Hình Thức Cấu Tạo, Chức Năng Ngữ Nghĩa Và Tần Suất Xuất Hiện Của Từ Ngữ Nối Trong Vbkhxhta Có Hình Thức Là Từ

đầu những năm 1990, một số quốc gia châu Phi đã rơi vào tình trạng bất ổn chính trị và nghèo đói nghiêm trọng. May thay, sau những thách thức này là sự phục hưng dân chủ và một môi trường thuận lợi. Thật vậy, các điều kiện tích cực hiện nay đã trở thành chất xúc tác cho tăng trưởng kinh tế, mang lại năng lượng, việc làm, doanh thu và sự hồi sinh đi kèm sản xuất và nông sản.)

(36) Recent data from the United States Economic Research Service has demonstrated that the increase in Asian gross domestic product (GDP) has risen from about 17% in 1980 to 33% at the end of 2016, surpassing the North American and European Union economies. Indeed, the global power structure has changed in many ways [E41: p.18] (Dữ liệu gần đây của Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế Hoa Kỳ đã chứng minh rằng mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của châu Á đã tăng từ khoảng 17% vào năm 1980 lên 33% vào cuối năm 2016, vượt qua các nền kinh tế Bắc Mỹ và Liên minh châu Âu. Thật vậy, cơ cấu quyền lực toàn cầu đã thay đổi theo nhiều cách.)

(37) As for the social statue, it has the significant positive influence on the low-and middle-income residents, but not on the high-income residents. It states that social status is of no worth for the high-income group in the urban. Maybe age and education are more important for them. [E25:p.119] (Về mặt địa vị xã hội, nó có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến nhóm cư dân thu nhập thấp và trung bình, nhưng không ảnh hưởng đến nhóm cư dân thu nhập cao. Điều này nói lên rằng địa vị xã hội không có giá trị đối với nhóm thu nhập cao ở thành thị. Có lẽ tuổi tác và trình độ học vấn quan trọng hơn đối với họ.)

Trong các ví dụ trên, từ nối indeed mang sắc thái nhấn mạnh, khẳng định đối với nhận định mà tác giả đưa ra. Nó giúp thông tin đứng sau phát ngôn chứa nó được nổi bật như là thông tin quan trọng nhất mà người viết hướng tới và thông tin này xuất hiện như là một điều tất yếu, khách quan. Rò ràng, sự nhấn mạnh của indeed trong phát ngôn có tác dụng điều chỉnh, định hướng thông tin của phát ngôn.

Ngược lại, trong ví dụ (37), tác giả sử dụng trạng từ nối maybe để thể hiện sự không chắc chắn về kết luận, nhận định đưa ra.

Có thể thấy, việc dùng các từ ngữ nối có chức năng khẳng định hay nhấn mạnh kết quả/ nhận định trong nghiên cứu đã giúp người viết trình bày hoặc nêu ra nhận định/ kết quả một cách đầy đủ, chính xác và khách quan với quan điểm rò ràng, chứng cớ đầy đủ thuyết phục người đọc.

+ Trạng từ chỉ sự phỏng đoán: loại này chỉ có 1 đơn vị (0,7%). Trong VBKH, trạng từ này được sử dụng khi người nói không thực sự chắc chắn về những nhận

định hoặc kết luận mình đưa ra. Đó là trạng từ predictably (có thể dự đoán), với 2 lần xuất hiện, chỉ chiếm 0,3% tổng số lần xuất hiện của các từ ngữ nối được khảo sát.

+ Trạng từ nêu kết luận/ nhận định chung, khái quát: loại này có 3 đơn vị (2,2%): overall (nhìn chung), essentially (về cơ bản)... Chúng có số lần xuất hiện khá cao với 34 lần, chiếm 4,7 % tổng số lần xuất hiện. Trong VBKH, người nói sử dụng các từ nối này nhằm báo hiệu sự kết thúc luận điểm trình bày hoặc đưa giá những kết luận/nhận định chung mang tính khái quát. Chẳng hạn:

(24) Overall, the maximum speed decreases or increases depending on the signal quality and the magnitude of interferences due to the operation of more devices in the same locality. [E46: p.6] (Nhìn chung, tốc độ tối đa giảm hoặc tăng tùy thuộc vào chất lượng tín hiệu và cường độ của nhiễu do hoạt động của nhiều thiết bị hơn trong cùng một địa phương.)

Trong ví dụ trên, việc sử dụng từ nối overall giúp tác giả đưa một sự đánh giá mang tính khái quát về sự phụ thuộc vào chất lượng tín hiệu và cường độ của nhiễu đối với sự tăng hoặc giảm của thiết bị điện trong cùng một địa phương. Điều này giúp tác giả tránh được việc đưa ra con số chính xác, cũng như những chi tiết cụ thể trong kết luận/nhận định của mình, qua đó giảm được phần nào sự cam kết liên quan đến tính xác thực của phát ngôn. Dưới đây là bảng tổng hợp hình thức cấu tạo, chức năng ngữ nghĩa và tần suất xuất hiện của từ ngữ nối là từ trong VBKHXHTA.

Bảng 2.5: Hình thức cấu tạo, chức năng ngữ nghĩa và tần suất xuất hiện của từ ngữ nối trong VBKHXHTA có hình thức là từ

Hình thức cấu tạo

Chức năng ngữ nghĩa

Số lượng

Tần suất

SL

Tỉ lệ

Tần suất

Tỉ lệ


Từ đơn

Trạng từ chỉ mức độ đánh giá

7

4,4%

12

1,6%

Trạng từ chỉ sự phỏng đoán

1

1,5%

1

0,1%

Trạng từ biểu thị kết quả nêu ra là có lý

do hoặc nguyên nhân

7

5,1%

324

44,5%

Trạng từ biểu thị sự kết thúc/ khái quát

5

3,7%

53

7,3%

Tổng (1):

20

14,7%

390

53,5 %


Từ ghép

Trạng từ chỉ mức độ đánh giá

2

1,5%

32

4,4%

Trạng từ chỉ sự phỏng đoán

1

0,7%

2

0,3%

Trạng từ biểu thị sự kết thúc/khái quát

3

2,2%

34

4,7

Tổng (2):

6

4,4%

68

9,4%

Tổng

26

19,1%

458

62,9%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Đối chiếu từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết tiếng Việt và tiếng Anh Trên cơ sở các văn bản khoa học xã hội - 11

c. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo - ngữ nghĩa của từ ngữ nối biểu thị kết quả, tổng kết trong VBKHXHTA và VBKHXHTV có hình thức là từ

(i) Những điểm tương đồng

Qua việc trình bày trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy giữa chúng có khá nhiều điểm tương đồng:

VBKH tiếng Việt và tiếng Anh được khảo sát đều sử dụng các từ ngữ nối có cấu tạo là từ, trong đó bao gồm cả từ đơn và từ ghép. Xét về số lượng, cả 2 ngôn ngữ đều có số lượng từ ngữ nối có cấu tạo là từ chiếm tỉ lệ thấp so với nhóm từ ngữ nối có cấu tạo là cụm từ và mệnh đề (tiếng Việt: 27% và tiếng Anh: 19,1%). Nhưng xét về tần suất xuất hiện, chúng lại là nhóm từ ngữ nối có tần suất xuất hiện cao nhất (tiếng Việt 55,5% và tiếng Anh 62,9%). Trong số này, có những từ nối có số lần xuất hiện rất cao trong cả hai ngôn ngữ: như vậy (68 lần), vì vậy (30 lần)..., đặc biệt trong tiếng Anh, một số từ nối có số lần xuất hiện trên 100 lần, như therefore (vì thế) -121 lần, thus (vì vậy)... Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của chúng trong thực tế hành chức ở VB. Đây cũng là điều dễ hiểu vì chúng là nhóm từ ngữ nối cơ bản, giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra những biến thể (từ ngữ nối mới) và thể hiện các phạm trù ngữ nghĩa cơ bản, mang đặc trưng của loại từ ngữ nối này. Ngoài ra, trong VBKH, cả người Việt và người Anh đều có xu hướng sử dụng nhiều các từ ngữ nối có hình thức là từ để truyền tải nhiều mục đích phát ngôn.

Các phương tiện ngôn ngữ đóng vai trò là các từ ngữ nối có hình thức là từ trong cả hai ngôn ngữ đều khá đa dạng, thể hiện rò đặc trưng loại hình của từng ngôn ngữ. Chúng bao gồm đại từ, tổ hợp quan hệ từ, từ tình thái, động từ (tiếng Việt) và trạng từ (tiếng Anh).

Xét về mặt chức năng ngữ nghĩa trong VBKHXHTV và VBKHXHTA, các phương tiện ngôn ngữ đóng vai trò là các từ ngữ nối có hình thức là từ đều được sử dụng nhằm truyền tải nhiều mục đích phát ngôn với các chức năng ngữ nghĩa khác nhau, như: thể hiện sự kết luận của người nói trên cơ sở từ một lý do, nguyên nhân nào đó, hoặc nêu ra nhận định chung mang tính khái quát trên cơ sở một quá trình suy luận, hay thể hiện mức độ đánh giá khác nhau (khẳng định, suy đoán...) về những nhận định hoặc kết luận mình đưa ra. Trong đó, cả hai ngôn ngữ đều có xu hướng tập trung sử dụng từ ngữ nối loại này để biểu thị phạm trù ngữ nghĩa: kết luận được nêu ra là có cơ sở từ một lý do hoặc nguyên nhân nào đó. Vì thế, tần suất xuất hiện của

nhóm từ ngữ nối thể hiện phạm trù này trong VBKH chiếm tỉ lệ cao nhất, thậm chí trong VBKHXHTA, tlệ này là áp đảo (so sánh: tiếng Việt 29,8% (140 lần xuất hiện), tiếng Anh 44,5% (324 lần xuất hiện).

(ii) Những điểm khác biệt

Đi vào chi tiết cho thấy cũng có một số khác biệt về đặc điểm cấu tạo - ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ nối này trong cả hai ngôn ngữ:

- Có sự đối lập về số lượng và tần suất xuất hiện giữa từ nối có cấu tạo là từ đơn và ghép trong hai ngôn ngữ:

+ Trong tiếng Việt, loại từ nối có hình thức là từ đơn không phổ biến như tiếng Anh cả về số lượng và tần suất xuất hiện. Nếu như trong tiếng Việt số lượng từ đơn chỉ chiếm 0,9% (1 đơn vị) và tần suất xuất hiện của chúng cũng chỉ là 1,3% (6 lần) thì trong tiếng Anh tỉ lệ này cao hơn rất nhiều. Cụ thể trong tiếng Anh, số lượng từ đơn chiếm 19,1 % (21 đơn vị) và tần suất xuất hiện của chúng rất cao 458 lần, chiếm 62,9% tổng số lần xuất hiện của các từ ngữ nối được khảo sát trong VBKHXHTA.

+ Trái lại, loại từ nối có hình thức là từ ghép lại được dùng khá phổ biến trong tiếng Việt, do vậy chúng có số lượng và tần suất xuất hiện nhiều hơn hẳn so với tiếng Anh (so sánh, về số lượng: tiếng Việt 27% (31 đơn vị), tiếng Anh 4,4% (6 đơn vị) và về tần suất xuất hiện: tiếng Việt 53,9% (253 lần), trong khi tiếng Anh chỉ là 9,3% (68 lần).

- Mặc dù cả hai ngôn ngữ đều có những từ ngữ nối có cấu tạo là từ ghép nhưng bản chất của các đơn vị cấu tạo khác nhau. Trong tiếng Việt, nhóm từ ngữ nối có cấu tạo là từ ghép chủ yếu là nhóm từ ghép hư (không có từ trung tâm) và loại này có số lượng khá phong phú. Mặc dù chúng là các hình vị hư và kết hợp theo phương thức ghép, đồng thời nếu tách ra chúng có thể là những hình vị thực, nhưng khi kết hợp trở thành đơn vị ghép chúng đã bị hư hoá và không có quan hệ cú pháp nội bộ, ví dụ: dường như, cho nên...). Còn trong tiếng Anh, hình thức ghép của từ nối thường có hai thành tố có mối quan hệ chính phụ và được tạo bởi ít nhất hai hình vị gốc, ví dụ: therefore...

- Việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ đóng vai trò là các từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết có hình thức là từ thể hiện các xu hướng khác nhau. Mặc dù trong VBKH, cả người Việt và người Anh đều có xu hướng sử dụng nhiều các từ ngữ nối có hình thức là từ để truyền tải nhiều mục đích phát ngôn, nhưng đi vào chi tiết cũng có sự khác biệt. Người Việt có xu hướng sử dụng nhiều phương tiện nối là đại từ, quan hệ từ để truyền tải các mục đích phát ngôn khác nhau thuộc các phạm trù

ngữ nghĩa như: biểu thị sự kết thúc hoặc đưa ra những kết luận/ nhận định mang tính khái quát, hoặc biểu thị kết quả nêu ra là có lý do hoặc nguyên nhân. Trong khi người Anh lại có thiên hướng sử dụng các trạng từ chủ yếu để bộc lộ những đánh giá về mức độ chính xác, chắc chắn hay phỏng đoán đối với kết luận/ nhận định nêu ra. Điều này có thể lý giải được là do tiếng Anh và tiếng Việt thuộc hai nền văn hóa khác nhau, đã ảnh hưởng đến cách tư duy ngôn ngữ, văn hóa ứng xử và cách nói của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc cũng khác nhau.

- Trong VBKHXH tiếng Việt và tiếng Anh, mặc dù các phương tiện ngôn ngữ đóng vai trò là các từ ngữ nối có hình thức là từ đều được sử dụng nhằm truyền tải nhiều mục đích phát ngôn với các chức năng ngữ nghĩa khác nhau, nhưng trong VBKHXHTA, các phạm trù ngữ nghĩa được thể hiện phong phú hơn tiếng Việt. Ngoài 3 phạm trù ngữ nghĩa như tiếng Việt (biểu thị kết quả nêu ra là có lý do hoặc nguyên nhân, biểu thị các mức độ khẳng định/ chắc chắn, hoặc biểu thị nhận định/ kết luận nêu ra được dựa trên một quá trình suy ý), trong VBKHXHTA các tác giả còn sử dụng các phương tiện từ ngữ nối này nhằm biểu thị sự phỏng đoán về kết luận/ nhận định.

- Xét về tần suất xuất hiện, mặc dù đều là nhóm xuất hiện nhiều nhất và cùng biểu thị một phạm trù chức năng ngữ nghĩa (biểu thị kết luận được nêu ra là có cơ sở từ một lý do hoặc nguyên nhân), nhưng số lần xuất hiện của các từ nối thể hiện phạm trù này trong VBKHXHTA vẫn cao hơn rất nhiều trong VBKHXHTV (so sánh: tiếng Việt 29,8% (140 lần xuất hiện), tiếng Anh 44,5% (324 lần xuất hiện). Ngoài ra, quan sát chi tiết hơn có thể thấy nếu như trong VBKHXHTV, phương tiện ngôn ngữ đóng vai trò là từ nối biểu thị phạm trù này là quan hệ từ và đại từ thì trong VBKHXHTA lại là trạng từ.

2.3.4.2. Từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA có hình thức là cụm từ

Khảo sát tư liệu chúng tôi nhận thấy xuất hiện khá nhiều các cụm từ đóng vai trò là các từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết giữa các phát ngôn trong VBKHXHTV và VBKHXHTA. Cụm từ là những cấu trúc mà trong đó gồm hai từ trở lên, các từ này kết hợp tự do với nhau theo những kiểu quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp nhất định.

a. Trong VBKHXHTV

Từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả tổng kết cấu tạo là cụm từ trong tiếng Việt chiếm tlệ đáng kể trong ngữ liệu khảo sát, với 56 đơn vị, chiếm 48,7% tổng số các từ ngữ nối được khảo sát. Xét về tần suất xuất hiện, chúng có 136 lần, chiếm 29% tổng số lần xuất hiện của các từ ngữ nối được khảo sát. Trung bình một từ ngữ nối trong các VBKHXHTV được khảo sát có cấu tạo là cụm từ có tần suất xuất hiện khá thấp chỉ là 2,4 lần. Tuy vậy, trong số này vẫn có một số cụm từ nối có số lần xuất hiện cao, chẳng hạn: chính vì vậy (20 lần), có thể nói (13 lần), như vậy, có thể thấy/ thấy rằng (13 lần), nói cách khác (8 lần), có thể thấy (7 lần), có thể khẳng định rằng (5 lần), kết quả là (4 lần), nói tóm lại (4 lần)...

Từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết cấu tạo là cụm từ bao gồm hai loại: cụm từ cố định và cụm từ tự do.

(i) Cụm từ cố định

Các từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết là cụm từ cố định có 18 đơn vị, chiếm 15,7% tổng số các từ ngữ nối được khảo sát. Xét về tần suất xuất hiện trong VBKHXHTV, chúng có 72 lần, chiếm 15,4% tổng số lần xuất hiện của các từ ngữ nối được khảo sát (trung bình 1 từ ngữ nối là cụm từ cố định có số lần xuất hiện 4 lần).

- Quán ngữ:

Một trong những phương tiện từ vựng chủ yếu và rất quan trọng tham gia cấu tạo từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết ở cấp độ cụm từ cố định là quán ngữ. Loại này gồm 11 đơn vị (9,6%) và chúng có số lần xuất hiện là 45 lần (cũng chiếm 9,6% tổng số lần xuất hiện). Quán ngữ thường là những tổ hợp từ cố định dùng lặp đi lặp lại nhiều lần và lâu thành quen, nghĩa của chúng có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành. Ví dụ: kết quả là, nói cách khác, nói cụ thể, nói tóm lại, nói gọn lại, rò ràng là...

Theo các nhà Việt ngữ học, mặc dù tính chất cụm từ tự do của quán ngữ là quá rò ràng về cả ý nghĩa cũng như hình thức, nhưng nội dung biểu thị của chúng đã trở thành điều thường xuyên, được lặp đi lặp lại và cần thiết cho sự suy nghĩ và cho sự diễn đạt. Về mặt cấu trúc của quán ngữ, chúng có sự đa dạng, phức tạp trong cấu tạo. Vì vậy, quán ngữ được xếp ở vị trí trung gian giữa cụm từ cố định và cụm từ tự do. Tuy nhiên, nếu bóc tách trong thành phần cấu tạo của cụm từ nối có dạng quán ngữ,

có thể thấy phổ biến nhất là các cụm động từ, theo mô hình kết hợp: động từ + thành tố chỉ cách. Ngoài ra còn có cụm tính từ, cụm danh từ, cụm giới từ.

Trong các từ ngữ nối là cụm động từ, giữ vị trí trung tâm trước hết phải kể đến là động từ tình thái. Đó là loại động từ mà trên bình diện nhận thức và tư duy biểu đạt quan hệ nhận thức chứ không phải quan hệ hiện thực. Chẳng hạn: có thể khẳng định rằng, có thể nhận thấy, có thể nói, đây có lẽ là...

Ngoài ra, các động từ trung tâm khác của cụm từ nối cũng là các động từ chỉ hoạt động nhận thức, cảm nghĩ, nói năng. Theo ngữ liệu, tiêu biểu là các động từ: nghĩ, nói, thấy, nhận thấy, cho thấy, thấy rằng, nhìn, suy, chẳng hạn: nói cách khác; nói tóm lại; qua đó cho thấy; và suy cho cùng... Theo chúng tôi, điều này là dễ hiểu vì đặc tính siêu ngôn ngữ của các quán ngữ liên kết nên động từ thường là các động từ chỉ hoạt động nhận thức diễn ra trong bộ óc con người nhằm bộc lộ sự đánh giá của người nói đối với hiện thực của phát ngôn.

Cho nên, trong VBKH, đây là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các lời nói với chức năng dùng để liên kết hình thức và cả liên kết logic ngữ nghĩa giữa các phát ngôn, đồng thời nghĩa của chúng có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành bởi vì chúng không mang nghĩa hình tượng. Quan sát kỹ hơn có thể thấy, đó chủ yếu là các quán ngữ tình thái - phương tiện liên kết theo cách tác động vào nội dung phát ngôn, vào ý nghĩa của chỉnh thể phát ngôn với những kiểu tình thái đánh giá, biểu cảm khác nhau..., nói chung là để bổ sung một nội dung tình thái nào đó cho phát ngôn. Trong VBKHXHTV người viết/nói thường dùng quán ngữ để biểu đạt các ý nghĩa sau:

+ Quán ngữ thể hiện mức độ đánh giá đối với kết luận, nhận định mà người nói nên ra: Trong đó, các mức độ đánh giá đối với nhận định, kết luận nêu ra của người nói mà quán ngữ thể hiện có thể là ở mức độ cao (chẳng hạn: rò ràng là...) hoặc cũng có thể ở mức độ thấp (chẳng hạn: có thể nói, có thể thấy...). Loại này có 5 đơn vị (4,3%) và có số lần xuất hiện là 26 lần (chiếm 5,5% tổng số lần xuất hiện).

+ Quán ngữ dùng để giải thích, đính chính kết quả/nhận định: Đó là những từ ngữ nối nhằm giải thích, minh hoạ, đính chính cho kết quả hoặc nhận định vừa được trình bày ở trước, nghĩa là làm cho người đọc hiểu rò hơn ý đã nêu trước. Trong VBKH, người viết thường đưa ra những kết luận/nhận định mà mình tin là đúng, và họ mong muốn thông tin mình đưa ra phải có đủ bằng chứng để thuyết phục độc giả.

Khi đó, các từ ngữ nối biểu thị ngữ nghĩa này sẽ được người nói sử dụng để tăng thêm độ tin cậy của thông tin. Loại này có 3 đơn vị (2,6%) và có số lần xuất hiện 10 lần (chiếm 2,1% tổng số lần xuất hiện). Những từ ngữ nối loại này thường là những quán ngữ như: nói cách khác, nói cụ thể, nói gọn lại. Ví dụ:

(38) Thoạt nhìn, các đơn vị hành chính xuất hiện trước địa danh thông thường và địa danh có yếu tố số là không khác biệt (1). Nói cụ thể, quận trong quận Bình Thạnh và quận trong quận 5 là như nhau (2). [V2: tr.53].

Trong ví dụ trên, từ ngữ nối nói cụ thể xuất hiện ở đầu câu (2) đã giúp cho người đọc dễ dàng nhận thấy câu (2) là sự giải thích cho kết quả về sự không khác biệt giữa các đơn vị hành chính với địa danh thông thường và địa danh có yếu tố số nêu ra ở câu (1) đó là giữa hai đơn vị đó hoàn toàn giống nhau. Như vậy, sự có mặt của từ ngữ nối nói cụ thể đã tường minh hóa cho mối quan hệ giữa hai phát ngôn: câu 2 là sự giải thích, làm rò hơn cho kết quả nghiên cứu nêu ra ở câu 1.

Trong số những từ ngữ nối mang chức năng này, từ ngữ nối có tần suất xuất hiện cao nhất trong VBKHXHTV là nói cách khác (8 lần).

+ Quán ngữ nêu ra nhận định mang tính khái quát: một số quán ngữ thường được người nói sử dụng để đánh dấu thông tin sau đó là một nhận định chung, mang tính tổng kết cho vấn đề trình bày, như: tổng kết lại, nói tóm lại. Loại này có 2 đơn vị (1,7%) và có số lần xuất hiện là 5 lần (chỉ chiếm 1,1% tổng số lần xuất hiện). Ví dụ:

(39) [...] Tổng kết lại, 58 từ thuộc ba tiểu trường cỏ cây trong Truyện Kiều đã tạo nên các tín hiệu thẩm mỹ với nhiều ý nghĩa thẩm mỹ sâu sắc, trong đó nổi bật là thể hiện những phương diện khác nhau của con người, từ dáng vẻ, cử chỉ bên ngoài đến tuổi tác, vị thế và tâm lý, tình cảm bên trong. [V48: tr.209]

Ở ví dụ trên, cụm từ tổng kết lại ngay tên gọi của nó đã cho thấy đây là phương tiện chỉ dẫn cho thông tin sau nó là sự tổng kết cho toàn bộ các phần mà tác giả đã trình bày trước đó về các khía cạnh của tín hiệu thẩm mỹ trong Truyện Kiều. Xét về mặt ngữ nghĩa, cụm từ nối tổng kết lại được người nói sử dụng nhằm định hướng thông tin trong phát ngôn trên là một nhận định chung. Do đó, nhận định đưa ra nằm trong sự chủ quan của người nói, vì chưa hẳn đã đánh giá được những chi tiết cụ thể của vấn đề vừa nêu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022