Thương Hiệu Du Lịch Lào Cai Đã Được Định Hình, Phát Triển Trong Toàn Quốc Và Vươn Tầm Quốc Tế

chức được 15 giải thi đấu cấp tỉnh (đạt 100% kế hoạch), tổ chức các giải giao hữu cầu lông, tennis, bóng đá để chào mừng các ngày lễ kỷ niệm lớn của tỉnh, của đất nước. Ngành cũng đã tổ chức thành công 5 giải thi đấu trong khuôn khổ Đại hội TDTT tỉnh Lào Cai lần thứ IV, đăng cai tổ chức 2 giải quốc gia: Giải vô địch Bóng bàn các đội mạnh toàn quốc và Giải cúp Tán thủ toàn quốc.

Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm trên cơ sở đề án phát triển TDTT của tỉnh, hàng năm ngành đã mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ công tác TDTT cơ sở cho các cán bộ làm công tác TDTT ở các xã, phường, thị trấn, huyện, thành phố với hàng trăm học viên tham gia. Năm 2009 đã mở 2 lớp huấn luyện với trên 100 học viên tham gia.

Tỉnh Lào Cai có đường biên giới tiếp giáp với huyện Hà Khẩu (Vân Nam - Trung Quốc). Vào các ngày lễ, tết, trong dịp đầu xuân, ngành Văn hóa, Thể thaoDu lịch Lào Cai đã phối hợp với Cục Văn thể của huyện Hà Khẩu tổ chức thi đấu giao hữu các giải thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông nhằm thắt chặt tình đoàn kết giữa nhân dân hai nước Việt - Trung.

3.4.2. Thể thao quần chúng

Thể thao quần chúng là công tác nền tảng, nhiệm vụ chiến lược nhằm tăng cường sức khỏe cho nhân dân. Từ năm 2008 đến nay, các hoạt động TDTT quần chúng tiếp tục được mở rộng và đi vào chiều sâu trong các đối tượng, địa bàn cơ sở theo hướng xã hội hóa, bằng những hình thức đa dạng và phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương như: Đón năm mới, kỷ niệm ngày thành lập Đảng (3/2), ngày thành lập Ngành TDTT (27/3), ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5), ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9, ngày Bác Hồ lên thăm Lào Cai và các nhiệm vụ chính trị quan trọng khác của tỉnh.

Đến năm 2018, Sở đã hướng dẫn thành lập và hỗ trợ trang thiết bị tập luyện cho 38 cơ sở, câu lạc bộ TDTT cấp xã trên địa bàn toàn tỉnh, ưu tiên các xã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong đó có 25 Câu lạc bộ Bắn nỏ tại xã Quang Kim (Bát Xát), xã Na Hối (Bắc Hà), xã Văn Sơn (Văn Bàn), xã Cán Cấu (Si Ma Cai), xã La Pán Tẩn (Mường Khương), xã Sơn Hà (Bảo Thắng), xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai), xã Tả Phìn (Sa Pa), xã Xuân Thượng (Bảo Yên)…; 5 Câu lạc bộ môn Tu lu; 2 Câu lạc bộ môn Đẩy gậy; 3 Câu lạc bộ Bóng chuyền hơi tại xã Bản Hồ (Sa Pa), xã Khánh Yên Hạ, Hòa Mạc (Văn Bàn); 2 cơ sở Kéo co; 1 cơ sở Tung còn. Ngành Thể thao đã tổ chức 6 lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về công tác TDTT cho 565 cộng tác viên, hướng dẫn viên TDTT cơ sở tại các huyện Văn Bàn, Bảo Thắng, Bát Xát, Si

Ma Cai, thành phố Lào Cai và Bảo Yên.

Phong trào thể thao quần chúng năm 2009 đã có bước phát triển mạnh, số người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên chiếm 19,6% dân số, số hộ gia đình thể thao chiếm 8,4%, có 242 câu lạc bộ TDTT, trong đó có 128 câu lạc bộ hoạt động nhiều môn. Năm 2012, toàn tỉnh đã có 21% số người tham gia luyện tập TDTT thường xuyên. Phong trào tập luyện các môn thể thao như đi bộ, cầu lông, bóng đá, quần vợt,...tiếp tục được duy trì trong quần chúng nhân dân, trong công nhân viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang. Nhiều địa phương duy trì được phong trào tập luyện TDTT trong quần chúng nhân dân, vừa đảm bảo về số lượng và chất lượng, tiêu biểu như thành phố Lào Cai, các huyện Bảo Thắng, Mường Khương,...

Thể thao trường học thực hiện đúng chương trình giáo dục thể chất do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Duy trì và phát triển phong trào TDTT trong các nhà trường là mục tiêu phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ. Tỉnh đã nghiên cứu quy hoạch quỹ đất cho trường học các cấp để xây dựng sân bãi, nhà tập,…theo quy mô của từng trường; đầu tư trang bị về cơ sở vật chất, dụng cụ phục vụ giảng dạy và tập luyện TDTT cho nhà trường theo Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 641. Trong 2 năm 2017-2018 đã hỗ trợ cho 8 trường: Trường Tiểu học thị trấn Sa Pa, Trường Tiểu học Kim Đồng (Sa Pa); Trường THCS Nam Cường (thành phố Lào Cai); Trường Tiểu học số 1 xã Sín Chéng (Si Ma Cai); Trường Tiểu học Na Hối 1 (Bắc Hà); Trường Tiểu học thị trấn Bát Xát; Trường THCS Võ Lao (Văn Bàn); Trường PTDTBT-THCS Bản Mế (Si Ma Cai). Đồng thời tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên TDTT đảm bảo đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng.

Từ năm 2009 đến 2012, 100% số trường trong tỉnh đảm bảo chương trình giáo dục thể chất, trong đó có trên 50% số trường hoạt động thể thao ngoại khóa. SVHTTDL đã ký kết với Sở Giáo dục và Đào tạo chương trình phối hợp phát triển phong trào TDTT trong hệ thống trường học. Nhiều giải thể thao ngành TDTT chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn còn lực lượng do ngành Giáo dục tổ chức và chứng nhận thành tích để ưu tiên học sinh trong thi cử.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Phong trào TDTT trong cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động ngày càng phát triển mạnh và đều ở các ngành, các khối, 90% các ngành trong tỉnh có câu lạc bộ TDTT. Các môn thể thao được ưa chuộng như cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá mini, quần vợt,…đã thu hút đông đảo cán bộ công chức và người lao động tham gia tập luyện (45% cán bộ công chức tham gia tập luyện TDTT).

Thể thao trong lực lượng vũ trang được đẩy mạnh theo tiêu chuẩn “Chiến sỹ khỏe” trong quân đội, “Chiến sỹ công an khỏe” trong lực lượng công an. Hoạt động TDTT được duy trì thường xuyên, các đơn vị đều có sân chơi, nhà tập thể thao, có trên 98% cán bộ, chiến sỹ tham gia tập luyện TDTT thường xuyên.

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai 1991 - 2018 - 12

Thể thao trong nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nhân rộng với các môn cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, đi bộ, các câu lạc bộ TDTT phát triển rộng khắp ở các xã, phường, thôn bản. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian tiếp tục được khai thác, được tổ chức thường xuyên trong các lễ hội như bắn nỏ, đẩy gậy, tung còn, đua ngựa,…thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc đến tham gia và cổ vũ. Năm 2009, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức giải bóng chuyền “Bông lúa vàng” tỉnh Lào Cai lần thứ XII, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức thành công Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ III, tuyển chọn đoàn VĐV đi tham gia thi đấu tại Hội thi Thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ IV tại tỉnh Yên Bái.

Thể thao trong đối tượng người cao tuổi cũng được phát huy. Nhằm tăng cường công tác xây dựng và phát triển phong trào, đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” gắn với phong trào “TDĐKXDĐSVH”, nhiều câu lạc bộ người cao tuổi ra đời và hoạt động hiệu quả như thể dục dưỡng sinh, cầu lông, bóng bàn, cờ tướng, đặc biệt là môn bóng chuyền hơi mới được phát triển trong thời gian gần đây. Các hoạt động không chỉ góp phần nâng cao sức khỏe, tuổi thọ cho người già mà còn có vai trò rất lớn trong việc giáo dục truyền thống, tác động tích cực tới các đối tượng xã hội, góp phần đẩy mạnh hoạt động TDTT. Năm 2012 đã tổ chức được 1.218 cuộc thi đấu thể thao nhân dịp các ngày lễ kỷ niệm. Đến năm 2015, các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh đã thành lập được 890 đội bóng bàn, cầu lông, bóng chuyền, bóng đá với hơn 3.000 VĐV tham gia và thường xuyên tổ chức giao lưu, thi đấu ở cơ sở.

Phong trào thể thao quần chúng từ sau năm 2008 đã phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng và chiều sâu. Trong những năm gần đây, phong trào đặc biệt phát triển nhanh chóng, rộng khắp, thu hút nhiều thành phần, đối tượng tham gia như cầu lông, bóng đá, quần vợt, bóng chuyền hơi,... Ý thức của người dân đối với việc luyện tập TDTT, rèn luyện sức khỏe được nâng cao hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, việc đầu tư cơ sở vật chất cho các công trình thể thao ở cơ sở như xã, thôn bản vẫn còn thiếu, chưa thực sự đáp

ứng được nhu cầu rèn luyện sức khỏe của người dân.

3.4.3. Thể thao thành tích cao

Xác định thể thao thành tích cao là nhiệm vụ trọng tâm do đó ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chú trọng, tập trung mọi điều kiện tốt nhất phục vụ công tác huấn luyện VĐV thể thao thành tích cao để tham gia các giải đấu khu vực, toàn quốc và quốc tế. Ngành TDTT đã thực hiện các giải pháp đổi mới phương thức tuyển chọn và đào tạo tài năng thể thao thành tích cao theo hướng chuyên nghiệp. Thực hiện công tác duy trì và phân nhóm trọng tâm đầu tư các môn thể thao gồm: Nhóm I mũi nhọn (Boxing, Teakwondo, Wushu, Cử tạ, Pencaksilat); nhóm II (Điền kinh, Cầu lông, Bóng bàn, Võ thuật cổ truyền, Kichboxing); nhóm III (Bóng đá thiếu niên - nhi đồng, Quần vợt và một số môn thể thao dân tộc). Thuê chuyên gia, huấn luyện viên cao cấp đối với môn Boxing, Cử tạ, Wushu, Teakwondo (thuộc nhóm I mũi nhọn). Các VĐV được tập huấn tại các trung tâm thể thao trong nước với các môn Teakwondo, Boxing, Pencaksilat, Wushu (năm 2017); các môn Xe đạp, Tennis, Bóng đá (năm 2018). Thực hiện chế độ hỗ trợ dinh dưỡng VĐV đạt đẳng cấp: 1 kiện tướng quốc tế, 2 kiện tướng quốc gia, 3 VĐV cấp 1 quốc gia, 2 dự bị kiện tướng quốc gia.

Đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng, số lượng VĐV các tuyến. Tổng số VĐV đào tạo trong chương trình đào tạo VĐV là 644 VĐV, trong đó có 30 VĐV tập trung, 80 bán tập trung, 534 nghiệp dư. Hệ thống các lớp năng khiếu được duy trì và phát triển, trong đó có 6 lớp thể thao tập trung (Wushu, Pencaksilat, cầu lông, Teakwondo, Boxing, bóng bàn) và 8 thể thao bán tập trung (Bóng bàn, cầu lông, Wushu, Pencaksilat, Teakwondo, Boxing, điền kinh). Công tác đào tạo, tuyển chọn VĐV được đặc biệt quan tâm với các test kiểm tra chặt chẽ và mở rộng phạm vi tuyển chọn trên địa bàn toàn tỉnh.

Các môn thể thao thành tích cao tiếp tục được duy trì, phát triển, hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Năm 2009, Lào Cai tham gia 21 giải, giành được 71 huy chương các loại, trong đó có 14 HCV, 27 HCB, 40 HCĐ, có 23 VĐV được phong đẳng cấp quốc gia (trong đó có 8 kiện tướng quốc gia, 15 VĐV cấp I quốc gia, 4 VĐV trong đội tuyển trẻ và đội tuyển quốc gia [28]. Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI- 2010 (kéo dài từ tháng 1 cho tới tháng 12-2010), thể thao Lào Cai tham gia thi đấu ở 12 môn thể thao, gồm: Wushu, Boxing nam, nữ, Teawkondo, Pencaksilat, Võ cổ truyền, Cử tạ, Điền kinh, Cầu lông, Bóng bàn, Đẩy gậy và Bắn nỏ. Lào Cai xếp thứ 31/62 tỉnh, thành trong bảng tổng sắp huy chương Đại hội toàn quốc. Môn thể thao

Wushu của Lào Cai đã khẳng định mình bằng những kết quả thi đấu đầy ấn tượng. Điều đó đã được chứng minh khi VĐV Hoàng Thị Trang bất ngờ vượt qua nhiều đối thủ mạnh để đem về chiếc HCV đầu tiên cho Wushu Lào Cai; Giải Boxing nữ, VĐV Lừu Thị Duyên giành HCV. Tại Giải vô địch Boxing nữ châu Á năm 2010, VĐV Lừu Thị Duyên giành được HCĐ. Giải Taekwondo trẻ Đông Nam Á diễn ra từ ngày 4 đến ngày 9-4-2011 tại Campuchia, quy tụ đông đủ các quốc gia trong khu vực tham gia thi đấu. Nguyễn Thị Huyền Trang - VĐV thuộc đội tuyển Taekwondo Lào Cai đã xuất sắc giành HCV hạng cân 49kg nội dung đối kháng cá nhân. Năm 2011 tiếp tục là một năm thành công với Lừu Thị Duyên khi VĐV này giành HCB tại Giải vô địch Boxing nữ trẻ thế giới; HCV giải tiền Sea Games 26, HCB Sea Games 26 và HCV giải Vô địch Boxing nữ toàn quốc.

Từ ngày từ 27-3 đến 6-4-2013 tại Nhà thi đấu tỉnh Hậu Giang đã diễn ra Giải thi đấu Taekwondo các lứa tuổi trẻ toàn quốc. Giải đã thu hút hơn 700 VĐV ở 38 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đoàn Lào Cai đã thi đấu xuất sắc và giành được 6 huy chương các loại: 3 HCV và 3 HCĐ. Ba HCV thuộc về các VĐV: Hoàng Thị Tuyết (hạng 47kg) lứa tuổi 17; Nguyễn Văn Linh (hạng 30kg), lứa tuổi 14 và Hoàng Văn Tài (hạng 32kg), lứa tuổi 14.

Ngày 14-12-2013 được đánh dấu là ngày lịch sử của Boxing Việt Nam khi Lừu Thị Duyên đã tham gia Sea Games 27, giành HCV môn Boxing hạng cân 60kg nữ sau khi đánh bại đối thủ người Thái Lan Sudaporan Seesondee. Đây là HCV lịch sử của Duyên khi cô mang về tấm HCV đầu tiên tại một kỳ Sea Games ở nội dung Boxing nữ.

Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII năm 2014, thành tích của thể thao Lào Cai đã gấp 4 lần năm 2006 với 8 huy chương các loại (3 HCV, 1 HCB và 4 HCĐ), đứng trong tốp dẫn đầu các tỉnh khu vực miền núi.

Tại ASIAD 17 (2014), VĐV Boxing Lừu Thị Duyên thi đấu ở hạng cân 57-60kg nữ và giành được HCĐ.

Thể thao Lào Cai thời kỳ đầu mới tái lập chỉ dám mơ ước có 1 tấm HCV tại các giải đấu mang tầm quốc gia thì giờ đây nhờ có sự lựa chọn đầu tư các môn thế mạnh đúng đắn, chiến lược phát triển phù hợp, Lào Cai đã có HCV tại các giải vô địch quốc gia, đại hội TDTT, các giải châu lục và thế giới. Hàng năm, số huy chương thể thao Lào Cai đạt được đều vượt chỉ tiêu huy chương đề ra. Giai đoạn 2016-2018, mỗi năm tổ chức từ 31-32 đoàn đi tham gia các giải thi đấu khu vực, toàn quốc. Năm 2016 đạt

70 huy chương; năm 2017 đạt 79 huy chương; năm 2018 đạt 88 huy chương các loại. Tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018, Đoàn thể thao tỉnh Lào Cai đạt 11 huy chương các loại (2 HCV, 2 HCB, 7 HCĐ).

3.5. Thương hiệu du lịch Lào Cai đã được định hình, phát triển trong toàn quốc và vươn tầm quốc tế

3.5.1. Công tác quản lý nhà nước về du lịch

Ngay sau khi SVHTTDL thành lập, Ban Chỉ đạo du lịch tỉnh Lào Cai được kiện toàn lại theo Quyết định số 2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lào Cai ngày 7/7/2009. Sau khi kiện toàn, Ban Chỉ đạo du lịch tỉnh đã tổ chức các phiên họp để chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực du lịch. Kể từ khi thành lập đến nay, Ban chỉ đạo đã tích cực tham gia, chỉ đạo và ban hành các giải pháp để phát triển du lịch, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, đảm bảo mối quan hệ phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành để giải quyết công việc hiệu quả. Các thành viên Ban chỉ đạo đã phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của mình; phát huy tính năng động, sáng tạo để thực hiện công tác tham mưu, chỉ đạo mang lại hiệu quả cao cho hoạt động du lịch. Trong công tác tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch, công tác giao thông được đảm bảo thông suốt, thủ tục xuất nhập cảnh cho khách mời được giải quyết nhanh gọn, đặc biệt công tác truyền thông đã phát huy tốt vai trò đối với việc tuyên truyền, quảng bá trước và sau các sự kiện.

Trong phát triển kinh tế du lịch, tỉnh Lào cai đã thực hiện nhiều chương trình, đề án nhằm đưa du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đề án “Phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 2006-2010” (Đề án số 12) là một trong 29 đề án trọng tâm của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XIII đề ra nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch và định hướng đưa kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Năm 2008, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quy chế quản lý một số hoạt động du lịch trên địa bàn (Quyết định số 05/QĐ-UBND ngày 23/1/2008). Đây là cơ sở pháp lý để tăng cường quản lý nhà nước về du lịch phù hợp với thực tế của địa phương.

Trước yêu cầu phát triển kinh tế du lịch, Đảng bộ tỉnh Lào Cai đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế du lịch đến năm 2010 là: Mở rộng hơn địa bàn và hình thức hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm về du lịch và các dịch vụ kèm theo; tăng cường đầu tư và quảng bá khu du lịch Sa Pa và những khu du lịch khác trong tỉnh;

mở rộng các điểm, tuyến du lịch, tập trung khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, lịch sử, thể thao; đầu tư, phát triển du lịch theo hướng bền vững, chất lượng cao, đưa ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Thực hiện chủ trương của Đảng bộ địa phương về phát triển kinh tế du lịch, Lào Cai đã sắp xếp lại bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, các đơn vị sản xuất kinh doanh, ban hành cơ chế, chính sách phát triển kinh tế du lịch; huy động các nguồn lực, đẩy mạnh khai thác mọi tiềm năng để phát triển kinh tế du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, đa dạng và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ du lịch, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế, vừa giữ gìn phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, bảo vệ môi trường sinh thái; tăng cường công tác bảo vệ môi trường, cảnh quan và vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển các dịch vụ phụ trợ, đẩy mạnh công tác xã hội hóa du lịch, tăng cường công tác quảng bá, tiếp thị du lịch ở trong nước và quốc tế [43, tr.211-212].

Đề án "Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011-2015" với mục tiêu phát triển thương mại - du lịch, dịch vụ là mũi nhọn; Nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động du lịch, dịch vụ, đưa du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Mở rộng không gian du lịch ra thành phố, các huyện và khu vực nông thôn miền núi, các khu vực thiên nhiên hoang dã trên cơ sở mở rộng các khu, tuyến, điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. Khai thác tiềm năng, lợi thế và các nguồn lực khác để phát triển du lịch theo hướng nhanh, mạnh, bền vững, chất lượng, tạo việc làm và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương; Khẳng định thương hiệu du lịch Lào Cai và trở thành một trong 10 điểm đến du lịch quốc tế hấp dẫn nhất của Việt Nam. Phấn đấu đưa tổng số khách đến Lào Cai đạt 1,5 triệu lượt khách; doanh thu du lịch năm 2015 đạt 3.412 tỷ đồng; Tổng số cơ sở lưu trú đạt 480 cơ sở, nâng tổng số cơ sở lưu trú từ 1 sao trở lên là 75 cơ sở; trong đó, số cơ sở đạt 3 sao trở lên đạt 15 cơ sở với khoảng 1.300 phòng và số phòng đạt tiêu chuẩn từ 1- 5 sao trở lên khoảng 3.200 phòng. Tổng số lao động khoảng 8.500 người, trong đó, số lao động trực tiếp khoảng 2.500 người, chiếm 78% tổng số lao động trực tiếp trong các cơ sở; Về số ngày lưu trú bình quân đạt 3,5 ngày vào năm 2015; Về mức chi tiêu bình quân một ngày/khách đạt

650.000 đồng.

Ngày 27-11-2015, Tỉnh ủy Lào Cai ban hành Đề án “Phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020” với mục tiêu nhằm xây dựng Lào Cai trở thành một trong

những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất của vùng Tây Bắc, là một trong những trọng điểm du lịch của Việt Nam, là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và Đông Nam Á; Xây dựng Sa Pa trở thành khu du lịch quốc gia, quốc tế giàu bản sắc, hiện đại. Chú trọng hợp tác trong nước và quốc tế về du lịch; ưu tiên hợp tác kết nối du lịch biển của Việt Nam với Sa Pa và vùng Tây Nam (Trung Quốc). Phấn đấu đến năm 2020, Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của vùng Tây Bắc, du lịch Lào Cai phát triển đột phá, cơ bản trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu khối dịch vụ cùng hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch đồng bộ, sản phẩm chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, duy trì và phát huy được những nét đẹp của văn hóa dân tộc; bền vững với môi trường tự nhiên; Đưa tổng lượt khách đến Lào Cai đạt trên 4,5 triệu lượt khách trong đó khách quốc tế chiếm 35% tổng lượt khách; Về doanh thu: doanh thu du lịch năm 2020 đạt trên 18.000 tỷ đồng; Tổng số cơ sở lưu trú: 1.300 cơ sở với trên 16.000 phòng (Trong đó: Khách sạn từ 3 sao trở lên chiếm trên 5.500 phòng; các khách sạn 1- 2 sao chiếm trên 10.000 phòng, ngoài ra còn có trên 1.000 phòng của một số loại hình lưu trú đặc biệt khác như: resort, bunggalow, homestay,...). Số ngày lưu trú bình quân: 3 ngày; Mức chi tiêu bình quân: 1.350.000 đồng. Tuyến, điểm được xếp hạng: 28 tuyến, điểm. Lao động: 33.000 lao động; trong đó 12.000 lao động trực tiếp, 21.000 lao động gián tiếp; trên 70%, số lao động trong hoạt động du lịch được đào tạo các kỹ năng nghề; 50% được đào tạo ngoại ngữ.

Hoàn thành xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sa Pa đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngày 26-9- 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1845/QĐ-TTg về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sa Pa, tỉnh Lào Cai đến năm 2030. Trong đó đã định hướng phát triển Sa Pa thành 1 Đô thị du lịch Sa Pa và 4 phân khu du lịch, gồm: Bản Khoang - Tả Giàng Phình (thuộc xã Bản Khoang và Tả Giàng Phình); Tả Phìn (thuộc xã Tả Phìn); Tả Van - Séo Mý Tỷ (thuộc xã Tả Van); và Thanh Kim (thuộc xã Thanh Kim), có sự kết nối với huyện Bát Xát. Tổ chức triển khai thực hiện Luật Du lịch năm 2017 và các quy định hướng dẫn chi tiết. Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch. Đến năm 2018 đã vận động nguồn tài trợ Quỹ phát triển du lịch với tổng số tiền hơn 8,3 tỷ đồng. Đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, in ấn 30.000 bộ hình ảnh hóa bằng 3 ngôn ngữ Việt - Anh - Trung phát

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/12/2023