Định Hướng Hoạt Động Đối Với Các Di Tích Đình Làng Thế Kỷ Xvii – Xviii Ở Gia Lâm


cao là lễ hội thì đây là căn cứ quan trọng, khi nghiên cứu lịch sử làng xã ở Gia Lâm nói riêng, lịch sử làng xã Việt Nam nói chung.

3.3.2. Những giá trị văn hóa

Về giá trị kiến trúc của đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm. Như chúng ta được biết, đình làng ra đời đáp ứng nhu cầu của xã hội đương thời cho nên nó có ba chức năng chính. Đó là chức năng tín ngưỡng, trung tâm hành chính, trung tâm văn hóa cộng đồng. Để đáp ứng các chức của nó, khi xây dựng đương thời người ta chú ý đến vị thế, không gian, quy mô kiến trúc và điêu khắc trang trí. Những đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm cũng không nằm ngoài những yếu tố trên.

Trước hết với chức năng tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng, ông vua tinh thần bảo trợ cho làng xã nhưng đồng thời cũng là ông vua đại diện cho chính thể triều đình. Thông qua “ông vua” này để triều đình phong kiến trung ương tập quyền “thò tay” quản lý làng xã và ngược lại dân làng tôn thờ, đề cao Thành hoàng làng cũng là chấp hành “quy thuận” triều đình. Thành hoàng làng được triều đình phong sắc chức năng vương cũng là nâng cao vị thế “Thánh nhân”. Chính bởi vậy đình làng thế kỷ XVII - XVIII ở Gia Lâm thường quay hướng có yếu tố Nam. Một mặt, nó ứng xử với khí hậu nhiệt đới gió mùa, mặt khác hướng nam còn được hiểu là “Nam phương Thánh diện nhi thính thiên hạ” tức là Thánh nhân quay về hướng nam mà nghe lời tỏ bày, cầu mong của chúng dân thiên hạ.

Cũng với chức năng vừa là đáp ứng tín ngưỡng tâm linh nhưng cũng đáp ứng chức năng cho hoạt động của đời thường như hành chính, sinh hoạt văn hóa cộng đồng nên đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm thường được dựng ở bìa làng. Qua khảo sát thực địa, về sau này do dân số tăng, hoặc do biến đổi về địa lý, mặt khác nhận thức truyền thống bị suy lạc nên nhiều đình làng bị các hộ dân lấn chiếm không gian. Nếu không điều tra kỹ sẽ không phát hiện ra yếu tố này. Đình thường dựng ở bìa làng trước hết để tránh nhà dân che mặt nhưng ở mặt nào đó, đình dựng ở bìa làng là không gian giữa


thiên nhiên và xã hội. Tức là phía trước đình thường là cánh đồng, cánh bãi hay dòng sông và phía sau đình là nơi ở của dân. Hai yếu tố tự nhiên và xã hội trong một thể thống nhất làm cân bằng mối quan hệ.

Đình thường được dựng ở một vị trí cao hơn so với xung quanh, phía trước đình thường có hồ ao tự nhiên hoặc không có, đương thời người ta đào giếng (thường là giếng bán nguyệt). Vị trí cao của đình mang yếu tố dương, ao, hồ, giếng phía trước thuộc âm. Đây vừa ảnh hưởng của thuật phong thủy, vừa ảnh hưởng của thuyết “âm dương ngũ hành”. Tức là âm dương giao hòa mới sinh sôi phát triển.

Mặt bằng đình làng ở Gia Lâm có không gian rộng. Trước hết là sân đình, đình Công Đình (Đình Xuyên) là ví dụ điển hình. Sân đình có diện tích xấp xỉ 3.000 m2. Nó đáp ứng chức năng sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Đặc biệt vào dịp hội làng, sân đình phục vụ cho việc tập hợp các đoàn rước nước, rước kiệu, các trò chơi dân gian, hát tuồng, chèo trước cửa đình. Một số hội như hội Lệ Mật (Việt Hưng) phục vụ nghi thức “đả ngư”, múa Giảo Long, đón “Thập tam trại”. Đình Trường Lâm (Việt Hưng) múa “lột rắn”, đình Hội Xá (Phúc Lợi) phục vụ nghi thức múa “Ải Lao”. Ngoài ra nhiều đình khác ngoài Gia Lâm phục vụ trò vật cầu, cướp kén hoặc các tục hèm khác như giã đám hội La và các trò chơi dân gian khác. Như vậy đình làng với không gian rộng, đảm bảo phục vụ lễ hội, thông qua hội làng và các sinh hoạt văn hóa khác đã gắn kết các thành viên của cộng đồng làng xã.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Thứ hai là mặt bằng tòa đại đình rộng. Đại đình rộng đáp ứng nhu cầu tế lễ vào dịp hội làng, đồng thời với số lượng gian để phân chia vị trí các phe giáp, chức dịch trong làng trong dịp hội cũng như thường nhật là công sở hành chính làng xã. Mặt khác, đình làng là ngôi nhà công cộng của làng xã, chính bởi vậy kiến trúc đình làng bao giờ cũng lớn hơn kiến trúc nhà dân, đình làng cũng tương tự như nhà Rông ở Tây Nguyên. Những ngôi đình được làm dưới thời Nguyễn thường nhỏ hơn với tường hồi bít đốc do chức năng của đình làng có sự thay đổi, đình làng mang nặng tính Đền thờ nhiều hơn.


Đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm Hà Nội - Những giá trị lịch sử và văn hoá - 21

Đình làng thế kỷ XVII - XVIII ở Gia Lâm cũng như các đình làng khác đương thời thường không lát nền mà có sàn gỗ. Đến thời Nguyễn, thay sàn gỗ bằng việc lát gạch Bát Tràng. Qua khảo sát, những đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm hiện vẫn còn dấu tích các lỗ mộng sàn. Đây là yếu tố còn ảnh hưởng của kiến trúc các tộc người khác như nhà sàn của người Mường, nhà Rông của Tây Nguyên theo tiến trình lịch sử di dân từ thời nguyên thủy. Yếu tố không lát nền cho thấy, đây còn ảnh hưởng của thuyết âm dương. Nếu lát nền thì âm dương không giao hòa, âm dương cách trở, không thông được tam tầng thế giới, không dài dòng lớn họ được.

Đình làng thế kỷ XVII - XVIII ở Gia Lâm cũng như đình làng khác

đương thời thường có gian chái với 4 góc mái đao cong. Kiến trúc cổ truyền từ thời Mạc trở về trước thường chưa có tàu mái để tạo nên kết cấu góc mái déo cong thuộc kết cấu bộ khung gỗ, mà góc mái vểnh lên chủ yếu là phần phụ được đắp bổ sung vào, như đầu đao bằng con giống đất nung. Hình thức này đối với những ngôi chùa, đền nhỏ của làng xóm thì chưa thấy bộc lộ “nhược điểm cứng cỏi" của nó. Song, với ngôi đình thì hoàn toàn khác, đây là một kiến trúc lớn nhất của xã thôn, với bộ mái to lớn, nặng nề, thân đình tỏ ra quá thấp, dẫn tới hiện tượng này như một “bức bối” trong kiến trúc suốt thế kỷ XVI. Đình thời Mạc chưa có hệ tàu mái dưới ngói giọt gianh và chắc chắn nó trở nên khó thích hợp với tâm hồn truyền thống. Một dẫn chứng cụ thể về hiện tượng này, được chứng minh, bởi kiến trúc của đình làng Tây Đằng. Đình có những bẩy khá thấp, bẩy được đội ván nong dày, xấp xỉ thân bẩy, đã tạo nên hai mặt bên làm nền cho những mảng phù điêu lớn đậm chất biểu tượng trong kiến trúc thời Mạc. Từ hiện tượng đó, cho rằng khó có thể ở thời khởi dựng người ta đã làm như vậy, mà bộ phần tàu mái chỉ có thể là sản phẩm của thời sau được gá lắp thêm vào nhằm tạo cho ngôi đình chuyển hoá từ bờ mái thẳng, không có góc mái cong thành một kiến trúc có kết cấu với bộ khung cong góc mái. Hệ quả từ việc này cùng với kết quả điều tra ở nhiều kiến trúc thời Mạc khác đã cho chúng ta hiểu góc mái cong sớm nhất chỉ là sản phẩm (có lẽ xuất hiện từ đầu thế kỷ XVII) với một dẫn chứng cụ thể là


đình Tường Phiêu (Phúc Thọ), đình Xuân Dục (Gia Lâm). Một hệ quả khác, từ thực tế này cho chúng ta ngờ vực về ý kiến đình làng được xuất phát từ “con thuyền úp” là chưa đủ căn cứ thuyết phục, bởi thông qua tạo hình chúng ta như thấy tàu mái là mạn thuyền, mái đình như mái của thuyền, đình không có tường bao nên cột của nó như những tay chèo, và như thế đình mang tư cách như một lâu thuyền (một sản phẩm gần gũi với những con thuyền buôn lớn xuôi ngược ở thời kỳ phát triển thương mại vào cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII).

Về mặt điêu khắc trang trí đình làng thế kỷ XVII - XVIII còn để lại những mảng chạm khắc với nhiều đề tài phong phú, đa dạng như linh vật: rồng, lân, phượng, các con vật: hổ, rắn, chim muông, hoa lá, cây cỏ..., rồi những biểu tượng thiêng như đao mác, vân xoắn. Đặc biệt là hình tượng con người: trẻ con, “Tiên cưỡi rồng”... ở trên các cấu kiện kiến trúc thông qua kỹ thuật chạm lộng, chạm bong kênh. Những đề tài trang trí ấy là bức tranh sống động phản ánh những ước vọng của người dân đương thời về cầu nước, cầu mùa, cầu ấm no hạnh phúc, những hình ảnh “Trúc hóa long” như ở đình Tình Quang thể hiện ước vọng trường sinh, những cây cỏ hoa lá như để con người được hòa vào thiên nhiên, rồi hình tượng rồng, hổ hai bên như ở ngưỡng cửa đình Công Đình như muốn gợi ý đề cao học vấn, trí tuệ (rồng tượng cho tiến sĩ, hổ tượng cho cử nhân)...Những đình làng sau này còn có những đề tài “Tứ linh”, “Tứ quý”, “Bát vật”... mặc dù có tính quy phạm nhưng đã bổ sung cho sự phong phú cả về tài trang trí cũng như sức sáng tạo của nghệ nhân dân gian đương thời. Theo Ngô Huy Quỳnh cho rằng, các kiến trúc sư dựng đình là “những bậc thầy của Khoa kiến trúc đô thị” [111] .

Những bức phù điêu trên trang trí kiến trúc đình làng ở Gia Lâm, trước đây nhiều người thường nghĩ, những mảng phù điêu chỉ được nhìn nhận với chức năng trang trí để làm đẹp là chính. Nhưng thực ra những đề tài trang trí đó chuyển tải những giá trị tinh thần cao hơn nhiều. Có nghĩa là, giá trị có tính biểu tượng gắn với không gian tâm linh mới là tinh thần chủ yếu của nghệ thuật truyền thống Việt. Người ta có thể tìm thấy ở nơi đây những ước vọng truyền đời thuộc thuộc tư duy nông nghiệp như việc cầu mưa, cầu mùa


no đủ như hình tượng rồng, vân xoắn; những mối quan hệ với cả vũ trụ và cả thế giới nhân sinh của ông cha ta, có thể thấy những hình tượng “Tiên cưỡi rồng” như ở đình Xuân Dục, đình Tình Quang, đình Trân Tảo, hình tượng “Lưỡng long chầu hổ phù” ở đình Công Đình, hình ảnh lân cầm rắn như bắt gặp một huyền thoại đẹp đẽ về câu chuyện “Khuấy biển sữa đi tìm bát thuốc trường sinh” có nguồn gốc từ Ấn Độ, rồi những cảnh sinh hoạt dân gian múa hát có ở những ngôi đình này. Như vậy, thông qua nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đình làng ở Gia Lâm đã hội đủ tài năng “thao diễn” dòng chảy của tâm tư qua hình thức chạm lộng, bong kênh, chạm nổi. Mặt khác, người xưa đã chú ý tới hình thức đồng hiện, không phân chia ranh giới cụ thể cho một mảng chạm, để trên đó (cùng một mặt gỗ) có nhiều không gian với các đề tài riêng, một ví dụ điển hình trên bức cốn gian giữa Đại đình đình Tình Quang vừa có đề tài “Tiên cưỡi rồng” lại có đề tài hai chú bé đôi mũ bì biện trong tư thế vận động, chúng không có mối liên hệ trực tiếp về nội dung với nhau. Chỉ cần quan sát kỹ càng một chút, người xem đã có khả năng phân định một cách rành rẽ các đề tài trong cái mớ “bòng bong” ấy. Tựu lại có thể gọi chính xác hơn, đây là một dạng nghệ thuật điêu khắc được diễn ra trên không gian hai chiều và tinh thần của nó vượt ra ngoài yếu tố chỉ để làm đẹp đơn thuần cho kiến trúc. Theo Thái Bá Vân: “...nghệ thuật điêu khắc đình làng mang tính truyền thống, có kế thừa và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử, đó chính là biểu hiện của sự tiếp diễn văn hóa, của mạch nguồn văn hóa dân tộc tuôn chảy qua nhiều thời kỳ” [147]. Thông qua nghệ thuật điêu khắc trang trí đình làng ở Gia Lâm, có thể thấy rằng đây là những tác phẩm đồ sộ, một kho tàng di sản văn hóa khổng lồ của dân tộc.

3.4. Định hướng hoạt động đối với các di tích đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm

3.4.1. Tác động đô thị hóa của Thủ đô đến hệ thống di tích và các di tích đình làng

- Trong xu hướng đô thị đang diễn ra với tốc độ nhanh, việc thay đổi cơ cấu tổ chức và cung cách quản lý thôn làng trước đây, nhiều nơi được chuyển


thành phường sẽ phải đối mặt với những khó khăn, mặt bất cập trong tổ chức và quản lý cuộc sống, nhất là trong việc bảo vệ, giữ gìn các di sản văn hóa truyền thống và trong tổ chức các hoạt động văn hóa. Đó là sự xáo trộn về dân cư (do người các nơi về mua đất tại làng và người làng chuyển đi nơi khác) làm suy giảm tính thuần nhất, đồng nhất trong cộng đồng cư dân. Sự chia nhỏ hay “xé lẻ” thôn - làng với chi bộ, trưởng thôn và các đoàn thể quần chúng chung đến đây được chia thành các tổ dân phố với cơ cấu tổ chức riêng – có vị thế như một thôn trước đây, cũng dễ làm suy giảm tính thuần nhất, đồng nhất trong cộng đồng cư dân. Đất đai ngày càng có giá, làm cho các di tích dễ bị xấm lấn hoặc bị tác động về mặt xây dựng của cư dân đe dọa đến không gian, cảnh quan kiến trúc của di tích.

- Không gian kiến trúc của làng ngày càng bị thu hẹp do sức ép của việc xây dựng nhà, ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội.

- Trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, việc bảo vệ, tôn tạo các di tích đình làng là một yêu cầu bức thiết. Trước nhịp sống công nghiệp, đô thị sôi động, gấp gáp, con người cần có những khoảng không gian và khoảng thời gian tĩnh lặng để “xả” bớt căng thẳng, mà một trong những yếu tố hữu hiệu là các di tích, kiến trúc thờ cúng, gắn với các lễ thức thờ cúng và lễ hội. Các các yếu tố văn hóa này còn là cơ sở để gắn kết mọi người thường xuyên bị “hút” vào vòng quay của nhịp sống công nghịêp, nhịp sống đô thị sôi động, ít có điều kiện giao lưu, tiếp xúc với nhau thường ngày như cư dân nông nghiệp đang sống trong các làng quê.

3.4.2. Tổ chức quản lý, hoạt động tại các đình làng ở Gia Lâm

- Xây dựng quy chế quản lý chung cho tất cả các di tích, gồm các nội dung cụ thể:

+ Quản lý cơ sở vật chất: các công trình di tích, cổ vật, đồ thờ tự và giao trách nhiệm cụ thể cho tiểu ban quản lý di tích, UBND xã, Công an xã, Công an huyện, Thanh tra xây dựng xã, huyện, phòng Quản lý đô thị, phòng Tài nguyên Môi trường, phòng Nội vụ, phòng văn hóa và Thông tin.


+ Quản lý lễ hội: quản lý lễ hội theo năm, theo tháng gắn với các tiết lễ và thường nhật. Phân công trách nhiệm quản lý của UBND huyện, UBND xã, phòng văn hóa và Thông tin và các ngành chức năng.

- Kiện toàn Ban quản lý di tích xã, Tiểu ban quản lý di tích và xây dựng quy chế hoạt động:

+ Kiện toàn ban quản lý di tích xã với cơ cấu: Trưởng ban là Chủ tịch UBND xã, các phó ban là Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch UB.MTTQ, thành viên là trưởng các ngành, đoàn thể, trưởng các Tiểu ban quản lý di tích.

- Tổ chức kiện toàn các tiểu ban quản lý di tích, tùy theo điều kiện địa phương xây dựng cơ cấu tổ chức: 01 trưởng tiểu ban, từ 2 đến 3 phó trưởng tiểu ban, từ 10 đến 15 thành viên. Trưởng tiểu ban là Trưởng thôn, Phó trưởng tiểu ban là Trưởng ban Công tác mặt trận, các thành viên đại diện cho các chi hội, đoàn thể, thủ từ, thủ nhang.

- Xây dựng qui chế hoạt động của tiểu ban quản lý di tích, trong quy chế phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên: trưởng tiểu ban phụ trách chung, có thẩm quyền quyết định các hoạt động của tiểu ban trên cơ sở thống nhất ý kiến tập thể. Phân công các phó tiểu ban và thành viên phụ trách về: an ninh trật tự, quản lý tài sản, đất đai; nguồn thu công đức, khánh tiết, phát huy giá trị.

3.4.3. Định hướng bảo tồn và phát huy giá trị của di tích ở Gia Lâm

Xuất phát từ thực tiễn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, để công việc này đi vào nề nếp, trong những năm vừa qua đã có rất nhiều quy định của Nhà nước, Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch liên quan đến vấn đề này được ban hành. Riêng trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di tích nói chung, đình làng nói riêng, cần phải thực hiện nghiêm: Luật di sản văn hoá được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2009. Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và


Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Thông tư số 18/2012/TT- BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Thông tư số 17/2013/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Quyết định số 1076/QĐ- BVHTT ngày 24 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020. Chỉ thị số 73/CT-BVHTTDL ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tăng cường các biện pháp quản lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích.

Hệ thống văn bản quy phạp pháp luật này đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo quản, tu bổ di tích. Đồng thời, đã đề ra những nguyên tắc, có thể coi như những định hướng cơ bản cho hoạt động bảo quản, tu bổ di tích nói chung, trong đó có di tích đình làng.

* Về nguyên tắc cơ bản để bảo quản, tu bổ và phát huy giá trị đình làng ở Gia Lâm:

Nguyên tắc cơ bản là bảo tồn các yếu tố gốc cấu thành di tích, bảo vệ cấu kiện trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích, chỉ thay thế khi thật cần thiết, vật liệu thay thế phải phù hợp. Vật hiệu mới có thể được sử dụng nhưng ở mức hạn chế và đã được thử nghiệm. Thành phần, công trình nào không có cơ sở khoa học để phục dựng phải được giữ nguyên hoặc phỏng dựng ra một vị trí mới.

Khi đưa ra giải pháp khoa học cho việc bảo quản, tu bổ phải tính tới việc phát huy các giá trị của di tích, để di tích trở thành một trung tâm văn

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí