Đối Chiếu Giới Từ Auf/in Với Các Giới Từ Tương Đương Trong Tiếng Việt Nhìn Từ Góc Độ Tri Nhận

(194) Những đứa trẻ chạy ra (ngoài) sân. (Die Kinder laufen auf den Hof.)

Các địa điểm có đặc điểm mở là đồng (Felder), biển (Seen), đường (Straße),

... Tuy nhiên các địa điểm có đặc điểm khi chúng đứng trong mối quan hệ không gian với một không gian đóng. Do vậy vị trí của người nhìn/ người nói đóng một vai trò quan trọng.

(195) Trên đường không một bóng người. (Niemand ist auf der Straße.)

Ở đây người nói đang ở trên đường phố (Der Sprecher ist in der Straße).

(196) Ngoài đường không một bóng người. (Niemand ist auf der Straße.)

Còn trong câu này người nói đang ở trong nhà (Der Sprecher ist im Haus).

Miền Nam Việt Nam nhỏ hơn miền Bắc Việt Nam, đó đó miền Nam so với miền Bắc được coi là không gian đóng. Đặc điểm địa lý này xuất hiện cách diễn “trong (miền) Nam” (im Süden), “ngoài (miền) Bắc (im Norden)hoặc “vào (miền) Nam” (in den Süden), “ra (miền) Bắc” (in den Norden). Theo đó các thành phố ở miền Bắc sẽ có đặc điểm là “ngoài” và miền Nam sẽ có đặc điểm là “trong”. Một người trong Hồ Chí Minh có thể nói các câu sau:

(197) Anh trai tôi sống ngoài Hà Nội. (Mein Bruder wohnt in Hanoi.)

(198) Tuần tới tôi ra Hà Nội.

(Nächte Woche fahre ich nach Hanoi.)

Trong trường hợp này “ngoài” và “ra” không diễn tả mối quan hệ không gian giữa người được định vị (anh trai tôi; tôi) và đối tượng tham chiếu (Hà Nội) mà là mối quan hệ không gian giữa địa điểm mà đối tượng được định vị đang ở (Hồ Chí Minh), và đối tượng tham chiếu (Hà Nội). Từ đó suy ra rằng sự ảnh hưởng của đặc điểm địa lý phần lớn vào sự đa dạng của giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Việt. Đặc điểm địa lý này không thấy trong tiếng Đức đối với giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại “in” và giới từ chuyển động “nach”.

Thứ ba, ảnh hưởng của đặc điểm xã hội

Khi nói đến giới từ thì không chỉ đặc điểm địa lý mà còn đặc điểm xã hội cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng những giới từ chỉ địa điểm. Các cách diễn đạt sau đây không được giải thích rõ ràng mà không chú ý đến hệ thống cấp bậc xã hội.

(199) Mai tớ lên trên Hà Nội. (Morgen fahre ich nach Hanoi.)

(200) Trên thành phố dễ kiếm ăn hơn.

(In der Stadt ist es leichter, Geld zu verdienen.)

(201) Bà tớ sống dưới quê.

(Meine Oma wohnt auf dem Land/ Dorf.)

Hệ thống cấp bậc xã hội được mô tả thông qua nghiên cứu giới từ “trên” và “dưới. Theo đó ta thấy được tư duy của người Việt Nam: đơn vị xã hội được coi là “trên” nếu có vị trí xã hội cao hơn so với các đơn vị khác. Thông qua các ví dụ chúng ta rút ra được rằng các thành phố ví dụ như Hà Nội có vị trí xã hội cao. Ngược lại các làng, xóm, miền quê là địa điểm với vị trí xã hội thấp và được diễn tả với đặc điểm “dưới”. Vì vậy chúng ta có thể thấy rất rõ rằng hệ thống cấp bậc xã hội được phân chia ra như vậy được thấy trong từng lĩnh vực.

Ví dụ nói đến lĩnh vực giáo dục: Bộ Giáo dục > Trường đại học > Khoa, phòng.... thì có nghĩa là Bộ Giáo dục đứng ở vị trí cao nhất sau đó đến các đơn vị khác được quy định theo trình hệ thống trình tự rất rõ ràng.

