Về Công Tác Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Của Chi Nhánh Thăng Bình

cấp (bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng thuyết minh tài chính). Dựa vào các số liệu trên các báo cáo tài chính, chi nhánh kiểm tra độ tin cậy của các thông tin được cung cấp và đi vào phân tích các nội dung sau:

Về nguồn vốn: xem xét khả năng tự chủ và khả năng tiếp nhận nợ vay của các doanh nghiệp thông qua việc phân tích hệ số nợ, xét sự tăng giảm nguồn vốn chủ và nguyên nhân của sự tăng giảm và tìm hiểu số dư nợ vay hiện tại của khách hàng tại các TCTD.

Về khả năng thanh toán: tính toán và phân tích các chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh.

Về tình hình công nợ: phân tích và đánh giá các khoản phải thu, khoản phải trả, nguyên nhân, đặt biệt chú ý đến các khoản nợ sắp đến hạn và quá hạn

Về hàng tồn kho: Đánh giá, so sánh vòng quay hàng tồn kho giữa các kỳ về sự tăng giảm, nguyên nhân và tính tích cực, tiêu cực về sự tăng giảm đó.

Về hiệu quả sử dụng tài sản: đánh giá chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng TSCĐ, TSLĐ.

Về kết quả kinh doanh: Xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng thông qua hai chỉ tiêu là doanh thu và lãi lỗ cũng như mức độ biến động của chỉ tiêu này.

+ Thẩm định phương án vay vốn (đối với cho vay ngắn hạn) và phương án SXKD (đối với cho vay trung hạn): Chi nhánh xem xét, đánh giá trên các khía cạnh sau:

Xem xét mục đích vay vốn, đối tượng sử dụng vốn có hợp lý không

Phân tích, đánh giá hiệu quả và tính khả thi của phương án SXKD trên các mặt: tính khả thi của phương án về công nghệ và trình độ quản lý, thị trường tiêu thụ và khả năng thực hiện đúng tiến độ của phương án như thế nào, phân tích tính hiệu quả kinh tế dự tính khi thực hiện phương án như doanh thu, chi phí, lợi nhuận.

Xác định số vốn vay của khách hàng có phù hợp với quy định của NHNo&PTNT Quảng Nam không.

Phân tích tính khả thi của nguồn trả nợ, phân tích khả năng trả nợ tiền vay đầy đủ và đúng hạn của khách hàng như thế nào.

+ Thẩm định tài sản bảo đảm: chi nhánh xem xét tài sản bảo đảm trên các khía cạnh: Tính chất pháp lý: tài sản có hợp pháp không, có hồ sơ, giấy tờ chứng nhận

quyền sở hữu hợp pháp không.

Vị trí tài sản: ở đâu?, có thuận lợi cho việc kiểm tra và thanh lý khi khách hàng không trả được nợ không.

Về giá trị: giá trị hiện tại là bao nhiêu, xu hướng sẽ tăng hay giảm trong tương lai.

Sau khi thẩm định tài sản bảo đảm, chi nhánh Thăng Bình sẽ thoả thuận mức vay không quá 70% giá trị tài sản bảo đảm.

Tóm lại: việc đo lường RRTD tại chi nhánh Thăng Bình được thực hiện khá tốt, tuy nhiên, các chỉ tiêu phân tích dựa theo ý kiến đánh giá khá chủ quan của CBTD chứ chưa có thang điểm, tiêu chuẩn cụ thể nào để so sánh, xếp loại khách hàng một cách chính xác.

2.2.2.2. Về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của chi nhánh Thăng Bình

* Công tác kiểm soát nguồn rủi ro cho vay của chi nhánh Thăng Bình

- Công tác kiểm soát nguồn rủi ro do thông tin. Vấn đề thu thập lưu trữ thông tin: công tác thông tin được chi nhánh Thăng Bình chú trọng nhằm tránh tình trạng thông tin không cân xứng, tránh rủi ro do sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Để kiểm soát nguồn thông tin, chi nhánh Thăng Bình thực hiện thu thập và kiểm tra độ tin cậy của thông tin bằng các kênh chủ yếu sau:

Sự cung cấp của khách hàng vay vốn: Thông qua việc yêu cầu khách hàng nộp các báo cáo chi tiết về mình, ngân hàng sẽ nắm được thông tin về khách hàng, tuy nhiên, nguồn thông tin này được khách hàng cân nhắc, sửa chửa kỹ trước khi cung cấp nên độ tin cậy thấp.

Cử CBTD đến kiểm tra trực tiếp tại nơi hoạt động của khách hàng để kiểm tra độ tin cậy của thông tin do khách hàng cung cấp.

Nguồn thông tin lưu trữ ở ngân hàng: Chỉ áp dụng được cho những khách hàng đã quan hệ với ngân hàng.

Nguồn thông tin tại chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Nam và trung tâm thông tin CIC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Nhìn chung, công tác thông tin của chi nhánh còn yếu và chưa được quan tâm đúng mức, do vậy, hậu quả xảy ra với chi nhánh Thăng Bình trong năm 2005, đã gặp

phải rủi ro do cho vay đối với một khách hàng cùng với chi nhánh Kế Xuyên, Bình Quý, chi nhánh Chợ Được.

- Công tác kiểm soát nguồn rủi ro do khách hàng. Công tác tìm kiếm và đa dạng hoá khách hàng, phân tích, chọn lọc khách hàng để quan hệ được chi nhánh Thăng Bình rất chú trọng.

Đối với khách hàng là doanh nghiệp, chi nhánh Thăng Bình đã mở rộng khách hàng từ hai khách hàng DNNN và một DNTN năm 2000, thì đến năm 2005, khách hàng của chi nhánh Thăng Bình đã tăng lên 27 DNNQD và một DNNN. Ngoài ra, nhu cầu vay vốn đầu tư của các khách hàng này cũng khá đa dạng như đầu tư để phát triển các làng nghề truyền thống, hàng thủ công mỹ nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Đây cũng là hướng chính để mở rộng khách hàng của chi nhánh Thăng Bình phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế trên địa bàn hiện nay.

Đối với khách hàng là HSX và cá nhân: Đây là khách hàng truyền thống và chủ yếu của chi nhánh Thăng Bình, ngoài việc mở rộng về số lượng đối với đối tượng này, chi nhánh đã đa dạng hoá các loại hình cho vay, như mở rộng cho vay tiêu dùng, cho vay hộ để nuôi tôm, nuôi bò, nuôi heo sữa, phát triển các loại hình kinh tế trang trại trên địa bàn.

Nhìn chung, có thể khẳng định rằng, mục đích vay vốn hiện nay của các đối tượng vay vốn tại chi nhánh Thăng Bình đa dạng hơn so với trước đây, cả về loại hình và về mục đích sử dụng vốn vay. Chính sự đa dạng này đã giúp chi nhánh Thăng Bình phân tán được rủi ro, trong hoạt động tín dụng không còn rơi vào tình trạng nợ quá hạn của chi nhánh tăng cao hay giảm thấp tuỳ thuộc vào một vài đối tượng vay chủ yếu, ví dụ phụ thuộc vào đối tượng vay là HSX. Tuy nhiên, xét theo giác độ phát triển kinh tế của huyện, nhiều ngành nghề, lĩnh vực mới phát triển chưa được chi nhánh Thăng Bình chú trọng đầu tư nên cơ cấu tín dụng vẫn còn khá tập trung vào một số ngành, lĩnh vực hẹp, trong đó, đặc biệt quá chú trọng, tập trung cho vay doanh nghiệp, chỉ có 28 doanh nghiệp nhưng chiếm gần 33% dư nợ của chi nhánh Thăng Bình. Do vậy, muốn giảm thiểu RRTD, chi nhánh Thăng Bình cần phải đẩy mạnh đa dạng hóa khách hàng, trong đó cần chú trong đa dạng hóa về số lượng khách hàng vay vốn lẫn ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách

hàng.

- Công tác kiểm soát nguồn rủi ro do nhân viên. Với công việc và áp lực ngày

càng tăng, trong khi, đội ngũ của chi nhánh Thăng Bình có độ tuổi ngày càng cao nên trong những năm qua, công tác đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ được chi nhánh Thăng Bình đặc biệt quan tâm, chi nhánh Thăng Bình đã đề nghị một số cán bộ được tham gia học lớp cao học, cao cấp chính trị, cử một số cán bộ tham dự các lớp về nghiệp vụ ngân hàng, vi tính, tập huấn quy chế, cơ chế, quy trình nghiệp vụ do văn phòng miền trung mở nhằm nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn cũng như trình độ chính trị, đổi mới tư duy, nhận thức, đáp ứng yêu cầu trong tình hình kinh doanh mới. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, phân loại cán bộ để bố trí công việc phù hợp với năng lực của từng người. Ngoài ra, chi nhánh Thăng Bình thường xuyên phát động phong trào thi đua trong đơn vị vào các ngày lễ lớn, thực hiện cơ chế khoán tín dụng đến từng cán bộ nghiệp vụ, từng khu vực tạo nên khí thế thi đua sôi nổi trong tập thể CBCNV trong chi nhánh Thăng Bình nhằm phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch và nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, chi nhánh Thăng Bình còn chú trọng đến công tác tập huấn và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cộng tác viên, giúp việc ở hầu hết các địa phương, nhờ vậy công tác cho vay, thu nợ, xử lý nợ quá hạn được kịp thời đã góp phần không nhỏ cho việc hạn chế nợ quá hạn phát sinh của chi nhánh Thăng Bình. Tuy nhiên, vấn đề số lượng lẫn chất lượng con người của chi nhánh Thăng Bình cần đáng phải xem xét trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh trong thời gian đến.

* Công tác giảm thiểu rủi ro cho vay của chi nhánh Thăng Bình

Song song với việc kiểm soát nguồn rủi ro, chi nhánh Thăng Bình cũng đã áp dụng các biện pháp kiểm soát cho vay nhằm giảm thiểu tổn thất như:

- Xây dựng các chỉ tiêu cụ thể trong chính sách cho vay phù hợp với từng thời kỳ để có mục tiêu phấn đấu. Để hạn chế RRTD, hàng tháng, quý, năm, chi nhánh đặt ra các chi tiêu giảm thiểu RRTD để phấn đấu, như mức tỷ lệ nợ quá hạn khống chế, doanh số thu nợ trong hạn, thu nợ quá hạn, doanh số thu nợ đã xử lý rủi ro bằng quỹ dự phòng (biểu 2.9) để CBTD phấn đấu thực hiện và là cơ sở để thực hiện việc khen thưởng hay áp dụng các hình thức kỷ luật đối với CBTD. Ngoài ra, chi nhánh cũng chủ trương áp dụng lãi suất riêng đối với từng nhóm khách hàng tuỳ theo mức độ rủi ro

tiềm ẩn, với những khách hàng có nguy cơ rủi ro cao thì lãi suất cho vay cao, và ngược lại.

Biểu 2.9: Các chỉ tiêu đặt ra và mức độ hoàn thành của chi nhánh Thăng Bình

Đơn vị tính: triệu đồng


Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

Doanh số thu nợ trong hạn

36.19

33.03

50.7

56.78

88.34

% hoàn thành kế hoạch

94.8%

97.2%

97.6%

98.1%

98.5%

Tỷ lệ nợ quá hạn khống chế

3.5%

3%

2.5%

2%

1.5%

Kết quả đạt được

4.2%

3.85%

2.71%

2.42%

1.35%

Doanh số thu nợ quá hạn

5.41

4.85

4.52

3.81

2.45

% hoàn thành kế hoạch

85.4%

79.5%

87.3%

86.5%

105.3%

Doanh số thu nợ khó đòi

058

0.62

0.45

0.48

0.55

% hoàn thành kế hoạch

63.6%

68.4%

66.4%

69.6%

84.6%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Định hướng và giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Bình - 8

(Nguồn: Báo cáo quyết toán tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch hằng năm 2001- 2005 của NHNo&PTNTchi nhánh Thăng Bình)

- Kiểm soát quy trình cho vay. Để hạn chế RRTD, chi nhánh Thăng Bình thường xuyên kiểm soát trong suốt quá trình cho vay, cụ thể:

+ Trước khi cho vay: Thu thập, tra cứu, nắm bắt thông tin về khách hàng, tiến hành phân tích, đo lường nguồn rủi ro khách hàng theo mô hình định tính, phân tích năng lực tài chính của khách hàng, từ đó, xếp loại khách hàng làm căn cứ xét duyệt cho vay.

Phân tích tính khả thi của phương án vay vốn (phương án SXKD) của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó thoả thuận lãi suất cho vay.

Phân tích tài sản bảo đảm.

Kiểm tra các điều kiện vay vốn, tính pháp lý của hồ sơ vay vốn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.

+ Trong khi cho vay: Kiểm tra tiến độ giải ngân có phù hợp với nhu cầu của khách hàng, qua đó phát hiện các trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích.

+ Sau khi cho vay: Định kỳ, kiểm tra, đánh giá chất lượng của khoản vay, kịp

thời phát hiện những tình huống xấu để xử lý. Nội dung kiểm tra bao gồm: Kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng không. Kiểm tra vật tư, hàng hoá, tài sản đảm bảo nợ vay. Ngoài ra, chi nhánh Thăng Bình thường xuyên kiểm soát và xử lý nợ quá hạn phát sinh như phân loại nợ quá hạn theo một số tiêu thức như nguyên nhân phát sinh, theo tính chất bảo đảm để có biện pháp xử lý

Nhìn chung, cùng với tăng trưởng dư nợ, công tác kiểm tra kiểm soát đối chiếu trực tiếp với khách hàng được chi nhánh Thăng Bình hết sức quan tâm. Bên cạnh giao cho CBTD hằng tháng phải kiểm tra tình hình sử dụng vốn và đối chiếu nợ tối thiểu là 10% số khách hàng còn dư nợ; trong thời gian qua, chi nhánh Thăng Bình cũng đã thành lập các tổ kiểm tra đối chiếu đột xuất giữa các địa bàn với nhau, nhằm phát hiện sớm những trường hợp sai sót nghiệp vụ. Ví dụ qua đối chiếu công khai phát hiện nhiều tổ trưởng tổ vay vốn đã xâm tiêu tiền gốc và lãi của khách hàng không nộp vào ngân hàng và chi nhánh Thăng Bình áp các biện pháp chấn chỉnh kịp thời thậm chí khởi kiện ra toà, và cũng thông qua kết quả kiểm tra đối chiếu công khai đối với khách hàng để có cơ sở đánh giá chất lượng tín dụng cũng như trình độ năng lực của CBTD.

- Kiểm soát quy trình thẩm định cho vay. Để hạn chế RRTD, chi nhánh xây dựng quy trình thẩm định cho vay (xem sơ đồ 2.1).

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình thẩm định cho vay tại chi nhánh Thăng Bình


Giám đốc NHNo&PTNT

Trưởng

(3) phòng tín

(4)

Cán bộ thẩm

Giám đốc

Khác h

Phòng tín

(5)


(1) (2)


Công tác thẩm định tại chi nhánh Thăng Bình được thực hiện qua 5 bước:

(1) Khi có nhu cầu, khách hàng gởi hồ sơ vay vốn (giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu thuyết minh cho việc vay vốn) đến phòng tín dụng

(2) Phòng Tín dụng tiếp nhận hồ sơ và giao cho cán bộ thẩm định

(3) Cán bộ thẩm định tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng vay vốn như kiểm

tra tính hợp pháp, hợp lý của hồ sơ vay vốn, thẩm định tư cách khách hàng, thẩm định tình hình tài chính, thẩm định tính khả thi và khả năng trả nợ của phương án vay vốn, thẩm định đảm bảo tiền vay, sau đó, cán bộ thẩm định đưa ra ý kiến và chuyển hồ sơ kèm tờ trình thẩm định cho trưởng phòng tín dụng.

(4) Trưởng phòng tín dụng xem xét, thẩm tra lại các nội dung trong tờ trình thẩm định và ghi rõ ý kiến có cho vay hay không và trình ban giám đốc xin ý kiến quyết định.

(5) Đối với những khoản vay vượt quá quyền phán quyết, trình lên Giám đốc NHNo&PTNT Quảng Nam.

Đối với những khoản vay mà cán bộ thẩm định và trưởng phòng tín dụng không đồng quan điểm thì chi nhánh Thăng Bình tiến hành thành lập tổ tái thẩm định.

Như vậy các bước của quy trình thẩm định của chi nhánh Thăng Bình đã được tiến hành theo một trình tự hợp lý. Việc thẩm định qua nhiều bước khác nhau, giúp chi nhánh Thăng Bình kiểm soát được rủi ro khá hiệu quả do có sự kiểm tra, kiểm soát qua từng khâu. Đồng thời, do có sự phân định cụ thể về nhiệm vụ, thẩm quyền ở mỗi khâu nên đã nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trong ngăn ngừa, hạn chế RRTD.

2.2.2.3. Về công tác tài trợ rủi ro cho vay của chi nhánh Thăng Bình

Tài trợ RRTD được chi nhánh thực hiện song song 2 biện pháp: tự khắc phục rủi ro thông qua việc trích lập dự phòng xử lý rủi ro và chuyển giao rủi ro thông qua việc áp dụng cho vay có đảm bảo bằng tài sản.

* Công tác khắc phục rủi ro

Đây là biện pháp chủ yếu trong tài trợ rủi ro, giúp chi nhánh Thăng Bình thanh toán các tổn thất khi nó xảy ra. Trong những năm qua, chi nhánh Thăng Bình đã áp dụng việc trích lập quỹ dự phòng và xử lý RRTD (biểu 2.10).

Biểu 2.10: Tình hình trích lập quỹ dự phòng & xử lý RRTD của chi nhánh Thăng Bình

Đơn vị tính: triệu đồng


Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

Trích dự phòng rủi ro

0.53

0.65

0.19

0.14

0.17

0.45

0.35

0.31

0.11

0.02

Tỷ lệ trích DPRR trên dư nợ

0.88%

1.35%

0.29%

0.22%

0.16%

Tỷ lệ xử lý RR trên dư nợ

0.74%

0.73%

0.47%

0.17%

0.02%

Nợ đã được xử lý từ nguồn RR


(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2001-2005 của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Bình)


Qua biểu 2.10 cho thấy, quỹ dự phòng rủi ro ở chi nhánh Thăng Bình phải trích năm 2001 là 0.53 tỷ đồng, đến năm 2005 là 0.17 tỷ đồng. Như vậy, số tiền trích quỹ dự phòng rủi ro giảm mạnh qua các năm. Điều này chứng tỏ, các khoản nợ có vấn đề của chi nhánh Thăng Bình đã được hạn chế và giảm đáng kể mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các năm ngày càng tăng.

Song song với việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro, nợ xấu của chi nhánh cũng được xử lý rất tốt, trong năm 2001, chi nhánh đã xử lý rủi ro được 39 khoản với số tiền là 0.45 tỷ đồng, năm 2005 chi nhánh đã xử lý rủi ro được 3 khoản với số tiền là

0.02 tỷ đồng. Do vậy, tỷ lệ nợ quá hạn và khó đòi của chi nhánh Thăng Bình đã được cải thiện đáng kể.

Công tác thu hồi nợ xử lý rủi ro được chi nhánh Thăng Bình thường xuyên quan tâm ngay từ đầu năm, thông qua việc giao chỉ tiêu này cụ thể cho từng khu vực, từng CBTD. Kết quả năm 2005 thu hồi được 0.17 tỷ đồng đạt tỷ lệ 63,31% so với kế hoạch. Nhìn chung công tác thu hồi nợ tồn đọng, nợ đã xử lý rủi ro của chi nhánh Thăng Bình còn thấp. Một số cán bộ chưa thực sự quan tâm đến nguồn thu này. Chính vì vậy, đây cũng là vấn đề cần được khắc phục trong thời gian đến vì đây là nguồn thu góp phần nâng cao năng lực tài chính của chi nhánh.

Biểu 2.11: Tình hình thu hồi nợ xử lý RRTD của chi nhánh Thăng Bình

Đơn vị tính: triệu đồng


Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

Doanh số thu nợ xử lý rủi ro

125

235

173

164

166

% hoàn thành kế hoạch

55,3%

69,7%

46,3%

56,8%

63,31%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2001-2005 của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Bình)


* Công tác chuyển giao rủi ro

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí