [...] Vì thế đồng bào Thái ở Điện Biên gọi cánh đồng này là “Tòng Khao” nhằm ghi lại tội ác tày trời của lũ giặc Pè. [V20: tr.48]
(11) The researcher found that there are some other variables and factors that are basically responsible for brand switching. Hence advertising is a necessary but not sufficient condition that influences switching between telecommunication networks [E2: p.201] (Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng có một số biến và yếu tố khác làm thay đổi việc chuyển đổi thương hiệu. Do đó quảng cáo là điều kiện cần nhưng chưa đủ ảnh hưởng đến việc chuyển đổi giữa các mạng viễn thông).
2.3.3. Chức năng cú pháp của từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết trong câu/phát ngôn
2.3.3.1. Là thành phần chuyển tiếp
Trong tiếng Việt và tiếng Anh, xét về quan hệ cú pháp, tức vị trí và quan hệ giữa các từ ngữ đóng vai trò là từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết với các thành phần khác trong câu thì các từ ngữ nối này được hầu hết các nhà ngữ pháp coi là
―thành phần biệt lập‖ trong tương quan với thành phần chính - nòng cốt (chủ ngữ, vị
ngữ) và thành phần phụ trong câu (trạng ngữ, khởi ngữ..). Cụ thể, các nhà ngữ pháp gọi là thành phần chuyển tiếp (hay liên ngữ). Chẳng hạn, Trần Ngọc Thêm (1985) cho rằng, ―Các thành phần chêm xen là những thành phần phụ ngoài cấu trúc đề - thuyết (...). Các thành phần phụ ngoài cấu trúc đề - thuyết có những chức năng rất khác nhau.‖... Trong đó ―thành phần chuyển tiếp tham gia vào tổ chức liên kết logic của văn bản‖ [85: 92].
Như vậy, thành phần chuyển tiếp chính là tên gọi khác của từ ngữ nối nói chung và gắn tên gọi này là muốn nhấn mạnh đến chức năng liên kết của chúng. Cụ thể, xét về yếu tố từ vựng của các từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết, chúng chính là các từ và cụm từ đóng vai trò là thành phần chuyển tiếp có nhiệm vụ liên kết giữa các phát ngôn. Việc thêm hoặc bớt chúng không ảnh hưởng gì đến cấu trúc nòng cốt của phát ngôn. Nhưng xét về mặt ngữ nghĩa thì hoàn toàn khác bởi vì sự có mặt của các từ ngữ nối này chỉ ra sự liên kết của phát ngôn chứa chúng với chủ ngôn, nên đồng thời chúng cũng làm mất đi tính hoàn chỉnh của phát ngôn về mặt nội dung nếu chúng vắng mặt. Ví dụ:
(12) Nếu chỉ coi Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân không thôi mà không thấy yếu tố nhân dân, yếu tố dân tộc thì không đúng với quan niệm của Hồ Chí Minh về cơ sở xã hội của Đảng (1). Chính vì vậy, Hồ Chí Minh coi việc ra đời của ĐCS Việt Nam là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước (2). [V54: tr.656].
(13) Additionally, the study area has been experiencing frequent drought and during the past few successive years, many livestock have been dying as a result of severe draught (1). Therefore, if well planned and managed, ecotourism in Lake Natron has a potential to improve the living conditions of the local residents and could be a reliable source of income for many years to come (2). [E17: p.170] (Ngoài ra, khu vực nghiên cứu đã trải qua hạn hán thường xuyên và trong vài năm qua, nhiều vật nuôi đã chết vì hạn hán nghiêm trọng. Do đó, nếu được lên kế hoạch và quản lý tốt, du lịch sinh thái ở hồ Natron có khả năng cải thiện điều kiện sống của người dân địa phương và có thể là nguồn thu nhập đáng tin cậy trong nhiều năm tới).
Ta thấy ở phát ngôn (2) trong ví dụ (12) trên có chứa từ nối chính vì vậy và therefore (ví dụ 13) là yếu tố liên kết giữa hai phát ngôn và làm thành phần chuyển tiếp. Thành phần này chỉ ra rằng:
+ Phát ngôn chứa nó không phải là phát ngôn đầu tiên, trước phát ngôn này còn có ít nhất một phát ngôn khác liên kết với nó (đây là chức năng liên kết).
+ Nhận định nêu ra trong phát ngôn chứa nó là kết quả của sự lập luận logic được rút ra từ những sự kiện đã được nêu ở phát ngôn trước mà có (đây là chức năng ngữ nghĩa).
Như vậy, có thể thấy sự có mặt của các từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết là rất quan trọng trong việc tạo ra mối quan hệ giữa các phát ngôn, từ đó tạo nên tính mạch lạc, logic cho các phát ngôn
2.3.3.2. Đóng vai trò là trạng từ
Trong tiếng Việt, một số từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết còn đóng vai trò là những trạng từ bổ nghĩa cho câu/phát ngôn, cụ thể là trạng từ chỉ cách thức được dùng để liên kết với những phát ngôn trước đó (Trần Ngọc Thêm gọi đây là mô hình: động từ + trạng tố chỉ cách thức), chẳng hạn: tóm lại, nói chung, nhìn chung, nói tóm lại, nói cách khác, nhìn một cách tổng quát, rò ràng, rò ràng là... :
(14) Nói tóm lại, với ba tiêu chí để đánh giá về sự hài lòng là thu nhập, chỉ tiêu và tiện nghi sinh hoạt gia đình, chúng ta có thể thấy sự hài lòng chung của người dân về mức sống hiện tại đang ở mức trung bình. [V43: tr.16]
Trong tiếng Anh khá nhiều từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết vừa được sử dụng để liên kết giữa các phát ngôn vừa đóng vai trò là trạng từ như: accordingly (theo đó), actually (thực sự), consequently (do đó), finally (cuối cùng), generally (nói chung), lastly (cuối cùng), obviously (rò ràng), more precisely (chính xác hơn)... Ví dụ:
(15) The results of the ANOVA highlighted some significant differences. In particular, culture as a motivation was significantly less important for people aged 80 or over than it was for all other respondents. The motivation related to physical aspects was more relevant for people in the 60–69 age range than for any other age group. Pleasure-seeking/fantasy was more important for people between 60 and 69 than for people between 70 and 79. Finally, relaxation was equally relevant for all age groups. [E33: p.25] (Kết quả của ANOVA nêu bật một số khác biệt đáng kể. Cụ thể, văn hóa như một động lực ít quan trọng hơn đối với những người từ 80 tuổi trở lên so với tất cả những người được hỏi khác. Động lực liên quan đến các khía cạnh thể chất phù hợp hơn với những người trong độ tuổi 60-69 so với bất kỳ nhóm tuổi nào khác. Tìm kiếm niềm vui tưởng tượng là quan trọng đối với những người từ 60 đến 69 so với những người từ 70 đến 79. Cuối cùng, thư giãn cũng phù hợp như nhau đối với tất cả các nhóm tuổi.)