Kích Thước Mặt Cắt Dọc Của Đại Đình Đình Tây Đằng


trên đỉnh đồi laterit rắn chắc mà dựng ngay trên nền phù sa cổ phong hóa chưa nhiều. Chắc hẳn, khi xây dựng người thợ đã phải bỏ không biết bao công sức tạo mặt bằng cho nền đình được vững vàng. Những người xây dựng thời hiện tại chắc chẵn sẽ không có ai đặt công trình của mình ở chỗ ấy. Vì, chỉ cần lùi lại hai chục mét nữa, lên cao một chút nữa trên nền đồi bị phong hóa họ sẽ có một mặt bằng kiến trúc vững chắc. Hẳn không phải những người thợ xây dựng đình Phù Lão không biết điều đó. Có lẽ, qui tắc chọn lựa đất dựng đình mà ta quen thuộc trong vốn văn hóa cổ truyền của các dân tộc sống ở vùng Đông Nam Á- đặt ngôi nhà của mình gần nơi nguồn nước và mang biểu tượng của yếu tố nước – vùng thấp: con rùa, con trâu, con thuyền đã buộc họ mất thêm công sức, tiền của vào việc xây dựng” [83, tr.17-18].

Một ngôi đình tiêu biểu ở xứ Đoài được dựng thời Mạc (thế kỷ XVI) được Nguyễn Hồng Kiên đánh giá rất kỹ về vị trí xây dựng như sau: “Đình làng Tây Đằng quay về hướng Nam – Nam Tây, hướng về núi Ba Vì, nơi ngự của đức Thánh Tản Viên, Thành hoàng của làng Tây Đằng (và nhiều làng khác nữa quanh chân núi này). Cách đây chưa lâu lắm, khoảng những năm 60 của thế kỷ XX, ngôi đình này vẫn còn nằm ở rìa phía Nam của làng Tây Đằng cổ. Trước kia, theo lời các bậc cao niên của làng, phía trước đình là một không gian mở, rộng thoáng, với những cánh đồng lúa trải dài tới tận chân núi Ba Vì. Cách đình khoảng 100 m có hàng cây gạo (bốn cây do bốn thôn trồng). Cho đến những năm 1951 – 1952, hàng cây gạo cổ thụ trước đình mới bị chặt hạ. Có cụ già làng còn khẳng định rằng trước năm 1966 chưa hề có ngôi nhà nào dám dựng ở phía trước đình. Trải thời gian, với sự gia tăng dân số, làng Tây Đằng được mở rộng về phía Nam, nhà cửa được xây dựng thêm nên đình làng hiện nằm lọt trong khu dân cư. Dòng Tích Giang bây giờ chảy cách đình khoảng 1 km về phía Nam. Không rõ vào thời gian nào, Tích Giang đã chuyển dòng nhưng cả trên bản đồ và trên thực tế vẫn có thể thấy rất rõ những ao, hồ liên tiếp là dấu ấn của dòng chảy cổ. Nếu nối liền dải ao – hồ này thì cả chiếc hồ ngay sát sân đình hiện nay (qua nhiều lần cải tạo, nắn lại, nên hiện có hình


khá vuông vắn) cùng thuộc về dòng chảy cổ ấy. Những khúc uốn của dòng chảy cổ hiện vẫn còn lưu lại dấu vết khá rõ ở cách khu vực đình khoảng 1 km (về phía thượng nguồn) và khoảng 1,5 km (về phía hạ lưu). Theo phong thủy, nếu lấy đình làm điểm quy chiếu thì con sông chảy từ Phải/Dương sang Trái/Âm. Và thế đất được dựng đình làng Tây Đằng xưa kia là khá đắc địa- thế tụ thủy. Thực tế này đã chi phối cả hướng đình, một yếu tố rất được coi trọng vì có ý nghĩa quyết định đến sự sinh tồn và sự phát triển của cả làng. Có lẽ chính vì vậy mà đình làng Tây Đằng không quay hướng chính Nam mà hơi chếch Tây, trông thẳng vào núi Tản” [48, tr.45-46].

Đến với cụm đình Tam Canh với 3 ngôi đình Hương Canh, Ngọc Canh và Tiên Canh được dựng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII thuộc xã Tam Canh, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phú được biết vị trí xây dựng “Đình Hương, đình Tiên và đình Ngọc được dựng lên mặt bằng cao hơn ruộng, ngay ở trên lưng của “rồng”, nơi thế đất tụ linh, tụ phúc. Gò đất cao được dân địa phương xem là Dương, yếu tố Dương, còn sông Kẻ Cánh kia là Âm, yếu tố Âm. Thế đất dựng đình ở đây là hòa hợp, cân bằng, giao hòa, giao cảm Âm – Dương. Không rõ khi chọn đất dựng đình xưa, các thầy địa lý đã lý đã lý giải thế đất này như vậy hay sau khi có đình rồi thì thuyết “phong thủy và “Âm Dương” mới được viện ra để giải thích như chúng ta thường thấy khá phổ biến ở các đình làng khác vùng châu thổ Bắc Bộ. Khi đến khu di tích này, quan sát một vùng rộng lớn hơn, chúng ta đã bắt gặp ở đây cảnh non nước giao hòa, cảnh bề thế của ngôi đình, cảnh gần gũi của đình với những mái nhà ngói lô xô trong khu dân cư, tạo khung cảnh hiền hòa, nhộn nhịp của vùng quê no đủ” [70,tr.9].

Đến với ngôi đình xứ Nghệ - đình Võ Liệt được dựng năm 1859 – 1860 ở bên bờ sông Lam thuộc huyện Thanh Chương, Nghệ An là một ngôi đình tiêu biểu xứ Nghệ dưới thời Nguyễn. Theo Phan Xuân Thành, tác giả Luận án “Đình Võ Liệt trong bối cảnh đình làng Nghệ An”, vị trí xây dựng đình Võ Liệt: “ Đình Võ Liệt được dựng lên trên mặt bằng cao hơn ruộng lúa 1m trong khuôn viên đẹp. Phía sau đình Võ Liệt cách 50 m có mộ ông Phan Đà tướng


giỏi thời Lê. Thế đất này là thế đất tụ linh, tụ phúc. Núi non thế đất được dân địa phương gọi là dương. Sông Lam, khe Bạch Xà, gọi là âm, yếu tố âm. Thế đất dựng đình ở đây là sự cân bằng giao hòa, giao cảm giữa âm và dương”.

Trở về vị trí xây dựng những đình làng ở Gia Lâm thế kỷ XVII – XVIII thường dựng ở gần sông. Đình Xuân Dục (Yên Thường), đình Thanh Am, đình Tăng Phúc, đình Gia Quất (Thượng Thanh), Tình Quang (Giang Biên), đình Công Đình, đình Tế Xuyên (Đình Xuyên), đình Ninh Giang (Ninh Hiệp), đình Lệ Mật (Việt Hưng) nằm gần sông Đuống (Thiên Đức), đình Trân Tảo gần sông Cầu Giàng (Nghĩa Giang), đình Ngọc Động (Đa Tốn) nằm gần sông Đào Xuyên. Từ đặc điểm này có thể thấy rằng yếu tố sông nước đã chi phối sự hình thành những ngôi đình này. Một là ảnh hưởng của thuật phong thủy. Hai là, dòng sông ngày xưa là huyết mạch giao thông rất quan trọng để vận chuyển nguyên vật liệu mà trong đó là vật liệu gỗ từ miền ngược chuyển về. Ba là, những làng gần sông nước có vị trí thuận lợi để phát triển thương mại gắn với thương thuyền “Nhất cận thị, nhị cận giang’’. Đặc biệt dòng Thiên Đức xưa là “cầu nối’’ từ Nhị Hà (sông Hồng/sông Cái) về sông Dâu. Sự dập dềnh sông nước ấy, sự buôn bán thông thương ấy để giao lưu, giao thoa đã tạo sự phát triển kinh tế - xã hội để sớm cho sự ra đời những ngôi đình to lớn vào thế kỷ XVII – XVIII.

Đình cũng được xây dựng trên thế đất thiêng được biểu trưng trên các con vật thiêng trên thế đất lưng hình con rùa như đình Thượng Cát (Thượng Thanh), đình Lỗ Hạnh (Bắc Giang); rồi trên đất cong uốn lượn hình con rồng như đình Thổ Khối (Cự Khối), cụm đình Tam Canh (Vĩnh Phúc)...Hầu hết các đình từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII đều được dựng ở không gian thoáng đãng, cao hơn xung quanh, thường không phải là vị trí trung tâm của làng, phía trước có đầm ao, xa hơn là cánh đồng cánh bãi để đình không bị che bởi nhà dân. Vì vậy đất dựng đình vô cùng quan trọng. Nhiều người cho rằng đình là trung tâm của làng. Sự thật không hẳn như thế. Vị trí của đình phụ thuộc vào đất dựng đình. Mà đất dựng đình được chọn theo quan niệm “phong thủy”


trong tín ngưỡng truyền thống. Nếu chọn sai thế đất thì ảnh hưởng đến cả cộng đồng như bị bệnh hay hỏa hoạn.

3.2.2.2.Quy mô kiến trúc

Đình làng ở Gia Lâm thế kỷ XVII – XVIII là sản phẩm của thời kỳ lịch sử, là hiện tượng lịch sử do vậy cũng như các đình làng ở châu thổ Bắc Bộ nó có sự hình thành, phát triển và suy thoái. Chính bởi vậy về quy mô kiến trúc, mặt nào đó nó chịu ảnh hưởng hay kế thừa của các ngôi đình trước đó, mặt khác do điều kiện kinh tế, số lượng dân đinh trong làng và cả đáp ứng chức năng của nó trong cộng đồng làng xã nên tùy từng địa phương thì quy mô kiến trúc có đình to, đình nhỏ khác nhau. Bên cạnh đó, những ngôi đình ra đời trước, sau cũng có những quy mô khác nhau. Để có sự đánh giá, so sánh giữa đình làng ở Gia Lâm thế kỷ XVII – XVIII với các ngôi đình qua các thời kỳ thì trước hết phải nghiên cứu một vài đình làng tiểu biểu được xây dựng từ thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, những đình làng cùng thời, đình làng dưới thời Nguyễn ở châu thổ Bắc Bộ. Trong sự so sánh cũng chỉ dừng lại sự đánh giá quy mô kiến trúc của tòa Đại đình là công trình kiến trúc khởi nguyên.

Trước hết là đình Tây Đằng (Ba Vì). Đại đình là một tòa nhà lớn, có mặt nền rộng 11,89 m (thuật ngữ kiến trúc cổ gọi là mặt cắt ngang), dài 23,18 m (thuật ngữ kiến trúc cổ gọi là mặt cắt dọc). Đại đình Tây Đằng có 3 gian 2 chái lớn [48, tr.48].

Bảng 3.3: Kích thước mặt cắt dọc của đại đình đình Tây Đằng

Các đơn vị không gian

Số đo

Gian giữa

4,10 m

Gian bên bên phải

4,05 m

Gian bên bên trái

4,03 m

Chái bên phải

3,25 m

Chái bên trái

3,30 m

Hiên hồi bên phải

1,97 m

Hiên hồi bên trái

1,82 m

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm Hà Nội - Những giá trị lịch sử và văn hoá - 18


Đình Trân Tảo (Phú Thị) cũng được xây dựng 3 gian 2 chái, là một ngôi đình có quy mô nhỏ nhất so với những đình làng ở Gia Lâm thế kỷ XVII –

XVIII. Có thể so sánh số liệu sau:

Bảng 3.4: Kích thước cắt dọc của đại đình đình Trân Tảo

Các đơn vị không gian

Số đo

Gian giữa

4,63m

Gian bên bên phải cạnh gian giữa

4,25m

Gian bên bên trái cạnh gian giữa

4,25m

Chái bên phải

4,015m

Chái bên trái

4,015m

Chưa tính hiên hồi


Có thể nói so với đình Trân Tảo thì qui mô kiến trúc 2 ngôi đình này có kích thước tương đương nhau và cũng được xây dựng 3 gian 2 chái. Từ đó thấy rằng đình Tây Đằng có kiến trúc không lớn.

Chuyển sang ngôi đình Lỗ Hạnh (xứ Bắc) xây dựng dưới thời Mạc (1576) và được sửa chữa năm 1692 [40, tr.27]. Ngày nay đình được bố cục hình chữ “công” nhưng rất dễ nhận ra hậu cung mới được dựng thêm, chắp nối với đại đình một cách gượng gạo. Đình Lỗ Hạnh không có tả vu, hữu vu (mới làm về sau cũng đã bị phá). Rất dễ hiểu được đình Lỗ Hạnh vốn xưa dựng theo kiểu chữ “nhất” chỉ có một dãy đại đình duy nhất nằm ngang như những đình cùng loạt với nó, mãi sau, khi tế lễ phát triển mới sửa cho thêm hậu cung vào.

Đình Lỗ Hạnh chạy dài 5 gian 2 chái, lớn nhỏ là 7 gian, cả thảy có 8 vì kèo, mỗi vì có 6 hàng chân cột, cộng tất cả là 48 cột. Trên một số cột, ở đoạn gần chân có lõ mộng lắp đầm sàn. Nhân dân còn nhớ sàn mới bị bóc. Công trình văn hóa này của làng Hạnh vào loại lớn, nền đình dài 23,5 m, rộng 12,3 m, chiều cao tính đến xà nóc là 6,6 m, từ nền đến diềm mái là 2,1 m. Ngày nay sân đình được tôn cao lên làm sân phơi hợp tác, nhưng trước đây, nền đình vượt lên trên sân là 0,7 m. Lòng đình rộng 12,3 m, gián cách giữa các cột


trong một vì như sau: hai cột cái cách nhau 4,5 m, cột cái cách cột quân 2,5 m, cột quân cách cột hiên đình tới 1,7 m. Các cột ấy khá to cao: cột cái chu vi 1,42 m, cao 4, 61 m, cột quân chu vi 1,08 m, cao 2,7 m (chiều cao kể cả đấu). Tám vì kèo trong đình kết cấu không giống nhau. Các vì gian giữa đều theo lối chồng rường -giá chiêng, các vì gian bên kiểu kẻ truyền- giá chiêng [40, tr.25]. Có thể thấy rằng, khởi đầu đình được dựng có quy mô không lớn nhưng hơn 100 năm sau, tức là vào năm 1692 đình được tu sửa và mở rộng quy mô để trở thành ngôi đình “Đệ nhất Kinh Bắc”.

Đình Phù Lưu (Từ Sơn – Bắc Ninh) là ngôi đình cách không xa Gia Lâm. Đây là ngôi đình có niên đại cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII được tu sửa nhiều lần, nhưng đáng lưu ý hơn cả là lần tu sửa lớn vào năm 1798 và năm 1933.

Về qui mô kiến trúc, đình Phù Lưu có quy mô bề thế với toà đại đình khá đồ sộ với 5 gian 2 chái. Tất cả 70 cột lớn nhỏ đứng trên tảng đá xanh hình trụ tròn theo kiểu đôn ngồi vững chãi, mái lợp ngói mũi hài, bờ dải hoa chanh, 4 đầu đao cong vút thanh thoát. Toàn bộ công trình kiến trúc được dựng trên nền bó đá tảng xanh có diện tích 426,7m2 và cao hơn mặt sân 0,25m. Chiều dài 31,1m, chiều rộng 12,3m.

Bảng 3.5: Kích thước cắt dọc của đại đình đình Phù Lưu

Các đơn vị không gian

Số đo

Gian giữa

4,00m

Gian bên bên phải cạnh gian giữa

3,65m

Gian bên bên trái cạnh gian giữa

3,65m

Gian bên kế tiếp bên phải

3,65m

Gian bên kế tiếp bên trái

3,65m

Chái bên phải

5,15m

Chái bên trái

5,15m

Hiên hồi bên phải

1,10m

Hiên hồi bên trái

1,10m


So với đình làng Gia Lâm ở Gia Lâm thế kỷ XVII - XVII thì đình Phù Lưu có qui mô lớn hơn cả (mặt cắt dọc là 31,10m), nhưng mặt cắt ngang lại nhỏ hơn so với đình Xuân Dục (Gian giữa đình Phù Lưu là: 3,60m; đình Xuân Dục là: 4,25m). Nhìn chung với những ngôi đình lớn như vậy nó là sản phẩm của một cộng đồng dân cư có kinh tế khá phát triển ở đường thời.

Từ những đình làng tiêu biểu nêu trên, có thể thấy rằng đình làng xây dựng thời Mạc có quy mô kiến trúc không lớn như đình Tây Đằng (xứ Đoài), đình Lỗ Hạnh (xứ Kinh Bắc) là một vài trường hợp điển hình. Chỉ bước sang thế kỷ XVII, với sự nở rộ của nó ở cuối thế kỷ XVII, đầu XVIII thì những đình làng được ra đời với quy mô kiến trúc lớn mà trong đó phải kể đến hệ thống đình làng ở Bắc Ninh, Bắc Giang và trong đó không thể không kể đến những đình làng ở Gia Lâm (trước thuộc xứ Bắc). Đặc biệt, ngay từ đầu thế kỷ XVII đã xuất hiện những ngôi đình to lớn, đồ sộ như đình Xuân Dục (Yên Thường), đình Phù Lưu (Từ Sơn – Bắc Ninh).

Về tầm cao của kiến trúc đình, có thể thấy rằng đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm có bộ mái rộng, thân đình thấp với bốn góc mái đao uốn cong. Các khoảng hoành được phân chia không thống nhất, có đình chia khoảng hoành kiểu “thượng tam, hạ tứ”, có đình chìa kiểu “thượng tứ, hạ ngũ”. Đây là đặc điểm của từng đình, từng địa phương, không chỉ ở Gia Lâm.

Tuy nhiên bởi xuất phát từ dân gian nên ngoài cái chung cơ bản ấy, đình làng còn có cái riêng do lệ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế và nhận thức của từng làng xã nên đã xây dựng đình to, đình nhỏ khác nhau. Những làng gần với sông hay thuận tiện với việc tiếp cận với đường sông, đường bộ và thị trấn là điều kiện để phát triển kinh tế và cũng thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu để xây dựng đình làng. Tuy nhiên bởi xuất phát từ dân gian nên giá trị biểu tượng chung vẫn chưa vượt ra ngoài tư duy nông nghiệp. Bởi các làng thuần nông không đủ kinh phí cho việc xây dựng đình làng to lớn như vậy.

Một đặc điểm chung, ta thấy là Thành hoàng làng không phải là những đấng cao viễn mà như là một người “cha’’ tinh thần chung của cộng đồng, dù


cho có sự tham gia của Nho sĩ và tầng lớp chính quyền để “Ngài’’ trở thành ông vua tinh thần của làng xã. Hiện tượng này vừa phù hợp với tinh thần đề cao của quần chúng và một phần Nho sĩ và phù hợp với nhu cầu hiện diện của nhà vua trong chính thể quân chủ chuyên chế. Do vậy “Ngài’’ được ban nhiều sắc phong của triều đình. Với tư cách ấy “Ngài’’ có tính chất hai mang, vừa đại diện cho dân để quan hệ với trời đất, vừa như đại diện cho tầng lớp trên để giữ sự ổn định cho chính thể đương thời. Song, người Việt chưa đẩy “Ngài’’ lên thành đấng cao viễn ở tầng trời mà nhìn xuống để ban ân huệ như ở lẽ thường của các tôn giáo. “Ngài’’ gần gũi và chưa xa lìa thế gian, còn là biểu hiện một tư tưởng dung hòa của người Việt nên kiến trúc đình liên quan đến “Ngài’’ dù có to nhất trong kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng ở nông thôn xưa thì nó cũng chưa có xu hướng vươn lên chiều cao mà trước sự mênh mông của đồng ruộng, sân đình mà ta vẫn cảm nhận như bị hút xuống để gần đất hơn trời, dù cho các góc đao của mái đình thế kỷ XVII - XVIII cong lên như muốn cõng cả ngôi đình bay bổng (một cụ thể hiển hiện ở đình Chu Quyến) có 4 đầu kẻ góc đao đình đã được chạm thành phượng để tạo sự bay lên cho kiến trúc này. Đình làng Việt, nhất là ở cuối thế kỷ XVII, đầu XVIII là những sản phẩm riêng Việt, hầu như không có bất kể ở trên không gian phi Việt nào, dù cho đình có thể rất sớm nhưng đình làng là sản phẩm của xã hội, lịch sử, mang tâm hồn, ước vọng Việt.

Một điểm khác là theo thời gian khởi dựng: khởi đầu đình làng không có tường bao mà chủ yếu có gác thờ lửng, hậu cung kiểu chuôi vồ còn ít thấy được xuất hiện ở thế kỷ XVII - XVIII này. Giai đoạn phát triển của đình làng dần qua đi theo sự kiêm tính ruộng đất của tầng lớp địa chủ khiến kinh tế của cộng đồng làng xã bị co hẹp khiến nhiều đình làng được xây dựng phải cần có sự hỗ trợ của tư nhân. Gần với Gia Lâm là tại Từ Sơn có đình Đình Bảng (1736) với sự tham gia của nhà buôn kiêm địa chủ Nguyễn Thạc Lượng, rồi đình Đồng Kỵ cũng tương tự. Tuy nhiên những biểu tượng sâu xa gắn với ước vọng hồn nhiên của nông nghiệp đã bị hạn chế rất nhiều mà chỉ tập trung đề

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí