xã hội và rất hấp dẫn với các nhà tài chính nước ngoài đang được hoạt động trong lĩnh vực BH tại Việt Nam. Tổng doanh thu phí BH năm 2006 đạt 17.860 tỷ VNĐ, trong đó BHPNT đạt 6.360 tỉ VNĐ (tăng 17%), BHNT đạt 8.500 tỷ VNĐ ( tăng 4%), thu nhập đầu tư đạt
3.000 tỷ VNĐ (tăng 19%); hoạt động bồi thường và trả tiền BH ước đạt 7.500 tỉ đồng.
Trong hơn 10 năm qua, đóng góp của doanh thu phí BH vào GDP có sự tăng trưởng đáng kể; tỷ trọng doanh thu phí BH trong GDP toàn thị trường đã tăng từ 0,37% năm 1993 lên 2,13% vào cuối năm 2006. Mục tiêu đến năm 2010 tỷ trọng doanh thu phí BH toàn thị trường trên GDP sẽ đạt 4,2%.
Theo thống kê của Bộ tài chính, hiện nay thị trường DVBH Việt Nam nhìn chung vẫn do các DNBH trong nước nắm giữ. Tuy nhiên với chính sách mở cửa khác nhau đối với từng loại hình BH nên thị trường DVBH Việt Nam được phân chia khá chênh lệch. Trong lĩnh vực BHPNT, do Việt Nam chưa mở cửa nên sân chơi chính vẫn thuộc về các DN trong nước với 94,86% thị phần. Trong khi ở lĩnh vực BHNT các DNBH nước ngoài đã phát triển mạnh mẽ và chiếm đến 63,48% thị phần. Có thể thấy rõ kết quả hoạt động của thị trường DVBH Việt Nam trong 10 năm qua qua số liệu trên Bảng 2.3 và 2.4 sau:
Biểu 2.3: Tổng hợp doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường giai đoạn 1993 - 2006
ĐV | 1993 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | |
I. BH Phi nhân thọ | ||||||||||
1. Tổng DT phí BH | Tỷ đ | 700 | 1.606 | 1.766 | 2.158 | 2.624 | 3.875 | 4.768 | 5.486 | 6.360 |
2. Tốc độ tăng trưởng | % | - | - | 10 | 22 | 20 | 48 | 23 | 15 | 16 |
II. BH nhân thọ | ||||||||||
1. Tổng DT phí | Tỷ đ | - | 485 | 1.285 | 2.778 | 4.368 | 6.575 | 7.711 | 8.130 | 8.500 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt Động Giám Định, Bồi Thường Tổn Thất Và Đòi Người Thứ Ba
- Sự Cần Thiết Khách Quan Phải Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp Bảo Hiểm Phi Nhân Thọ
- Tổng Quan Về Thị Trường Dịch Vụ Bảo Hiểm Việt Nam
- Thực Trạng Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Bảo Hiểm Phi Nhân Thọ Việt Nam Hiện Nay
- Thực Trạng Về Hoạt Động Khai Thác Sản Phẩm Và Đầu Tư.
- Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Trên Thế Giới Và Bài Học Đối Với Việt Nam Trong Việc Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Bảo Hiểm Phi Nhân
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
2. Tốc độ tăng trưởng | % | - | - | 165 | 161 | 57 | 50 | 22.1 | 4 | 4.42 |
III. Toàn thị trường | ||||||||||
1. Tổng DT phí BH | Tỷ đ | 700 | 2.091 | 3.051 | 4.936 | 6.992 | 10.39 0 | 12.47 9 | 13.61 6 | 14.860 |
2. Tốc độ tăng trưởng | % | - | 72 | 46 | 62 | 40,3 | 45,7 | 22,4 | 8,6 | 20,21 |
4. Nguồn vốn đầu tư | Tỷ đ | 100 | 2.998 | 4.364 | 6.721 | 11.22 4 | 14.60 2 | 23.00 2 | 26.27 6 | 35.000 |
Nguồn: [48]; [47].
Biểu 2.4: Thị phần của DNBHPNT và BHNT theo khối doanh nghiệp năm 2006
Đơn vị tính: %
Thị phần | ||
Doanh nghiệp trong nước | Doanh nghiệp có vốn đầu nước ngoài | |
94,88 | 5,14 | |
Bảo hiểm nhân thọ | 36,55 | 63,48 |
Nguồn: [48].
Bên cạnh sự tăng trưởng về doanh thu phí BH thì chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh BH cũng được cải thiện rõ rệt thể hiện ở chỗ số lượng sản phẩm BH tăng lên nhanh chóng. Trước năm 1993, thị trường BH chỉ có trên 20 sản phẩm chủ yếu tập trung vào lĩnh vực BHPNT truyền thống thì đến năm 2007 đã có trên 800 loại sản phẩm BH khác nhau, trong đó có khoảng trên 700 sản phẩm BHPNT, hơn 100 sản phẩm BHNT, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế - xã hội và tạo ra sự lựa chọn đa dạng cho khách
hàng. Các kênh phân phối sản phẩm BH phát triển ngày càng sâu rộng (8 doanh nghiệp môi giới BH, 100.000 đại lý BHNT, 50.000 đại lý BHPNT) nhằm tuyên truyền giới thiệu DNBH và đưa sản phẩm BH đến tận tay người tiêu dùng [21, tr.3].
Năng lực tài chính của các DNBH được nâng lên rõ rệt: 90% DNBH có vốn chủ sở hữu cao gấp nhiều lần vốn pháp định. Năm 2006 hầu hết các DN đều tăng vốn chủ sở hữu, đưa tổng vốn chủ sở hữu của ngành BH lên tới 10.000 tỷ VNĐ. Các quỹ dự phòng nghiệp vụ, tổng tài sản và đầu tư vào nền kinh tế tăng nhanh, luôn đảm bảo khả năng thanh toán của các DNBH.
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đã huy động để đầu tư trở lại nền kinh tế tăng nhanh qua từng năm: nếu như năm 1996 giá trị đầu tư chỉ là 156 tỷ VNĐ, thì đến năm 2004 đã đạt 32.002 tỷ VNĐ, năm 2005 đạt 26.276 tỷ VNĐ - tăng 160 lần. Đến cuối năm 2006 đạt tới 35.000 tỷ VNĐ chiếm 4,07% GDP, nếu so với năm 2001 con số này chỉ là 1,06%GDP. Đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 1.000 tỷ VNĐ ( bao gồm: thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân của cán bộ và đại lý BH).
Cơ cấu đầu tư trong những năm gần đây cũng đã có sự chuyển dịch dần từ đầu tư ngắn hạn sang đầu tư dài hạn dưới các hình thức: mua trái phiếu Chính Phủ, đầu tư trực tiếp vào cơ sở hạ tầng.., tuy nhiên tỷ trọng đầu tư vào tiền gửi ngân hàng và các tổ chức tín dụng vẫn cao.
Tổng số tiền bồi thường mà các DNBH đã chi cho các tổ chức kinh tế và dân cư từ năm 2000 - 2005 đạt trên 12.300 tỷ VNĐ. Trước đó hàng loạt các vụ tổn thất lớn cũng đã được các Công ty BH bồi thường như: chi phí bồi thường vụ phụt giếng khoan dầu "Lan Tây" năm 1993 là 58,2 triệu USD, bồi thượng vụ cháy chợ Đồng Xuân năm 1995 là 8,2 triệu USD... Trong 6 tháng đầu năm 2005, các DNBHPNT đã giải quyết bồi thường hàng trăm ngàn vụ, với tổng số tiền bồi thường ước đạt trên 900 tỷ đồng, trong đó đáng chú ý có những vụ tổn thất lớn như: vụ chìm tàu Zhe Hai ước thiệt hại về hàng hóa khoảng 2,3 triệu USD, vụ đắm tàu Sea Bee ước thiệt hại tới 2 triệu USD, vụ đâm va giữa tàu Mimosa với tàu Trinity ước thiệt hại trên 2 triệu USD. Riêng năm 2006 ngành BH đã bồi thường 2.500 tỷ VNĐ cho những thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy ra và đang thụ lý hồ sơ giải quyết bồi thường với số tiền trên 1.500 tỷ VNĐ. BHNT đã trả 3.226 tỷ VNĐ trong đó có 2.050 tỷ
VNĐ trả cho quyền lợi BH, 1.176 tỷ VNĐ trả cho giá trị hoàn lại. Các cơ sở kinh tế bị bão lụt, hỏa hoạn, tai nạn đường biển, đường bộ đã được bồi thường kịp thời và đầy đủ để nhanh chóng khôi phục sản xuất kinh doanh.
Với những gì đã đạt được có thể khẳng định rằng: cho đến nay ngành BH Việt Nam đã bước một bước tiến dài, đạt được nhiều kết quả quan trọng, khẳng định được vị thế của mình là một kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế, góp phần đảm bảo ổn định tài chính. Trong thời gian tới thị trường BH Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh và vững chắc trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế đất nước, thực sự là tấm là chắn cho sự phát triển của xã hội.
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong những năm gần đây
2.2.1. Khái quát về tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Viêt Nam trong thời gian qua
Việc đa dạng hoá thị trường cùng với xu thế hội nhập quốc tế, việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường DVBH đã làm cho số lượng các DNBH tăng lên nhanh chóng phá vỡ cơ chế độc quyền, tạo nên cơ chế cạnh tranh gay gắt và đặt các DNBH hoạt động trên thị trường DVBH Việt Nam nói chung và thị trường BHPNT nói riêng trước những thách thức không nhỏ. Các DNBHPNT Việt Nam không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải tự khẳng định vị thế của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh để đối phó với các tập đoàn BH lớn ở nước ngoài sẽ tham gia vào thị trường DVBH Việt Nam trong thời gian tới theo các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã tham gia và ký kết.
Đi cùng với sự tăng trưởng cao trong kinh doanh, mức lợi nhuận hấp dẫn là sự cạnh tranh sống còn giữa các DN. Trong thời gian vừa qua, mặc dù các cơ quan quản lý đã có nhiều biện pháp để kiểm soát tình hình cạnh tranh trên thị trường nhưng thực tế vẫn tồn tại nhiều hình thức cạnh tranh không lành mạnh, đặc biệt là trên thị trường BHPNT. Tại cuộc họp giao ban giữa Bộ tài chính với 37 DNBH ngày 24/4/2007 vừa qua, Vụ Bảo hiểm đã đánh giá: "Bên cạnh sự tăng trưởng ổn định trong năm 2006, thị trường BHPNT nước ta vẫn còn nhiều vấn đề nổi cộm như cạnh tranh hạ phí, tăng chi
phí khai thác, chưa kiểm soạt được trục lợi bảo hiểm, một số vấn đề về thỏa thuận trong khai thác bảo hiểm tàu biển, hàng hóa... chưa được thực hiện triệt để" [40, tr.13].
Những hình thức cạnh tranh không lành mạnh giữa các DNBHPNT đang diễn ra ngày càng gay gia tăng tập trung chủ yếu trên một số mặt sau:
* Cạnh tranh về phí bảo hiểm:
Trong vòng 5 năm trở lại đây, tình trạng cạnh tranh trên thị trường BHPNT thông qua hình thức giảm tỷ lệ phí BH đã diễn ra hết sức quyết liệt. Tỷ lệ phí BH liên tục giảm ở hầu hết các nghiệp vụ như: BH hàng hóa vận chuyển, BH thân tàu, BH kỹ thuật..., trừ nghiệp vụ BH hàng không vì tỷ lệ phí BH của nghiệp vụ này do thị trường thế giới quyết định. Theo số liệu thống kê của Tổng công ty Cổ phần tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam, tỷ lệ phí BH của nghiệp vụ hàng hoá xuất nhập khẩu bị giảm nhiều nhất (30%), cá biệt có những mặt hàng như sắt thép nhập khẩu, tỷ lệ phí BH giảm chỉ còn 50% - 60% phí áp dụng của một năm trước đó. Năm 2003 tỷ lệ phí BH mặt hàng này trung bình khoảng 0,14% tổng giá trị lô hàng, nhưng đến năm 2004 một DN đã "liều mình" đưa ra mức phí 0,08%. Và ngay sau đó, một số DN khác đã hạ phí xuống 0,06%. Phí BH phân bón “rơi tự do” từ 0,6% xuống 0,3 - 0,35%. Tiếp đến là phí BH hoả hoạn và rủi ro đặc biệt giảm trung bình gần 30% so với năm 2005. Nghiệp vụ BH thân tầu cũng giảm phí đáng kể.
Đằng sau việc hạ phí thấp, các DNBH đã sử dụng những chiêu thức gây bất lợi cho người tham gia BH. Chẳng hạn: một Công ty cần BH nhiều loại như: BH hàng hoá xuất nhập khẩu, cháy nổ, tai nạn xe cộ, rủi ro..., nếu phí BH hàng hoá xuất nhập khẩu giảm xuống thì phí BH của nhiều loại khác tăng lên. Ngoài ra, phí BH thấp thường đi kèm với dịch vụ kém chất lượng, cụ thể như tổn thất không được bồi thường kịp thời, thoả đáng.
Để đối phó với tình trạng hạ phí, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã chủ trì tổ chức cho các DNBHPNT ký thoả thuận về phí BH ở một số nghiệp vụ. Tuy nhiên vì cạnh tranh, các DNBH vẫn tiếp tục hạ phí thấp hơn mức phí tối thiểu đã cam kết. Hiện nay các công ty BH trong nước chỉ được khoản 20% tổng giá trị hàng xuất và 30% tổng giá trị hàng nhập. So với tiềm năng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và lưu lượng hàng hoá vận chuyển trong nước thì số phí BH này còn quá thấp (có đến gần 90% kim ngạch hàng xuất khẩu và 70% kim ngạch hàng nhập khẩu vẫn chưa được các nhà BH trong nước khai thác). Thế nhưng,
thay vì quảng bá tiếp thị để các công ty xuất nhập khẩu mua BH trong nước, các DNBHPNT chỉ lo hạ tỷ lệ phí và giành khách hàng của nhau.
Có thể nói việc giảm phí ở các nghiệp vụ để giành dịch vụ như hiện nay đang là nguy cơ rất lớn đe doạ tới sự phát triển an toàn của các DNBHPNT nói riêng và cả thị trường BH nói chung bởi vì: các DNBHPNT hạ phí thường không dựa trên cơ sở số liệu thống kê về tình hình tổn thất của nghiệp vụ và kỹ thuật tính phí mà chủ yếu vì mục đích lôi kéo khách hàng. Song song với điều đó, các DN không tiến hành khảo sát rủi ro kỹ lưỡng, không chú trọng công tác hạn chế tổn thất. Tỷ lệ phí BH giảm nhưng tình hình tổn thất đang ngày càng xấu đi, tỷ lệ bồi thường tăng, chi phí khai thác tăng làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh BH ngày càng thấp. Có DN doanh thu cả 1.000 tỷ VND/năm nhưng lãi chỉ còn 1 tỷ VNĐ.
Lý giả về tình trạng hạ phí, Tổng giám đốc Bảo Việt Việt Nam phát biểu:
Khi một công ty mới gia nhập vào thị trường hoặc muốn giành khách hàng từ các công ty khác để tăng thị phần thì phương pháp cạnh tranh phổ biến nhất là hạ tỷ lệ phí và tăng chi phí hoa hồng trong khai thác. Tuy nhiên việc làm này sẽ gây khó khăn trong việc thu xếp tái bảo hiểm ra nước ngoài và có thể dẫn tới rủi ro là doanh nghiệp không thu xếp tái bảo hiểm được và phải gánh chịu toàn bộ tổn thất nếu xảy ra, có trường hợp sẽ vượt quá khả năng thanh toán của doanh nghiệp [40, tr.13].
* Cạnh tranh về chi trả hoa hồng
Hoa hồng là khoản chi phí mà các công ty trả cho đại lý để bù đắp các chi phí tìm kiếm, khai thác dịch vụ. Tỷ lệ hoa hồng chi trả cho đại lý khai thác dịch vụ BH được qui định tại Thông tư số 99/2004/TT-BTC ngày 19/10/2004 của Bộ Tài chính. DNBH không được phép chi trả hoa hồng trực tiếp cho khách hàng tham gia BH, tuy nhiên trên thực tế hầu như không có DNBH Việt Nam nào thực hiện nghiêm túc qui định này.
Để thu hút khách hàng, các DNBHPNT chi trả hoa hồng trực tiếp cho khách hàng dưới các hình thức khác nhau và với tỷ lệ cao hơn nhiều so với mức Bộ Tài chính qui định. Và để hợp lý hoá khoản chi này, nhiều DN đã biến tướng hoa hồng thành nhiều dạng khác nhau. Về mặt hình thức, các DN ký hợp đồng với các đại lý thực chất không tham gia khai
thác dịch vụ để làm trung gian nhận hoa hồng cho phù hợp với qui định; về mặt nội dung, phần tỷ lệ hoa hồng cao hơn so với mức qui định được các DNBH lấy từ khoản chi khác (chi giao dịch, tiếp khách..,) để bù đắp, điều này làm tăng tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh BH, giảm sức cạnh tranh của DN, tạo thói quen xấu đối với thị trường và người tham gia BH.
Mới đây, nhằm ngăn chặn tình trạng và chi trả hoa hồng sai đối tượng, Bộ tài chính đã quyết định nâng tỷ lệ hoa hồng BH hàng hoá gấp 3 lần, từ 2% lên 6%. Tuy nhiên, hoa hồng BH vẫn còn khá thấp, chưa đủ sức tạo ra những đại lý BH chuyên nghiệp thực sự.
* Cạnh tranh về sản phẩm bảo hiểm
Do không còn tình trạng độc quyền nên các DNBH đã chú trọng hơn đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, bổ sung thêm quyền lợi cho các khách hàng tham gia BH, nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, trách nhiệm và nghĩa vụ của người tham gia BH cũng được phân định rõ ràng. Sự thay đổi trên đã mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Có thể nói cạnh tranh bằng sản phẩm BH là biểu hiện lành mạnh của thị trường.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay các DNBH đã cung cấp nhiều sản phẩm không đúng với phạm vi nghiệp vụ BH; có điều kiện chỉ áp dụng cho một loại nghiệp vụ nhất định thì các DN đã áp dụng cho nhiều nghiệp vụ khác hoặc có những sửa đổi, bổ sung không cần thiết.
Ví dụ: Kết hợp cả BH thân vỏ Conteiner của người chuyên chở với hàng hóa của chủ hàng.
Trong bối cảnh thị trường đang phát triển, trình độ hiểu biết và nhận thức của khách hàng về BH còn hạn chế nhưng điều kiện để tiếp cận thông tin và lựa chọn sản phẩm của các DNBH đối với khách hàng vô cùng phong phú, nếu các DNBH tiếp tục chào bán các sản phẩm tuỳ tiện, không đúng với bản chất của từng loại nghiệp vụ BH sẽ để lại hậu quả xấu cho thị trường.
* Cạnh tranh trong khâu giải quyết bồi thường
Giải quyết bồi thường là quá trình DNBH thực hiện cam kết của mình đối với khách hàng khi xảy ra sự kiện BH. Thông qua chất lượng công tác bồi thường, DNBHPNT khẳng định vị thế và uy tín của mình, tăng cường và thắt chặt mối quan hệ với khách hàng. Tuy
nhiên, nhiều khách hàng lợi dụng tình trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường BH để gây sức ép, đòi hỏi DNBH giải quyết bồi thường hơn mức tổn thất thực tế hoặc tìm cách để được bồi thường ngay cả khi tổn thất không thuộc phạm vi BH. Trong trường hợp này để cạnh tranh và giữ khách, các DNBH thường sử dụng đến giải pháp “bồi thường thương mại” - tức là DNBH vẫn giải quyết bồi thường khi hồ sơ khiếu nại của khách hàng còn chưa đầy đủ hoặc có tổn thất trong thực tế nhưng không thuộc phạm vi BH. Việc đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng trong khiếu nại đòi bồi thường cũng chính là một hình thức tiếp tay cho việc trục lợi BH. Đây là một việc làm tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh nhưng thực tế trên thị trường vẫn tồn tại tương đối phổ biến hiện tượng này, đặc biệt đối với các DNBHPNT nhỏ.
Bên cạnh những chiêu thức cạnh tranh nói trên thì hiện nay các DNBHPNT còn cạnh tranh với nhau thông qua sự can thiệp hành chính. Các DNBH trong ngành thường được ngành tạo điều kiện và lợi thế để cung cấp dịch vụ BH cho các DN khác trực thuộc ngành hoặc qua mối quan hệ tạo điều kiện qua lại; một số DNBH đã được lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh BH thông qua sức ép hành chính xuống các đơn vị trực thuộc. Điều này hạn chế khả năng tiếp cận khách hàng của các DNBH khác, đồng thời các DNBH được hỗ trợ sẽ sử dụng lợi thế của mình để hoạt động mà không quan tâm đến việc cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường năng lực cạnh tranh, mở rộng phạm vi hoạt động phục vụ lợi ích chung của nền kinh tế.
Nhìn vào thực tế những gì đang diễn ra trên thị trường BHPNT, có thể thấy còn có không ít những động thái trong hoạt động kinh doanh không lành mạnh và đi trái với thoả thuận đã được các bên cùng cam kết. Tình trạng này là do rất nhiều nguyên nhân như: Hệ thống pháp lý về kinh doanh BH còn thiếu và chưa đồng bộ; các biện pháp chế tài còn chưa đủ mạnh nên dẫn tới hiện tượng các DNBHPNT vẫn vi phạm các thoả thuận về hợp tác và vẫn có hiện tượng cạnh tranh thiếu lành mạnh; Chế độ báo cáo thống kê định kỳ chưa được các DN thực hiện triệt để; Quản lý Nhà nước về kinh doanh BH chưa theo kịp sự phát triển của thị trường, phương thức kiểm tra, giám sát còn nặng về hành chính,
Tuy nhiên tất cả những nỗ lực nhằm bổ sung và hoàn thiện môi trường pháp lý trong hoạt động kinh doanh BH, tất cả những cố gắng của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam