Xây Dựng Và Định Vị Thương Hiệu Cho Du Lịch Thành Phố Vũng Tàu


3.2.5. Đặc điểm của khách du lịch MICE

Là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác. MICE - viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm) hoặc sự kiện (Event). Tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting Incentive Convention Event.

- Độ tuổi: độ tuổi lao động, là những người có vị trí quan trọng trong doanh nghiệp

- Khu vực sống: trong nước hoặc quốc tế

- Tính chất công việc: công việc căng thẳng, áp lực, thời gian có hạn

- Du khách tìm kiếm thông tin qua kênh: đơn vị tổ chức sự kiện, internet,...

- Thời gian đi du lịch: ngắn ngày, phụ thuộc vào thời gian tổ chức của hội nghị, hội thảo, triển lãm, sự kiện

- Hành vi, sở thích của du khách: mức chi tiêu cao, yêu cầu chất lượng phục vụ cao,...

Đối với đối tượng khách du lịch MICE, thành phố Vũng Tàu mới đưa vào khai thác trong vài năm gần đây. Hiện tại, Vũng Tàu có hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo ở mức cơ bản đó là hệ thống đường xá khá hoàn thiện. Về khách sạn, Vũng Tàu chỉ có 2 khách sạn 5 sao và 9 khách sạn 4 sao có thể đủ yêu cầu để tổ chức loại hình này. Một số hạn chế trong khả năng đáp ứng du lịch MICE là: Các cơ sở lưu trú có công suất chưa đủ lớn nên hạn chế tiếp các đoàn MICE số lượng lớn, đội ngũ lao động chuyên nghiệp, thông thạo ngoại ngữ còn hạn chế, đội ngũ tổ chức sự kiện chuyên nghiệp chưa có, các trung tâm mua sắm, vui chơi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.


giải trí còn ít (Vũng Tàu có hai trung tâm mua sắm là Lam Sơn Square, Imperial Plaza),... Để phát triển loại hình này cần khắc phục được các hạn chế nêu trên.

Ngoài cách phân loại khách theo loại hình du lịch, cũng có thể phân chia khách du lịch thành: Khách trẻ tuổi và khách lớn tuổi. Cụ thể:

- Khách trẻ tuổi có đặc điểm: Tìm kiếm thông tin chủ yếu trên internet, các trang review; thích các hoạt động vui chơi, giải trí năng động; thích chụp hình; đặt phòng không cần hạng sang; chi tiết ở mức bình dân.

- Khách lớn tuổi: Ít tìm thông tin trên internet mà chủ yếu qua báo, người quen hoặc công ty du lịch, không thích các hoạt động vui chơi năng động, chủ yếu thích nghỉ dưỡng, mức chi tiêu cao hơn,...

3.3. Xây dựng và định vị thương hiệu cho du lịch thành phố Vũng Tàu

Một lần nữa tác giả xin nhắc lại: “Bản chất của việc xây dựng thương hiệu du lịch là việc chuyển tải có chủ định một bản sắc riêng thành một hình ảnh trong tâm trí khách du lịch”. Vậy hiện tại bản sắc mà du lịch thành phố Vũng Tàu đang có là gì? Liệu rằng những bản sắc đó đã đủ ấn tượng để lưu lại trong tâm trí của khách hàng hay chưa? Cần làm gì để định vị thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu?

3.3.1. Hiện trạng xây dựng và định vị thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu Những bản sắc mà du lịch thành phố Vũng Tàu mang lại cho du khách là

tổng hợp tất cả các yếu tố từ: Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, các điểm

đến du lịch, khí hậu, cảnh quan, môi trường du lịch, các dịch vụ vui chơi giải trí, ẩm thực, mua sắm, văn hóa bản địa.


Về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật của Vũng Tàu được đầu tư với quy mô tương đối lớn và khá đồng bộ, chi tiết đã được giới thiệu tại chương 2 của luận văn này.

Các điểm đến du lịch bao gồm các điểm di tích và danh thắng. Một số các điểm đến tiêu biểu như: Hải đăng, Trận địa pháo cổ, Tượng chúa Kitô, Thích ca phật đài, Niết bàn tịnh xá, Bạch Dinh, Nhà lớn Long Sơn, Đình thần Thắng Tam và Lăng cá Ông, miếu Hòn Bà, Linh Sơn cổ tự, Phước Lâm tự, ...

Hải đăng hiện được xếp vào hàng những ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt 1

Hải đăng hiện được xếp vào hàng những ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt nam; nằm trên đỉnh núi Nhỏ (Tao Phùng) được xây dựng và khánh thành ngày 15/08/1862 ngay sau khi người Pháp chiếm 3


tỉnh miền Đông Nam Bộ. Năm 1913, ngọn hải đăng được chuyển

Hình 3. 4: Hải đăng thành phố Vũng Tàu

từ độ cao 149m lên 170m (hiện nay) so với mực nước biển và có thể chiếu xa 35 hải lý. Ngoài nhiệm vụ chính là chỉ dẫn cho tàu thuyền qua lại cửa biển, Hải đăng còn là điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách và trở thành biểu tượng của thành phố Vũng Tàu (xem hình 3.4).

Trận địa pháo cổ là tuyến phòng thủ do thực dân Pháp xây dựng từ thế kỷ 19, được bố trí liên tiếp trên một đường thẳng ở các độ cao khác nhau từ Tây Bắc sang Đông Nam của núi Lớn và núi Nhỏ, nhằm tạo ra hành lang an toàn tuyệt đối cho cửa ngõ vùng Đông Nam Bộ mà thực dân cai trị. Trận địa pháo cổ Vũng Tàu là bộ sưu tập vũ khí cổ lớn nhất Đông Dương, có giá trị trong đời sống kinh


tế và xã hội, được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia. Để tham quan trận địa pháo cổ du khách có thể đến hẻm 444 Trần Phú và chạy theo con đường hẻm ôm quanh núi; ngoài ra du khách cũng có thể tham quan những khẩu súng thần công tại khu di tích Bạch Dinh và trên đỉnh núi Tao Phùng (dưới chân tượng chúa Kitô).

Tượng chúa Kitô được xây dựng năm 1974, đây là một tác phẩm nghệ thuật lớn, là sản phẩm của sự kết hợp cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với kiến trúc nghệ thuật đương đại mang đậm tính dân tộc và tôn giáo. Nằm ở vị trí đắc địa của núi Nhỏ, giữa không gian thoáng đạt của biển, trời nơi đây, tượng chúa Kitô là một trong những điểm thu hút đông khách tham quan (xem hình 3.5).


Hình 3 5 Tượng chúa Kitô tại Vũng Tàu Thích Ca Phật Đài là thắng tích nổi 2

Hình 3. 5: Tượng chúa Kitô tại Vũng Tàu

Thích Ca Phật Đài là thắng tích nổi tiếng nhất trong những thắng tích Phật giáo của Vũng Tàu, là một quần thể kiến trúc điêu khắc tạo dựng theo sự tích của cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Di tích nằm trên đường Trần Phú, Phường 5, thành phố Vũng Tàu.


Niết Bàn Tịnh Xá còn được gọi với cái tên chùa Phật nằm, được xây dựng trên sườn núi Nhỏ, hướng ra biển.Chùa được xây dựng năm 1969 và khánh thành năm 1974. Trước chùa có cột cờ cao 21m gồm 42 bậc biểu tượng cho 42 trang kinh Phật đầu tiên được lưu truyền vào Việt Nam từ thế kỷ thứ 2. Niết Bàn tịnh xá là điểm du lịch thu hút nhiều du khách đến lễ, cúng Phật và tham quan cảnh đẹp của chùa.

Bạch Dinh được xây dựng năm 1898 và hoàn tất năm 1916, biệt thự được xây dựng theo kiến trúc Pháp, các vật liệu được nhập từ Pháp. Tên nguyên thủy của tòa nhà là Villa Blanche (tức biệt thự trắng) được xây dựng cho viên toàn quyền Pháp nghỉ ngơi mỗi cuối tuần. Khi đến Bạch Dinh du khách không chỉ chiêm ngưỡng các vẻ đẹp kiến trúc và thiên nhiên nơi đây mà còn tận mắt thưởng ngoạn những cổ vật quý hiếm thời Khang Hy được vớt từ con tàu đắm dưới lòng đại dương Hòn Cau – Côn Đảo.

Nhà lớn Long Sơn còn gọi là đền Ông Trần nằm bên sườn phía Đông Núi Nứa, thuộc xã đảo Long Sơn. Đây là một quần thể kiến trúc nghệ thuật theo lối cổ, được làm bằng gạch ngói và các loại gỗ quý, với tổng diện tích khoảng 2 ha, chia thành các khu: đền thờ; nhà hội, trường học, chợ, nhà bảo tồn Ghe Sấm và khu lăng mộ ông Trần. Nhà lớn Long Sơn do Ông Trần (tên thật là Lê Văn Mưu, người Hà Tiên, đến đảo Long Sơn khai hoang lập nghiệp khoảng năm 1900) cho khởi công xây dựng từ năm 1910 đến 1929 thì hoàn thành. Tất cả đều nhờ tiền của và công sức tự nguyện của ông và của nhiều người tin theo ông.

Đình thần Thắng Tam và Lăng cá Ông nằm trên đường Hoàng Hoa Thám, Phường 2 là một biểu hiện đặc sắc nhất của văn hóa ngư dân miền biển. Đình được xây dựng từ thời vua Minh Mạng thờ chung cả ba ông có công xây ba làng Thắng ở Vũng Tàu. Lăng cá Ông lưu giữ một bộ xương cá Voi trôi dạt vào Bãi


Sau cuối thế kỷ 19. Cá Voi được người ngư dân xem là loài cá linh thiêng, hay cứu giúp những người đi biển gặp nạn. Đình còn lưu giữ 12 tấm sắc phong của triều Nguyễn.

Hòn Bà là một hòn đảo nhỏ nằm dưới chân dốc Nghinh Phong. Năm 1881 một ngôi miếu nhỏ được xây dựng gọi là Miếu Bà, sau nhiều lần trùng tu hiện nay ngôi miếu có chiều cao nổi trên mặt biển là 4m, thờ các vị thần linh. Khi thủy triều xuống thấp, du khách có thể men theo con đường đá sỏi để ra đảo. Ngày rằm, mồng một hàng tháng, người dân thường ra đảo rất đông để thắp hương cầu may (xem hình 3.6).


Hình 3. 6: Miếu Hòn Bà

Linh Sơn Cổ Tự là ngôi chùa lâu đời nhất của Vũng Tàu. Ngôi chùa được xây năm 1919 trên Núi Nhỏ nhưng do bị người Pháp chiếm dụng để xây hoa tiêu nên một ngôi chùa khác đã được xây ở địa điểm hiện nay và tồn tại đến ngày nay. Trong chánh điện có một thờ một tượng Phật cao 1,2m bằng đá có phết vàng được điêu khắc rất khéo léo tạo nên vẻ mặt hiền từ và hết sức sống động trên nét mặt của đức Phật. Về nguồn gốc của pho tượng phật, có truyền thuyết kể lại rằng trước đây có đoàn ghe chài lưới từ miền trung vào đánh cá ở Bãi Trước.


Trong khi đi kiếm củi ở núi lớn tình cờ phát hiện hai pho tượng phật bằng đá vùi dưới đất trên sườn núi gần bãi Dâu. Họ cùng nhau đào lên rồi chờ đến hôm sau làm lễ xin đem về. Dân địa phương biết tin vội kéo đến xem và cho rằng đó là di tích lịch sử của địa phương nên cương quyết đòi giữ lại. Nhóm dân chài miền Trung năn nỉ mãi mới lấy được pho tượng nhỏ đtác giả đi. Pho tượng lớn còn lại được dân làng rước về thờ chính là pho tượng hiện nay ở chùa Linh Sơn Cổ Tự.

Hiện tại các điểm danh thắng và các di tích được thành phố Vũng Tàu bảo tồn rất chặt chẽ, không có các tình trạng tàn phá, phá hoại, gây xuống cấp hay ô nhiễm môi trường. Đây là một trong những nỗ lực đáng ghi nhận của các cơ quan chức năng thành phố Vũng Tàu.

Nếu ai đó nói rằng thành phố Vũng Tàu chỉ có hai bãi tắm là Bãi Trước và Bãi Sau thì thật đáng tiếc bởi vị khách đó chưa trải nghiệm hết các bãi tắm xinh đẹp khác của thành phố Vũng Tàu. Đến với Vũng Tàu du khách hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình các bãi tắm sau: Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dứa, Bãi Ô-quắn, Bãi Dâu.

Bãi Sau dài 4 km còn gọi là bãi Thùy Vân. Tại đây, du khách có thể dễ dàng tìm nơi lưu trú, từ nhà trọ bình dân tới khách sạn 4 sao. Dọc suốt chiều dài bờ biển có các khu du lịch vui chơi hiện đại cùng các loại hình dịch vụ giải trí, vui chơi trên biển.

Bãi Trước nằm ở khu vực trung tâm của thành phố Vũng Tàu với nhiều tòa nhà, khách sạn hiện đại, công viên và nhiều trò chơi giải trí cho trẻ em, tại đây còn có ga cáp treo đưa du khách lên khu du lịch Hồ Mây. Bãi tắm ở đây cũng được nhiều du khách và người dân yêu thích. Buổi sáng du khách có thể đến đây tận mắt xem người dân kéo và bán cá tươi sống rất thú vị.


Bãi Ô-quắn còn gọi là bãi Nghinh Phong; ở đây nước biển rất trong và sâu hơn các bãi tắm khác, gió quanh năm phù hợp với những người thích cảm giác mạnh, những mỏm đá được những người câu cá ưa thích. Bãi Nghinh Phong là bãi tắm có phong cảnh đẹp nhất với những mỏm đá và vách núi, nơi đây là lựa chọn của rất nhiều cặp đôi chụp hình cưới ở thành phố Vũng Tàu.

Bãi Dâu là một bãi tắm nằm trên đường Trần Phú, 2 đầu bãi có những mỏm đá nhô ra biển xen kẽ giữa những triền cát vàng trắng mịn, bãi Dâu là địa điểm lý tưởng để ngắm bình minh, hoàng hôn với khung cảnh thanh bình và vô cùng lãng mạn (xem hình 3.7).


Hình 3 7 Bình minh trên Bãi Dâu Các dịch vụ vui chơi giải trí tại thành phố 3


Hình 3. 7: Bình minh trên Bãi Dâu

Các dịch vụ vui chơi giải trí tại thành phố Vũng Tàu phải kể đến: các quán karaoke tập trung ở Bãi Trước, đường Trương Công Định, Nguyễn Văn Trỗi,... Các bar ở khu vực Bãi Trước, Bãi Sau, cà phê nhạc sống, spa thư giãn, internet, Vũng Tàu water park, công viên Thỏ Trắng, đánh golf ở Paradise, câu cá, ca nô kéo dù, ca nô lướt ván, xem đua chó. Các dịch vụ vui chơi giải trí tại thành phố Vũng Tàu tuy khá đa dạng song vẫn còn một số hạn chế như: một số dịch vụ còn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/03/2023