Vai Trò Của Bảo Hiểm Nhân Thọ Trong Nền Kinh Tế Quốc Dân

xuất hiện của loại hình dịch vụ như bảo hiểm nhân thọ. Trong bối cảnh đó, Nhà nước cũng đã bước đầu có những chính sách thông thoáng, tạo điều kiện cho bảo hiểm nhân thọ phát triển.

Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rõ rằng, vào thời điểm này, sự ra đời của bảo hiểm nhân thọ cũng đồng thời gặp phải một số khó khăn. Nền kinh tế tuy đã có bước phát triển song vẫn còn chậm và ở mức thấp, trong khi giá trị đồng tiền chưa được đảm bảo khiến cho người dân ít có khả năng cũng như tâm lý thực hiện các kế hoạch đầu tư dài hạn như mua bảo hiểm nhân thọ. Đây lại là một loại dịch vụ hoàn toàn mới, chưa từng xuất hiện trên thị trường Việt Nam, do vậy, bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm cũng như người tiêu dùng đều chưa có đủ kiến thức và kinh nghiệm về loại hình dịch vụ mới mẻ này. Cũng vì lý do này, các quy định của pháp luật có liên quan còn nhiều bất cập, chưa tạo được một hành lang pháp lý thật sự phù hợp cho bảo hiểm nhân thọ phát triển.

Trong bối cảnh như vậy, bảo hiểm nhân thọ đã được ra đời ở Việt Nam sau rất nhiều cố gắng chuẩn bị cả từ phía cơ quan bảo hiểm và các doanh nghiệp bảo hiểm. Sự ra đời của loại hình này được đánh dấu bởi việc ngày 20/3/1996, Bộ trưởng Bộ Tài chính ra Quyết định số 281TC/TCNH về việc triển khai thí điểm bảo hiểm nhân thọ, theo đó, Bộ Tài chính cho phép Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam tổ chức triển khai thí điểm bảo hiểm nhân thọ với hai nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 5 năm và 10 năm và bảo hiểm trẻ em - chương trình đảm bảo cho trẻ em đến tuổi trưởng thành. Với quyết định này, Bảo Việt trở thành doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên và duy nhất trên thị trường tại thời điểm đó tiến hành kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Ngày 01/8/1996, Bảo Việt phát hành những hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đầu tiên thuộc hai loại hình bảo hiểm này qua kênh phân phối là các đại lý bán hàng trực tiếp phục vụ tại địa chỉ do khách hàng yêu cầu.

Từ đó đến nay, dưới tác động của những diễn biến đa dạng và nhanh chóng nhiều mặt về kinh tế, chính trị, xã hội và đầu tư, sự phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã trải qua các giai đoạn phát triển sau đây:

- Giai đoạn 1 (tháng 8/1996 - 6/1999):

Đây là giai đoạn chỉ có một công ty bảo hiểm duy nhất triển khai bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam, đó là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam. Điểm nổi bật nhất của giai đoạn này là sự độc quyền của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) trên thị trường kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Các sản phẩm triển khai thời gian này còn tương đối đơn giản, phản ánh đúng trình độ và khả năng của thị trường ở giai đoạn đầu. Số lượng hợp đồng khai thác được tăng khá nhanh, cho thấy tiềm năng đầy hứa hẹn của thị trường Việt Nam.

Theo báo cáo nghiệp vụ của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam, chỉ tính đến hết 6 tháng đầu năm 1999, Bảo Việt đã có tổng số hợp đồng có hiệu lực đạt tới 282.000 với tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt gần 200 tỷ [34]. Tuy nhiên, lúc này số tiền bảo hiểm bình quân còn tương đối nhỏ và phương thức đóng phí tháng là lựa chọn phổ biến của khách hàng tham gia bảo hiểm. Trong giai đoạn này, tổ chức kinh doanh bảo hiểm nhân thọ của Bảo Việt cũng chưa có được sự chuyên nghiệp hóa cao mà chủ yếu dựa vào cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ cán bộ có sẵn của các công ty thành viên kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.

- Giai đoạn 2 (tháng 6/1999 - năm 2003):

Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của thị trường Bảo hiểm Việt Nam với sự tham gia của 4 công ty bảo hiểm nhân thọ đều là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đó là các công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ Prudential (100% vốn đầu tư nước ngoài có nguồn gốc từ Anh), Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm Baominh-CMG (liên doanh

giữa Công ty Bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh - một doanh nghiệp nhà nước Việt Nam và Công ty CMG của Úc), Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm Quốc tế Mỹ (AIA - 100% vốn đầu tư nước ngoài có nguồn gốc từ Hoa Kỳ) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm Manulife (100% vốn đầu tư nước ngoài có nguồn gốc từ Canada).

Các công ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài mới vào Việt Nam và tập trung đưa ra thị trường nhiều loại sản phẩm mới, thu hút nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng. Kể từ đây, hoạt động bảo hiểm nhân thọ đã có những bước tiến nhanh chóng và vững chắc, quy mô thị trường bảo hiểm nhân thọ được mở rộng từng bước đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và đời sống nhân dân. Số lượng sản phẩm bảo hiểm ngày càng tăng với sự phong phú về thời hạn bảo hiểm, phương thức và thời hạn nộp phí, phương thức thanh toán. Điều khoản các hợp đồng cũng được soạn thảo theo hướng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp cho chủ hợp đồng (bên mua bảo hiểm) tuyệt đại bộ phận các quyền lợi mà một chủ hợp đồng có thể có được theo thông lệ quốc tế.

Theo đó, trình độ nhận thức và hiểu biết của khách hàng về bảo hiểm nhân thọ đã phát triển một cách rõ rệt. Mô hình tổ chức ở tất cả các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đã thể hiện tính chuyên nghiệp hóa và chuyên môn hóa cao với sự phân tách chi tiết nhiều phòng, ban, bộ phận tương ứng với các chức năng hoạt động. Các doanh nghiệp bảo hiểm luôn đưa ra thị trường bảo hiểm những sản phẩm mới kết hợp với các sản phẩm bổ trợ để người dân lựa chọn, thu hút được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng.

Các sản phẩm bảo hiểm từng bước đáp ứng nhu cầu phong phú của nhiều đối tượng khách hàng trong việc bảo vệ bản thân, bảo vệ gia đình cũng như đáp ứng nhu cầu tích lũy tài chính cho những dự án, mục tiêu trong tương lai. Các sản phẩm được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế chất lượng cao, bổ sung thu nhập khi nghỉ hưu, tích lũy và ổn định đảm bảo tài chính cho việc học hành của con cái.

Dưới đây là Bảng số liệu thống kê so sánh tình hình phát triển của thị trường bảo hiểm Nhân thọ và bảo hiểm Phi nhân thọ giai đoạn này [32].



Bảo hiểm nhân thọ

Các chỉ tiêu chủ yếu

1996

1999

2002

2003

Tổng số doanh nghiệp

1

3

4

4

Doanh thu phí (tỉ đồng)

1

485

4.368

6.575

Đóng góp vào GDP (%)


0,12

0,81

1,18


Bảo hiểm phi nhân thọ

Tổng số doanh nghiệp

6

10

13

14

Doanh thu phí (tỉ đồng)

1.263

1.606

2.624

3.815

Đóng góp vào GDP (%)

0.46

0.40

0.49

0.54

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam - 4


Qua bảng số liệu trên cho thấy, giai đoạn từ cuối năm 1999 đến năm 2003, bảo hiểm nhân thọ đạt mức tăng trưởng về doanh thu bình quân 3,4 lần/năm. So với tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực Nam và Đông Á trong cùng thời kỳ (1,11 lần/năm) [32], tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường Việt Nam lớn hơn nhiều. Tỉ lệ doanh thu trên GDP của bảo hiểm nhân thọ tăng mạnh, từ chỗ năm 1999 tỉ lệ là 0,12%, năm 2003 đạt 1,18% (tăng 1,06% GDP), tăng hơn rất nhiều so với doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, mặc dù từ năm 1999 đến 2003, số lượng công ty bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường lớn hơn nhiều so với số lượng công ty bảo hiểm nhân thọ.

- Giai đoạn 3 (năm 2004 đến nay):

Là giai đoạn thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam dần đi vào ổn định sau cơn bão phát triển bảo hiểm nhân thọ ở giai đoạn trên. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy số hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khai thác mới giảm từ 1.024.802 năm 2003 hợp đồng xuống còn

808.514 hợp đồng năm 2004 và tỉ trọng hợp đồng mới trong tổng hợp đồng giảm từ 60,63% năm 2001 xuống còn 44,85% năm 2004. Tốc độ tăng trưởng của thị trường Việt Nam xuống mức tương đương với tốc độ phát triển của khu vực (16% của Việt Nam so với 9% của khu vực Nam và Đông Á trong khoảng thời gian 2003 - 2004) [22].

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đã có thêm 03 công ty kinh doanh bảo hiểm nhân thọ 100% vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép là: Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm Prevoir (có nguồn gốc từ Pháp); và 02 Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm là ACE Life và New York Life International (có nguồn gốc từ Hoa Kỳ). Mặc dù vậy, năm 2005 vừa qua là năm tăng trưởng chậm và khó khăn nhất của thị trường bảo hiểm nhân thọ, số lượng hợp đồng khai thác mới năm 2005 chỉ đạt 1.198.000 hợp đồng giảm 33,6% so với năm 2004 (Bản tin Hiệp hội, số 4/2005) do một số yếu tố tác động như giá vàng tăng mạnh, lãi suất ngân hàng cao, số lượng hợp đồng đáo hạn ngày càng lớn... nhưng hy vọng rằng với sự góp mặt của những tên tuổi mới trên, thị trường bảo hiểm nhân thọ sẽ tạo ra một làn sóng phát triển mới cho bảo hiểm nhân thọ trong một vài năm tới.

Mặc dù có dấu hiệu chững lại của thị trường nhưng so với các nước trong khu vực và trên thế giới, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển. Một mặt, nhận thức của người tiêu dùng về tầm quan trọng của bảo hiểm nhân thọ ngày càng tăng, tiềm năng khai thác vẫn còn rất lớn với 80 triệu dân và hơn 100 ngàn doanh nghiệp [22].

Số liệu thống kê cho thấy, hiện tại tỷ trọng người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ còn rất thấp (7%), phí bảo hiểm nhân thọ mới chỉ chiếm 1,25% GDP thấp xa so với các nước trong khu vực (2,5% - 7%) (Bản tin Hiệp hội, số 3/2005). Tỉ lệ tiết kiệm trên GDP của Việt Nam năm 2002 là 22,5%. Tỉ lệ này là tương đối thấp so với các nước khác trong khu vực như Trung Quốc (40,1%), Hàn Quốc (33,6%), Singapore (51,7%), Malaysia (47,3%), nhưng lại tương đối so với các nước có thị trường phát triển như Anh, Bỉ, Canada…[22].

Khả năng khai thác bảo hiểm nhân thọ đến năm 2010 theo Chiến lược phát triển bảo hiểm nhân thọ Việt Nam được mô tả ở bảng dưới đây:

2006

2007

2008

2009

2010

Tỷ lệ tiết kiệm trên GDP (%)

27%

28%

28%

29%

30%

Thị trường tiềm năng % của tiết kiệm

11,50%

13%

13,50%

14%

15%

Phí bảo hiểm tiềm năng (tỉ đồng)

22.560

28.009

31.791

36.478

43.250

Tỷ lệ phí có thể khai thác (% của phí tiềm năng)

69%

68%

72%

73%

71%

Phí bảo hiểm nhân thọ trên đầu người (US$)

10,85

13,16

15,60

18,05

20,65

Phí bảo hiểm nhân thọ/người (nghìn đồng)

184,41

223,69

265,24

306,93

351,00

Tỷ lệ phí khai thác tổng tiết kiệm (%)

7,89%

8,82%

9,68%

10,25%

10,72%

Chỉ tiêu đánh giá


Nguồn: Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam 2003-2010.

Nói tóm lại, trải qua 10 năm hoạt động, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam qua các giai đoạn phát triển đã đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối mạnh mẽ. Có thể thấy rằng, thị trường bảo hiểm phát triển vừa tăng cường ổn định tài chính cho các cá nhân, tổ chức và toàn nền kinh tế, vừa tăng cường huy động tiết kiệm cho đầu tư, vừa tăng cường hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Tại thời điểm hiện nay, qua các giai đoạn phát triển và bình ổn, thị trường bảo hiểm nhân thọ vẫn đang hứa hẹn nhiều tiềm năng to lớn đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tham gia thị trường.


1.3. VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM NHÂN THỌ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Bảo hiểm nhân thọ ra đời đã có những đóng góp quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có thể thấy rõ một số vai trò quan trọng của bảo hiểm nhân thọ dưới đây:

- Góp phần ổn định cuộc sống của con người, kinh tế xã hội:

Bảo hiểm nhân thọ ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ổn định tài chính, khắc phục hậu quả rủi ro xảy ra có thể mang đến những thiệt hại bất thường đối với tính mạng của con người, giúp khách hàng nhanh chóng khắc phục

rủi ro, ổn định cuộc sống đồng thời cũng giúp cho khách hàng thực hiện tiết kiệm dài hạn và đều đặn nhằm đạt những kế hoạch đã đề ra, tạo lập một cuộc sống đầy đủ về tài chính, hạnh phúc. Với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ điển hình như sản phẩm bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm trợ cấp y tế, bảo hiểm nhân thọ tiết kiệm, người dân có thể được hưởng thêm nhiều quyền lợi như có tiền trang trải khi ốm đau, tai nạn, gặp hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, có kinh phí cho trẻ em đi học, tăng thêm thu nhập khi về hưu hoặc bảo đảm có thu nhập trong trường hợp lao động chính trong gia đình không may bị chết sớm hoặc bị tàn phế.

Các quyền lợi này sẽ bổ sung các quyền lợi bảo hiểm xã hội và chế độ phúc lợi mà người lao động đang hưởng, đồng thời góp phần giảm chi tiêu ngân sách nhà nước cho các hoạt động hỗ trợ trong trường hợp xảy ra các thảm họa lớn do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra. Số liệu thống kê cho thấy, từ năm 1996 đến nay, bảo hiểm nhân thọ nói riêng và ngành bảo hiểm nói chung đã đóng góp vào ổn định kinh tế - xã hội thông qua số tiền bồi thường và chi trả bảo hiểm cho các đối tượng tham gia bảo hiểm là hơn 10 nghìn tỉ đồng. Số tiền này đã góp phần không nhỏ giúp cho các doanh nghiệp vượt qua được bờ vực của sự phá sản khi không may gặp rủi ro, giúp đỡ các gia đình khắc phục khó khăn về tài chính khi không may những người trụ cột gặp tai nạn... những đóng góp này có ý nghĩa rất lớn góp phần ổn định xã hội.

- Tạo việc làm cho xã hội:

Bên cạnh ý nghĩa nhân văn của bảo hiểm nhân thọ trong xã hội hiện đại, ngành bảo hiểm nhân thọ đã thu hút hơn 100.000 lao động làm việc tại các doanh nghiệp bảo hiểm, mạng lưới đại lý bảo hiểm, ngoài ra còn tạo việc làm cho các ngành khác có liên quan như giám định sức khỏe, công nghệ thông tin, ngân hàng, in ấn, quảng cáo... giải quyết tình trạng thiếu việc làm cũng như các vấn đề xã hội liên quan. Thêm vào đó, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng rất tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện, tài trợ

các chương trình thể thao, tư vấn y tế, hỗ trợ đào tạo, an toàn giao thông và các hoạt động xã hội khác.

- Tập trung nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế:

Với vai trò là một trung gian tài chính, bảo hiểm nhân thọ đã thực hiện các hoạt động thu hút, tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, tạo nên một kênh huy động vốn quan trọng trong nền kinh tế. Nguồn vốn này không chỉ có tác dụng đầu tư dài hạn, mà còn góp phần thực hành tiết kiệm, chống lạm phát. Do đặc thù của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là thời hạn tham gia bảo hiểm dài (từ 5 năm trở lên), vì vậy phần lớn lượng tiền mà doanh nghiệp tập trung được từ phí bảo hiểm có thời gian tạm thời nhàn rỗi, do đó qua hoạt động bảo hiểm nhân thọ, các khoản tiền nhỏ, lẻ, ngắn hạn được tập hợp để hình thành nguồn vốn lớn, tập trung có thể đáp ứng các nhu cầu vốn trung và dài hạn của nền kinh tế.

Với số tài sản quản lý được tích lũy (dưới hình thức quỹ dự phòng) ngày càng lớn, cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện những khoản đầu tư lớn dưới các hình thức như góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu, cho vay, tham gia các dự án đầu tư, mua trái phiếu, tín phiếu kho bạc Nhà nước, gửi tiết kiệm ngân hàng. Hoạt động đầu tư tích cực của các doanh nghiệp bảo hiểm còn có tác dụng tăng quy mô và độ lưu hoạt của thị trường tài chính, kích thích các luồng vốn vận động theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tăng tính khả thi của những dự án lớn, nâng cao hiệu quả của việc phân bổ các nguồn lực tài chính có hạn trong nền kinh tế. Tổng số tiền mà ngành bảo hiểm đã đầu tư trở lại nền kinh tế tính đến hết năm 2005 là trên 70 nghìn tỉ đồng. Con số này đã góp phần không nhỏ vào việc tăng trưởng nền kinh tế nói chung.

Do đó, việc phát triển và mở rộng các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành thị trường vốn, thúc đẩy hoạt động đầu tư, góp phần tăng tỷ lệ tiết kiệm của dân cư, tạo ra nhân tố thành

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 16/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí