Phân Biệt Doanh Nghiệp Xã Hội Và Doanh Nghiệp Công Ích, Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp Và Các Tổ Chức Khác

dụ như Grameen Bank và BRAC ở Bangladesh, SKS Microfinance ở Ấn độ, Bina Swadaya ở Indonesia, KIVA ở Mỹ... Ở Việt Nam, chúng ta cũng có hàng ngàn tổ chức tài chính vi mô cơ sở mà điển hình nhất là các Quỹ TYM (Trung ương hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) và CEP (Liên đoàn Lao động TP HCM). Một số đặc điểm của các doanh nghiệp xã hội loại này là:

- Khác với mô hình doanh nghiệp phi lợi nhuận và không vì lợi nhuận, các doanh nghiệp xã hội ở loại hình thứ ba này ngay từ ban đầu đã nhìn thấy cơ hội và chủ trương xây dựng mình trở thành doanh nghiệp có lợi nhuận với sứ mệnh tạo động lực cho những biến đổi mạnh mẽ trong xã hội hoặc bảo vệ môi trường.

- Mặc dù có tạo ra lợi nhuận và cổ đông được chia lợi tức, nhưng các doanh nghiệp xã hội này không bị chi phối bởi lợi nhuận. Nói cách khác mục đích chính của nó không phải là tối đa hóa thu nhập tài chính cho các cổ đông, thay vào đó là mục tiêu xã hội/môi trường mà mọi cổ đông đều chia sẻ giá trị chung. Một phần đáng kể lợi nhuận thu được dùng để tái đầu tư hoặc để trợ cấp cho các nhóm dân cư có thu nhập thấp khiến cho doanh nghiệp xã hội có thể tiếp cận và mang lại lợi ích cho nhiều người hơn [32, tr.46].

- Doanh nghiệp thường tìm những nhà đầu tư quan tâm đến cả lợi ích vật chất và lợi ích xã hội. Họ ít sử dụng các khoản hỗ trợ không hoàn lại cho các hoạt động chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xã hội loại này thường hoạt động dưới các hình thức: Công ty TNHH, Hợp tác xã, Tổ chức tài chính vi mô.

1.1.2.5. Phân biệt doanh nghiệp xã hội và doanh nghiệp công ích, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các tổ chức khác

* Phân biệt doanh nghiệp xã hội và doanh nghiệp công ích

DNXH và doanh nghiệp công ích (DNCI) có sự khác biệt rõ ràng về phương thức thành lập và hoạt động. Doanh nghiệp công ích là doanh nghiệp được thành lập để hướng tới việc thực hiện các dịch vụ, sản phẩm

mang tính công ích. Theo quy định của Nghị định số 31/2005/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích thì sản phẩm, dịch vụ công ích là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh. Việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhà nước quy định.

Theo quy định của Nghị định 56/CP ngày 02 tháng 6 năm 1996 về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích thì: Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoạt động công ích là DNNN độc lập hoặc DNNN là thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Nhà nước trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công cộng theo chính sách của Nhà nước, do Nhà nước giao kế hoạch hoặc đặt hàng và theo giá, khung giá hoặc phí do Nhà nước quy định, hoạt động chủ yếu không vì mục tiêu lợi nhuận. Như vậy doanh nghiệp công ích cũng hướng đến các mục tiêu cung cấp sản phẩm công ích và phục vụ xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận.

Như vậy, mặc dù cả hai loại doanh nghiệp này đều hướng tới mục tiêu phục vụ nhu cầu của xã hội, có thể đều cung cấp sản phẩm các dịch vụ mang tính chất phục vụ lợi ích chung của xã hội như cung cấp nước sạch, dọn rác thải, bảo vệ môi trường…nhưng về bản chất DNXH được thành lập tự nguyện bởi các doanh nhân xã hội. Khái niệm DNXH mang tính ổn định, nhất quán, được quyết định bởi mục tiêu xã hội, không phụ thuộc vào tính chất của sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Trong khi đó, các DNCI được Nhà nước thành lập nên để sản xuất cung cấp các sản phẩm dịch vụ công ích theo phương thức giao nhiệm vụ và được hưởng các ưu đãi đặc biệt. Tuy nhiên, theo chủ trương về cải cách doanh nghiệp Nhà nước, ngoại trừ lĩnh vực an

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

ninh quốc phòng, việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ công ích thông thường sẽ được xã hội hóa [6]. Trong tương lai, một số lượng lớn các DNCI đang hoạt động trong các lĩnh vực không thiết yếu có thể chuyển thành DNXH để bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh cho nền kinh tế nước ta [24].

* Phân biệt doanh nghiệp xã hội với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Doanh nghiệp xã hội cũng hay bị nhầm lẫn với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Coperate Social Responsibilities -CSR). Trên thực tế và cả trên lý thuyết, CSR và DNXH là hai khái niệm hoàn toàn độc lập. CSR là một trào lưu vận động của xã hội thông qua lời kêu gọi các doanh nghiệp nâng cao đạo đức kinh doanh để ứng xử có trách nhiệm với người lao động, khách hàng, bảo vệ môi trường, tôn trọng lợi ích cộng đồng và thực hiện các hoạt động từ thiện [36, tr.78]. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện một cách cụ thể trên các yếu tố, các mặt, như: 1. Bảo vệ môi trường; 2. Đóng góp cho cộng đồng xã hội; 3. Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp; 4. Bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng; 5. Quan hệ tốt với người lao động; và 6. Đảm bảo lợi ích

Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam - 5

cho cổ đông và người lao động trong doanh nghiệp.

Như vậy, các doanh nghiệp cam kết CSR vẫn là các doanh nghiệp truyền thống; thực hiện CSR chỉ làm cho các doanh nghiệp “tốt hơn” đối với xã hội nhưng không thay đổi mục tiêu và bản chất tìm kiếm lợi nhuận. Ngược lại, DNXH mang bản chất xã hội, luôn cam kết và đeo đuổi thực hiện mục tiêu vì cộng đồng.

Điều này có nghĩa, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều cần phải có trách

nhiệm xã hội. Bởi lẽ đây là nghĩa vụ của doanh nghiệp, được thể hiện cụ thể qua các yêu cầu đối với doanh nghiệp trong các văn bản pháp lý. Tuy nhiên mục tiêu của các doanh nghiệp này đều luôn hướng tới việc tối ưu hóa lợi ích, lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều này là sự khác biệt so với DNXH không nhằm mục đích tối ưu hóa lợi nhuận.

Nói tóm lại, doanh nghiệp thông thường hoạt động vì mục đích lợi nhuận và trích một phần lợi nhuận để thực hiện trách nhiệm với xã hội, tuy nhiên, đằng sau việc thực hiện trách nhiệm với xã hội vẫn là mục đích xây dựng thương hiệu, tạo ấn tượng với người tiêu dùng, hướng tới lợi nhuận. Trong khi đó, doanh nghiệp xã hội thành lập và hoạt động với mục tiêu xã hội, lợi nhuận chỉ sử dụng để duy trì hoạt động của doanh nghiệp, chi trả một phần nhỏ cho chủ sở hữu, phần lớn còn lại thực hiện đầu tư cho xã hội, giải quyết những vấn đề của xã hội. Do đó, không thể đồng nhất giữa doanh nghiệp thông thường và doanh nghiệp xã hội.

* Phân biệt doanh nghiệp xã hội với các tổ chức khác

Như chúng ta đã biết, DNXH với tính chất xã hội của nó có những ưu việt nhất định, tuy nhiên thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hoặc các tổ chức khác thì còn có sự xuất hiện của các tổ chức thiện nguyện hay các doanh nghiệp truyền thống. Việc phân biệt DNXH với các doanh nghiệp truyền thống hoặc các tổ chức thiện nguyện là đòi hỏi cần thiết.

Về hình thức pháp lý nếu như DNXH được tổ chức dưới dạng các tổ chức hoặc các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp truyền thống được tổ chức dưới hình thức các doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp. Đó là các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân. Còn các tổ chức thiện nguyện lại được tổ chức dưới hình thức các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận hoặc các quỹ từ thiện.

Về động cơ tổ chức và hoạt động. DNXH hoạt động nhằm mục tiêu thực hiện sứ mệnh xã hội là chủ đạo. Theo đó nó có thể hoạt động vì mục tiêu công cộng, xã hội hoặc các mục tiêu nhân đạo. Doanh nghiệp truyền thống chủ yếu thực hiện với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, nhằm đem lại nhiều lợi ích nhất cho người kinh doanh. Bên cạnh đó các tổ chức thiện nguyện thì lại tổ chức và hoạt động chủ yếu nhằm thực hiện lợi ích xã hội thuần túy.

Về giải pháp kinh doanh. Nếu như DNXH có giải pháp hoạt động kinh doanh cụ thể thì các doanh nghiệp truyền thống phải có chiến lược kinh doanh, còn các tổ chức thiện nguyện thì thực hiện hoạt động của mình thông qua các chương trình thiện nguyện.

Về hiệu quả hoạt động. Đối với các tổ chức từ thiện thậm chí chỉ nhằm mục tiêu xã hội và mang lại lợi ích xã hội thì DNXH đạt được cả hai yếu tố là yếu tố xã hội và yếu tố lợi nhuận kinh doanh. Đối với doanh nghiệp thông thường thì hoạt động chủ yếu dựa trên cơ sở mang lại lợi ích kinh doanh, lợi ích tối đa cho chủ doanh nghiệp.

Về nguồn vốn hoạt động. Doanh nghiệp thông thường thì nguồn vốn hoạt động là nguồn vốn đầu tư kinh doanh, tổ chức từ thiện thì nguồn vốn chủ yếu là từ các nguồn tài trợ, đài thọ. Đối với các DNXH có sự trộn lẫn của vốn đầu tư kinh doanh và các nguồn vốn tài trợ khác.

Vê trách nhiệm giải trình trong hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp xã hội có trách nhiệm giải trình đối với nhà đầu tư xã hội, khách hàng, đối tượng hưởng lợi, cộng đồng, còn các tổ chức từ thiện thì có trách nhiệm giải trình với nhà tài trợ, đối tượng hưởng lợi, công chúng. Riêng đối với các doanh nghiệp truyền thống thì có trách nhiệm giải trình đối với cổ đông, chủ sở hữu, khách hàng, cộng đồng.

Về sử dụng nguồn vốn và tái đầu tư. Các doanh nghiệp truyền

thống chủ yếu sử dụng lợi nhuận và cổ tức chia cho chủ sở hữu và cổ đông còn DNXH thì sử dụng nguồn vốn và lợi nhuận để tái đầu tư trở lại tổ chức, mở rộng quy mô hoạt động, phân phối cho cộng đồng. Đối với các tổ chức thiện nguyện thì sử dụng nguồn vốn để thực hiện trực tiếp các chương trình thiện nguyện.

1.2. Pháp luật về doanh nghiệp xã hội

1.2.1. Ý nghĩa của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với doanh nghiệp

xã hội

Sau thời kỳ đổi mới với sự phát triển nhanh và vững chắc của nền kinh

tế, các mô hình doanh nghiệp như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần ngày càng phát triển. Bên cạnh các công ty hoạt động vì mục đích tối ưu hóa lợi nhuận thì mô hình công ty hoạt động mang tính vì cộng đồng, thực hiện trách nhiệm xã hội cũng bắt đầu manh nha ở Việt Nam. Các mô hình này luôn được Đảng và Nhà nước ta khuyến khích thành lập và phát triển. Bởi lẽ đây là các loại doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội cao, giúp đỡ được nhiều người khó khăn trong xã hội.

Hiến pháp năm 2013 đã thừa nhận: Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Chính vì vậy, mọi thành phần kinh tế, mô hình doanh nghiệp đều được tạo điều kiện phát triển như nhau. Nền kinh tế thị trường là một cơ chế xã hội có tính hai mặt rất rõ ràng.một mặt cơ chế thị trường thúc đẩy các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân tìm cách tối ưu hóa sản xuất kinh doanh để thu được nhiều lợi nhuận. Mặt khác đây cũng là nơi khoảng cách giàu nghèo được phơi bày, việc đảm bảo các vấn đề về an sinh xã hội tối thiểu cho nhóm người kém sức cạnh tranh như người tàn tật, khó hòa nhập, các cộng đồng dân cư nghèo, vung sâu vùng xa…trở nên khó khăn, quá tải so với khả năng ngân sách nhà nước. Như đã phân tích ở trên, các DNXH ra đời và hoạt động như một lực lượng

cứu cánh cho các chính phủ trong sứ mệnh cùng các chính phủ “chung tay gánh vác cộng đồng”.

Mặc dù nền kinh tế nước ta vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi, một số lượng đáng kể các DNXH thực tế đã xuất hiện và có những đóng góp đáng kể cho cộng đồng Hiện nay ở nước ta có hơn 200 doanh nghiệp xã hội đang hoạt động, có một số doanh nghiệp xã hội rất nổi tiếng điển hình như: Zó Project bảo tồn nghề làm giấy Dó truyền thống, Koto - Trường đào tạo nghề nhân đạo đang sở hữu chuỗi nhà hàng ở Hà Nội và TP.HCM, trường Trung cấp Kinh Tế Hoa Sữa Hà Nội…[25]. Đó là những doanh nghiệp đi tiên phong và mang lại lợi ích to lớn cho xã hội. Tuy vậy, trước khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 ra đời, các DNXH chưa được công nhận một cách chính thức, chỉ có hai cách tồn tại.

(i) Thành lập và hoạt động như doanh nghiệp truyền thống, gánh vác mục tiêu xã hội và phải làm đầy đủ các nghĩa vụ tài chính như doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận truyền thống.

(ii) Thành lập và tồn tại dưới dạng các quỹ, các tổ chức phi lợi nhuận, NGO,… hoạt động dựa vào tài trợ. Do đó, các doanh nghiệp này sẽ rất khó tồn tại lâu dài để đạt được mục tiêu.

Vì vậy, cần phải có quy định pháp luật đặc thù để điều chỉnh DNXH mà không dùng chung các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 đối với doanh nghiệp truyền thống.

Cho đến trước năm 2014 chưa có một hành lang pháp lý cụ thể nào để các doanh nghiệp này hoạt động. Điều này dẫn đến tư cách pháp lý, năng lực tổ chức và hoạt động, các vấn đề về tiếp nhận nguồn thu, nguồn tài trợ, phân bổ lợi nhuận, hoạt động xã hội của DNXH còn rất nhiều hạn chế. Yêu cầu đặt ra một cách cấp thiết là phải luật hóa quy định về doanh nghiệp xã hội, ban hành khung pháp lý về mô hình doanh nghiệp này để từ đó tạo cơ sở pháp lý

vững chắc cho loại hình doanh nghiệp này phát triển.

Cùng với việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì DNXH đã được ghi nhận và bảo hộ lần đầu tiên trong Điều 10, Luật Doanh nghiệp năm 2014. Đây là sự kiện pháp lý có ý nghĩa to lớn trong việc đặt các nền móng đầu tiên cho khung khổ pháp luật DNXH Việt Nam. Đồng thời cũng tạo điều kiện cơ bản cho việc tổ chức, hoạt động và quản lý đối với các DNXH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

1.2.2. Khái niệm pháp luật về doanh nghiệp xã hội

Trên thực tế, mô hình DNXH trên thế giới rất linh hoạt, được chia làm ba loại cơ bản: (1) DNXH phi lợi nhuận như các NGO, trung tâm, hội, quỹ, câu lạc bộ, hoạt động chủ yếu bằng những khoản tài trợ, các nguồn lực tự có để mở một số hoạt động kinh doanh; toàn bộ lợi nhuận thu được dùng để cải thiện điều kiện sống cho một cộng đồng, nhóm người nhất định thông qua hoạt động đào tạo, hướng nghiệp. (2) DNXH không vì lợi nhuận ngay từ đầu đã có sự kết hợp vững chắc giữa sứ mệnh xã hội và mục tiêu kinh tế, chủ yếu đăng ký hoạt động dưới các hình thức công ty (Công ty TNHH, Công ty CP) lợi nhuận thu được chủ yếu dùng để tái đầu tư hoặc mở rộng các hoạt động xã hội của doanh nghiệp. (3) Doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận thường hoạt động dưới các hình thức các tổ chức tài chính vi mô cung cấp bảo hiểm cho người thu nhập thấp như các quỹ tín dụng. Mục tiêu của các tổ chức này là làm ra lợi nhuận và dùng một phần đáng kể lợi nhuận để tái đầu tư cho hoạt động hoặc trợ cấp cho các đối tượng khó khăn để cho doanh nghiệp có thể mang lại lợi ích cho nhiều người hơn.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định bốn loại hình doanh nghiệp cơ bản: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và hai chế độ trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu: trách nhiệm tài sản vô hạn (áp dụng cho chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2023