Nói đến lĩnh vực chính trị: Ủy ban nhân dân tỉnh > Ủy ban nhân dân huyện > Ủy ban nhân dân xã .... và ở đây thì Ủy ban nhân dân tỉnh có vị trí cao nhất và thẩm quyền cao nhất sau đó đến các đơn vị khác thấp hơn.

Việc sử dụng giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Đức sẽ không phụ thuộc vào các đặc điểm xã hội này mà nó phụ thuộc vào đặc điểm của đơn vị xã hội trong câu.

(202) Ich arbeite in der Stadt/ in München. (Tôi làm việc thành phố/ München.)

(Stadt: ein geschlossen Raum) (München: Eigenname) (một không gian đóng) (tên riêng)


(203) Ich arbeite auf dem Land

/

in Au am Aign.

(Tôi làm việc trong nước/


Au am Aign.)

(Land: ein offner Raum)


(Au am Aign: Eignenname)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Đối chiếu giới từ chỉ không gian auf - in trong tiếng Đức với trên - trong trong tiếng Việt - 16

(một không gian mở) (tên riêng)

(204) Ich bin in der Abteilung an der Univetsität.

(Tôi ở trong phòng ban/ trường Đại học.)

(Abteilung: ein geschlossen Raum) (Univetsität: Insitut für Forschung) (một không gian đóng) (Viện nghiên cứu)

Tiếp theo ta nói rằng giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Đức chỉ miêu tả đặc điểm về địa điểm trong khi đó giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Việt trong nhiều trường hợp còn dựa trên nền tảng xã hội.

Thứ tư, khái niệm “đường bao”

Một đặc điểm tiếp theo mà chúng ta phân biệt giới từ trong tiếng Việt với giới từ trong tiếng Đức là khái niệm “đường bao”, khái niệm này mô tả cách nghĩ của người Việt Nam về không gian xung quanh cơ thể một đối tượng: quanh mỗi đối tượng tồn tại một không gian bao quanh thuộc về đối tượng đó và thông qua đường bao cơ thể sẽ giới hạn với không gian khác. Cái mà ở trong không gian này được định vị là trong (in) đối tượng và khi cái gì đó di chuyển đến không gian này, thì hướng được biểu thị là vào (in). Do đó trong vào được coi là các giới từ điển hình mô tả khái niệm này. Ngược lại ngoài (auβer) ra (auf/ nach/ in ...) được sử dụng ít hơn. Ngoài các ví dụ với cách diễn đạt “trong người” (am Körper), “vào bàn” (zum Tisch), mà đã được giới thiệu khi phân tích giới từ trong, ngoài, ra, vào, tác giả muốn một lần nữa đề cập đến ví dụ sau và giải thích bằng khái niệm “đường bao”.

(205) Thằng nhỏ ngồi ngoan ngoãn trong lòng bà.

(Der Junge sitzt sehr brav auf dem Schoß seiner Oma.)

Trong trường hợp này, liệu rằng từ “lòng” có nghĩa là “Schoβ” hay là “Gefühlbehälter” thì đối tượng là “cậu bé” không thể thấy ở trong. Việc sử dụng từ “trong” (in) được giải thích rằng cậu bé đã ở trong phòng và ngồi lên cơ thể của đối tượng (die Oma). Theo khái niệm “đường bao” giới từ được sử dụng cho điều này để nói đến việc một đối tượng được bao quanh bởi một đối tượng khác.

Một cách diễn đạt khác ví dụ “dán miếng băng urgo vào vết thương” (Pflaster an die Wunde kleben) cũng được giải thích theo khái niệm “đường bao”. Miếng băng urgo dù không ở bên trong và chỉ dán vào vết thương ở trên bề mặt nhưng lại được mô tả theo chuyển động của miếng băng urgo thông qua giới từ vào (in), vì đích đến của chuyển động miếng băng là ở khu vực riêng của vết thương.

Như vậy có thể thấy khái niệm “đường bao” không chỉ được áp dụng cho con người mà còn cho đồ vật. Hay như một ví dụ khác người Việt Nam không nói “gõ cạnh/ bên cạnh cửa” mà nói “gõ vào cửa” (an die Tür knopfen). Hướng của sự chuyển động nhanh vào cái gì đó cần dùng giới từ vào (in), nếu đối tượng hướng về đường bao của đối tượng tham chiếu: “đâm vào tường” (an die Wand stoßen). Đường bao và chuyển động hướng được mô tả thông qua vào được diễn tả như sau:



đường bao Hình 34 đường bao Thứ năm mức độ chi tiết khác nhau khi nhận thức 7

(đường bao)


Hình 34: đường bao

Thứ năm, mức độ chi tiết khác nhau khi nhận thức không gian

Trong khi giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Việt phản ánh đặc điểm xã hội và địa lý thì giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Đức chỉ ra cách nghĩ chi tiết và logic của người Đức khi nhận thức về không gian. Ngoài các giới từ trên/ trong (auf/ in) được chúng tôi phân tích và đề cập chủ đạo trong luận án thì ngoài ra tác giả muốn nói đến các từ liên quan đến định vị không gian như: “bên/ cạnh/ bên cạnh/ gần/ sát (neben/ an)” mà nghĩa của chúng không được phân biệt rõ ràng. Ở đây chúng ta rất khó để xác định khoảng cách giữa đối tượng được định vị và đối tượng tham chiếu. Nhận thức về một không gian ba chiều, ổn định và liên tục không bao hàm những sự đo lường về khoảng cách. Ví dụ như câu nói Anh ngồi cạnh em hoặc Anh ngồi gần em liệu có thể được dịch sang tiếng Đức là Ich sitze neben dir hay không. Giới từ duy nhất “sát” khác với các giới từ khác trong nhóm đó là giới từ nhấn mạnh sự gần trực tiếp của các đối tượng. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là giới từ khác không diễn tả đặc điểm này. Thông qua đặc điểm này thì chính xác có hai giới từ trong tiếng Đức là “an” và “neben” mang ý nghĩa gần. Giới từ “an” diễn tả sự tiếp xúc giữa các đối tượng, trong khi đó “neben” lại không mô tả sự tiếp xúc, chi tiết này không được tìm thấy trong tiếng Việt. Việc tiếp xúc giữa hai vật thể cũng được coi là tiêu chí khác nhau để phân biệt giới từ trong tiếng Đức là “auf” và “über”. Ý nghĩa của hai giới từ tiếng Đức này cũng có trong tiếng Việt đó là một giới từ tĩnh tại “trên” và một giới từ chuyển động “lên”. Liệu rằng có sự tiếp xúc giữa đối

tượng được định vị và đối tượng tham chiếu không thì hai giới từ “lên” và “trên” không diễn tả điều đó.

206 Die Tasche ist auf dem Tisch 207 Die Wäsche hängen über dem Kopf Chiếc cặp ở trên 8

(206) Die Tasche ist auf dem Tisch. (207) Die Wäsche hängen über dem Kopf. (Chiếc cặp ở trên bàn.) ( Quần áo treo ngay trên đầu.)


Hình 35: “auf” và “über” - trên

(208) Die Tasche auf den Tisch stellen (209) Die Wäsche über den Kopf hängen (Đặt chiếc cặp lên bàn) (Treo quần áo ngay trên đầu)

Qua đó ta rút ra rằng mối quan hệ không gian giữa đối tượng được định vị và đối tượng tham chiếu rất được chú ý thông qua giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Đức. Trong tiếng Việt bên cạnh sự chú ý đến mối quan hệ không gian của các đối tượng thì các yếu tố khác cũng đóng một vai trò, ví dụ: mối quan hệ không gian giữa người nhìn và đối tượng tham chiếu, hay đặc điểm xã hội và địa lý.

Thứ sáu, thói quen khi sử dụng giới từ chỉ không gian

Việc sử dụng giới từ chỉ địa điểm chỉ ra rằng nhận thức không gian của người Đức dựa trên mối quan hệ không gian giữa đối tượng được định vị và đối tượng tham chiếu. Việc sử dụng này là rất logic và rõ ràng. Ngược lại việc sử dụng giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Việt thường có chút chủ quan và dùng theo thói quen. Do đó không dễ để giải thích trong nhiều trường hợp tại sao chúng ta lại sử dụng giới từ này hoặc giới từ kia. Về đặc điểm này sẽ được nhắc lại trong các ví dụ (29), (30), (31) và (32). Theo thói quen sử dụng người Việt Nam thì chúng ta chấp nhận hai cách sử dụng ba lô trên lưng; ba lô sau lưng (Rucksack auf dem Rücken) và huân chương trên ngực; huân chương trước ngực (Medaille vor der Brust). Sự giải thích ở đây là liệu chúng ta có chú ý đến mối quan hệ không gian của các đối tượng hoặc khái niệm “hình thái tiêu chuẩn” hay không. Do vậy thói quen khi sử dụng giới từ chỉ địa điểm được tìm thấy ở trong nhiều trường hợp.

das Mädchen cô gái der See hồ Raumbeziehung mối quan hệ không gian 210 Das Mädchen steht 9

das Mädchen

(cô gái)

der See

(hồ)


Raumbeziehung (mối quan hệ không) gian)

(210) Das Mädchen steht am See. (Cô gái đứng bên hồ)

Giới từ bên an trong ví dụ mô tả mối quan hệ không gian giữa đối tượng 10

Giới từ “bên” (an) trong ví dụ mô tả mối quan hệ không gian giữa đối tượng được định vị là cô gái và đối tượng tham chiếu là cái hồ và đặc điểm này cũng thấy thông qua giới từ “an”.


(Vị trí người nhìn) (Cô gái) (Hồ)

(211) Das Mädchen steht vor See. (Cô gái đứng trước hồ)

Giới từ “trước” được sử dụng khi vị trí của người nhìn liên quan đến vị trí của đối tượng được định vị và đối tượng tham chiếu được chú ý. Cách nhìn này phân biệt giới từ trong tiếng Việt với giới từ tiếng Đức vì cách diễn đạt khi sử dụng giới từ “vor” ở đây là không đúng mà phải là: “Das Mädchen steht vor dem See”. Vì thói quen khi sử dụng giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Việt nên có thể gặp phải nhiều khó khăn khi học tiếng Việt đối với người nước ngoài dịch sang theo ngôn ngữ của họ.

3.3. Đối chiếu giới từ auf/in với các giới từ tương đương trong tiếng Việt nhìn từ góc độ tri nhận

3.3.1. Về nội dung định vị có tính tôpô

Auf/ in là các giới từ định vị không gian có tính tôpô. Hình học tôpô (topology) là ngành hình học nghiên cứu các thuộc tính không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi và kích thước. Vì vậy, nó thường được ví như là một loại “hình học (tấm) cao su” (rubber - sheet geometry). Điều quan tâm duy nhất của nó là “các thuộc tính hình học vẫn được bảo tồn trong điều kiện có sự biến đổi hay biến dạng. Theo đó, một vật hình cầu và một khối lập phương là tương đương nhau về mặt tôpô và chúng phân biệt với một cái bánh vòng hay một cái lốp xe đạp”. [109, tr. 362]

Auf/in có tính tôpô là vì ý nghĩa định vị của chúng mà cách thức định vị của chúng không lệ thuộc vào kích cỡ hay hình dáng của các đối tượng được định vị cũng như đối tượng quy chiếu.

Khi đối chiếu hai giới từ auf/in trong tiếng Đức với tiếng Việt trên/trong thì chúng ta hoàn toàn có thể chấp nhận một nội dung chung cho cả tiếng Đức và tiếng Việt. Và nội dung chung này được thể hiện cụ thể qua các ý niệm điển hình của auf/in như sau:

Thứ nhất, trong tiếng Việt, nói về sự định vị không gian có một điểm là ĐTĐV và một điểm là ĐTQC, giữa hai điểm này có sự trùng (chồng/ choán) về một nội dung định vị.

Thứ hai, cũng có thêm một nội dung định vị không gian giữa một cấu hình hình học này với một cấu hình hình học khác thông qua mối quan hệ tiếp xúc và nâng đỡ giữa hai cấu trúc này.

Thứ ba, cũng có một nội dung định vị cho một cấu hình hình học không gian này được bao chứa bởi một cấu hình hình học không gian khác (giữa TR và LM).

Việc chúng ta có thể chấp nhận những điều trên là bởi, một là xét về cách thức định vị giữa các thực thể có tính quan hệ không gian cũng như góc nhìn tri nhận mang tính không gian tôpô thì không có gì đáng phản đối; hai là có thể tạo ra những cơ sở thực tế cho việc đối chiếu so sánh về các nội dung định vị này trong những cách thức hiện thực hóa với những bước biến nghĩa và dung biến nghĩa của nhóm giới từ hữu quan; ba là không có gì trở ngại cho một xuất phát chung từ nguồn tri thức định vị không gian có tính phổ quát của loài người.

3.3.2. Sự khác biệt về nội dung định vị

Ngoài nội dung chung về sự định vị không gian giữa hai ngôn ngữ được đề cập ở phần trên thì cũng có sự khác biệt về nội dung định vị này giữa tiếng Đức và tiếng Việt. Sự khác biệt này được thể hiện qua số lượng các giới từ hữu quan, cách thức xử lý các nội dung định vị trong hoạt động định vị thực tế của từng ngôn ngữ, cách thức xử lý cụ thể đối với các ĐTQC và ĐTĐV cụ thể, những sự chi phối cụ thể của cách thức tri nhận không gian riêng của tiếng Đức và tiếng Việt về ĐTQC và ĐTĐV cũng như việc thiết lập mối quan hệ định vị không gian giữa chúng.

3.3.2.1. Trong cách thức đối dịch của các văn bản

Tùy vào từng ngữ cảnh, trường hợp mà người dịch các văn bản tiếng Đức sang tiếng Việt hoặc ngược lại sử dụng một cách đối dịch cụ thể dịch. Có bốn loại dịch các giới từ auf/in sang tiếng Việt như sau:

Loại 1: Sử dụng các giới từ tương ứng (ngữ nghĩa) trong tiếng Việt để đối dịch.

(212) Sie lag auf dem Sofa.

(Cô ta nằm trên chiếc ghế sô pha.)

(213) Er saß auf einem Fass.

(Anh ta ngồi vắt vẻo trên một thùng tô nô.)

(214) Das Kind warf die Papiere auf den Boden. (Đứa trẻ ném những tờ giấy trên sàn nhà.)

(215) Die Kinder werden mit ihrer Mutter in dem Wohnzimmer versammelt (Bọn trẻ đang quây quần bên mẹ trong phòng khách.)

(216) Die Wörter in der einleitenden Seite. (Các từ trong trang giới thiệu)

(217) Er hat viele Dollarmünzen in seiner Brieftasche

(Anh ấy có rất nhiều đồng đô la trong ví của mình.)

Loại 2: Về thực chất, loại 2 không khác loại 1. Tuy nhiên, trong loại 2 này, các giới từ sử dụng để đối dịch không có đặc điểm “thuần túy” như loại 1. Ở loại 2, có sự xáo trộn giữa các giới từ tiếng Việt dùng để dịch các giới từ auf/ in trong tiếng Đức.

(218) Er ist mit seinem alten Fleck auf dem Auge

(Anh ấy vẫn đang đeo miếng băng cũ che mắt của mình)

(219) Der Arzt schlug plötzlich zu und streckte den Rufian auf den Boden (Tai nạn xảy ra đột ngột khiến anh nằm bẹp trên sàn nhà)

(220) Sie gingen und redeten, ohne zu merken, dass sie sich an einem Ort

in der leeren Klippenhöhle befanden.

(Họ vừa đi vừa nói chuyện mà không nhận ra rằng mình đang đâu đó trong hang đá trống trải.)

(221) Ein Vogelschwarm fliegt in den Himmel.

(Một đàn chim đang bay lượn chập chờn trên bầu trời)

Loại 3: Các giới từ auf/ in được chuyển dịch sang tiếng Việt bằng các yếu tố chỉ hướng hành động hay bằng những yếu tố từ vựng chỉ phạm vi không gian hoặc vùng. Ví dụ:

(222) Der arme Mann kniete auf den Knien (Người đàn ông tội nghiệp quỳ xuống)

(223) Die Kinder nahmen ihre Taschen und ließen alle ihre Bücher auf

den Boden fallen.

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 11/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí