Các Quy Định Của Pháp Luật Về Doanh Nghiệp Xã Hội Ở Việt Nam

danh công ty hợp danh), trách nhiệm tài sản hữu hạn (áp dụng cho thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn và cổ đông công ty cổ phần). Các nhà làm luật Việt Nam quan niệm rằng DNXH dù có mục đích thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu xã hội nhưng trước hết vẫn là doanh nghiệp. Do đó, chủ sở hữu khi thành lập phải lựa chọn một trong các mô hình được quy định trong Luật Doanh nghiệp để đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư. Việc lựa chọn mô hình phù hợp là bước khởi đầu quan trọng cho mỗi nhà đầu tư, mô hình phù hợp với mục đích thành lập sẽ tạo tiền đề cho hoạt động của doanh nghiệp sau này.

Từ quy định của luật pháp Việt Nam cũng như của các nước có thể thấy rằng, DNXH là một loại hình doanh nghiệp xã hội đặc biệt, thể hiện mục đích xã hội của doanh nghiệp, chứ không thể hiện loại hình quản trị, tổ chức và hoạt động.

Pháp luật về doanh nghiệp xã hội là tập hợp các quy định do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện về thành lập, tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp lấy lợi ích xã hội làm mục tiêu chủ đạo, được dẫn dắt bởi tinh thần của người kinh doanh nhằm mục tiêu đạt được cả mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh tế.

Tại thời điểm hiện tại, pháp luật về DNXH được nhìn nhận dưới góc độ pháp luật về doanh nghiệp nói chung và thuộc bộ phận cấu thành của pháp luật về kinh doanh thương mại ở Việt Nam. Như vậy, pháp luật về DNXH Việt Nam bao gồm:

- Các quy định trực tiếp về DNXH chứa đựng trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Các văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy định có liên quan đến tổ chức và hoạt động của DNXH như Luật Đầu tư, các luật thuế, Luật Thương mại,…

Khái niệm DNXH được quy định lần đầu tiên trong Luật Doanh nghiệp năm 2014. Điều này là sự cụ thể hóa các quy định trước đó về doanh nghiệp xã hội và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp xã hội. Đây là một chế định mới của Luật Doanh nghiệp. Hiện nay chưa có những quy định cụ thể về loại hình doanh nghiệp này. Như vậy có thể nói nội dung cơ bản của pháp luật về doanh nghiệp xã hội chứa đựng hai vấn đề cơ bản, đó là: pháp luật về hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh và pháp luật về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh.

Tiểu kết Chương 1

Là kết quả của sự phối hợp giữa việc sử dụng mô hình, giải pháp kinh doanh để đạt được mục tiêu xã hội, vì lợi ích cộng đồng, DNXH chính cầu nối trong việc chia sẻ chức năng bảo đảm an sinh xã hội của Nhà nước với các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân, góp phần giảm tải gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi ở nước ta, sự công nhận chính thức đối với DNXH trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 có ý nghĩa rất quan trong trong việc kết nối giữa khu vực nhà nước với khu vực tư nhân, là công cụ hữu hiệu để phát huy các sáng kiến xã hội, huy động các nguồn lực để giải quyết các nhu cầu của cộng đồng một cách bền vững, hiệu quả và thiết thực. Bên cạnh đó, sự ra đời của DNXH còn là định hướng cho việc sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước và nâng cao hiệu quả của đầu tư công.

Tuy nhiên, để phát huy sức mạnh của DNXH cần phải có một khung khổ pháp lý ổn định cho tổ chức và hoạt động của các DNXH, tạo điều kiện cho các sáng kiến xã hội được thực hiện thông qua các quy định rõ ràng nhưng thông thoáng về mô hình tổ chức và hoạt động của DNXH, các chính sách ưu đãi cụ thể của Nhà nước đối với loại hình này; và đặc biệt là rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước để thành lập nên một hệ thống cơ quan trợ giúp và khuyến khích DNXH phát triển. Trong tương lai việc ban hành đạo luật riêng về hỗ trợ DNXH là vô cùng cần thiết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam - 6

2.1. Các quy định của pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam

2.1.1. Những quy định về doanh nghiệp xã hội trước khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 được ban hành

Như đã đề cập đến trong Chương 1, mặc dù mới được công nhận lần đầu tiên và chính thức trong Luật Doanh nghiệp năm 2014, nhưng trước đó đã có nhiều loại hình doanh nghiệp và tổ chức có mục tiêu xã hội tương tự như DNXH được thành lập và hoạt động, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam với những tên gọi và hình thức khác nhau.

Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ về quy chế dân chủ ở cơ sở và các văn bản pháp qui ra đời năm 1998 lần đầu tiên chính thức khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội và công dân trong quá trình xây dựng, thực hiện và giám sát thực hiện chính sách tại cộng đồng. Để thúc đẩy sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng và phát triển cộng đồng, Nhà nước đã có những bước đi tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các tổ chức khác nhau, đặc biệt thông qua việc tăng cường sức mạnh các tổ chức chính trị xã hội. Nghị định 35-HĐBT ngày 28/2/1992 về công tác quản lý khoa học đã đưa ra một số giải pháp thúc đẩy việc cá nhân thành lập các tổ chức khoa học và công nghệ. Nghị định 177/1999/NĐ-CP ngày 22/12/1999 của Chính phủ về quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (NĐ 177/1999/NĐ-CP) và sau đó là Nghị định 148/2007/NĐ- CP ngày 25/9/2007 về tổ chức và hoạt động của các quỹ xã hội, quỹ từ thiện thay thế Nghị định 177/1999/NĐ-CP đã đưa ra các cơ sở cho việc thành lập các quĩ xã hội, quỹ từ thiện... Trong các Nghị định nói trên vai trò của các tổ chức cộng đồng được đặc biệt chú trọng trong việc cung cấp các dịch vụ cơ

bản cho cộng đồng như quản lý tài nguyên nước, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc y tế ban đầu, giáo dục phổ cập, bảo vệ môi trường. Nhà nước đặc biệt chú trọng và khuyến khích sự hợp tác giữa các tổ chức NGO trong nước, nước ngoài và chính quyền địa phương.

Nói chung, trong giai đoạn này có 5 Nghị định quan trọng làm cơ sở quản lý nhà nước về các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam. Nghị định Dân chủ cơ sở số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 về quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã (NĐ 79/2003/NĐ-CP) đã thể chế hoá sự tham gia của người dân địa phương, của các tổ chức ở cộng đồng, các tổ chức của người nghèo trong các hoạt động phát triển ở cấp xã. Luật Hợp tác xã thừa nhận hợp tác xã là tổ chức tình nguyện hoạt động như một đơn vị kinh tế độc lập. Luật Khoa học Công nghệ thừa nhận các Hiệp hội chuyên ngành như các cơ quan dịch vụ độc lập, đây là mô hình lựa chọn duy nhất đối với phần lớn các tổ chức phi chính phủ. Nghị định 148/2007/NĐ-CP quy định về việc thành lập và hoạt động của các quỹ từ thiện và xã hội. Sự phức tạp của các quy định và điều luật hiện hành liên quan đến vấn đề này có thể là một thách thức cho việc hợp pháp hoá hoạt động kinh doanh xã hội đã được khởi xướng.

Như vậy, có thể nhận thấy trong giai đoạn trước khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 được ban hành thì các vấn đề liên quan đến những tổ chức tương tự như DNXH đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam. Các quy định đề cập ở trên cũng chính là cơ sở pháp lý cho một số lượng đáng kể DNXH thực tế được thành lập và hoạt động ở Việt nam, trong đó có những DNXH có tính chất bền vững, biết kết hợp hài hòa giữa hoạt động kinh doanh và mục tiêu xã hội như Doanh nghiệp Tò he, Nhà hàng KOTO. Tuy nhiên, trong giai đoạn này các doanh nghiệp này vẫn chỉ tổ chức và hoạt động như các doanh nghiệp truyền thống được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm

1999 và 2005. Nhu cầu cần thiết của việc ban hành khung pháp lý vững chắc cho sự ra đời và phát triển của DNXH là một vấn đề cấp thiết ở Việt Nam.

2.1.2. Pháp luật về doanh nghiệp xã hội kể từ khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 được ban hành

Năm 2014 là mốc thời gian quan trọng với cộng đồng doanh nghiệp xã hội khi lần đầu tiên doanh nghiệp xã hội được công nhận về mặt pháp lí. Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã thừa nhận sự tồn tại của doanh nghiệp xã hội bằng một điều luật (Điều 10 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13). Theo quy định tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Doanh nghiệp xã hội sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký. Ngoài các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, doanh nghiệp xã hội còn có một số quyền và nghĩa vụ quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

- Duy trì mục tiêu và điều kiện về chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội trong suốt quá trình hoạt động; trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyển thành doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp xã hội muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật;

- Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;

- Được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp;

- Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;

- Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

- Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội [18, Điều 10, Khoản 2].

Việc thừa nhận này đã tạo nên bước ngoặt mang tính thử thách cho cộng đồng doanh nghiệp xã hội Việt Nam. Nhưng vị trí pháp lý của doanh nghiệp xã hội đã thực sự vững chắc và tạo ra môi trường thuận lợi để doanh nghiệp xã hội phát triển bền vững hay chưa? Cho đến nay, các doanh nghiệp xã hội vẫn hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 mà Luật này chưa có các quy định thuận lợi riêng cho các doanh nghiệp xã hội và doanh nghiệp phi lợi nhuận.

Cụ thể những nội dung cơ bản của pháp luật về doanh nghiệp xã hội bao gồm các nội dung sau:

2.1.2.1. Quyền thành lập doanh nghiệp xã hội

Theo Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì DNXH “là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này”. Do vậy, chủ thể có quyền thành lập DNXH chính là chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp nói chung. Pháp luật Việt Nam qui định mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền được đăng kí thành lập doanh nghiệp để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trừ

những trường hợp cấm của pháp luật. Theo Luật Doanh nghiệp 2014, khoản 2 Điều 18 quy định các đối tượng không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng [18, Điều 18, Khoản 2].

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 16/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí