Doanh Nghiệp Chỉ Được Cấp Phép Khi Người Lãnh Đạo Đủ Năng Lực Chuyên Môn

tham gia bảo hiểm. Theo Điều 62 Luật kinh doanh bảo hiểm thì "thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm" là của Bộ Tài chính, "việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển thị trường bảo hiểm, thị trường tài chính Việt Nam" [25].

Điều 5 Luật giám sát bảo hiểm của Cộng hòa Liên bang Đức quy định: "Các doanh nghiệp bảo hiểm không được tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm nếu không được phép của cơ quan giám sát bảo hiểm". Tương tự, Luật bảo hiểm Cộng hòa Pháp, điều L 321-7 quy định: "Các công ty chịu sự giám sát của Nhà nước theo quy định của Điều L310-1 và được nêu tại điểm 3 Điều L310-2 chỉ được hoạt động theo chế độ lập cơ sở ở Pháp sau khi được cấp giấy phép. Giấy phép này không cần thiết đối với hoạt động chấp nhận tái bảo hiểm".

2.2.2. Phải có đủ vốn pháp định

Để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải chứng minh được năng lực tài chính của mình bằng việc phải đáp ứng điều kiện có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ (khoản 1 Điều 63 Luật kinh doanh bảo hiểm). Vốn pháp định là tiêu thức để bảo đảm tính ổn định của một doanh nghiệp bảo hiểm, đảm bảo khả năng chi bồi thường của doanh nghiệp ngay khi mới thành lập. Thực tế cho thấy rằng, trong những ngày đầu tiên, doanh nghiệp dù chưa khai thác được nhiều dịch vụ, số phí bảo hiểm thu còn ít nhưng có khi đã phải giải quyết bồi thường ngay cho những người vừa ký hợp đồng bảo hiểm đã bị tai nạn, thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe; nếu không quy định vốn pháp định thì doanh nghiệp sẽ không có tiền để bồi thường.

Trước khi Luật kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực, Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 về Kinh doanh bảo hiểm quy định vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, công ty liên doanh bảo hiểm là 20 tỷ đồng Việt

Nam hoặc 2 triệu đôla Mỹ. Chi nhánh của tổ chức bảo hiểm nước ngoài, công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài: 5 triệu đôla Mỹ.

Kể từ 01/8/2001, theo quy định của Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là 140 tỷ đồng Việt Nam hoặc 10 triệu đôla Mỹ. Luật bảo hiểm ở nhiều nước cũng đều quy định mức vốn pháp định tối thiểu khi thành lập công ty, ví dụ: Trung Quốc: 200 triệu Nhân dân tệ; Singapore: 25 triệu đô la Singapore

Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam còn quy định: Doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo các yêu cầu về tài chính để thực hiện các cam kết của mình đối với bên mua bảo hiểm.

2.2.3. Kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm theo giấy phép

Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động (Điều 64) bao gồm: Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động; dự thảo điều lệ doanh nghiệp; phương án hoạt động 5 năm đầu, trong đó nêu rõ phương án trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp; danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp. Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên, tình hình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến các tổ chức, cá nhân đó; Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành.

Do sản phẩm bảo hiểm là loại sản phẩm dễ bắt chước, nhưng nếu không tính toán kỹ và khoa học, mở rộng phạm vi bảo hiểm, hạ phí để cạnh tranh

bằng mọi giá sẽ dẫn đến khả năng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, vì vậy pháp luật về kinh doanh bảo hiểm quy định "các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được kinh doanh các loại sản phẩm bảo hiểm quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động, theo quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã đăng ký với Bộ Tài chính hoặc được Bộ Tài chính phê chuẩn, ban hành (khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/CP)". Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm cũng quy định: "Đối với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm mà Bộ Tài chính đã ban hành" (khoản 2 Điều 18 Nghị định 42 CP)

2.2.4. Có loại hình doanh nghiệp bảo hiểm thích hợp

Khoản 3 Điều 63 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật.

Loại hình doanh nghiệp có thể là doanh nghiệp nhà nước, cổ phần, liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. Ngoài ra, Luật kinh doanh bảo hiểm còn quy định việc kinh doanh bảo hiểm phải do "doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan" (Điều 58).

Đây cũng là quy định được thấy ở pháp luật của hầu khắp các nước trong khu vực, ví dụ đạo luật bảo hiểm của Singapore quy định: "không một người nào được phép tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm nếu người đó không đăng ký kinh doanh với cơ quan tiền tệ Singapore" (Điều 3 Chương II). Điều L 321-8 Luật bảo hiểm Cộng hòa Pháp quy định: "Các công ty nêu tại điểm 5 điều L 321-2 không được bảo hiểm trên lãnh thổ Pháp các rủi ro nêu tại điều 351-5 hoặc không được đưa ra những cam kết nêu tại điều L 353-5 nếu không được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ tại các điều trên".

2.2.5. Doanh nghiệp chỉ được cấp phép khi người lãnh đạo đủ năng lực chuyên môn

Quản lý hay nắm giữ một tài sản lớn, chịu trách nhiệm vật chất trước người mua bảo hiểm đòi hỏi ở người lãnh đạo doanh nghiệp bảo hiểm không chỉ có năng lực lãnh đạo mà còn phải có đạo đức nghề nghiệp. Trong bảo hiểm khi yếu tố tin tưởng giữa bên bán bảo hiểm và bên mua bảo hiểm được coi là một trong những yếu tố cấu thành hợp đồng bảo hiểm thì luật pháp ở hầu khắp các nước đều có các quy định về năng lực cũng như đạo đức của người lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp là Chủ tịch và Giám đốc (Tổng Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm đó. Doanh nghiệp sẽ không được cấp phép hoạt động nếu không đáp ứng tiêu chí trên.

Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động của Luật kinh doanh bảo hiểm đã quy định người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ bảo hiểm và yêu cầu các doanh nghiệp khi xin cấp phép hoạt động thì hồ sơ phải bao gồm: danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người điều hành doanh nghiệp đó (khoản 4 Điều 64).

Điều L322-2 Luật bảo hiểm Cộng hòa Pháp quy định về lãnh đạo công ty đã nêu rõ những điểm không thích hợp như sau: Không ai, dưới bất kỳ danh nghĩa nào, được quyền thành lập, lãnh đạo, điều hành một công ty chịu sự quản lý của Nhà nước như quy định của Điều L310-1 hoặc L310-1-1 cũng như một công ty có vốn bảo hiểm nếu người đó: bị kết án do mắc khinh tội; vi phạm các quy định của Điều 150, 151, 151-1, 177, 178, 179, 419 và 420 Bộ luật hình sự; trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng lòng tin...

Điều 7 a Luật Giám sát bảo hiểm Cộng hòa Liên bang Đức quy định:

Giám đốc, cán bộ quản lý của các doanh nghiệp bảo hiểm phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt và có năng lực

chuyên môn. Một điều kiện tiên quyết về chuyên môn là phải có đủ kiến thức lý luận và thực tiễn về kinh doanh bảo hiểm và kinh nghiệm quản lý, thể hiện ở việc những đối tượng này đã xuất trình đủ bằng chứng cho thấy họ đã nắm giữ các chức vụ quản lý tại một doanh nghiệp bảo hiểm với quy mô và loại nghiệp vụ thích hợp, trong thời gian ít nhất ba năm.

2.2.6. Tái bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng mang tính tiết kiệm và đề phòng rủi ro. Khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, có thể cá nhân, tổ chức tham gia bảo hiểm mới đóng phí bảo hiểm thì đã bị xảy ra tai nạn, do đó mặc dù doanh nghiệp bảo hiểm mới chỉ được nhận một khoản phí bảo hiểm nhỏ ban đầu mà người tham gia bảo hiểm đóng (so với trách nhiệm được bảo hiểm) thì đã phải bồi thường một số tiền lớn. Vì vậy, doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã nhận bảo hiểm phải nghĩ tới việc tự bảo vệ mình, các doanh nghiệp phải phân tán rủi ro đã nhận bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm khác, đề phòng khi tổn thất lớn xảy ra đã có các doanh nghiệp này cùng gánh vác, đủ khả năng tài chính bồi thường cho những người được bảo hiểm. Đây chính là hình thức tái bảo hiểm, trên thực tế triển khai, tái bảo hiểm giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển giao rủi ro.

Khi một công ty bảo hiểm gốc nhận bảo hiểm cho một dịch vụ có giá trị bảo hiểm lớn, vượt mức bồi thường (mức giữ lại) của mình, muốn đảm bảo khả năng thanh toán khi xảy ra rủi ro, tổn thất cho dịch vụ này cũng như để bảo toàn vốn và sự tồn tại của công ty, công ty bảo hiểm này cần ký một hợp đồng tái bảo hiểm để chuyển giao rủi ro từ công ty mình sang một công ty bảo hiểm/tái bảo hiểm khác có khả năng tài chính (hay khả năng thanh toán) lớn hơn.

Các công ty bảo hiểm gốc ký kết hợp đồng tái bảo hiểm với mục đích chuyển giao rủi ro sang một hoặc nhiều người nhận tái nhằm đảm bảo khả

năng thanh toán, duy trì hoạt động kinh doanh nếu công ty đó năng lực tài chính còn hạn chế. Đến nay, khi thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã có một số lượng đáng kể các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ với giá trị bảo hiểm lớn thì các công ty bảo hiểm nhân thọ đều tính đến việc sử dụng phương pháp này khi phải đối mặt với những rủi ro như: rủi ro tử vong, thương tật, ốm đau, bệnh tật của các cá nhân khi tham gia số tiền bảo hiểm lớn, những rủi ro mang tính tích tụ khi xảy ra các sự kiện như động đất, tai nạn máy bay... làm phát sinh trách nhiệm trả tiền bảo hiểm hàng loạt, hoặc khi có sự dao động về tỷ lệ tử vong, thương tật... mà tỷ lệ xảy ra sự kiện bảo hiểm quá cao so với dự tính của doanh nghiệp bảo hiểm. Và các rủi ro gặp phải khác như khi công ty bảo hiểm nhân thọ gặp khó khăn về quản lý tài sản, đầu tư kém hiệu quả...

Tái bảo hiểm là hình thức cộng đồng trách nhiệm hữu hiệu nhất giữa các nhà bảo hiểm. Những người hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực này gọi là các nhà tái bảo hiểm. Cũng chính vì hoạt động tái bảo hiểm này mà kinh doanh bảo hiểm mang tính quốc tế.

Luật kinh doanh bảo hiểm (Điều 9) cũng quy định: "Doanh nghiệp bảo hiểm có thể tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm khác, kể cả doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài". Trong trường hợp có tái bảo hiểm, đối tượng được bảo hiểm được đảm bảo không chỉ bằng hợp đồng bảo hiểm với những cam kết của người bảo hiểm mà còn gián tiếp được bảo vệ bằng các hợp đồng tái bảo hiểm. Và ở đây tồn tại hai mối quan hệ hoàn toàn tách biệt nhau:

Thứ nhất, mối quan hệ giữa người bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) và người được bảo hiểm (bảo hiểm gốc).

Thứ hai, mối quan hệ giữa người bảo hiểm và các nhà tái bảo hiểm (hình thức bảo hiểm lại).

Để tránh việc ỷ lại của doanh nghiệp bảo hiểm hay sự nhầm lẫn của người được bảo hiểm về vai trò của người nhận tái bảo hiểm, Luật kinh doanh bảo hiểm qui định trách nhiệm của các bên trong trường hợp tái bảo hiểm

(Điều 27). Theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm duy nhất đối với bên mua bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm, kể cả trong trường hợp tái bảo hiểm những trách nhiệm đã nhận bảo hiểm. Đối với doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm không được yêu cầu bên mua bảo hiểm trực tiếp đóng phí bảo hiểm cho mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Để phân định rõ hơn mối quan hệ giữa người mua bảo hiểm và doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, pháp luật quy định bên mua bảo hiểm không được yêu cầu doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường cho mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

Như vậy, trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm gây thiệt hại cho người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm căn cứ vào mức độ tổn thất, căn cứ những cam kết đã ghi trong hợp đồng bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm, sau đó trên cơ sở hợp đồng tái bảo hiểm sẽ đòi các nhà nhận tái bảo hiểm bồi hoàn lại cho mình phần tương ứng mà họ đã nhận.

Xuất phát từ sự cần thiết phải tăng mức giữ lại phí bảo hiểm của thị trường bảo hiểm trong nước, Luật kinh doanh bảo hiểm qui định: "Trong trường hợp tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm phải tái bảo hiểm cho doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm trong nước theo quy định của Chính phủ" (Điều 9 khoản 2).

Trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, tái bảo hiểm đã không còn xa lạ đối với các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, còn đối với nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, mặc dù đã có những bước phát triển rất mạnh nhưng so với các nước trong khu vực thì tỷ lệ phí bảo hiểm nhân thọ bình quân đầu người ở Việt Nam vẫn là rất thấp. Do đó, tỷ lệ phí tái bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ chưa cao, điều này thể hiện qua bảng thống kê tỷ lệ phí tái bảo hiểm nhân thọ hàng năm của Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia (VINARE) dưới đây:

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Năm

Phí nhận tái bảo hiểm

Phí nhượng tái bảo hiểm

Phí

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam - 6

Tổng

Bắt buộc

Tự nguyện

Trong nước

Ngoài nước

Tổng

Trong nước

Ngoài nước

bảo hiểm giữ lại

2003

0.076

-

0.076

0.076

-

-

-

-

0.076

2004

0.103

-

0.103

0.103

-

-

-

-

0.103

2005

6.64

0.07

6.57



3.02

2.44

0.58

3.62



Nguồn: Bản tin Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam các năm: 2003, 2004, 2005.


2.3. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ


Do tính đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là doanh nghiệp thu phí bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm với cam kết trả tiền cho người được bảo hiểm khi đến kỳ đáo hạn của hợp đồng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra những sự kiện thuộc trách nhiệm bảo hiểm mà những trách nhiệm này có thể phát sinh ngay sau khi doanh nghiệp mới thành lập và đi vào hoạt động. Do vậy, để đảm bảo hoạt động lành mạnh của các doanh nghiệp trên thị trường, cần có các quy định cụ thể về vốn, dự phòng nghiệp vụ, khả năng thanh toán, hoạt động đầu tư đối với doanh nghiệp bảo hiểm, nhằm đảm bảo doanh nghiệp tồn tại và phát triển đồng thời bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm.

Yêu cầu về mặt tài chính của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của doanh nghiệp nói riêng và thị trường bảo hiểm nói chung.

Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm là số tiền dự phòng của doanh nghiệp bảo hiểm liên quan đến từng nghiệp vụ bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm được trích lập vào cuối năm tài chính nhằm mục đích thanh toán các trách nhiệm đã được thỏa thuận trước và phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phải được trích lập đủ và đúng theo từng loại nghiệp vụ bảo hiểm tương ứng với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc phần trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm giữ lại sau khi tái bảo hiểm.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 16/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí