Tổ Chức Lại, Giải Thể, Phá Sản Doanh Nghiệp Xã Hội

Ngoài ra theo Luật Phá sản năm 2014:

Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản [19].

Như vậy, những cá nhân, tổ chức không rơi vào các quy định trong điều luật trên đều có thể thành lập doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xã hội nói riêng.

Về cơ bản, cùng với quyền tự do kinh doanh đã được quy định là quyền công dân trong Hiến pháp 2013, quyền tự do thành lập doanh nghiệp trong đó có DNXH được nhà nước thừa nhận và đảm bảo. Cùng với sự phát triển của các DNXH và những đóng góp to lớn của các DNXH đối với sự phát triển xã hội, Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập DNXH có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Để đảm bảo sự phát triển của các DNXH như mọi loại hình doanh nghiệp khác, DNXH sẽ được hưởng những ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy của pháp luật.

Những chính sách, hỗ trợ của Nhà nước đối với các DNXH sẽ tạo tiền đề và động lực phát triển cho loại hình doanh nghiệp mới mẻ nhưng có tiềm năng phát triển này. Đồng thời cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các DNXH sẽ đóng góp ngược trở lại với xã hội, nhằm mục đích phục vụ chính sách phúc lợi, an sinh xã hội.

2.1.2.2. Mô hình tổ chức DNXH

Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định bốn loại hình doanh nghiệp cơ

bản: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và hai chế độ trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu: trách nhiệm tài sản vô hạn (áp dụng cho chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh), trách nhiệm tài sản hữu hạn (áp dụng cho thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn và cổ đông công ty cổ phần). Doanh nghiệp xã hội dù có mục đích thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu xã hội nhưng trước hết vẫn là doanh nghiệp. Do đó, chủ sở hữu khi thành lập phải lựa chọn một trong các mô hình được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 để đăng kí với cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư.

Về cơ bản mô hình tổ chức của DNXH vẫn tuân theo các mô hình điển hình được quy định cho doanh nghiệp nói chung được thể hiện trong Luật Doanh nghiệp năm 2014. Đó là các mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn, mô hình công ty cổ phần, mô hình công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

Như trên đã phân tích ở doanh nghiệp xã hội tính chất đối vốn và đối nhân của mô hình này là không rõ ràng. Bên cạnh đó việc thể hiện quá trình tham gia vào quản lý của người dân, của nhóm hưởng lợi vào DNXH là thường xuyên xảy ra. Do đó, mô hình tổ chức của DNXH cần phải được xây dựng mang tính đặc thù riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 tổ chức của doanh nghiệp theo mô hình nào thì sẽ có những thiết chế, những nội dung quản lý tương ứng. Số thành viên, ban quản lý, ban giám sát, cách phân chia lợi nhuận, phương thức quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp đều được quy định cụ thể. Về cơ bản, nếu không có gì đặc biệt, hoặc mang tính đặc thù riêng có của DNXH thì việc áp dụng các quy định của Luật Doanh nghiệp về các vấn đề như tên doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp đối với DNXH là rất cần thiết.

Theo khảo sát của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hội

Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam - 7

đồng Anh ở Việt Nam và Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng thì các DNXH hoạt động dưới nhiều hình thức tổ chức và địa vị pháp lý khá đa dạng, từ doanh nghiệp thông thường đến câu lạc bộ và hiệp hội. “Trung tâm” là hình thức phổ biến nhất đối với DNXH bởi nó có nhiều lợi thế về thủ tục pháp lý Việt Nam để thành lập, những hỗ trợ thuế và tiếp cận nguồn tài trợ. Ở đây, cũng cần lưu ý rằng trung tâm thường là hình thức hoạt động của các tổ chức NGO, dựa trên cơ sở thực hiện các dự án phát triển mà được hình thành. Theo khảo sát này thì DNXH tổ chức dạng Trung tâm có 55 trung tâm, dạng công ty có 50, dạng Hiệp hội, câu lạc bộ có 25 tổ chức, dạng HTX có 17 tổ chức. Điều này cho thấy cách thức tổ chức đa dạng của các DNXH ở Việt Nam hiện nay.

2.1.2.3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy định về doanh nghiệp xã hội như sau: Doanh nghiệp xã hội không phải là một loại hình doanh nghiệp đặc thù riêng mà cũng giống như doanh nghiệp thông thường, vẫn tổ chức và hoạt động theo một trong các loại hình doanh nghiệp (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn…) chỉ phân biệt ở mục đích phân phối và sử dụng lợi nhuận. Theo đó, Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này, mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng và sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

Do đó, các thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội cũng giống như thủ tục đăng ký thành lập một doanh nghiệp thông thường. Do vậy, chủ doanh nghiệp xã hội lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào sẽ làm hồ sơ và thực hiện các thủ tục thành lập theo loại hình đó theo quy định của pháp luật. Riêng đối với doanh nghiệp xã hội, do phải đảm bảo được mục tiêu hoạt động và

phương án sử dụng lợi nhuận phải phù hợp với luật định nên cần thiết phải có các tài liệu, giấy tờ đảm bảo, chứng minh. Tuy nhiên hiện nay Luật Doanh nghiệp năm 2014 mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2015, Chính phủ chưa ban hành Nghị định để quy định cụ thể về doanh nghiệp xã hội cũng như điều kiện, thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội. Dựa vào những quy định chung về việc thành lập doanh nghiệp, sau đây là những thủ tục và một số điều cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp xã hội:

- Người thành lập doanh nghiệp phải có đầy đủ quyền công dân, không đang trong tình trạng thi hành án tù hoặc bị cấm tham gia vào hoạt động kinh doanh.

- Xác định loại hình doanh nghiệp xã hội muốn thành lập: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty TNHH…

- Có nguồn vốn điều lệ để duy trì hoạt động của doanh nghiệp.

- Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin giấy phép kinh doanh, giấy phép hoạt động,… Biên bản họp hội đồng thành viên về việc thành lập doanh nghiệp.

- Nộp thuế đầy đủ (nếu có).

Về cơ bản, việc đăng ký thành lập DNXH được tiến hành theo trình tự, thủ tục và hồ sơ tương ứng đối với loại hình doanh nghiệp quy định nói chung. Bên cạnh đó, để nhằm phân biệt DNXH với các loại hình doanh nghiệp khác được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì tên gọi của DNXH cần phải được đặt theo quy định của pháp luật về vấn đề tên bị cấm, tên trùng, gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, yếu tố phân biệt doanh nghiệp xã hội và các doanh nghiệp thông thường khác về tên gọi đó chính là nên đặt tên có thêm cụm từ “xã hội” vào tên riêng của doanh nghiệp.

2.1.2.4. Quản trị doanh nghiệp xã hội

Như ở các nội dung trên đã phân tích, DNXH có những đặc điểm khác

hẳn với các doanh nghiệp truyền thống về mục tiêu và bản chất. Tuy nhiên, hiện nay chưa có những quy định cụ thể nào về tổ chức và quản trị của DNXH. Điều này cũng cho thấy những điểm chưa hợp lý trong cách thức tổ chức quản trị của các DNXH hiện nay.

Chính vì lẽ đó, các quy định của pháp luật về quản trị doanh nghiệp thông thường được áp dụng cho quản trị DNXH và dựa trên hình thức tổ chức doanh nghiệp mà doanh nhân xã hội lựa chọn. Đối với trường hợp lựa chọn thành lập công ty cổ phần thì áp dụng chế độ quản trị doanh nghiệp theo quy định của pháp luật dành cho công ty cổ phần.

Theo quy định hiện nay, đối với các doanh nghiệp được thành lập theo mô hình công ty cổ phần thì công ty có các cơ chế chủ yếu như Hội đồng quản trị, Ban giám đốc hoặc Giám đốc, Ban Kiểm soát... Quyền hạn của các thiết chế này là có sự khác nhau và được quy định cụ thể trong luật. Điều này nhằm đảm bảo quá trình tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp đảm bảo yếu tố kiểm soát, phân công lẫn nhau.

Đối với mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn, các công ty trách nhiệm hữu hạn có bộ máy quản trị về cơ bản là ít phức tạp hơn. Bộ máy bắt buộc bao gồm Hội đồng thành viên, giám đốc doanh nghiệp.

Nghiên cứu về quy định quản trị DNXH cho thấy, hiện nay chưa có quy định cụ thể nào mang tính chất riêng biệt chỉ áp dụng cho DNXH mà về cơ bản vẫn sử dụng các quy định áp dụng chung cho các loại hình công ty khác để áp dụng đối với DNXH được tổ chức và hoạt động theo mô hình đó. Tuy nhiên, như trên đã phân tích, DNXH có những đặc điểm rất khác biệt về tổ chức và hoạt động, đặc biệt là yếu tố không tối ưu hóa lợi nhuận của các doanh nhân xã hội khi thành lập ra DNXH. Chính vì lẽ đó, việc pháp luật chưa quy định cụ thể về mô hình quản trị và hoạt động của DNXH là rất khó

khăn khi các DNXH hoạt động. Bởi vì đây là một mô hình doanh nghiệp mang tính chất đặc thù cao.

Quản trị DNXH có tính đặc thù cao, bởi lẽ không giống như các loại hình doanh nghiệp thông thường khác. DNXH có tính xã hội cao, thành lập và hoạt động không nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nhân. Chính vì vậy, việc quản trị doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng được các yêu cầu nhất đinh. Cụ thể như:

- Quy trình hỗ trợ và nhận viện trợ, tài trợ, quản lý nguồn tài trợ. Như trên đã phân tích, đối với các DNXH ngoài nguồn vốn tự thân do doanh nhân đầu tư thì một nguồn thu quan trọng nữa của DNXH đó chính là khoản tài sản viện trợ và tài trợ. Việc tiếp nhận và quản lý nguồn tài sản này có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của DNXH đảm bảo tránh tính trạng thiếu công khai, minh bạch. Theo đó, DNXH tiếp nhận từ các nguồn tại trợ của các tổ chức NGO để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường theo quy định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Việc tiếp nhận này phải đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó các nguồn viện trợ, hỗ trợ từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động cũng cần phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục như: Lập thành văn bản tiếp nhận tài trợ; Thông báo hoạt động tiếp nhận hỗ trợ này cho Sở Kế hoạch Đầu tư để kiểm tra, giám sát.

- Trong quản trị DNXH thì một yêu cầu mang tính bắt buộc nữa mà DNXH cần có chính là vấn đề công khai cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường của DNXH. Bởi lẽ, như trên đã phân tích, mục tiêu xã hội chính là yếu tố quan trọng để phân biệt DNXH và các loại hình doanh nghiệp khác. Việc thiếu đi yếu tố này dẫn đến DNXH đó không còn đặc tính xã hội nữa. Trong quản trị DNXH, yêu cầu bắt buộc DNXH phải thông báo cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường cho cơ quan đăng ký kinh doanh để công

khai cho người dân được biết. Hoạt động công khai này giống như một trường hợp cam kết để mọi tổ chức cá nhân có thể theo dõi, kiểm soát được hoạt động của DNXH, đồng thời thu hút tỉ lệ hoạt động của DNXH.

- Về cơ bản tính xã hội của DNXH cần dược thể hiện qua cam kết thực hiện mục tiêu xã hội. Tính xã hội này thể hiện ở việc, doanh nghiệp cam kết thực hiện các vấn đề xã hội, môi trường gì, giải quyết như thế nào; thời hạn doanh nghiệp thực hiện điều đó, mức phần trăm lợi nhuận giữ lại hàng năm được tái đầu tư của doanh nghiệp xã hội (đây là đặc trưng thể hiện tính không tối ưu hóa lợi nhuận của DNXH); các nguyên tắc và phương thức sử dụng khoản viện trợ, tài trợ từ các tổ chức cá nhân... Những vấn đề này được coi như bản Điều lệ của DNXH từ đó các nhà đầu tư cũng như những người thụ hưởng và nhà nước sẽ kiểm tra, giám sát được hoạt động của DNXH này.

2.1.2.5. Tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp xã hội

Như đã đề cập, trong điều kiện chưa có một văn bản pháp luật riêng biệt, các DNXH chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật về doanh nghiệp nói chung. Do vậy, tổ chức lại DNXH cũng bao gồm các hình thức: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi hình thức pháp lí của doanh nghiệp. Các quy định về tổ chức lại doanh nghiệp là cơ sở pháp lí tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển thuận lợi, hiệu quả và đa dạng. Theo đó, một mặt các doanh nghiệp xã hội được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập trong các trường hợp sau đây: (1) Doanh nghiệp xã hội được chia hoặc tách thành các doanh nghiệp xã hội; (2) Các doanh nghiệp xã hội hợp nhất thành doanh nghiệp xã hội; (3) Sáp nhập doanh nghiệp vào doanh nghiệp xã hội. Mặt khác DNXH có thể từ bỏ mục tiêu xã hội của mình để chuyển sang các mô hình kinh doanh khác ví dụ như chuyển sang hoạt động như một doanh nghiệp truyền thống. Theo quy định của Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì:

Duy trì mục tiêu và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trong suốt quá trình hoạt động; trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyển thành doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp xã hội muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật [18, Điều 10].

Như vậy, đối với trường hợp các doanh nghiệp truyền thống muốn chuyển thành DNXH hoặc DNXH muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì phải báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cho đến hiện nay chưa có quy định cụ thể nào về trình tự, thủ tục, nội dung thông báo hoặc thay đổi hoạt động của các DNXH được tiến hành như thế nào.

Vì vậy, trình tự, thủ tục chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp xã hội thực hiện theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp xã hội sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập thực hiện theo hiện theo quy định Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành về đăng ký doanh nghiệp xã hội.

Giải thể DNXH cũng như giải thể doanh nghiệp nói chung là việc chấm dứt sự tồn tại, hoạt động của doanh nghiệp. Giải thể doanh nghiệp trước hết là quyền của các thành viên doanh nghiệp. Giải thể doanh nghiệp trước hết là quyền của các thành viên doanh nghiệp. Mặt khác doanh nghiệp còn bị giải thể trong những trường hợp do pháp luật quy định. Hồ sơ, trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp xã hội được thực hiện theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp. Cụ thể, thủ tục giải thể doanh nghiệp bao gồm các bước:

(1) thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp, (2) thanh lí tài sản và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Trường hợp giải thể doanh nghiệp xã

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2023