Định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 2


- Phân tích cơ sở lý luận và cơ sở pháp luật của định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản;

- Phân tích, đánh giá thực tiễn định tội danh tội LDTNCĐTS tại tỉnh Bình Dương;

- Những giải pháp đề xuất nhằm bảo đảm định tội danh đúng tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Từ những quan điểm khoa học và quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội LDTNCĐTS cùng với thực tiễn của hoạt động định tội danh tội LDTNCĐTS tại tỉnh Bình Dương, luận văn đã thực hiện nghiên cứu nội dung nghiên cứu của đề tài.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ nghiên cứu dưới óc độ chuyên ngành Luật hình sự Việt nam và Bộ luật tố tụng hình sự Việt nam.

Về mặt thực tiễn, luận văn nghiên cứu số liệu xét xử các vụ án LDTNCĐTS của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Bình Dương trong thời gian 07 năm từ năm 2014 đến 2020.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Như vậy về chủ thể định tội danh: Tòa án nhân dân hai cấp tại tỉnh Bình Dương.

Địa bàn nghiên cứu: Tỉnh Bình Dương.

Định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 2

Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2014 đến năm 2020.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận nghiên cứu

Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về tội phạm, phòng, chống tội


phạm, công lý, bảo vệ công lý, quyền con người, bảo vệ quyền con người, cải tách tư pháp hình sự…làm phương pháp luận để nghiên cứu đề tài.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng trong một tổng thể các phương pháp nghiên cứu cụ thể như thống kê, bảng biểu hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh, nghiên cứu án điển hình để nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung của đề tài.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần nhận thức thống nhất về các cơ sở của định tội danh tội phạm nói chung và định tội danh tội LDTNCĐTS nói riêng, qua đó góp phần hoàn thiện lý luận định tội danh.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập về Luật tại các cơ sở giáo dục trên cả nước. Kết quả nghiên cứu của luận văn còn có thể được sử dụng phục vụ hoạt động thực tiễn, đặc biệt là họt động của cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử hình sự.

7. Cơ cấu của luận văn

Luận văn được kết cấu gồm ba chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp luật của định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản;

Chương 2. Thực tiễn định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại tỉnh Bình Dương;

Chương 3. Yêu cầu và giải pháp bảo đảm định tội danh đúng tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA ĐỊNH TỘI DANH TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

1.1. Cơ sở lý luận của định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1.1.1.1. Khái niệm định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Để có thể xây dựng khái niệm định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trước hết phải nhận thức thế nào là định tội danh. Trước hết cần nhấn mạnh rằng, trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu lý luận về định tội danh là một trong những vấn đề trung tâm và là nhiệm vụ cơ bản của khoa học luật hình sự nước ta vì nó có ý nghĩa khoa học- thực tiễn quan trọng. Khái niệm định tội danh đã đóng vai trò tố tụng như là căn cứ đầy đủ cho việc xét xử vụ án hình sự tại Tòa án, vì vậy dần dần được nghiên cứu rộng rãi và phát triển trong khoa học luật hình sự nước ta.

Quá trình áp giải quyết vụ án hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng là quá trình áp dụng pháp luật với các nội dung gồm như: Định tội danh, miễn trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt, miễn hình phạt…, trong đó định tội danh là nội dung quan trọng nhất và được tiến hành ở tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự như khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Vậy thì, định tội danh là gì? Hiện trong khoa học pháp lý nước ta, còn có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm nhận định rằng định tôi danh được hiểu là hoạt động xác định và ghi nhận trên phương diện pháp lý có sự phù hợp chính xác hay không giữa các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy phạm pháp luật hình sự Việt nam với các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể đã được thực hiện trên


thực tế. Quan điểm này thể hiện được bản chất của hoạt động định tội danh nhưng chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt động định tội danh lại không được xác định, chưa phản ánh được định tội danh là một quá trình nhận thức có tính logic, phải dựa trên những cơ sở nào và nhằm mục đích gì. Cũng có nhận định của một quan điểm khác cho rằng hoạt động xác định sự phù hợp hay không giữa những dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với những dấu hiệu của cấu thành tội phạm tương ứng do Bộ luật hình sự nước ta quy định, nhằm đạt được sự thật khách quan trên cơ sở các tài liệu chứng cứ thu thập được cùng với những tình tiết thực tế của vụ án của thể có thẩm quyền định tội danh là một quá trình nhận thức lý luận có tính logic; là một trong những dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự nước ta, tức là đưa ra sự đánh giá chính xác tội phạm về mặt pháp lý hình sự, làm tiền đề cho việc cá thể hóa và phân hóa trách nhiệm hình một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật” [9, tr.716]. Như vậy, quan điểm này khẳng định tầm quan trọng của các quy luật nhận thức mà chủ thể khi định tội danh phải tuân theo vì định tội danh là quá trình nhận thức, là hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật cũng như áp dụng pháp luật tố tụng hình sự được tiến hành trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự được thu thập theo đúng quy định của PLTTHS, để các chủ thể có thẩm quyền xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tương ứng do Luật hình sự quy định để xác định sự thật khách quan. Ở một quan điểm khác nhận định rằng chủ thể có thẩm quyền định tội danh thực hiện hoạt động định tội danh là hoạt động áp dụng pháp luật thông qua các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Dựa vào những tình tiết đã xác định tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của một hành vi cụ thể, chủ thể có thẩm quyền định tội danh sẽ quyết định hành vi đó


có đủ yếu tố cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự nước ta hay không. Những người theo quan điểm này mặc dù đã chỉ ra chủ thể trực tiếp tiến hành hoạt động định tội danh và bản chất của hoạt động định tội danh, song vẫn không nêu được quy trình cụ thể của hoạt động định tội danh cho các chủ thể có thẩm quyền dựa trên cơ sở đó để định tội danh.

Phân tích nội dung của một số quan điểm trên đây về khái niệm định tội danh có thể thấy còn có sự nhận thức khá khác nhau về định tội danh; Mỗi quan điểm có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Chúng ta không thể đưa ra kết luận về khái niệm định tội danh mà chỉ dựa trên một số mô tả rời rạc về hoạt động định tội danh theo từng quan điểm. Theo như đã phân tích, khi tiến hành hoạt động định tội danh ở hầu hết các quan điểm nêu trên đều thống nhất về mặt lý luận rằng hoạt động định tội danh được tiến hành bởi chủ thể có thẩm quyền và mục đích cuối cùng là xác định có hay không có sự phù hợp giữa một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể đã được thực hiện trên thực tế và quy định của Bộ luật hình sự nước ta. Văn bản pháp lý duy nhất quy định về tội phạm và hình phạt là BLHS đã quy định chỉ những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS với tên gọi cụ thể mới được xem là tội phạm và phải chịu hình phạt. Người tiến hành tố tụng thực hiện so sánh, đối chiếu hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra trên thực tế với những dấu hiệu đã được BLHS mô tả trong cấu thành tội phạm cụ thể, từ đó xác định được người phạm tội đã phạm tội gì, quy định tại điều, khoản nào của BLHS trên cơ sở các dấu hiệu tương ứng trong quy phạm PLHS như một khuôn mẫu pháp lý.

Quan điểm của luận văn cho rằng “Định tội danh là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng quy định Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự để xác định một cách đầy đủ toàn diện có hay không có sự phù hợp giữa những dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể đã thực hiện trên thực tế và những dấu hiệu tương ứng được quy định tại Bộ luật


hình sự để quyết định ban hành văn bản áp dụng pháp luật thích hợp theo đúng thẩm quyền. Hay nói cách khác, đó là hoạt động thực tiễm áp dụng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng, là hoạt động nhận thức mang tính logic của chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng”

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài là tội cụ thể được quy định trong BLHS. Bởi vậy, trong nội hàm của khái niệm định tội danh tội này có những nội dung của khái niệm định tội danh nói chung đã nêu trên đây. Tuy nhiên, bởi là tội cụ thể lại được quy định tại điều luật cụ thể của Phần các tội phạm BLHS và gắn với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm tài sản và các dấu hiệu đặc trưng khác của tội này, nên trong nội hàm của khái niệm định tội danh tội này phải thể hiện được những dấu hiệu đó.

Có thể hiểu khái niệm định tội danh đối với tội LDTNCĐTS theo quy định tại Điều 8, Điều 175 của Bộ luật hình sự năm 2015 như sau: Định tôi danh tội LDTNCĐTS là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng quy định Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự để xác định một cách đầy đủ toàn diện có hay không có sự phù hợp giữa những dấu hiệu của một hành vi chiếm đoạt tài sản cụ thể đã thực hiện trên thực tế và những dấu hiệu tương ứng quy định tại Điều 175 của BLHS năm 2015 trên cơ sở thu thập các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án để tiến hành ban hành văn bản áp dụng pháp luật phù hợp theo đúng thẩm quyền nhằm đạt mục đích giải quyết được tất cả các vấn đề vụ án theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật hình sự quy định.

1.1.1.2. Đặc điểm của định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Hoạt động định tội danh tội LDTNCĐTS có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, định tôi danh tội LDTNCĐTS là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng quy định Bộ luật hình sự và Bộ luật tố


tụng hình sự để xác định một cách đầy đủ toàn diện có hay không có sự phù hợp giữa những dấu hiệu của một hành vi chiếm đoạt tài sản cụ thể đã thực hiện trên thực tế và những dấu hiệu cấu thành tội phạm tương ứng quy định tại Điều 175 của BLHS năm 2015. Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm CQĐT, VKS, TA và một số cơ quan được giao nhiệm vụ được trang bị vốn kiến thức nhất định về pháp luật và được phép sử dụng tất cả các công cụ cần thiết cũng như biện pháp nghiệp vụ mà pháp luật cho phép tiến hành một số hoạt động điều tra thông qua những người tiến hành tố tụng thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ được quy định cụ thể trong BLTTHS năm 2015. Hiểu như thế nào về tính logic của quá trình định tội danh tội LDTNCĐTS là một vấn đề thiết yếu cho hoạt động này. Tất cả hoạt động cần thiết để dẫn đến việc quyết định đưa ra kết luận định tội danh của hành vi LDTNCĐTS đều diễn ra một cách logic nhất thông qua quá trình so sánh, đối chiếu có hay không có sự phù hợp giữa hành vi đã thực hiện và những yếu tố cấu thành tội LDTNCĐTS quy định tại Điều 175 BLHS theo đúng thẩm quyền của các cơ quan có thẩm quyền định tội danh. Từ đó kết luận hành vi đó có phải tội phạm LDTNCĐTS hay không, trên cơ sở đó có quyết định đúng đắn về mặt tội danh đối với người phạm tội để đưa ra mức hình phạt hợp lý.

Thứ hai, định tội danh Tội LĐCĐTS là quá trình phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của BLHS cũng như các quy định của BLTTHS, là hoạt động áp dụng pháp luật trong thực tiễn đòi hỏi khi thực hiện phải có sự hỗ trợ tích cực từ các biện pháp nghiệp vụ cần thiết nhằm cụ thể hoá các QPPLHS vào đời sống thực tế. Điều tất yếu của chủ thể có thẩm quyền thực hiện hoạt động định tội danh là phải tránh sự nhầm lẫn về sự phù hợp với quy định của pháp luật đối với các các chứng cứ, các tài liệu thu thập trong vụ sơ vụ án và tất cả tình tiết của hành vi đã được thực hiện với những yếu tố cấu thành tội


phạm được quy định tại Điều 175 của BLHS nước ta. Vậy nên, cần thiết phải có bản lĩnh tư duy về chuyên môn nghiệp vụ cùng với kinh nghiệm thực tiễn công tác nghề nghiệp của chủ thể có thẩm quyền thực hiện hoạt động định tội danh để đưa ra những quyết định kết luận chuẩn xác những hành vi nào là hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 175 BLHS, hành vi nào chỉ là hành vi trái pháp luật, hành vi nào chỉ là vi phạm nghĩa vụ trong các giao dịch dân sự giữa các đương sự.

Thứ ba, phải có sự chính xác tuyệt đối nhất, khách quan nhất cho hoạt động định tội danh. Bởi pháp luật phải được hiểu và áp dụng thống nhất. Thông qua hoạt động định tội danh của chủ thể có thẩm quyền định tội danh áp dụng Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự theo đúng trình tự pháp luật hình sự quy định.

Để tránh những trường hợp sai sót dẫn tới hậu quả lớn cho cá nhân, gia đình và xã hội, hoạt động này cần được tiến hành tuần tự theo: Bước 1, xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội có xảy ra trên thực tế; Bước 2, áp dụng đúng điều khoản tương ứng trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự với các tình tiết cụ thể của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện trên cơ sở so sánh, đối chiếu và kiểm tra các dấu hiệu của cấu thành tội phạm này; Bước 3, đưa ra kết luận có căn cứ về sự phù hợp sức thuyết phục của hành vi lạm dụng tín nhiệm đối với chủ sở hữu tài sản và hành vi chiếm đoạt của người phạm tội đã được thực hiện trong thực tế khách quan với các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể tại Điều 175 của BLHS thông qua việc ban hành văn bản áp dụng pháp luật.

Thứ tư, định tội danh tội LDTNCĐTS là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được giao nhiệm vụ có tính áp đặt mệnh lệnh phục tùng một chiều đối với đối tượng bị áp dụng.

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí