Đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm Hà Nội - Những giá trị lịch sử và văn hoá - 22


hoá, một điểm đến du lịch của địa phương, trước mắt, tôi xin nêu một vài đề xuất sau đây:

- Lập dự án bảo quản, tu bổ: Trước hết cần phải đầu tư nghiên cứu giải mã những giá trị ẩn chứa trong di tích, để việc bảo tồn và phát huy giá trị được tốt hơn. Dự án bảo quản, tu bổ di tích phải được lập theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về di sản văn hóa. Nội dung của dự án bảo quản, tu bổ di tích phải đề xuất được biện pháp bảo quản, tu bổ, phục hồi yếu tố gốc của di tích, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái và các yếu tố khác có liên quan nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

- Cần chú ý bảo quản hơn tu sửa: Việc bảo quản phải được quan tâm thường xuyên, phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích. Để tránh tình trạng di tích xuống cấp rồi mới tiến hành các biện pháp tu bổ, việc làm đó sẽ ảnh hưởng tới tính nguyên gốc của di tích.

- Mọi công việc bảo quản, tu bổ phải được thực hiện trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng theo quy định và không áp dụng các quy định như trong xây dựng công trình mới. Việc bảo quản, tu bổ phải đảm bảo nguyên tắc duy trì bố cục mặt bằng, sự sắp đặt, mối liên hệ giữa các hạng mục công trình tiêu biểu của di tích với nhau và giữa các hạng mục công trình đó với cảnh quan xung quanh đã được định hình qua thời gian.

Tuy nhiên, đối với các di tích kiến trúc gỗ ở Việt Nam, tu bổ là giải pháp phù hợp nhất, nhưng cần lưu ý:

- Hạn chế tối đa mọi sự thay thế, chỉ thay thế khi không còn khả năng cứu vãn, thay thế bằng vật liệu tương tự vật liệu gốc;

- Giữ lại và tận dụng tối đa các thành phần của cấu trúc bị hư hại từng phần, bằng phương pháp nhồi bít các khoảng trống trong thân gỗ, nối, vá, gắn, chắp các cấu kiện bị hư hỏng từng phần;

- Phải lắp dựng lại hoàn toàn chính xác các đặc điểm cấu tạo và liên kết vốn có;


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

- Mọi sự thay thế hoặc bổ sung cần phải có trong hồ sơ lưu trữ.

Trên thực tế quá trình tu bổ thường chuyển sang nội dung công việc mang tính chất khôi phục từng phần, như việc khôi phục những thành phần đã mất hoặc việc loại bỏ những thành phần muộn và xa lạ với di tích. Những việc này chỉ được làm hết sức thận trọng, trên cơ sở khoa học khách quan.

Đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm Hà Nội - Những giá trị lịch sử và văn hoá - 22

Cần đề cao phương châm cứu chữa và duy trì lâu dài di tích là chính yếu, tránh việc chạy theo bằng mọi giá sự hoàn chỉnh đến cùng, điều dễ dàng dẫn đến tình trạng làm mất giá trị nguyên gốc của di tích.

Bảo quản, tu bổ di tích phải trở thành lĩnh vực hoạt động khoa học và thực tiễn chuyên biệt. Bảo quản, tu bổ di tích phải dựa trước tiên vào tri thức, sau đó là vào phương pháp, sau cùng là vào bàn tay người nghệ nhân.

Đối với di vật của di tích cần kiểm kê lập danh mục, xác định giá trị của di vật, cổ vật tại di tích. Có phương án bảo quản cũng như dự kiến được các tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết cho tình huống nhằm tạo sự chủ động trong việc bảo vệ khi có sự cố.

Một vấn đề nữa cũng cần đặt ra là nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác tu bổ, đội ngũ làm công tác tu bổ, bảo vệ di tích. Hiện nay, theo quy định: Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tham gia lập quy hoạch di tích, dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích và thi công tu bổ di tích có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng và có Giấy chứng nhận hành nghề theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Là một loại hình di tích “sống”, có những giá trị nhất định trong đời sống thường ngày, nên việc chăm lo bảo quản, tu bổ thường xuyên cho mỗi ngôi đình nói riêng và các di tích khác nói chung là điều rất cần thiết. Một hư hỏng nhỏ, nếu được kịp thời sửa chữa sẽ ít tốn kém về kinh phí, tránh sự xuống cấp nặng nề và kéo dài tuổi thọ cho công trình.

Việc bảo quản, tu bổ phải thực hiện theo đúng quy định và khoa học, với những nguyên tắc cơ bản, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.


Đối với loại hình xây dựng đặc thù này, việc chỉ định thầu, việc dành quyền thi công cho những đơn vị chuyên môn, am hiểu là hết sức cần thiết.

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích là sự nghiệp của toàn dân, gìn giữ, bảo vệ ngôi đình làng là việc chung của cả dân làng, nhưng nếu việc bảo vệ đó được thành lập có tổ chức, có sự hướng dẫn, tuyên truyền của những người làm công tác chuyên môn, sẽ tránh được nhiều sai lầm đáng tiếc trong việc bảo quản, tu bổ di tích. Khi được giải thích, chắc chắn người dân sẽ dành kinh phí để bảo quản, tu bổ di tích theo đúng quy định.

3.5. Tiểu kết chương 3

Trong chương này, luận án đã trình bầy khá kỹ những đặc điểm về vị trí xây dựng, quy mô kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc trang trí, niên đại xây dựng của đình làng ở Gia Lâm (Hà Nội) thế kỷ XVII – XVIII, sau đó mở rộng sự so sánh những đặc điểm đó trong hệ thống đình làng ở Gia Lâm và hệ thống đình làng Việt Nam (chủ yếu đình làng ở châu thổ Bắc Bộ). Từ đó thấy rõ những đặc điểm chung và riêng của đình làng thông qua cách thức chọn vị trí xây dựng, chọn hướng đình. Bên cạnh đó cũng làm rõ những giá trị về quy mô kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc trang trí một số đình làng tiêu biểu thế kỷ XVI, XVII, XVIII để thấy được những đặc điểm chung, tính chất riêng của đình làng ở Gia Lâm thế kỷ XVII – XVIII.

Từ việc nghiên cứu về quy mô kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc trang trí, trong chương 3 cũng đã dành một phần đánh giá giá trị về lịch sử và văn hóa của đình làng ở Gia Lâm. Thông qua giá trị về lịch sử và văn hóa của đình làng ở Gia Lâm làm cơ sở cho việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử làng xã Việt Nam dưới thời Lê, Nguyễn. Đồng thời thấy được, đình làng ở Gia Lâm là một kho tàng di sản văn hóa.

Phần cuối chương cũng nêu lên sự tác động của đô thị hóa đến các di tích nói chung, đình làng nói riêng. Từ đó đưa ra các hoạt động trong công tác quản lý di tích cũng như việc đề xuất định hướng bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa nói chung, đình làng nói riêng trong điều kiện hiện nay. Trên cơ sở đó, đề ra nguyên tắc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích theo quy định.


KẾT LUẬN

Trên cơ sở những tư liệu và kết quả nghiên cứu đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm (Hà Nội) như đã trình bầy trong luận án, xin được nêu ra mấy vấn đề sau:

1. Đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm và đình làng Việt Nam dưới thời Lê trung hưng là đỉnh cao của nền kiến trúc gỗ. Đó là thời kỳ nở rộ các đình làng từ quy mô kiến trúc đến nghệ thuật điêu khắc trang trí. Kiến trúc đình làng ở Gia Lâm thế kỷ XVII – XVIII xứng đáng là một bộ phận của nền kiến trúc Việt Nam vì qua nó, bản sắc của nền kiến trúc dân tộc đã được thể hiện một cách hoàn chỉnh nhất ở tất cả các phương diện xử lý không gian, bộ mái, khung gỗ, kết cấu, biểu tượng, điêu khắc, trang trí.

2. Đình làng là sản phẩm của một thời kỳ lịch sử, nó thích hợp với tính chất “Uống nước nhớ nguồn’’, một hiện tượng mở rộng của tục thờ cúng tổ tiên đã được người Việt mà đặc biệt là giới đàn ông nông thôn và tầng lớp Nho sĩ cấp thấp hội tâm, hội lực thúc đẩy cho đến đỉnh cao; mà chúng ta hiểu để bùng nổ vào cuối thế kỷ XVII. Cái chung của đình làng là nó trở về với bản thể của tâm hồn Việt, đi tìm lấy bản sắc dân tộc không bị lệ thuộc vào bất kể một hệ thống tôn giáo du nhập nào từ bên ngoài. Chính các ngôi đình ở Gia Lâm đã cơ bản nằm trong giai đoạn rực rỡ này. Nó đã phản ánh tính chất thờ Thành hoàng làng là ông tổ của cộng đồng làng xã.

3. Nghệ thuật điêu khắc trang trí đình làng Việt Nam từ trước đến nay đã có một lịch sử nghiên cứu khá dày và công phu của nhiều tác giả. Điều này cho thấy sức hấp dẫn và giá trị nghệ thuật điêu khắc đình làng. Bởi lẽ, đình làng là một thiết chế văn hóa tín ngưỡng manh nha từ thế kỷ XV, định hình vào thế kỷ XVI, đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ XVII, đánh dấu một bước phát triển của cơ cấu làng xã cổ truyền, là biểu tượng của tính cộng đồng và dân chủ làng xã, là trung tâm văn hóa, nơi tập trung và lưu truyền các giá trị văn hóa dân tộc, các phong tục tập quán tốt đẹp của cộng đồng làng. Do đó, tác giả luận án đã tiếp cận và nghiên cứu từ góc độ khảo cổ học để làm sáng rõ hơn về quy mô kiến trúc, giá trị nghệ thuật của những mảng chạm khắc đình làng ở Gia Lâm thế kỷ XVII - XVIII. Đồng thời khẳng định, trong quá


trình phát triển đầy biến động của lịch sử, nghệ thuật điêu khắc trang trí đình làng là nguồn mạch văn hóa dân tộc, và cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.

4. Bên cạnh những cái chung thì đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm cũng có cái riêng. Đó là niên đại ra đời của những ngôi đình này. Trước hết việc xác định thời gian xây dựng của đình làng Xuân Dục đã góp phần bổ sung vào phần khuyết trong “bước đi” của đình làng đầu thế kỷ XVII. Bên cạnh đó, qua nghiên cứu thấy rằng, trước thời Chính Hòa, ở Gia Lâm đã có nhiều đình làng ra đời. Đây là đặc điểm riêng mà từ trước tới nay chưa được quan tâm.

5. Những đề tài trang trí trong nghệ thuật chạm khắc đình làng ở Gia Lâm có những yếu tố ước lệ và yếu tố tả thực. Mặc dù phong phú về nội dung chủ đề và đa dạng về hình thức thể hiện, song có chung đặc trưng cơ bản: Hồn nhiên, mộc mạc, sinh động trong phản ánh hiện thực, ít hàm chứa những ý nghĩa cao siêu hay những triết lý khó hiểu, đơn giản chỉ là những mô tả về hoạt động lao động sản xuất thường nhật, những sinh hoạt đời thường hay phản ánh ước mong, hi vọng về một cuộc sống tươi đẹp.

6. Với những giá trị to lớn của đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm trong diễn trình phát triển của nền văn hóa dân tộc. Do đó, việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống này đòi hỏi phải xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch để giới thiệu những giá của nó tới mọi tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế; đồng thời, đẩy mạnh việc giáo dục cho thế hệ trẻ về những giá trị thẩm mỹ quý giá mà những di tích này đang hàm chứa như một trong những thông điệp của quá khứ về truyền thống sáng tạo của ông cha muôn đời để lại. Bên cạnh đó cũng cần phải xây dựng đề án nhằm tăng cường công tác quản lý, đầu tư tu bổ và phát huy giá trị trong tình hình hiện nay để tránh trường hợp cố tình hoặc vô thức làm “đánh mất” bản sắc văn hóa dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Đào Duy Anh (1964), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb KHXH, Hà Nội.

2. Toan Ánh (1968), Hội hè đình đám, Nxb Lá Bối, Sài Gòn.

3. Nguyễn Bích (1993), Cái đình và điêu khắc đình làng, Kỷ yếu Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, (số 8), tr. 36-39.

4. Nguyễn Bích (1996), Điêu khắc trang trí đình làng ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Tạp chí VHNT (số 6), tr. 32-33.

5. Trương Duy Bích (1984), Điêu khắc đình làng, Tạp chí Văn hóa dân gian (số 3), tr. 40 - 45.

6. Trần Lâm Biền (1983), Quanh ngôi đình làng - lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật (số 4), tr. 38- 43, 53.

7. Trần Lâm Biền (1993), Hình tượng con người trong nghệ thuật tạo hình truyền thống Việt, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

8. Trần Lâm Biền (1993), Mỹ thuật thời Mạc, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

9. Trần Lâm Biền (1996), Đôi nét về các di tích kiến trúc Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 3), tr. 61-64.

10. Trần Lâm Biền (2000), Một con đường tiếp cận lịch sử, Nxb VHDT, Hà Nội.

11. Trần Lâm Biền (chủ biên) (2001), Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt, Nxb VHDT – Tạp chí VHNT, Hà Nội.

12. Trần Lâm Biền (2003), Quanh ngôi đình làng - nghệ thuật, Bản tin của Trung tâm Thiết kế và Tu bổ di tích, Hà Nội, tr. 26-29.

13. Trần Lâm Biền (chủ biên) (2008), Diễn biến kiến trúc truyền thống vùng châu thổ sông Hồng, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

14. Trần Lâm Biền, Trịnh Sinh (2011), Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội, Tủ sách Thăng Long 1000 năm, Nxb Hà Nội, Hà Nội.


15. Trần Lâm Biền - Đào Hùng (1985), Con rồng trong mỹ thuật Việt Nam, Tạp chí Mỹ thuật (số 2), tr. 47-55.

16. Nguyễn Đức Bình (20026), Nghiên cứu về Mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

17. Cục Bảo tồn bảo tàng và Bảo tàng Hồ Chí Minh (1996), 50 năm bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, Hà Nội, tr. 7.

18. Cục Di sản văn hóa (2005, 2006, 2008, 2010, 2012), Một con đường tiếp cận lịch sử, 6 tập, Nxb Thế giới và Xây dựng, Hà Nội.

19. Cục Di sản văn hóa (2014), Văn bản quản lý nhà nước về di sản văn hóa, Hà Nội.

20. Nguyễn Đỗ Cung (1975), Lời tựa cho cuốn sách ảnh Việt Nam điêu khắc dân gian thế kỷ XVI, XVII, XVIII. Hà Nội.

21. Nguyễn Văn Cương (2000), Về yếu tố đặc sắc của đình làng Bắc Bộ, Tạp chí VHNT (số 7), tr. 39-42.

22. Nguyễn Văn Cương (2006), Mỹ thuật đình làng Bắc Bộ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Du Chi (2000), Trên đường tìm về cái đẹp của cha ông, Viện Mỹ thuật và Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

24. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, 3 tập, Nxb KHXH, Hà Nội.

25. Nguyễn Đăng Duy (1978), Cái bẩy trong kiến trúc cổ, Tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật (số 5, 6), tr. 47-51.

26. Trần Duy (2002), Cảm luận nghệ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

27. Đại Việt sử lược (1960), Bản dịch, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội.

28. Đại Việt sử ký toàn thư (1998), Bản dịch Ngô Đức Thọ, 3 tập, Nxb KHXH, Hà Nội.

29. Đình, chùa Tình Quang, lưu trữ tại Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hồ sơ số 203.


30. Kim Định (1971), Triết lý cái đình, Nxb Lá Bối, Sài Gòn.

31. Lê Văn Hảo (1962), Mở đầu việc nghiên cứu ngôi đình về phương diện Dân tộc học. Hội những người nghiên cứu Đông Dương. Tập 38, số 1. Paris (bộ mới). Bản dịch tư liệu Viện Khảo cổ học.

32. Phạm Đức Hân (2009), Cụm di tích đình - chùa Hữu Bằng (Hà Tây) kiến trúc và điêu khắc, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử.

33. Nguyễn Duy Hinh (1982), Về một số đặc điểm truyền thống của kiến trúc cổ Việt Nam, Góp phần nghiên cứu bản lĩnh bản sắc dân tộc Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.

34. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng thành hoàng làng Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.

35. Diệp Đình Hoa (chủ biên) (1990), Tìm hiểu làng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội.

36. Diệp Đình Hoa (2000), Người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, Nxb KHXH, Hà Nội.

37. Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (2007) Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 1, A - Đ, Tái bản lần thứ nhất, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

38. Nguyễn Văn Huyên (1989), Con voi trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật (số 1), tr. 43-46.

39. Nguyễn Văn Huyên (1997), Địa lý hành chính Kinh Bắc, Hội Khoa học lịch sử - Sở Văn hóa Thông tin Bắc Giang.

40. Thanh Hương, Phương Anh (1973, 1976), Hà Bắc ngàn năm văn hiến

(Tập 1, 2), Ty văn hóa Hà Bắc.

41. Nguyễn Hồng Kiên (1986), Đình Tường Phiêu (Hà Nội) một kiến trúc hiếm ở đầu thế kỷ 17, Những phát hiện mới về khảo cổ học, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 323-325.

42. Nguyễn Hồng Kiên (1991), Bộ vì nóc của kết cấu nhà khung gỗ cổ truyền Việt Nam, Tạp chí VHNT (số 2), tr. 24-31.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022