Định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam Khảo sát báo mạng điện tử Tuoitre.vn, Vnexpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01-2014 đến tháng 12-2016 - 21

thông qua các thông điệp truyền thông. Ví như trong quan hệ gia đình, vợ giỏi hơn chồng là nguyên nhân ta vỡ hạnh phúc; phụ nữ vừa thông minh vừa xinh đẹp sẽ khó lấy chồng; ngoại tình hay những hành vi hung hăng, sách nhiễu tính dục là năng lực riêng thuộc về bản năng của nam giới; phụ nữ luôn là người đáng thương, đáng trách trong các mối quan hệ tay ba; học cách chiều chồng và chăm sóc “tổ ấm” là sứ mệnh riêng của phụ nữ, ... Còn trong quan hệ xã hội, vị thế giữa nam và nữ được mô tả trên BMĐT khá chênh lệch, trong đó nam giới vẫn được định danh trong vai trò là lãnh đạo, quản lí, đại diện chính quyền, doanh nghiệp, còn nữ giới thường xuất hiện trong vai trò là công dân, công chúng, nhân viên hoặc người nổi tiếng (ca sĩ, người mẫu, diễn viên, người dẫn chương trình...). Nếu người phụ nữ xuất hiện trong vai trò lãnh đạo, cô ấy sẽ được mô tả là người “vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà”…

+ Về hình thức: Cách thức xây dựng và phản ánh hình ảnh nam và nữ giới trong tin tức trên BMĐT thể hiện qua các yếu tố: Tần suất, vị trí xuất hiện, thể loại, hình ảnh, ngôn ngữ… Kết quả phân tích định lượng và các dẫn chứng chi tiết của việc phân tích định tính nội dung tin bài đã cung cấp những thông tin xác đáng về tình trạng ĐKG trong hình thức thể hiện tin bài trên BMĐT.

Kết luận 3 và 4 chứng minh cho giả thuyết thứ hai: Tuy việc tuyên truyền BĐG trên BMĐT đã có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây, xong ĐKG vẫn tồn tại trong các tác phẩm BMĐT trên cả hai phương diện nội dung và hình thức, phổ cập và củng cố thêm khuôn mẫu giới, trở thành rào cản cho việc rút ngắn khoảng cách giới, từ đó khắc sâu thêm định kiến, duy trì sự bất bình đẳng giới. Các kết luận này cũng đã trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: ĐKG biểu hiện như thế nào trong nội dung và hình thức tin bài trên BMĐT?

5. Có nhiều nhân tố tác động đến vấn đề ĐKG trên BMĐT, trong đó yếu tố chủ quan quan trọng nhất chính là: Nhận thức của phóng viên, người làm báo vẫn tồn tại ý thức định kiến về giới do ảnh hưởng từ môi trường xã hội truyền thống; Bản thân họ chưa có điều kiện và nhu cầu cập nhật những kiến thức và kỹ năng về truyền thông BĐG. Ngoài ra, thực tế đời sống xã hội vẫn còn tồn tại nhiều biểu hiện của ĐKG mà bản thân phụ nữ chính là những người mang ĐKG trong nhận thức chính là những nguyên nhân khách quan khiến cho ĐKG có lí do tồn tại trong nội dung tin tức trên BMĐT; Bên cạnh đó, thói quen tiếp nhận những “lẽ thường” vốn đã tồn tại lâu dài trong đời sống xã hội của công chúng BMĐT đã tạo điều kiện cho việc phản ánh những câu chuyện hợp với lẽ thường

trở thành thói quen của BMĐT cũng như TTĐC nói chung nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng. ĐKG vì thế mà có cơ hội tồn tại, ăn sâu bén rễ trong nội dung tin tức mà đôi khi người trong cuộc cũng khó nhận biết.

6. Để khắc phục tình trạng ĐKG trong nội dung tin tức trên BMĐT, cần xuất phát từ thực trạng vấn đề ĐKG, từ đó có giải pháp cụ thể đối với các tổ chức và các cá nhân liên quan. Chúng ta phải thừa nhận rằng, việc thay đổi nhận thức hay hành vi có nguồn gốc mang tính văn hóa truyền thống như định kiến giới không phải là việc dễ dàng và có thể cho kết quả tốt trong thời gian ngắn. Vì thế, các giải pháp can thiệp mà chúng tôi đề xuất cần được thực hiện một cách đồng bộ trong một khung thời gian đa dạng. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng, việc tác động đầu tiên và mạnh mẽ vào nhận thức của các nhà báo và cơ quan báo chí - những “nhân tố của sự thay đổi”, những người tiên phong trong việc thay đổi nhận thức của công chúng - là việc làm quan trọng và cần thiết được tiến hành liên tục, lâu dài và đồng thời với sự tham gia của nhiều tổ chức nhằm hướng tới một môi trường truyền thông không có định kiến giới.

7. Bên cạnh việc đưa ra các khuyến nghị đối với đội ngũ nhà báo, phóng viên, biên tập viên, cơ quan báo chí, đơn vị đào tạo báo chí, các tổ chức xã hội về giới và công chúng BMĐT, chúng tôi cũng đưa ra các giải pháp cụ thể chi tiết nhằm hạn chế tiến tới xóa bỏ tình trạng ĐKG trong tin tức trên BMĐT trên hai phương diện nội dung và hình thức. Trên cơ sở đó, chúng tôi cũng mạnh dạn đề xuất các tiêu chí xây dựng tin bài không có ĐKG, trong đó đặc biệt chú ý đến các nguyên tắc phản ánh về giới trong nội dung tin tức; các quy tắc, giá trị xã hội và bản sắc văn hóa dân tộc, lấy nguyên tắc nhân văn làm tôn chỉ mục đích, triệt để bài trừ tư tưởng trọng nam khinh nữ trong xã hội và trong chính đội ngũ những người làm báo mạng điện tử, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới; các tiêu chí về nhận thức, năng lực, phẩm chất của người làm báo khi truyền thông về giới để vừa đáp ứng được nhu cầu của đối tượng công chúng BMĐT, vừa tránh được ĐKG trong nội dung tin tức. Các giải pháp và bộ tiêu chí nhận diện ĐKG trong nội dung tin tức này có thể được dùng như những nguyên tắc cơ bản dành cho nhà báo và cơ quan báo chí trong quá trình khai thác và xử lí tin bài liên quan đến giới.

Kết luận 5 và 6, 7 đã trả lời cho câu hỏi: Nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề ĐKG trên BMĐT, đồng thời chứng minh cho giả thuyết thứ ba: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại dai dẳng của ĐKG trong nội dung tin tức, trong

đó nguyên nhân cơ bản nhất chính là định kiến giới đã và đang tồn tại trong tư duy, nhận thức của chính nhà báo mạng điện tử - những người sản xuất tin bài, dẫn đến những sản phẩm ẩn chứa ĐKG được xuất bản trên BMĐT.

8. Trong khả năng của mình và quy mô của một luận án, tác giả luận án đã nỗ lực thu thập tư liệu, khảo sát, đo lường, phân tích và đánh giá thực trạng ĐKG trên BMĐT từ góc độ báo chí học, xã hội học báo chí truyền thông, ngôn ngữ báo chí. Trên cơ sở xây dựng cơ sở lí luận, cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu, tác giả đã soi rọi vào thực trạng ĐKG trong nội dung tin tức trên hơn 3000 tin bài của ba BMĐT trong thời gian hai năm (từ 2014 - 2016 và có bổ sung tư liệu mới trong quá trình nghiên cứu) nhằm đánh giá những ưu điểm và hạn chế của thông tin truyền thông về giới trên BMĐT trên cả hai phương diện nội dung và hình thức biểu đạt. Căn cứ vào thực trạng ĐKG trên BMĐT, luận án đã khái quát những vấn đề đặt ra, đề xuất các giải pháp cũng như xây dựng bộ tiêu chí cụ thể để khắc phục tình trạng ĐKG trong nội dung tin tức trên BMĐT. Đây là việc làm cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam đang huy động tối đa các nguồn lực để cam kết với thế giới thực hiện có hiệu quả công tác BĐG.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

9. Công trình: Định kiến giới trên BMĐT Việt Nam mới đạt được những kết quả bước đầu do có thể vẫn còn những tranh luận, trao đổi xung quanh vấn đề khái niệm, đặc trưng, bản chất của vấn đề thông tin truyền thông về giới cũng như các đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, góc độ tiếp cận… đối với vấn đề ĐKG trên BMĐT. Chính vì vậy, tác giả mong muốn đề tài này sẽ tiếp tục được nghiên cứu ở những góc độ, phương pháp tiếp cận, mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu và giới hạn nghiên cứu khác.

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.

Định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam Khảo sát báo mạng điện tử Tuoitre.vn, Vnexpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01-2014 đến tháng 12-2016 - 21


1. 2014, Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến giới trẻ Việt Nam qua kênh Báo điện tử , Tạp chí Người làm báo, số tháng 9/2014.

2. 2015, Vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay (Khảo sát VnExpress và Vietnamnet từ tháng 3/2015 đến tháng 7/2015), Nữ quyền - Những vấn đề lí luận và thực tiễn (Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia), NXB Đại học Sư phạm.

3. 2017, Ngôn ngữ tiềm ẩn định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay (Khảo sát VnExpress.net và Giadinh.net.vn từ tháng 3/2015 đến tháng 12/2016), Kỷ yếu Hội thảo Ngữ học toàn quốc, Tập 1, NXB Dân trí.

4. 2020, Sử dụng phương pháp chọn mẫu xây dựng tuần ngẫu nhiên (constructed weeks) trong nghiên cứu vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, số 5/2020.

5. 2020, Định kiến giới trên một số báo in và báo mạng điện tử ở Việt Nam (Khảo sát báo Tiền Phong, báo Phụ nữ Việt Nam và báo mạng điện tử Dân trí), Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, số 10/2020.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Đỗ Thị Huệ Anh (2014), Báo chí Đồng Bằng Sông Cửu Long truyền thông về vấn đề bình đẳng giới, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

2. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, Nxb. Lao Động, Hà Nội.

3. Hoàng Anh (2008),Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

4. Trần Thị Vân Anh (2000), Định kiến giới và các hình thức khắc phục, Tạp chí Khoa học về phụ nữ số 5/2000, Hà Nội.

5. Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Hữu Minh (2008), Bình đẳng giới ở Việt Nam (phân tích số liệu điều tra), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

6. Alfred Lawrence Lozenz và John Vivian (1995), NEWS: Reporting and Writing (Làm báo và viết báo), Allyn & Bacon Publisher. Vũ Thu Hồng dịch năm 2003.

7. Báo cáo quốc gia (2015), Kết quả 15 năm thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam.

8. Bộ Thông tin và Truyền thông, ĐSQ Thụy Điển tại Việt Nam (2009), Cẩm nang đạo đức báo chí, Hà Nội.

9. Bộ Thông tin và Truyền thông (2014), Bộ chỉ số giới trong truyền thông, Nxb. Hà Nội.

10. Bộ thông tin và Truyền thông, Cổng thông tin điện tử, Số liệu báo cáo, http://mic.gov.vn/solieubaocao/Pages/TinTuc/116095/Tinh-hinh-phat-trien-linh-vuc-bao-chi-va-phat-thanh-truyen-hinh-nam-2015.html)

11. Bachicop Icaxep (1985), Truyền hình thế kỷ 20, Tài liệu tham khảo nội bộ của Trường tuyên huấn Trung ương, Hà Nội.

12. Barbara A. K. Franklin (2001), Mở rộng tầm nhìn : Thay đổi vai trò giới ở Việt Nam: Báo cáo nghiên cứu, phân tích đối tượng truyền thông và chiến dịch truyền thông vì sự bình đẳng, Uỷ ban Vì sự biến bộ của Phụ nữ Việt Nam, Hà Nội.

13. Betty Friedan, Nguyễn Vân Hà dịch (2015), Bí ẩn nữ tính, Đại học Hoa Sen, Nxb. Hồng Đức

14. Phạm Văn Bích (2012), Mấy vấn đề trong vận dụng quan điểm và lý thuyết giới vào thực tiễn Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và giới, Quyển 22, số 1/2012, trang 3-15.

15. Mai Huy Bích (2009), Giáo trình Xã hội học giới, Nxb ĐHQG Hà Nội.

16. Đỗ Thúy Bình (2012), Bình đẳng giới trên truyền hình qua nghiên cứu các chương trình văn hóa - xã hội của kênh VTV1 và VTV3 của Đài truyền hình Việt Nam, Báo cáo Chương trình Lãnh đạo Nữ Cambridge - Việt Nam, Hà Nội.

17. Nguyễn Ngọc Cương (2012), Công chúng tham gia diễn đàn báo mạng điện tử, Đại học KHXH&NV, ĐH QGHN.

18. Vũ Thế Cường (2014), Hình ảnh và âm thanh cho báo mạng điện tử, Đề tài khoa học cơ sở, Học viện BC & TT.

19. Chương trình hợp tác chung giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc về Bình đẳng giới (2011), Hệ thống các văn bản quy định hiện hành về Bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình, Nxb. Thời đại, Hà Nội.

20. CSAGA (2011), Bạo lực gia đình và ảnh hưởng đối với trẻ em, Bản tin số 10 thuộc Dự án Thông tin về Bạo lực giới.

21. CSAGA (2012), Hỗ trợ, làm việc với người gây ra bạo lực, Bản tin số 13 thuộc Dự án Thông tin về Bạo lực giới.

22. CSAGA, Oxfam (2010), Từ bạo lực đến chung sống hòa bình, Hà Nội.

23. CSAGA, Oxfam (2010), Truyền thông về bạo lực gia đình, Sách hướng dẫn nhà báo và các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông, Hà Nội.

24. Ngô Thị Tuấn Dung (2008), Một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu giới, NXB Viện Gia đình và giới, Hà Nội

25. Đức Dũng (2009), Phóng sự báo chí hiện đại, NXB Thông tấn, Hà Nội.

26. Nguyễn Văn Dững (2013), Cơ sở lí luận báo chí, NXB Lao động, Hà Nội.

27. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, NXB Lao động, Hà Nội

28. Nguyễn Văn Dững (Cb), Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.

29. Anh Dương (2014), Công nghệ lăng xê sao Hàn: Giáo dục giới tính đầu tiên. https://zingnews.vn/cong-nghe-lang-xe-sao-han-giao-duc-gioi-tinh-dau- tien-post399061.html

30. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nxb CTQG, Hà Nội, 2016, tr. 163

31. Trần Xuân Điệp (2002), Sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ và quy hoạch ngôn ngữ, Đề tài NCKH cấp ĐHQG.

32. Trần Thị Minh Đức (chủ biên - 2006), Nữ tiến sỹ đại học quốc gia Hà Nội, NXB ĐHQGHN, Hà Nội.

33. Trần Thị Minh Đức (cb), Hoàng Xuân Dung, Đỗ Hoàng (2006), Định kiến và phân biệt đối xử theo giới: Lý thuyết và thực tiễn, NXB ĐHQG, Hà Nội.

34. Trần Thị Minh Đức(2012), Định kiến và áp lực xã hội đối với nữ trí thức, Bản tin Nghiên cứu Giới và xã hội - Trung tâm Nghiên cứu Giới và XH - Trường ĐH Hoa Sen, Tháng 9/2012

35. Elisabeth Badinter, Nguyễn Xuân Khánh dịch (1999), Nhân dạng nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

36. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, NXB Chính trị - Hành chính.

37. Nguyễn Thị Trường Giang (2014), Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản, NXB Chính trị quốc gia, H., 2014.

38. Nguyễn Thị Trường Giang (Chủ biên), Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử, NXB Chính trị quốc gia, H.,2014.

39. Nguyễn Thị Trường Giang (Cb), (2017), Báo chí và truyền thông đa phương tiện, NXB ĐHQGHN, Hà Nội.

40. Nguyễn Thị Trường Giang (2014), Tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41. Nguyễn Thị Trường Giang, Nguyễn Trí Nhiệm (2014), Báo mạng điện tử - đặc trưng và phương pháp sáng tạo, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

42. Nguyễn Thị Trường Giang (2016), Giáo trình lý thuyết và kỹ năng báo mạng điện tử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

43. Nguyễn Thị Trường Giang, Công chúng báo mạng điện tử thay đổi như thế nào, http://nguoilambao.vn.

44. Lê Thị Ngân Giang (2007), Một số thuật ngữ về giới và bình đẳng giới , Ban Luật pháp chính sách - Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Công ty tư vấn đầu tư y tế, Hà Nội

45. Nguyễn Thu Giang (2011), Truyền thông thị giác dưới sự quy chiếu của lý thuyết đóng khung,Tạp chí Nghiên cứu con người, số 6 (57), Hà Nội

46. Nguyễn Thu Giang (2011), Hiện tượng người nổi tiếng và chức năng xã hội của nó,Tạp chí Khoa học ĐHQG, 27, Hà Nội

47. Nguyễn Thu Giang (2010), Tri tạo truyền thông - một cách tiếp cận mới trong giáo dục,Tạp chí Nghiên cứu con người, số 1, Hà Nội

48. Gloria Bowles, Ranate Durlli Klein (1996), Nghiên cứu phụ nữ: Lý thuyết và phương pháp, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội.

49. Gillian Brown - George Yule (2002), Phân tích diễn ngôn, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội

50. Đỗ Xuân Hà (1999), Báo chí với thông tin quốc tế, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

51. Lê Thị Hồng Hải, Nguyễn Hữu Minh, An Thanh Ly (2012), Vai trò trụ cột kinh tế trong gia đình nông thôn Việt Nam hiện nay: Nam giới và những chiến lược khẳng định nam tính, Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, số 6/2012.

52. Hoàng Minh Hạnh (2012), Vấn đề vi phạm đạo đức báo chí của nhà báo trên BMĐT hiện nay, Luận văn Thạc sỹ, Trường ĐHKH XH và NV.

53. Đỗ Thị Thu Hằng (2014), Lý thuyết truyền thông hiện đại, Giáo trình nội bộ khoa Báo chí - Học viện BC và TT

54. Đỗ Thị Thu Hằng (2013), Tâm lý học ứng dụng trong nghề báo, NXB Thông tấn, Hà Nội.

55. Phạm Thị Hằng (2008), Nâng cao chất lượng thông tin trên BMĐT, Luận văn Thạc sỹ, Học viện BC & TT

56. Khuất Thu Hồng (2017), Hiểu đúng về nữ quyền và bình đẳng giới, Tia Sáng số 05, ngày 05/03/2017.

57. Khuất Thu Hồng (1996), Gia đình truyền thống: Một số tư liệu nghiên cứu xã hội học,Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

58. Vũ Tiến Hồng và nhóm nghiên cứu (2016), Báo chí và định kiến giới đối với lãnh đạo nữ, Oxfam, Hà Nội.

59. Trần Thị Phương Hoa (Cb, 2012), Phụ nữ châu Á và giáo dục - Quan điểm Á, Âu và những nhìn nhận khác, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

60. Nguyễn Quang Hoà (2014), Biên tập báo chí, Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2024