Yêu cầu đặt ra: đối với du khách, KDL sinh thái Mỹ Lệ là một KDL sinh thái có cảnh quan thiên nhiên đẹp kết hợp với nhiều hoạt động lễ hội. Đồng thời KDL sinh thái Mỹ Lệ là một khu du lịch mang lại nhiều giá trị thỏa mãn đối với du khách TPHCM, với các hoạt động như các trò chơi mang tính vận động, giáo dục cũng như trò chơi tập thể vận động, cảm giác mạnh để phục vụ du khách; đồng thời các hoạt động về công viên nước, vườn thú, mang lại nhiều hiểu biết, kết hợp các hoạt động vui chơi giải trí mang đậm bản sắc vùng Đông Nam Bộ như câu cá, vườn trái cây, cầu khỉ… cũng được khai thác đúng mức. Các khía cạnh mang lại nhiều hiểu biết và chất lượng phục vụ vẫn phải giữ vững ở vị trí như hiện tại, đặc biệt là phải gìn giữ được vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây nhằm nâng cao vị thế so với các khu du lịch khác trong tâm trí du khách.
Giải pháp thực hiện:
- Tiếp tục duy trì các thế mạnh cảnh quan thiên nhiên hiện có như đồi chè, vườn điều, hồ câu cá… song song với việc khai thác tham quan như: Bảo dưỡng và nâng cấp hệ thống cáp treo, nâng cấp hệ thống giao thông nội bộ nhằm thuận tiện cho việc đi tham quan, liên kết khai thác cảnh quan khu vực lân cận như núi Bà Rá, hồ thủy điện Thác Mơ… nhằm khẳng định hơn nữa vị thế về cảnh quan thiên nhiên so với các đối thủ cạnh tranh trong tâm trí du khách.
- Nghiên cứu các đặc điểm tâm lý cũng như tìm kiếm nhu cầu của du khách tiềm năng ở độ tuổi 15-39, đồng thời cập nhật các công nghệ vui chơi giải trí mới phục vụ du khách; ví dụ như du khách ở độ tuổi 15-25 thường năng động, lãng mạng, muốn thể hiện bản thân…. Nên đầu tư phát triển các trò chơi vận động, tàu lượn, đạp vịt hay xem phim 3D… nhằm từng bước định vị ở KDL ở vị thế mới năng động hơn, phong cảnh lãng mạn hơn, thể hiện bản thân hơn… khai thác du khách tiềm năng ở phân khúc này. Điều này phù hợp với định hướng phát triển hiện tại của Mỹ Lệ.
- Song song với việc phát triển các yếu tố kể trên, Mỹ Lệ cần đầu tư duy trì và phát triển nhân viên, các hoạt động đào tạo kỹ năng cho nhân viên như: kỹ năng
phục vụ, kỹ năng giao tiếp, trang bị đồng phục cho nhân viên một cách chuyên nghiệp….
- Thông đạt đến từng nhân viên về việc xây dựng và giữ gìn hình ảnh của KDL Mỹ Lệ với phong cảnh đẹp, mang lại nhiều hiểu biết cũng như năng động, lãng mạng… tổ chức các cuộc thi về thiết kế logo, thiết kế câu khẩu hiệu, nhạc hiệu để các nhân viên cùng tham gia, các cuộc thi về ‘góc ảnh đẹp’ ở Mỹ Lệ… đối với nhân viên trong KDL và hoan nghênh sự tham gia của du khách.
- Đối với thị trường, tăng cường quảng bá hình ảnh thương hiệu KDL sinh thái Mỹ Lệ thông qua các kênh Internet như thiết kế website để quảng bá KDL sinh thái Mỹ Lệ, thực hiện các chiến dịch quảng cáo trên tivi, báo chí; sử dụng các dạng catalog, brochure… để truyền đạt đến du khách về giá trị nổi trội khi tham gia du lịch nơi đây; câu khẩu hiệu, nhạc hiệu của KDL sinh thái Mỹ Lệ được nhắc lại nhiều lân trên các phương tiện truyền thanh trong và ngoài KDL; bán các voucher giảm giá trên các website nổi tiếng như: nhommua.com; hotdeal.com; muachung.com… để vừa kích du khách du lịch vừa quảng bá thương hiệu…
Tóm tắt:
Chương 3 đã trình bày một cách ngắn gọn các kết quả nghiên cứu khảo sát định lượng, trước tiên là mô tả kết quả mẫu khảo sát, phân tích dữ liệu trên SPSS để vẽ bản đồ không gian đa hướng, bản đồ nhận thức và nêu các kiến nghị định vị đối với KDL Mỹ Lệ đến năm 2018.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở lý thuyết về thương hiệu, mô hình nhận diện thương hiệu, quan điểm về định vị thương hiệu, mô hình định vị 07 KDL ở Los Angeles và nghiên cứu của bản thân để giải quyết vấn đề định vị thương hiệu KDL sinh thái Mỹ Lệ trong tâm trí du khách ở TPHCM.
Kết quả nghiên cứu đề tài này gồm các nội dung sau:
- Các khía cạnh ở các KDL mang lại giá trị cho du khách gồm 12 khía cạnh, trong đó có 6 khía cạnh là các chương trình tham quan giải trí: cảnh quan thiên nhiên, khu vườn bách thú, công viên nước, các hoạt động lễ hội, trò chơi khám phá, trò chơi cảm giác mạnh; 05 khía cạnh là các thuộc tính: tính giáo dục, tính vận động, mang lại hiểu biết, thắt chặt tình cảm với bạn bè người thân và chất lượng phục vụ; và cuối cùng là cảm nhận giá cũng là khía cạnh gián tiếp hoặc trực tiếp làm thỏa mãn du khách, góp phần quyết định trong lựa chọn du lịch.
- Trong 12 khía cạnh trên thì chỉ có 03 khía cạnh được du khách cho là hấp dẫn nhất so với các KDL sinh thái khác gồm: chất lượng phục vụ, mang lại hiểu biết, trò chơi khám phá. các khía cạnh đứng vị trí thứ hai là cảnh quan thiên nhiên, thắt chặt tình cảm, hoạt động lễ hội sau KDL Bình Châu… (bản đồ nhận thức về thương hiệu).
- Kết quả định vị giúp cho nhà quản trị KDL Mỹ Lệ xây dựng mục tiêu, chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn, nhờ tập trung khai thác các khía cạnh định vị cho thương hiệu.
- Đề xuất định vị thương hiệu KDL sinh thái Mỹ Lệ đến năm 2018.
- Giải pháp thông đạt thương hiệu đến nhân viên nội bộ và đến khách hàng .
- Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng thông tin từ thực tế hoạt động kinh doanh của KDL sinh thái Mỹ Lệ, nên kết quả của đề tài có thể được KDL sinh thái Mỹ Lệ sử dụng để làm cơ sở xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh, chiến lược cạnh tranh, marketing và các hoạt động khác.
- Phương pháp có thể được sử dụng làm mô hình để nghiên cứu định vị các khu du lịch khác cũng như các đề tài tương tự khác.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, luận văn còn nhiều hạn chế như sau:
- Du lịch và KDL là lĩnh vực rộng, đa dạng và phức tạp, nên đề tài chỉ lựa chọn, đánh giá một số khía cạnh về lợi ích chức năng và lợi ích cảm xúc qua khảo sát ý kiến chuyên gia và du khách ở TPHCM đối với KDL sinh thái.
- Đây là nghiên cứu khám phá lần đầu ở TPHCM nên không tránh khỏi những sai sót và sai số phát sinh trong quá trình nghiên cứu.
- Đây là nghiên cứu ở dạng tâm lý nên độ tin cậy ở nghiên cứu lần đầu vẫn còn nhiều hạn chế nhất định.
- Do thời gian nghiên cứu và khả năng tiếp cận đối tượng còn hạn chế, nên tác giả chỉ khảo sát được các đối tượng du khách sinh sống nói chung ở TPHCM, chưa mô tả được bản đồ nhận thức cho từng phân khúc riêng biệt như: phân khúc về thu nhập, phân khúc cảm nhận theo học vấn, phân khúc cảm nhận theo nghề nghiệp ….
- Do nhu cầu và nhìn nhận về du lịch luôn thay đổi, nên cách nhìn nhận và đánh giá của du khách đối với từng khu du lịch cũng thay đổi theo thời gian, dẫn đến kết quả nghiên cứu cũng chỉ được nhìn nhận ở giai đoạn nhất định. Vì vậy, khảo sát đánh giá lại theo từng giai đoạn là việc cần thực hiện.
- Việc đánh giá của du khách đối với mỗi KDL cho mỗi yếu tố theo cảm tính, yêu cầu du khách phải cảm nhận và đánh giá một cách trừu tượng cho nên kết quả cũng chỉ mang tính tương đối.
Tác giả rất hy vọng rằng đề tài này có những đóng góp hữu ích, làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về KDL, cũng như làm nền tảng để nghiên cứu về xây dựng chiến lược kinh doanh của KDL và các công ty lữ hành du lịch để có những sản phẩm du lịch tốt phục vụ du khách.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
AL RIES and JACK TROUT (2002), Định vị - Trận chiến về trí lực ngày nay. Dịch từ tiếng anh. Người dịch TẠ TÚC, 2004. NXB. Thanh Niên, Hà Nội.
Ban quản lý khu bảo tồn biển cù lao chàm Quảng Nam, 2012. Khái niệm về du lịch sinh thái.
<http://culaochammpa.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=216%3Acac-khai-nim-v-du-lch-sinh-thai&catid=38%3Atai-liu-vn-bn&Itemid=37&lang=vi>. [ Ngày truy cập: 20 tháng 06 năm 2012].
Bùi Thị Lan Hương (2007), Xây dựng khu lý thuyết và thử đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn tại vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Bộ NN&PTNT, Trường CBQLNN&PTNT II.
Cao Hoàng Hà (2012), Đánh giá các điểm du lịch…. trong thời kỳ hội nhập, trang web Khoa học Việt Nam của trường ĐH Sư Phạp Hà Nội.
<http://vns.hnue.edu.vn/?page=service_detail&TID=139>. [Ngày truy cập: 21 tháng 5 năm 2012].
Cục thống kê TPHCM, Niên giám thống kê năm 2010 – Dân số và lao động.
<http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/niengiamthongke-nam2010-dansovalaodong>. [Ngày truy cập: 19 tháng 5 năm 2012].
Dương Ngọc Dũng và Phan Đình Quyền (2005), Định vị thương hiệu - Brand Positioning. NXB Thống kê.
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Hồng Đức, Đại học Kinh Tế TPHCM.
Huỳnh Thiên Quy (2010), Định vị thương hiệu thuốc lá Vinataba tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ – Đại học Kinh tế TPHCM.
JACK TROUT with STEVE RIVKIN (2004), Định vị thương hiệu Brand Positioning. Dịch từ tiếng anh. Người dịch Dương Ngọc Dũng, 2004. NXB Thống Kê, TP.HCM.
Kotler, P. (2006), Quản Trị Marketing. Dịch từ tiếng anh. Người dịch Vũ Trọng Hùng
,2009. NXB Lao Động – Xã Hội.
Lê Đăng Lăng (2011), Quảng trị thương hiệu. NXB ĐH Quốc Gia TPHCM.
Lê Văn Huy (2009), Bài giảng - phân tích nhân tố và kiểm định Cronbach Alpha. phòng đào tạo – Trường ĐHKT Đà Nẵng.
Lễ Hội Quả Điều Vàng – Bình Phước (2009), Mỹ Lệ - Doanh nghiệp điển hình.
<http://quadieuvang.binhphuoc.gov.vn/3cms/?cmd=130&art=1258939618958&cat
=1258939618957>. [Ngày truy cập: ngày 12 tháng 04 năm 2012].
Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008), Nghiên cứu khoa học Marketing ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, NXB Đại học Quốc gia TPHCM, TP.Hồ Chí Minh.
Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009a), Nghiên cứu thị trường, NXB Lao Động.
Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009b), Nguyên Lý Marketing, NXB Lao Động.
Nguyễn Minh Quân (2010), Định vị thương hiệu kênh truyền hình HTV trong tâm trí khán giả, Luận văn thạc sĩ – Đại học Kinh tế TPHCM.
Thanh Loan,(2003), “Thương hiệu là gì?”, Diễn đàn doanh nghiệp, 24/01/2003,
<http://dddn.com.vn/33707cat85/thuong-hieu-la-gi.htm>. [Ngày truy cập: 21 tháng 5 năm 2012]
Viện Nghiên cứu và phát triển du lịch, 2011. Xây dựng và quảng bá thương hiệu Du lịch Việt Nam giai đoạn 2011-2015. <http://www.itdr.org.vn/details_news-x-120.vdl>. [Ngày truy cập: 15 tháng 5 năm 2012].
Tài liệu tiếng Anh
Aaker, D.A (1996), Building strong brands, New York: Simon & Schuster, ch.4, pp.67-106.
Hair, J.F.Jr., Black, W.C., Babin, B.J. and Anderson, R.E.(2010), Multivariate Data Analysis (7th edition). Prentice-Hall, 758 pgs.
Kotler, P. and Keller, K. L. (2006), Marketing managerment (12th edition). NJ: Prentice Hall, 813 pgs.
Trevor F.Cox and Michael A.A. Cox (2001), Multidimensional Scaling (Second edition). Chapman&Hall/CRC, 294 pgs.
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH KÝ HIỆU CÁC BIẾN TRONG SPSS
Các yếu tố mang lại sự thỏa mãn khách du lịch TPHCM | Ký hiệu | |
1 | Cảnh quan thiên nhiên | CQUAN |
2 | Ẩm thực đặc sản | DACSAN |
3 | Vườn bách thú | VTHU |
4 | Công viên nước | CVNUOC |
5 | Các hoạt động lễ hội | LHOI |
6 | Trò chơi khám phá | KPHA |
7 | Trò chơi cảm giác mạnh | CGIACMANH |
8 | Tính Giáo dục | GIAODUC |
9 | Tính vận động | VANDONG |
10 | Mang lại hiểu biết | HBIET |
11 | Tình cảm | TCAM |
12 | Chất lượng phục vụ | CLUONG |
13 | Cảm nhận giá | GIA |
Có thể bạn quan tâm!
- Giai Đoạn 3 – Nghiên Cứu Định Lượng
- Kiểm Định Hệ Số Tin Cậy Cronbach Alpha.
- Kiến Nghị Đối Với Kdl Sinh Thái Mỹ Lệ:
- Bảng Câu Hỏi Nghiên Cứu Định Lượng Bảng Câu Hỏi Nghiên Cứu Định Vị Thương Hiệu
- Định vị thương hiệu khu du lịch Mỹ Lệ tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh - 13
- Định vị thương hiệu khu du lịch Mỹ Lệ tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh - 14
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CHUYÊN GIA TRONG NGHIÊN CỨU
Vị trí công tác | Hình thức trao đổi | |
Phạm Băng Châu | Thành viên nhóm du lịch Phượt | Phỏng vấn trực tiếp |
Trương Thị Thu Cúc | Phòng sale Marketing, công ty Tư Vấn Việt Nam | Phỏng vấn trực tiếp |
Lê Văn Huy | Trưởng phòng đào tạo – Trường DHKT Đà Nẵng. | Trao đổi Email |
Diệp Ái Quyên | Phó phòng Marketing, công ty Fiditour | Phỏng vấn trực tiếp |