Sự Cần Thiết Của Việc Hoàn Thiện Các Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Về Tội Tàng Trữ, Vận Chuyển, Mua Bán Trái Phép Chất Ma Túy

như việc quyết định hình phạt chính và hình phạt bổ sung đối với các tội phạm này sẽ trở nên đơn giản hơn, thuận tiện hơn và hiệu quả hơn. Về mặt lý thuyết và theo ý chí của các nhà làm luật, thì Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 là một điều luật quy định chung về bốn tội danh gồm “tội tàng trữ trái phép chất ma túy”, “tội vận chuyển trái phép chất ma túy”, “tội mua bán trái phép chất ma túy” và “tội chiếm đoạt trái phép chất ma túy”. Tuy nhiên, khi áp dụng điều luật này trong việc giải quyết các vụ án về ma túy, thì bản thân Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 đã bộc lộ rõ những tồn tại, hạn chế, bất cập và thậm chí là làm phát sinh rất nhiều mâu thuẫn cả về lý luận lẫn thực tiễn.

Về mặt lý luận, nếu các nhà làm luật cho rằng Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 bao gồm bốn tội danh là “tội tàng trữ trái phép chất ma túy”, “tội vận chuyển trái phép chất ma túy”, “tội mua bán trái phép chất ma túy” và “tội chiếm đoạt trái phép chất ma túy”, thì khi xử lý trách nhiệm hình sự đối với người đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên, các cơ quan tiến hành tố tụng phải khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử người đã thực hiện những hành vi phạm tội đó về các tội danh tương ứng với số lượng hành vi phạm tội cụ thể mà các đối tượng này đã thực hiện trên thực tế. Đặc biệt là khi xét xử, Tòa án sẽ phải quyết định hình phạt và tổng hợp hình phạt đối với người đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên đó theo quy định tại Điều 50 Bộ luật hình sự: “Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội”.

Trong thực tế, người chỉ thực hiện một trong số các hành vi “tàng trữ trái phép chất ma túy”, hành vi “vận chuyển trái phép chất ma túy” hoặc hành vi “mua bán trái phép chất ma túy” và người đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên hoặc người đã thực hiện cả bốn hành vi phạm tội được quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 cũng chỉ bị Tòa án xét xử một lần với một tội danh cụ thể, chứ không có trường hợp nào người phạm tội bị xét xử và quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt như trường hợp phạm nhiều tội theo quy định tại Điều 50 Bộ luật hình sự. Điều đó cho thấy, giữa lý thuyết cũng như ý chí của các nhà làm luật với thực tiễn áp dụng pháp luật khi xử lý những hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 đã phát sinh rất nhiều mâu thuẫn không thể giải quyết được. Bởi lẽ về mặt lý

luận thì: Khi cho rằng Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 là một điều luật quy định về bốn tội danh cụ thể tương ứng với bốn hành vi phạm tội khác nhau, thì người đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên đương nhiên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội danh tương ứng với những hành vi phạm tội của mình. Trong trường hợp Tòa án chỉ xét xử và quyết định hình phạt một lần đối với người đã thực hiện hai hay nhiều hành vi phạm tội được quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999, thì đây chắc chắn là trường hợp bỏ lọt tội phạm. Do đó, Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ được áp dụng trong thực tiễn với tư cách là một tội phạm duy nhất với bốn hành vi phạm tội, chứ hoàn toàn không phải là một điều luật quy định về bốn tội phạm khác nhau tương ứng với bốn hành vi phạm tội cụ thể như quan điểm, ý chí và mong muốn chủ quan của các nhà làm luật.

Trong hoạt động xét xử của Tòa án các cấp tại thành phố Đà Nẵng, nguyên nhân làm giảm hiệu quả của hoạt động xét xử đối với tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nói riêng, đối với tội phạm về ma túy nói chung cũng xuất phát từ những hạn chế, bất cập của pháp luật hình sự hiện hành. Cụ thể là:

Thứ nhất: Việc qui định chung nhiều hành vi trong Điều 194 Bộ luật hình sự hiện hành là chưa phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng chống các loại tội phạm về ma túy. Bởi lẽ: Khi các đối tượng phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội như: “Tàng trữ trái phép chất ma túy”, “vận chuyển trái phép chất ma túy”, “mua bán trái phép chất ma túy” và kể cả hành vi phạm tội “chiếm đoạt chất ma túy”, thì các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cũng chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự và xử lý các đối tượng đã thực hiện nhiều hành vi phạm tội đó về cùng một tội danh theo qui định tại Điều 194 Bộ luật hình sự. Khi tách biệt tội danh này thành từng tội danh khác nhau để xử lý trách nhiệm hình sự đối với từng hành vi phạm tội cụ thể, thì các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự một cách khoa học, chính xác, rõ ràng và có tính thuyết phục, răn đe cao hơn đối với người phạm tội cũng như đối với toàn xã hội.

Thứ hai: Các quy định về chất ma túy, số lượng chất ma túy, hàm lượng chất ma túy, chất lượng và loại ma túy trong Bộ luật hình sự chưa cụ thể, rõ ràng và

chưa đồng bộ, thống nhất với chế độ quản lý của Nhà nước đối với các loại thuốc, hóa chất phục vụ cho lĩnh vực y tế, nghiên cứu khoa học cũng như chế độ quản lý của Nhà nước về kinh tế, xã hội và hành chính. Một số loại ma túy mới xuất hiện nhiều trong đời sống xã hội nhưng chưa được bổ sung vào danh mục các chất ma túy một cách kịp thời nên đã gây ra nhiều khó khăn cho các có quan chức năng trong việc phát hiện và xử lý đối với những hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy mới này.

Mặc dù trong Nghị định số: 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ về việc “Ban hành các chất ma túy và tiền chất” đã bổ sung chất LSD vào Danh mục I (các chất ma túy tuyệt đối cẩm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền), nhưng số lượng tối thiểu để làm cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán chất gây nghiện này vẫn chưa được quy định cụ thể trong pháp luật hình sự hiện hành. Vì vậy, trong thời gian qua các cơ quan chức năng mới chỉ có thể tiến hành thu giữ, tiêu hủy tang vật bị phát hiện và xử lý về mặt hành chính đối với những hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán các sản phẩm có chứa chất ma túy mới xuất hiện tại Việt Nam như “shisha”, “cỏ Mỹ” hoặc “tem giấy” với số lượng lớn, chứ chưa có trường hợp nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ ba: Thực tế cho thấy, việc tính trọng lượng ma túy trong một số vụ án về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy là chưa thống nhất: Có vụ án căn cứ vào hàm lượng (tinh chất) ma túy, nhưng có vụ án lại căn cứ vào trọng lượng thực tế (gồm tinh chất và tạp chất) thu giữ được để xem xét, xử lý trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Điều này dẫn đến việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trong các vụ án cũng khác nhau. Xét về tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội thì: Hành vi tàng trữ và vận chuyển trái phép chất ma túy không nguy hiểm bằng hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Trong khi đó, Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 lại quy định về định lượng chất ma túy và hình phạt đối với hành vi của người tàng trữ, vận chuyển trái

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

phép chất ma túy với hành vi của người buôn bán chất ma túy là như nhau nên đã gây ra những khó khăn nhất định cho việc xác định tội danh, áp dụng hình phạt.

Bên cạnh đó, việc áp dụng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy cũng chưa có sự thống nhất cao. Các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp trong hoạt động xét xử của ngành Tòa án vẫn còn nhiều mâu thuẫn, bất cập, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn về việc yêu cầu giám định hàm lượng các chất ma túy, tiền chất ma túy đối với các chất nghi là chất ma túy được thu giữ để làm căn cứ xét xử đã khiến cho các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và Tòa án các cấp nói riêng gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về ma túy.

Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam - 10

đ) Một số nguyên nhân khác

Trong hoạt động xét xử một số vụ án hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, việc áp dụng pháp luật và quyết định hình phạt của các Tòa án đối với tội phạm là không thống nhất và chưa hợp lý. Thậm chí, việc áp dụng pháp luật trong một số vụ án cụ thể đã có dấu hiệu của sự khiên cưỡng và thiếu khách quan. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do tính độc lập trong hoạt động xét xử của Tòa án đã bị chi phối nhiều bởi áp lực của chính bản thân hoạt động xét xử và áp lực của những hạn chế về trình độ, năng lực, bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm và cả phẩm chất đạo đức của những người tiến hành tố tụng, trong đó có đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Trong một số trường hợp, phán quyết của Tòa án là rất thiếu tính thuyết phục, thiếu tính răn đe và tính giáo dục đối với bản thân người phạm tội cũng như đối với toàn xã hội. Đó là chưa kể đến một số vụ án mà phán quyết của Tòa án đã gây nên sự bất bình và hoài nghi trong dư luận xã hội.

Ngoài những nguyên nhân chủ yếu trên đây, một số nguyên nhân khác làm giảm chất lượng của hoạt động xét xử đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 xuất phát từ: Sự phối kết hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong nước với lực lượng phòng chống ma túy quốc tế, các quốc gia trong khu vực và trên

thế giới chưa đầy đủ và toàn diện để có thể ngăn chặn, triệt phá một cách có hiệu quả các đường dây, tổ chức vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy xuyên quốc gia; sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các khu vực trong thành phố Đà Nẵng chưa đồng đều dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo khá rõ rệt và tình trạng thất nghiệp còn nhiều làm gia tăng các loại tội phạm, trong đó có tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy ; việc quản lý, kiểm tra các cơ sở kinh doanh

dịch vụ có điều kiện chưa được tiến hành thường xuyên và chặt chẽ nên việc kiểm

soát các tệ nạn xã hội nói chung, tệ nạn ma túy nói riêng vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi.

Chương 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM NÀY


3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy

Trong thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999 để thực hiện tốt hơn nữa công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm về ma túy và tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý nói riêng. Trong Bộ luật hình sự (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua vào ngày 27/11/2015, tội “tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy” theo quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 đã được tách ra thành các tội danh riêng biệt. Điều đó cho thấy một thực tế là: Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật của Việt Nam vẫn chưa bảo đảm được tính đồng bộ, thống nhất, thậm chí là còn nhiều mâu thuẫn, bất cập, nên hoạt động về phòng chống tội phạm ma túy nói chung, hoạt động xét xử tội phạm về ma túy nói riêng vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi. Hơn thế nữa, ngoài các loại ma túy phổ biến như hêrôin, cần sa, ma túy tổng hợp (ATS, Ecstasy, Dolophine, MS contin...) thường bị phát hiện, còn có rất nhiều loại ma túy tổng hợp khác mà các cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được hoặc chưa bổ sung vào danh mục các chất ma túy để làm cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm về ma túy. Việc xác định một chất cụ thể nào đó có phải là ma túy hay không luôn là một vấn đề cấp thiết và quan trọng trong việc xử lý đối với tội phạm về ma túy.

Sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy không chỉ do nhu cầu từ những bất hợp lý trong quy định của Bộ luật hình sự hiện hành và từ thực tiễn đấu tranh, xử lý,

phòng ngừa tội phạm, mà còn xuất phát từ những đòi hỏi cấp thiết của công cuộc cải cách tư pháp cũng như việc tăng cường phát triển hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng hơn trong đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm về ma túy và tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nói riêng.

Như chúng ta đã biết, tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây có chiều dài 1.450km đi qua lãnh thổ của 4 quốc gia gồm Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam có điểm khởi đầu là thành phố cảng Malamin của Myanmar và điểm kết thúc là cảng Tiên Sa, thành phố Đà Nẵng. Tuyến hành lang này ra đời nhằm mục đích mang lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho các quốc gia thành viên. Đây cũng là cơ hội để các nước tiếp cận tốt hơn các nguồn tài nguyên, khoáng sản, hải sản và năng lượng phục vụ cho các ngành sản xuất và chế biến, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các đô thị nằm dọc hành lang, đồng thời thúc đẩy thương mại xuyên biên giới, thu hút đầu tư, tạo điều kiện để phát triển hệ thống giao thông thông suốt trên toàn tuyến, giảm tối đa các chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện thuận lợi để các loại tội phạm, trong đó có tội phạm ma túy lợi dụng để vận chuyển, mua bán các loại ma túy giữa các nước trên tuyến hành lang quan trọng này.

Tại Việt Nam, hành lang kinh tế Đông – Tây đi qua địa bàn của 3 tỉnh gồm tỉnh Quảng Trị, tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, trong đó có đường biên giới giáp nước bạn Lào với tổng chiều dài là 290km. Toàn tuyến biên giới hiện nay có 8 cửa khẩu, trong đó có cửa khẩu quốc tế, quốc gia và cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương) cùng hàng trăm con đường tiểu mạch, hàng nghìn đường mòn qua lại biên giới hai nước. Hành lang kinh tế Đông – Tây đi qua địa bàn 3 tỉnh của Việt Nam gồm tỉnh Quảng Trị, tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. Toàn tuyến biên giới hiện nay có 8 cửa khẩu, trong đó có các cửa khẩu quốc tế, của khẩu quốc gia và cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương) cùng hàng trăm con đường tiểu mạch, hàng nghìn đường mòn qua lại biên giới hai nước. Tuyến biên giới thuộc tỉnh Quảng Trị giáp với nước bạn Lào có vị trí khá gần với khu vực “Tam giác vàng” nên bọn tội phạm ma túy thường chọn tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây để vận chuyển các loại ma túy vào Việt Nam để tiêu thụ hoặc là mượn đường để trung chuyển ma túy sang nước thứ ba.

Trước tình hình đó, ba nước Việt Nam, Lào và Thái Lan đã nhiều lần nhóm họp để tổ chức các Hội nghị về hợp tác phòng, chống ma túy trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây nhằm trao đổi thông tin về các biện pháp ngăn chặn tội phạm ma túy, thực thi pháp luật, kỹ thuật điều tra, khám xét và bắt giữ tội phạm cũng như tham khảo để áp dụng một cách hiệu quả những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trong công tác đấu tranh đối với từng chuyên án ma túy cụ thể. Bất chấp những nỗ lực đó, tình hình buôn bán, vận chuyển ma túy trên tuyến hành lang kinh tế Đông

– Tây không những không được hạn chế mà ngược lại ngày càng có những diễn biến đáng quan ngại hơn.

Đến nay, ba nước Việt Nam, Lào và Thái Lan đã xác lập được cơ chế hợp tác phòng chống tội phạm ma túy, nhưng hiệu quả hợp tác giữa ba nước vẫn chưa cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hợp tác phòng chống tội phạm ma túy giữa các quốc gia trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây chưa đạt được kết quả như mong đợi là do hệ thống pháp luật về phòng chống tội phạm ma túy của các nước còn có nhiều sự khác biệt, đặc biệt là sự khác biệt về chính sách hình sự đối với tội phạm ma túy đã khiến cho quan điểm xử lý và công tác phối hợp đấu tranh còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại, nhất là trong việc phối hợp truy tìm, bắt giữ, xử lý các đối tượng chủ mưu, cầm đầu và các đối tượng phạm tội ma túy đang lẩn trốn hoặc đang bị truy nã.

Với vị trí, vai trò là cửa ngõ phía Đông của tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, thành phố Đà Nẵng không chỉ là một thị trường tiêu thụ ma túy đơn thuần, mà còn là tuyến trung chuyển của tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. Để nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này, việc phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng thuộc các địa phương lân cận như tỉnh Quảng Trị, tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Nam… là vô cùng cần thiết và quan trọng đối với Đảng bộ, chính quyền thành phố Đà Nẵng cũng như các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Sự phối kết hợp này cần phải được thể hiện bằng các cơ chế, quy chế và các hoạt động thường xuyên trên cơ sở các văn bản cụ thể. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng tại thành phố Đà Nẵng cũng cần phải nghiên

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí