Giá Trị Lịch Sử Và Văn Hóa Của Các Ngôi Đình Ở Gia Lâm


đầu rồng, hệ thống đao mác được tạo tỉ mỉ có nét tương đồng với đầu dư của các ngôi đình đương thời.

Một đặc điểm trên trang trí kiến trúc, chưa thấy xuất hiện hình tượng rùa (là một trong “tứ linh”) mà chỉ có rồng, phượng, lân, ly. Như vậy, trên trang trí kiến trúc những đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm chưa có đề tài “tứ linh”. Đây cũng là đặc điểm của những ngôi đình đồng đại và trước đó ở châu thổ Bắc Bộ. Hiện chúng ta mới tìm thấy bộ “tứ linh” tạm thời có niên đại sớm nhất trên khánh đồng chùa Lâm Phúc (Hoài Đức, Hà Nội), niên đại Cảnh Hưng thứ 6 (1745).

Nhìn chung phong cách tạo tác trên kiến trúc đình Trân Tảo, đình Công Đình, đình Tình Quang là sự kế thừa những ngôi đình trước đó và đầu thế kỷ XVII như đình Xuân Dục (Yên Thường), đình Phù Lưu (Từ Sơn, Bắc Ninh). Nó là “bước đệm” cho các ngôi đình làm dưới thời Chính Hoà. Với những vẻ đẹp trên trang trí kiến trúc, bằng tài nghệ của các hiệp thợ đương thời đã phản ánh khá rõ nét “bước đi” của ngôi đình làng.

Bên cạnh những đặc điểm chung thì đình làng ở Gia Lâm thế kỷ XVII

– XVIII cũng có sự khác biệt trong điêu khắc, trang trí. Cụ thể, đối với riêng đình Thanh Am có đặc thù riêng so với các ngôi đình khác cùng thời là ở đầu hồi đã không còn sử dụng hình thức vỉ ruồi/rốn nhện, mà thay vào đó là một mái vảy nhỏ. Đây là một sáng kiến ít có ở nơi khác, nó vẫn đủ khả năng che sự thô mập của bộ vì bên trong, có khả năng chống mưa tốt hơn, đồng thời lại gây được một điểm nhấn đẹp cho kiến trúc.

Đình Công Đình có một bức cửa võng trang trí đề tài “Lưỡng long chầu hổ phù”. Các nhà Dân tộc học mỹ thuật cho rằng Hổ phù là hình tượng của mặt trăng. Đây là đề tài trang trí hiếm gặp ở các đình làng cùng niên đại. Hiện tượng lưỡng long chầu hoa cúc hay mặt trăng thì cũng bắt gặp ở nhiều đình như đình Lỗ Hạnh, Tây Đằng và Xuân Dục, đây là tính tương đồng trong đề tài trang trí.


Rất nhiều đình làng ở châu thổ Bắc bộ có những đề tài liên quan đến hình tượng chiến tranh hay hình tượng thúc voi ra trận, “táng mả hàm rồng” nhưng các ngôi đình thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm không có những hình tượng này. Phải chăng do đặc thù của địa phương mang tính vùng miền.

Qua nghệ thuật điêu khắc trang trí đình làng ở Gia Lâm thế kỷ XVII – XVII, có thể thấy đây là những ngôi đình tiêu biểu, là minh chứng cho sức sáng tạo nghệ thuật. Những ngôi đình này đã phản ánh khá rõ nét bối cảnh xã hội đương thời, mà nổi lên trên hết là ước vọng khát khao của người nông dân về cuộc sống ấm no, hạnh phúc như thể hiện trên trang trí với những đề tài “Lưỡng long chầu Hổ phù” ở đình Công Đình, rồi những cảnh sinh hoạt bình dị với những ước muốn thơ mộng được thể hiện trên những bức Cốn đình Xuân Dục, Trân Tảo và Tình Quang về đề tài con người đang múa thông qua những bức chạm “Tiên cưỡi rồng”. Rồi như muốn được hoà vào thiên nhiên với những hoạt cảnh con vật: hổ, hươu, con người đi cùng những cây cỏ hoa lá. Ước vọng cầu mưa, cầu mùa cho mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp lúa nước thông qua hình tượng rồng, mây. Ước vọng của con người là cao cả để vươn tới cuộc sống tốt đẹp, họ đã mong sự tồn tại cùng đất trời, như thể hiện sức sống vĩnh cửu thông qua việc cầu Thọ, cầu Phúc là những hình ảnh về cây Tùng, con Hạc, con Dơi. Trên trang trí kiến trúc chưa thấy những hình tượng miêu tả chiến tranh, chắc rằng đây hẳn là ước vọng hoà bình v.v.. và cùng nhiều ước mơ khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

3.3. Giá trị lịch sử và văn hóa của các ngôi đình ở Gia Lâm

3.3.1 Những giá trị lịch sử

Đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm Hà Nội - Những giá trị lịch sử và văn hoá - 20

Đình làng ở Gia Lâm (Hà Nội) nói riêng và đình làng Việt Nam nói chung ra đời là hiện tượng lịch sử xã hội Việt Nam. Chính bởi nó là hiện tượng lịch sử nên nó có quy luật chung là hình thành, phát triển và suy thoái. Kể từ khi ra đời, đình làng còn tồn tại đến ngày nay là nguồn tư liệu vật chất quan trọng để nghiên cứu lịch sử xã hội Việt Nam cũng như lịch sử làng xã Việt Nam qua các thời kỳ. Qua nghiên cứu đình làng ở Gia Lâm thế kỷ XVII –


XVIII trong bối cảnh đình làng Việt Nam thì chưa thấy ngôi đình làng nào dựng trước thế kỷ XVII. Theo đoán định của các nhà nghiên cứu thì đình thờ thành hoàng phải ra đời vào thời Lê sơ. Cứ liệu còn quá ít để khẳng định, nhưng phần nào được củng cố bởi bài bia ký của Bùi Xương Trạch viết vào năm 1493 về đình Quảng Văn (Hà Nội). Nội dung bài văn ca tụng triều đình, chủ yếu đề cao nhà vua, đồng thời nói lên thực tiễn của ngôi đình trong việc công bố chính lệnh của nhà nước đương thời. Về mặt nào đó cũng phản ánh được việc sáng tạo ra một kiến trúc mới. Tạm có thể cho rằng, đây là tiền đề của ngôi đình làng về sau. Tất nhiên còn phải chờ lâu nữa, qua thời Mạc, sang thời Lê trung hưng, đặc biệt với Nguyễn Bính nghi thức và những quy định về cách thức thờ phụng Thành hoàng, được ông thi hành đắc lực, thì các vị thần được thờ và ngôi đình của làng xã mới gắn bó với nhau một cách mật thiết. Trên thực tế, những ngôi đình làng sớm nhất hiện nay còn biết được, mới ra đời từ thời Mạc (thế kỷ XVI), và tấm sắc phong sớm nhất chính là vào thời đó: tấm sắc phong cho Thành hoàng đình Tử Dương (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) vào năm Sùng Khang thứ 9 (1574). Có thể thấy rằng, nhiều công trình kiến trúc nặng chất mỹ thuật, chủ yếu là kiến trúc ít nhiều có gắn với tôn giáo. Trong xu thế chung ấy, kiến trúc đình làng cũng phát triển. Xét về số lượng thì giai đoạn này, đình vẫn chưa chiếm được vị trí độc tôn. Một bằng chứng ở Gia Lâm, lòng người chủ yếu vẫn nương nhờ cửa Phật. Hiện tượng nhiều ngôi chùa được xây dựng mới. Đó là chùa Đào Xuyên (Đa Tốn) có pho tượng Quan âm Nam Hải, chùa Minh Ngộ (Kiêu Kỵ) với chiếc nhang án đá hiện đặt giữa Tiền đường, chùa Thiên Phúc (Thạch Bàn) còn tấm bia niên đại Hoằng Định thứ 10 (1609) nói về năm 1607 tu sửa chùa, chùa Hội Xá (Phúc Lợi) có bộ tượng Tam thế phật, chùa Nành (Ninh Hiệp), chùa Phúc Nương (Yên Thường), chùa Kiêu Kỵ (Kiêu Kỵ) cũng có tượng Quan âm Nam Hải...Những ngôi chùa này cũng phần nào phản ánh kinh tế khá phát triển, làm tiền đề, điều kiện kinh tế cho giai đoạn sau.


Cuối thế kỷ XVII đáng được xem là giai đoạn bản lề, nhiều bia ký đương thời xác nhận tư cách thắng thế của đình làng trong làng xã. Nhiều đình ra đời có sự đóng góp của dân đinh cả làng. Đình thực sự trở thành công trình của tập thể, và về mặt nào đó, có gắn với chế độ ruộng công, trong nhiều trường hợp, khi làng xã quyết định dựng đình, thì tất cả dân đinh, nghĩa là mọi người được chia ruộng công, đều có nghĩa vụ phải đóng góp. Văn bia “Tăng Phúc đình bi ký” ở Thượng Cát (Thượng Thanh, Gia Lâm) lập năm Vĩnh Trị thứ 3 (1678) hiện đặt phía trước bên trái đình ghi lại việc dựng đình năm Vĩnh Trị thứ nhất (1676) như sau: “... khi ấy xóm làng ngày càng trù mật, kinh tế phát triển, nên dân thôn Thượng đã cùng góp công góp của để dựng đình, gọi là Tăng Phúc vì: Lúa nhà nông được mùa sung túc, hàng hóa chất đầy, nhà nhà no đủ, người người an khang. Bậc tiền bối đinh ninh lấy tên đất Tăng Phúc đặt làm tên đình. Nhân đó khắc vào bia đá để truyền mãi về sau”. Phải nói rằng nội dung văn bia đình Tăng Phúc đã phản ánh thực tiễn bối cảnh xã hội đương thời. Như chúng ta biết, ngôi đình như có một thích ứng với những biến động xã hội nhiều hơn các kiến trúc khác. Dù cho những ngôi chùa thờ Quan Âm Nam Hải (thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII) gắn với những luồng thương mại xuất hiện ở ven sông, thì về cơ bản, ngôi chùa đó vẫn mang một không gian chung để dẫn dắt tâm hồn con người khi tiếp cận với thế giới tâm linh như ở nhiều chùa khác. Song, theo dòng chảy lịch sử chung đó thì đình làng đã phản ánh rõ nét hơn về mối quan hệ này. Từ thực tiễn các ngôi đình ở Gia Lâm xây dựng trong giai đoạn này còn như phản ánh một vấn đề khác liên quan đến kinh tế. Cụ thể là những ngôi đình ở Gia Lâm thế kỷ XII, đầu thế kỷ XVIII thường ở ven các dòng sông giao thương như sông Hồng, sông Đuống, sông Nghĩa Trụ và các chi lưu của nó, mặt nào đó cho thấy đương thời kinh tế thủ công nghiệp và thương mại đã có vẻ như tương đối phát triển, mặc dù, nền kinh tế này vẫn nằm trong phạm trù kinh tế nông nghiệp. Người đi buôn giàu có chưa dùng vốn để tái sản xuất thủ công nghiệp hoặc thương mại, mà chỉ đem về làng tậu ruộng đất hoặc tìm vinh quang nơi thôn dã, họ đã góp tiền của để xây dựng


đình làng cũng như cho vào chùa, đền. Những ngôi đình ở Gia Lâm đi cùng nó là lễ hội liên quan trong vùng này chỉ được nảy sinh, hình thành và phát triển không thể chỉ dừng lại ở làng nông nghiệp nghèo khó, mà còn phải dựa vào dòng kinh tế khác giàu có hơn, mà ở đây chúng ta ngầm hiểu là kinh tế liên quan đến dòng sông (không phải là chài lưới), có phần gắn với thương thuyền. Như chúng ta biết, rất nhiều ngôi đình nổi tiếng thường ở ven sông thương mại, như sông Hồng trên con đường giao thương tới ngã ba Hạc, ven sông Cầu, tương đồng với thời gian ra đời của đình Lỗ Hạnh, đình Thổ Hà, rồi nơi buôn bán khá sầm uất như Thường Tín đã có đình Là ở ven sông nhỏ chảy ra sông Đáy. Rồi ở vùng Sơn Tây còn có đình Tường Phiêu gần sông Tích. Ở Gia Lâm các ngôi đình thế kỷ XVII – XVIII rất gần sông. Nó phản ánh kinh tế của các làng này đương thời phát triển như lời văn bia đình Tăng Phúc đã nêu. Sang thời Lê mạt (thế kỷ XVIII), việc xây dựng đình làng giảm sút hẳn.

Xét về mặt xã hội, đây là thời kỳ mà nạn kiêm tính ruộng đất ở châu thổ Bắc Bộ phát triển mạnh mẽ, hàng vạn nông dân “bị đuổi’’ khỏi làng, đi tha phương cầu thực. Ở giai đoạn này hàng loạt “lăng quận công’’ ra đời, đây là bằng chứng không thể chối cãi được về sự phát triển của kinh tế tư nhân. Ở Gia Lâm, không thể không kể đến lăng quận Điền (Phù Đổng), lăng Giảng quận công (Đa Tốn) và một vài lăng quận công chưa biết tên ở Ngọc Thụy, Tình Quang là điển hình chung. Trong điều kiện ấy, kinh tế tập thể của cộng đồng làng xã giảm sút. Chúng ta có thể tin rằng, đây là lý do khiến cho đình làng không có điều kiện để tiếp tục phát triển mạnh. Ở Gia Lâm chúng ta cũng chỉ biết đến những ngôi đình Xuân Dục (đầu thế kỷ XVII) và những ngôi đình cuối thế kỷ XVII có niên đại trước thời Chính Hòa (1680 - 1705). Sau thời Chính Hòa, chúng ta khó có thế tìm thấy ngôi đình nào được xây dựng mới ở Gia Lâm. Có thể nói rằng, chính từ sự kiêm tính ruộng đất đã đè nén đến cuộc sống người nông dân, về cơ bản họ bị kiêm tính ruộng đất đã dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân nổi dậy. Một trong những cuộc khởi nghĩa nông dân ấy, ở Gia Lâm là một trong những địa bàn của khởi nghĩa quận He Nguyễn Hữu


Cầu? Chính bởi vậy, sự vắng bóng của kiến trúc đình làng ở Gia Lâm giai đoạn này đã phản ánh thực tế của lịch sử xã hội đương thời. Đặc biệt cuối thế kỷ XVIII, chiến thắng của Tây Sơn tạo ra được một thời ổn định ngắn ngủi, và vì vậy có lẽ chưa đủ thời gian cho làng xã phục hồi, cho nên hiếm gặp ngôi đình được dựng lên lúc bấy giờ, mà ở Gia Lâm cũng chưa thấy trường hợp nào đình được tu sửa dưới thời Tây Sơn chứ chưa nói đến việc dựng đình mới. Sang thời Nguyễn, sau chiến tranh, trên đất Bắc cũng khá ổn định cho nên một số nơi cũng được dựng đình mới mà trên đất Gia Lâm, cũng bắt gặp ngôi đình Trạm dựng năm Gia Long thứ 17 (1818) và đình Nha dựng năm Minh Mệnh thứ 3 (1822). Tuy nhiên những ngôi đình này nó không còn được bề thế như những đình làng trong giai đoạn phát triển rực rỡ như ở thế kỷ XVII và dưới thời Chính Hòa. Từ việc xác định niên đại khởi dựng của đình làng ở Gia Lâm, nó đã phản ánh khá trung thực lịch sử dân tộc. Đặc biệt đình làng ở Gia Lâm thế kỷ XVII – XVIII là sản phẩm văn hóa của một thời kỳ lịch sử ổn định, kinh tế phát triển như bia “Tăng Phúc đình bi ký’’ nêu trên đã ghi. Mặc dù ở Gia Lâm có nhiều đình làng với quy mô lớn, nhưng không phải làng nào cũng có đình như vậy. Chỉ có những làng gần sông, có sự giao thương thì kinh tế tương đối phát triển mới có những đình to lớn, còn những làng thuần nông

mà số dân đinh ít thì đình làng có quy mô nhỏ.

Cũng như bao ngôi đình khác, đình làng ở Gia Lâm là sản phẩm của lịch sử. Mặc dù trên mảnh đất này, đình làng xuất hiện đầu tiên vào đầu thế kỷ XVII mà đình Xuân Dục là điển hình và nở rộ vào cuối thế kỷ XVII. Nhưng nó là kế thừa và khẳng định là nơi ban bố chính lệnh của triều đình, đồng thời cũng có thể là trụ sở của chính quyền địa phương. Nó được coi như một kiến trúc nảy sinh bởi sự áp đặt từ triều đình xuống xã thôn, phần nào như đã phản ánh về một bước phát triển mới trong sự chuyển đổi chế độ chính trị xã hội từ quân chủ chuyên chế Phật giáo sang chế độ quân chủ chuyên chế Nho giáo. Từ đó người ta có thể coi như hiện tượng ra đời của đình làng đã đánh dấu bàn tay chính trị của tầng lớp thống trị muốn thò xuống xã thôn một cách mạnh mẽ


và chặt chẽ hơn, đó là một con đường phát triển để củng cố sự thống nhất của cộng đồng. Những ngôi đình làng ở Gia Lâm hiện vẫn còn lưu giữ được nhiều sắc phong của triều đình ban cho thành hoàng làng, như đình Thổ Khối còn lưu giữ 79 đạo sắc, đó là bằng chứng chân thực. Lịch sử đã cho thấy trong thời quân chủ chuyên chế Phật giáo ở thời Lý và thời Trần, nhà nước quản lý làng xã chưa thông qua một bộ máy được áp đặt từ triều đình xuống, mà còn dựa trên cơ cấu quản lý truyền thống, nhưng tới thời Lê Sơ thì hệ thống này ít nhiều đã có sự thay đổi. Xã - lý trưởng đã bắt đầu xuất hiện để mang vai trò đại diện cho chính quyền cơ sở, mặc dù những xã - lý trưởng đó vẫn có tính “hai mang”: là đại diện của triều đình đối với dân và đại diện của dân đối với triều đình. Ngôi đình làng được hội nhập vào trong xã thôn, được coi như khẳng định về vai trò của triều đình đối với dân chúng. Song, trong quá trình tồn tại của nó, để thích ứng với hoàn cảnh dân chủ làng xã, với sự phân hoá xã hội chưa cao thì ở mặt tinh thần người ta đã hội nhập dần vào ngôi đình những tính chất vượt ra ngoài chức năng khởi nguyên, trong đó nổi lên là một ngôi nhà công cộng gắn với nam giới. Vì thế hiện tượng sinh hoạt của nam giới ở đình làng ở Gia Lâm cũng như ở châu thổ Bắc bộ cần phải được xem xét lại trên nền tảng điều tra hồi cố và xã hội học, lịch sử học… kỹ càng hơn nữa. Đình còn là nơi giải quyết việc làng. Trước đó, khi đình chưa xuất hiện, nhà sư là trí thức của làng xóm và ngôi chùa là trung tâm sinh hoạt văn hoá của làng xã, thì một số việc của thôn làng đã như được giải quyết ở trong không gian của ngôi chùa. Nhưng sang chế độ quân chủ chuyên chế Nho giáo, tính pháp quyền mạnh hơn thì hầu như mọi việc của làng xã từ to đến nhỏ đều được giải quyết ở đình làng, bao gồm cả những chuyện xích mích, việc phạm lệ tục và những việc dân đinh, việc sưu thuế, tô tức, phu lính đối với triều đình… Một xu hướng khác thuộc tinh thần trong chế độ cũ, gần như mang tính tất yếu, là sự hội nhập giữa vương quyền với thần quyền. Hiện tượng này


không làm giảm ưu thế của triều đình và chính quyền địa phương, mà ngược lại, phần nào đã góp vào sự tôn vinh triều đình mà đại biểu là nhà vua, mặt khác nó cũng thích ứng với yêu cầu của dân chúng. Có nghĩa là vị thần bảo vệ làng xóm được dân chúng tôn sùng xưa nay, mặc nhiên tới đây, có cương vị rõ rệt, có một chỗ ngồi khang trang uy thế nhất trong làng xóm và tạo thành một thế cân bằng hơn trong hệ thống thần linh thôn dã. Khi các vị bồ tát và thần linh liên quan cũng như các thần dân gian khác (thường gắn với cõi siêu nhiên liên quan nhiều hơn tới cuộc sống tâm linh) với khả năng hỗ trợ cho công việc của làng xóm và việc đời phần nào bị giới hạn, thì với ngôi đình, từ nay vị thần làng liên quan trực tiếp đến cuộc sống đời thường đã có vị trí tối thượng, như một bổ sung cần thiết trong hệ thống thần linh thôn dã - đó là Thành Hoàng làng. Khởi đầu có lẽ đình làng không có Thành Hoàng làng mà chỉ từ khi đình trở thành một thực thể văn hoá của làng xã, chủ yếu là vào thế kỷ thứ XVI, thì liền đó Thành Hoàng làng đã xuất hiện (một ví dụ cụ thể là sự chuyển hoá của anh hùng văn hoá nổi tiếng Tản Viên Sơn Thánh). Hiện tượng đưa thần làng vào trong đình là một trong những cơ sở quan trọng để đình làng dần dần mang tính đa năng, làm nền cho sự tồn tại vững chắc của nó ở xã thôn. Tuy nhiên, cũng ngay từ thời đầu đó, về với dân, đình đã có yếu tố của một đền thờ thần bên cạnh những chức năng khác. Có nghĩa, nó được dân gian hoá để thích ứng với tâm hồn, tư duy truyền thống nông nghiệp. Từ tổ chức xã hội có tính cố hữu ở nông thôn Việt.

Như vậy, thông qua kiến trúc đình làng cũng đã phần nào phản ánh tình hình kinh tế của làng xã đương thời. Bên cạnh đó phản ánh vấn đề lịch sử, trong mối quan hệ giữa triều đình phong kiến trung ương tập quyền với cộng đồng làng quê thông qua thành hoàng làng và các vấn đề xã hội như nêu trên. Khi nghiên cứu xung quanh ngôi đình làng về quy mô kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc trang trí, những sinh hoạt ở đình, những phong tục tập quán mà đỉnh

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí