Một Số Kiến Nghị Hoàn Thiện Các Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Liên Quan Đến Tội Tàng Trữ, Vận Chuyển, Mua Bán Trái Phép Chất Ma Túy

cứu, đề xuất Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và một số bộ ngành khác có liên quan thường xuyên tổ chức các Hội nghị chuyên đề và chủ động tham gia ký kết, thực hiện các cam kết về hợp tác quốc tế trong hoạt động phòng chống tội phạm ma túy nói chung, trong việc phối kết hợp truy tìm, bắt giữ, xử lý các đối tượng chủ mưu, cầm đầu, các đối tượng phạm tội ma túy đang lẩn trốn hoặc đang bị bị truy nã nói riêng.

3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy

Những nội dung nghiên cứu, trình bày trong Chương 1 và Chương 2 của luận văn này cho thấy: Vấn đề hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy là một yêu cầu cấp bách và vô cùng quan trọng trong tình hình hiện nay. Để góp phần hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến tội phạm này trong tương lai xa hơn, tác giả xin được đưa ra một số kiến nghị cụ thể như sau:

Một là, khung hình phạt cao nhất đối với các tội danh “mua bán trái phép chất ma túy”, “vận chuyển trái phép chất ma túy”, “tàng trữ trái phép chất ma túy” cần phải được quy định ở các mức khác nhau để phân biệt mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng hành vi phạm tội. Theo đó, hành vi “mua bán trái phép chất ma túy” có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn hẳn hành vi “vận chuyển trái phép chất ma túy”; hành vi “vận chuyển trái phép chất ma túy” có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn hẳn hành vi “tàng trữ trái phép chất ma túy”. Vì vậy, việc duy trì hình phạt tử hình đối với người phạm tội “mua bán trái phép chất ma túy” mà mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội do họ thực hiện tương tự như quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 là điều cần thiết. Đối với tội “vận chuyển trái phép chất ma túy” thì chỉ nên áp dụng hình phạt tử hình đối với các đối tượng chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, tổ chức thực hiện tội phạm hoặc vận chuyển ma túy với số lượng lớn. Riêng đối với tội “tàng trữ trái phép chất ma túy” thì việc quy định hình phạt cao nhất đối với tội danh này là tù chung thân (thay cho hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự năm 1999) cũng được đánh giá là phù hợp với thực tế và phù hợp với

mức độ nguy hiểm của loại tội phạm này khi Quốc hội thông qua Bộ luật hình sự (sửa đổi) năm 2015.

Tuy nhiên, theo khoản 4 Điều 250 Bộ luật hình sự (sửa đổi) năm 2015 quy định đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy thì: Tất cả các trường hợp phạm tội thuộc khung hình phạt này đều bị áp dụng hình phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Quy định này cũng tương tự như các quy định tại khoản 4 Điều 251 đối với tội mua bán trái phép chất ma túy. Điều đó cũng có nghĩa là Bộ luật hình sự (sửa đổi) năm 2015 chưa có sự phân biệt mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy và của hành vi phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. Do đó, khi Bộ luật hình sự (sửa đổi) năm 2015 có hiệu lực thi hành, thì Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và các cơ quan chức năng hữu quan cần phải có hướng dẫn cụ thể hơn về việc áp dụng pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử nhằm phân định rõ tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi “mua bán trái phép chất ma túy” với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi “vận chuyển trái phép chất ma túy”.

Hai là, việc quy định khối lượng chất ma túy và định khung hình phạt đối với đối với từng hành vi phạm tội cần phải được xem xét, quyết định một cách khoa học và hợp lý. Việc phân hóa trách nhiệm hình sự cũng nên tập trung hơn vào mức độ nguy hiểm của từng hành vi phạm tội cụ thể. Bộ luật hình sự năm 1999 quy định trọng lượng chất ma túy được xác định bằng đơn vị đo lường là gram, kilôgram. Trong thực tế, có những vụ án ma túy không thu giữ được tang vật mà chỉ dựa trên lời khai của các đối tượng xác định trọng lượng chất ma túy bằng đơn vị bánh, cây, chỉ, phân… mà chưa có cơ sở để xác định và quy đổi thành đơn vị tính theo quy định của Bộ luật hình sự nên không đủ căn cứ để định tội. Vì lý do này mà trong một số vụ án cụ thể đã có một số trường hợp để lọt tội phạm.

Trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung và trong hoạt động xét xử nói riêng, việc áp dụng pháp luật luôn luôn đòi hỏi phải được thực hiện một cách thống nhất, khách quan, công bằng và chính xác đối với tất cả mọi trường hợp. Tuy nhiên, một số quy định hiện hành trong pháp luật hình sự chưa bảo đảm tính đồng bộ, hợp

lý và cũng chưa có những hướng dẫn cụ thể về đường lối xử lý chung, nên Tòa án các cấp còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng vào thực tiễn.

Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định mức hình phạt chủ yếu căn cứ vào trọng lượng ma túy mà người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép, nhưng đến nay Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/3/2001 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân tối cao mới chỉ hướng dẫn đường lối xử lý đối với khoản 4 Điều 194 BLHS, còn khoản 2 và khoản 3 chưa được hướng dẫn cụ thể nên việc áp dụng pháp luật trong thực tế xét xử đối với một số vụ án còn thiếu thống nhất. Trong một vụ án về tội vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, nếu người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội một cách đơn lẻ và độc lập, thì hình phạt dành cho người phạm tội có thể là hình phạt tử hình hoặc tù chung thân. Tuy nhiên, cũng với một lượng ma túy tương tự, thậm chí là nhiều hơn, nhưng nếu người thực hiện hành vi phạm tội nằm trong một vụ án có tổ chức, có nhiều người tham gia và vai trò của người phạm tội này được xác định là thấp hơn so với những đồng phạm khác, thì có thể người phạm tội sẽ không bị áp dụng hai hình phạt cao nhất nêu trên. Như vậy, với cùng một loại hành vi và với cùng tính chất, mức độ phạm tội như nhau, nhưng trách nhiệm hình sự và hình phạt được áp dụng đối với hai trường hợp phạm tội này lại rất khác nhau. Trong khi đó, hành vi phạm tội có tổ chức luôn luôn được đánh giá, xác định là có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn hành vi phạm tội đơn lẻ, độc lập. Đây cũng là một vấn đề cần được xem xét, khắc phục trong quá trình xây dựng pháp luật và trong việc hướng dẫn áp dụng pháp luật đối với hoạt động xét xử của Tòa án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Việc quy định hàm lượng chất ma túy là cần thiết và quan trọng cả về mặt lý luận cũng như trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Do đó, khi các điều luật quy định về tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy chưa đưa ra định mức về hàm lượng cụ thể để làm cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như quyết định hình phạt đối với người phạm tội, thì việc xác định hàm lượng chất ma túy cần phải được hướng dẫn một cách cụ thể, rõ ràng. Trong Bộ luật hình sự (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2015, việc định lượng các chất ma túy dưới các dạng vật lý khác nhau (rắn, lỏng hoặc lá, rễ, thân, cành, hoa, quả,…) đối với các

tội danh về ma túy nói chung đã được quy định một cách cụ thể. Quy định này là cần thiết để tạo cơ sở pháp lý cho việc phân hóa và xử lý trách nhiệm hình sự cũng như áp dụng hình phạt tương xứng đối với từng hành vi phạm tội. Tuy nhiên, việc giám định hàm lượng ma túy vẫn cần phải được hướng dẫn một cách cụ thể và phải quy định rõ hơn về các trường hợp cần phải giám định hàm lượng ma túy cũng như các trường hợp không cần phải giám định hàm lượng ma túy. Nếu việc giám định hàm lượng ma túy cần phải được thực hiện đối với tất cả các vụ án về ma túy, thì khi một chất ma túy nào đó (mới xuất hiện) được bổ sung vào danh mục các chất ma túy cũng cần phải được giám định và quy đổi thành một hàm lượng ma túy cụ thể theo những tiêu chí nhất định.

Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam - 11

Ba là, việc xét xử lưu động đối với các vụ án điểm về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy cần phải có những công trình nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ, cụ thể và sát với thực tiễn hoạt động xét xử của ngành Tòa án, đặc biệt là trong xu hướng Đảng và Nhà nước ta đang tập trung những nỗ lực cao nhất để thực hiện tiêu chí bảo vệ quyền con người và vì con người trong tất cả các hoạt động của hệ thống chính trị, của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Sau khi Bộ luật hình sự năm 2015 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/11/2015, rất nhiều ý kiến, quan điểm trái chiều của các chuyên gia trong ngành tư pháp đã xuất hiện trên hầu hất các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam. Tựu trung lại, hai quan điểm chủ yếu hiện nay là: Quan điểm thứ nhất ủng hộ việc xét xử lưu động và quan điểm thứ hai thì không đồng tình với hoạt động này của ngành Tòa án.

Quan điểm ủng hộ việc xét xử lưu động cho rằng: Hoạt động xét xử lưu động góp phần tuyên truyền pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật của mọi người. Quan điểm không đồng tình với hoạt động này của ngành Tòa án thì cho rằng: Hiệu quả của việc xét xử lưu động (đặc biệt là đối với các vụ án hình sự nói chung) là không cao, thậm chí là có ảnh hưởng tiêu cực đến bị cáo, nhân thân của bị cáo, ảnh hưởng đến các quyền cơ bản, hiến định của con người và là rào cản lớn trong quá trình đưa người phạm tội trở về tái hòa nhập với cộng đồng và xã hội.

3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng xét xử đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy

Như chúng ta đã biết, hoạt động tố tụng hình sự là một quá trình áp dụng pháp luật hình sự theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật tố tụng hình sự quy định và được thực hiện bởi các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền. Trong đó, hoạt động xét xử của Tòa án là một khâu quan trọng trong toàn bộ quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự. Tuy nhiên, chất lượng xét xử của Tòa án đối với các vụ án hình sự nói chung, đối với các vụ án hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nói riêng thường phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng, hiệu quả của hoạt động điều tra, hoạt động kiểm sát và truy tố của các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền trước khi vụ án được đưa ra xét xử. Điều đó cũng có nghĩa là để nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án đối với tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, thì các giải pháp được đưa ra đều phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất đối với tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền, chứ không chỉ là những giải pháp riêng biệt đối với ngành Tòa án. Trên cơ sở đã phân tích các nguyên nhân làm giảm chất lượng xét xử đối với tội phạm này, tác giả xin được nêu ra một số giải pháp cụ thể như sau:

3.3.1. Giải pháp về công tác nghiệp vụ

Trong trường hợp hoạt động xét xử lưu động vẫn tiếp tục được duy trì như hiện nay, thì để nâng cao chất lượng xét xử lưu động đối với các vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, ngành Tòa án cần phải thực hiện tốt một số giải pháp cụ thể như: Thường xuyên quán triệt, nâng cao nhận thức của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân về mục đích, vai trò và ý nghĩa của việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử lưu động; khi tổ chức xét xử lưu động, Tòa án cần phải phân công các Thẩm phán có nhiều kinh nghiệm, có năng lực, trình độ và bản lĩnh nghề nghiệp đảm nhiệm việc lựa chọn các vụ án điểm và trực tiếp làm chủ tọa tại các phiên tòa xét xử lưu động; các vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy được đưa ra xét xử lưu động cần phải được lựa chọn một cách kỹ càng để bảo đảm cho việc

tuyên án của Hội đồng xét xử luôn đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ; Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải lập kế hoạch xét xử một cách rõ ràng, cụ thể, đồng thời phải dự đoán được những tình huống có thể xảy ra tại phiên tòa và chuẩn bị kế hoạch xử lý các tình huống đó một cách chủ động, linh hoạt tại phiên tòa xét xử lưu động. Ngoài ra, việc phối hợp với các cơ quan Công an và chính quyền địa phương trong việc bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn trong suốt thời gian diễn ra phiên tòa xét xử lưu động cũng cần phải được chuẩn bị một cách chu đáo và kỹ lưỡng.

Việc lựa chọn các vụ án điểm hoặc các vụ án cụ thể để đưa ra xét xử lưu động cũng như lựa chọn địa bàn trọng điểm để tổ chức xét xử lưu động các vụ án ma túy cần phải được ngành Tòa án quan tâm hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử lưu động đối với tội phạm này, đồng thời giảm thiểu các chi phí phát sinh cho ngành Tòa án. Trên thực tế, tỷ lệ về số lượng vụ án ma túy được đưa ra xét xử lưu động luôn cao hơn gấp nhiều lần tỷ lệ về số lượng các vụ án hình sự các loại được đưa ra xét xử lưu động, nhưng hiệu quả vẫn chưa đạt được như mong đợi. Trong trường hợp hoạt động xét xử lưu động vẫn tiếp tục được duy trì như hiện nay, ngành Tòa án cần phải nhận thức rõ hơn mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động xét xử lưu động đối với các vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. Hơn thế nữa, các Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử các vụ án ma túy điểm hoặc được chọn để xét xử lưu động cũng cần phải nâng cao kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với công chúng.

Một vấn đề cần phải được quan tâm nữa là: Số vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chiếm đa số trong các vụ án về ma túy nói chung. Trong năm 2010, các cơ quan chức năng chỉ phát hiện, xử lý 1 vụ án với 1 bị cáo về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (theo quy định tại Điều 197 Bộ luật hình sự năm 1999) và 1 vụ án với 2 bị cáo về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (theo quy định tại Điều 200 Bộ luật hình sự năm 1999). Đến năm 2015, các cơ quan chức năng cũng chỉ mới phát hiện, xử lý được 1 vụ án với 2 bị cáo về tội tổ chức sử dụng tái phép

chất ma túy (theo quy định tại Điều 197 Bộ luật hình sự năm 1999). Điều này cho thấy việc kiểm soát các hoạt động tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Bởi lẽ, trên toàn địa

bàn thành phố Đà Nẵng hiên có 948 cơ sở kinh doanh các dịch vụ có điều kiện dễ bi

lơi duṇ g để hoạt động mại dâm và ma túy. Để ngăn chặn và phòng chống có hiệu

quả đối với tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy thì việc quản lý, kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời tình trạng sử dụng trái phép chất ma túy tại các cơ sở kinh doanh các dịch vụ có điều kiện này phải trở thành một việc làm thường xuyên và liên tục. Thông qua những hoạt động đó, các cơ quan chức năng mới có thể nắm bắt, đánh giá được một cách sát sao, đúng mức về tình hình tội phạm ma túy nói chung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đây cũng chính là cơ sở thực tế quan trọng để hoạch định các chương trình, kế hoạch và phương án đấu tranh có hiệu quả nhất trong nỗ lực ngăn chặn và phòng chống tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nói riêng.

3.3.2. Giải pháp về công tác tổ chức

Ngành Tòa án cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống ma túy nói chung, đồng thời tăng cường công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật và kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn xét xử đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nói riêng. Bên cạnh đó, ngành Tòa án cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ Thẩm phán.

Tội phạm về ma túy nói chung, tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nói riêng luôn có những chiêu thức, thủ đoạn nham hiểm, xảo quyệt nhằm thực hiện trót lọt hành vi phạm tội và trốn tránh sự trừng trị của pháp luật. Một trong những thủ đoạn đó là cấu kết, móc nối với những phần tử thoái hóa, biến chất trong các cơ quan chức năng hoặc tìm cách mua chuộc, hối lộ những người có thẩm quyền trong các cơ quan tiến hành tố tụng. Vì vậy, những vụ án thiếu công minh, bất bình đẳng hoặc thiếu tính thuyết phục đều khiến cho dư luận không

chỉ thắc mắc về năng lực, trình độ chuyên môn mà còn nghi ngờ sự liêm khiết, trung thực và nhân cách, đạo đức của những người thực thi pháp luật. Thực tế này đòi hỏi Nhà nước cần phải có chế tài nghiêm khắc để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng đối với những người tiến hành tố tụng nói chung, đối với đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân nói riêng, đồng thời kết hợp với việc thường xuyên giáo dục đạo đức và chế độ khen thưởng, động viên thỏa đáng, kịp thời và đúng lúc. Khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường trong việc giải quyết các vụ án ma túy nói chung, những vụ án về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nói riêng, thì các cơ quan chức năng cần phải khẩn trương làm rõ những dấu hiệu bất thường đó để kịp thời tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Việc học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn đối với đội ngũ Thẩm phán luôn luôn là điều cần thiết và việc rèn luyện nhân cách, đạo đức, bản lĩnh cũng vô cùng quan trọng đối với những người tiến hành tố tụng nói chung và đối với các Thẩm phán nói riêng. Ngoài ra, việc quyết định hình phạt đối với tội phạm hoàn toàn không phải là một công việc đơn giản, song để có thể hoàn thành được nhiệm vụ mà xã hội và nhân dân giao phó, thì các Thẩm phán không chỉ phải biết cách vượt qua mọi thử thách, cám dỗ và mọi mối hiểm nguy trong suốt quá trình thực thi pháp luật và bảo vệ công lý, mà còn phải thường xuyên có ý thức trách nhiệm cao hơn đối với công việc. Để giảm áp lực đối với đội ngũ Thẩm phán, thì công tác đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, biên chế và tổ chức cán bộ của ngành Tòa án cần phải được quan tâm, chú trọng đúng mức. Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải quan tâm hơn đến chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ Thẩm phán để vừa động viên tinh thần, thái độ phục vụ của họ đối với công việc và xã hội, vừa ngăn chặn, phòng ngừa các tác động, ảnh hưởng của những hiện tượng tiêu cực đối với đội ngũ Thẩm phán. Khi mọi Thẩm phán đều có thể thực sự yên tâm đặt trách nhiệm đối với công việc và xã hội lên trên lợi ích của bản thân, thì chắc chắn hiệu quả và chất lượng của hoạt động xét xử sẽ cao hơn rất nhiều.

Đối với Hội thẩm nhân dân, công tác bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao kỹ năng, trình độ nghiệp vụ trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, tham gia xét xử tại

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí