Khái Quát Về Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Thăng Bình

Trên cơ sở kinh nghiệm của các ngân hàng về hạn chế RRTD, một số bài học kinh nghiệm rút ra cho NHNo&PTNT Thăng Bình như sau:

Một là: Bám sát chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội của địa phương và mục tiêu phát triển của ngành để xác định phương hướng đầu tư tín dụng hợp lý.

Hai là: Tiến hành phân loại và chấm điểm khách hàng để làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp đảm bảo tiền vay và có chế độ ưu đãi đối với khách hàng.

Ba là: Coi trọng công tác con người: Thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng xây dựng đội ngũ nhân viên có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống trong sáng lành mạnh. Bên cạnh đó, không ngừng củng cố và nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức pháp luật để đáp ứng yêu cầu công việc. Ngoài ra, phân công công việc phù hợp đối với từng nhân viên, gắn quyền lợi, trách nhiệm và hiệu quả công việc đến từng cán bộ, nhằm tạo động lực kích thích hoạt động kinh doanh. Thường xuyên phát động phong trào thi đua trong cán bộ nhân viên tạo nên khí thế thi đua sôi nổi nhằm phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Bốn là: Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện sớm những sai sót để có biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, cần phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể để giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng.

Năm là: Tiến hành phân loại nợ theo các tiêu thức nhằm phát hiện sớm những tiềm ẩn RRTD, có biện pháp đôn đốc thu nợ, xử lý nợ kịp thời và trích lập quỹ dự phòng rủi ro.

Sáu là: Phối kết hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan pháp luật để có biện pháp xử lý kiên quyết đối với các con nợ có khả năng tài chính nhưng chây lỳ, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Tích cực thu hồi dứt điểm các khoản nợ tồn đọng và nợ đã xử lý rủi ro.

Bảy là: Chú trọng công tác thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin, nhanh chóng hiện đại hoá công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng nhằm phục vụ tốt cho công tác này.


Chương 2


thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thăng bình


2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Bình

2.1.1. Sơ lượt quá trình hình thành và phát triển chi nhánh Thăng Bình

Thực hiện chủ trương đổi mới hoạt động ngân hàng từ bao cấp sang chuyên doanh theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp Thăng Bình chính thức được thành lập vào ngày 2/11/1988, trực thuộc Ngân hàng phát triển nông nghiệp Quảng Nam-Đà Nẵng, nằm trong hệ thống Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam trên cơ sở bàn giao từ NHNN huyện Thăng Bình.

Ngày 14/11/1990, theo quyết định số 400/CT của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, do đó, chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp Thăng Bình đổi

tên thành Ngân hàng Nông nghiệp huyện Thăng Bình. Tiếp đó, ngày 15/10/1996, theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký quyết định số 280/QĐ-NHNN, đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam và chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thăng Bình cũng được lấy tên từ đó. Đầu năm 1997, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được chia tách thành 2 đơn vị hành chính và chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thăng Bình là chi nhánh cấp 2, trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, có trụ sở chính tại Quốc lộ 1A, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh Thăng Bình

2.1.2.1 Chức năng của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Bình

- Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn theo địa giới hành chính.

- Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.

2.1.2.2 Nhiệm vụ của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Bình

* Huy động vốn

- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và TCTD khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ;

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam;

- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam;

* Cho vay

- Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho SXKD, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

- Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển SXKD,

dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân và HSX thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp uỷ quyền.

* Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. Cung ứng các phương tiện thanh toán, thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước, các dịch vụ thu hộ, chi hộ, các dịch vụ thu phát tiền mặt cho khách hàng và các dịch vụ thanh toán khác theo quy định NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam.

* Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn và cho vay, mua, bán, ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam.

* Kinh doanh dịch vụ ngân hàng khác: Thu, phát tiền mặt; mua bán vàng bạc; máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ; két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, các nhân trong và ngoài nước; đại lý cho thuê tài chính, dịch vụ ngân hàng khác được NHNo&PTNT Việt Nam cho phép.

* Thực hiện dịch vụ bảo lãnh: Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam .

* Thực hiện các nhiệm vụ khác: Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định. Tổ chức thực hiện việc phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của của chi nhánh cấp trên và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương. Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của chi nhánh cấp trên. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị phục vụ trực tiếp cho việc kinh doanh của chi nhánh cũng như việc quảng bá thương hiệu của NHNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ khác được giám đốc cấp trên giao.

2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức và mạng lưới hoạt động chi nhánh Thăng Bình

Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của NHNo&PTNT Thăng Bình phù hợp với từng cấp chi nhánh quy định tại quy chế về tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam (Ban hành kèm theo quyết định 454/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24/12/2004 của HĐQT-NHNo&PTNT Việt Nam).

- Điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh do Ban giám đốc gồm: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc giúp việc.

- Các phòng, tổ chuyên môn, nghiệp vụ tại chi nhánh gồm có: phòng nghiệp vụ Kế hoạch kinh doanh, phòng Kế toán ngân quỹ, phòng Hành chính tổ chức, và tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ.

- Trước năm 2002, NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Bình hoạt động kinh doanh trên địa giới hành chính của huyện với 21 xã thị trấn, ngoài khu vực trung tâm, mạng lưới giao dịch của chi nhánh gồm có 03 chi nhánh cấp 3 và 01 phòng giao dịch trực thuộc. Tuy nhiên, để thực hiện kế hoạch triển khai đề án cơ cấu lại ngân hàng của NHNo&PTNT Việt Nam và nâng cao vị thế của NHNo&PTNT Quảng Nam phù hợp với quy mô hoạt động, trong những năm qua, Giám đốc NHNo&PTNT Quảng Nam đã nâng cấp chi nhánh cấp 3 Kế Xuyên (đầu năm 2002) và chi nhánh cấp 3 Bình Quý (đầu năm 2004) thành chi nhánh cấp 2 trực thuộc tỉnh. Đến tháng 12/2005, NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Bình chỉ còn 01 chi nhánh cấp 3 và 1 phòng giao dịch trực thuộc.

2.1.4. Lực lượng lao động của chi nhánh Thăng Bình

Với đặc điểm chia tách trong thời gian qua, lực lượng lao động của chi nhánh có nhiều biến động, trước năm 2002, toàn chi nhánh có trên 25 lao động, trong đó, đại học có 16 người, chiếm 64%, trung cấp có 5 người, chiếm 20%. Đến năm 2005, toàn chi nhánh chỉ có 16 người, trong đó, đại học có 14 người, chiếm 94%, CBTD là 6 người, chiếm 37% trên tổng số lao động của chi nhánh, chỉ tiêu này còn quá thấp so với tiêu chuẩn chung của NHNo&PTNT Việt Nam đặt ra.

Nhìn chung chất lượng cán bộ của NHNo&PTNT Thăng Bình có vào thời điểm hiện nay chưa thật tốt, mặc dù cán bộ đào tạo Đại học chiếm tỷ lệ cao (chiếm 94% tổng lao động) nhưng đa phần là cán bộ có tuổi đời cao và được đào tạo trong cơ chế bao cấp, thiếu những cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành Ngân hàng - Tài chính trong cơ chế thị trường, số cán bộ sử dụng vi tính và ngoại ngữ còn ít, làm việc chủ yếu dựa

trên kinh nghiệm là chính. Vì vậy, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh nói chung cũng như chất lượng tín dụng nói riêng của chi nhánh.

Biểu 2.1: Trình độ của đội ngũ cán bộ

Đơn vị: người, %



ST T


Chỉ tiêu


Năm 2001

Năm

2002

Năm

2003


Năm 2004


Năm 2005

SL

T. lệ

SL

T. lệ

SL

T. lệ

SL

T.lệ

SL

T.lệ

1

Tổng cộng

25


22


22


17


16


2

CBTD

9


8


7


6


6


3

Tỷ lệ CBTD

0.36


0.36


0.32


0.35


0.38



4

Độ tuổi trung

bình


45



46



46



42



40


5

Theo trình độ

a

Đại học

16

0.64

15

0.68

16

0.73

13

0.76

14

0.94

b

Trung cấp

5

0.20

4

0.18

3

0.14

1

0.06

1

0.03


c

Chưa qua đào

tạo


4


0.16


3


0.14


3


0.14


3


0.18


1


0.03

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Định hướng và giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Bình - 5

(Nguồn: Báo cáo tình hình lao động 2001-2005 của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Bình)

2.1.5. Tình hình kinh doanh của chi nhánh Thăng Bình

2.1.5.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của huyện Thăng Bình ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Huyện Thăng Bình nằm ở vùng trung của tỉnh Quảng Nam, có diện tích tự nhiên 384,75 Km2, với dân số tự nhiên năm 2005 là 189.688 người, mật số dân số trung bình là 493 người/ Km2, cao gần 3,5 lần so với tỉnh (141 người/ Km2). Là một huyện mật độ dân số cao nhưng chủ yếu sống dựa vào SXNN là chính, toàn huyện có 45.247 hộ, trong đó có 83,47% là hộ nông, lâm, thuỷ sản, với lực lượng lao động chiếm 76,61% số lao động của huyện.

Là địa phương SXNN, nhưng đất đai bạc màu, diện tích canh tác bình quân đầu

người thấp, thu nhập bình quân trên đầu người còn khá thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao so với mặt bằng chung của tỉnh, năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 19% cao hơn so với tỷ lệ của tỉnh là 10,5%. Lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra, làm cho đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, thu nhập tích luỹ thấp. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chậm phát triển, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông liên xã, liên thôn xuống cấp làm cho lưu thông hàng hoá giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII (giai đoạn 2001- 2005), toàn Đảng, toàn dân đã nổ lực phấn đấu, từng bước khắc phục khó khăn, đạt được những kết quả quan trọng về chính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng thể hiện trên một số mặt như sau:

Cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2000, nông nghiệp chiếm 71%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 9%, dịch vụ chiếm 20%. Đến năm 2005, nông nghiệp chiếm 60%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 12%, dịch vụ chiếm 28%.

Kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp phát triển liên tục, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung. Cơ cấu cây con vật nuôi được chuyển đổi phù hợp tại các vùng sinh thái, giá trị thu được bình quân trên ha canh tác là 20,5 triệu đồng, giá trị SXNN tăng bình quân là 5,04% năm, cao hơn mức tăng bình quân của tỉnh là 4%.

Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt được tốc độ tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2005 đạt 75 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm (2001-2005) là 12,42%, tăng gấp 2 lần so với năm 2000, một số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đi vào hoạt động đã giải quyết được 1 lực lượng lớn lao động tại địa phương và tạo ra sản phẩm đa dạng.

Thương mại, dịch vụ từng bước được mở rộng và phát triển, nhiều loại hình dịch vụ ở nông thôn phát triển nhanh như dịch vụ thương mại, kỹ thuật, thông tin, văn hoá, giải trí. Tốc độ tăng trưởng bình quân (2001-2005) của ngành thương mại dịch vụ là 20,03% năm.

Kết cấu hạ tầng được quan tâm quy hoạch, xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp. Hệ thống giao thông nông thôn phát triển, có hàng trăm km đường bê tông hoá, cấp phối đá được xây dựng, 100% xã có đường ô tô đến tận xã, hệ thống thuỷ lợi đảm bảo

chủ động tưới tiêu trên 60% diên tích canh tác.

Với những thành tựa về các mặt kinh tế xã hội thời kỳ 2001-2005 đã đạt được trên đây đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh tín dụng nói riêng của ngân hàng.

2.1.5.2. Hoạt động huy động vốn của chi nhánh Thăng Bình

Nguồn vốn huy động là yếu tố quan trọng, góp phần quyết định quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Tình hình huy động vốn của chi nhánh Thăng Bình trong thời gian qua được thể hiện biểu số 2.2.

Biểu 2.2: Tình hình huy động vốn 2001-2005 của chi nhánh Thăng Bình

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

* Theo đối tượng gởi

- TCKT

2.97

3.48

3.40

4.65

6.04

- Kho Bạc

31.50

39.70

44.59

41.30

42.97

- Dân cư

26.90

36.80

44.54

49.60

69.44

- Khác

0.16

0.16

0.01

0.28

0.10

* Theo kỳ hạn

- Không kỳ hạn

34.70

43.40

48.00

46.30

49.10

- Có kỳ hạn

26.83

36.74

44.54

49.53

69.45

* Tổng Nguồn vốn

61.53

80.14

92.54

95.83

118.55

* Tốc độ tăng trưởng (%)

23.46%

30.25%

15.47%

3.56%

23.71%

* T.độ TT của NHNo

tỉnh(%)


7.48%


5.52%


12.91%


5.36%


18.71%

( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2001-2005 của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Bình)


Qua biểu 2.2 số liệu cho thấy, nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm (2001-2005) tăng trưởng với tốc độ khá cao, năm 2005 nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt 118,55 tỷ đồng, tăng 23,7% so với năm 2004. Sở dĩ nguồn vốn huy động

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí