Lưu Đồ Các Nguồn Rủi Ro Trong Quá Trình Xét Duyệt Cho Vay

Sơ đồ 1.1: Lưu đồ các nguồn rủi ro trong quá trình xét duyệt cho vay


Khách

Cán bộ tín

Môi trường

Năng lực tài

Vị thế kinh

Cán bộ thẩm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Phương pháp phân tích báo cáo tài chính. Đây là phương pháp thông dụng mà các NHTM thường dùng. Bằng cách phân tích bảng tổng kết tài sản, báo cáo thu nhập, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các báo cáo tài chính khác, NHTM có thể xác định được mọi nguy cơ rủi ro của khách hàng về tài sản. Ngoài ra, bằng cách so sánh số liệu kỳ báo cáo và số liệu dự tính kỳ kế hoạch ngân hàng có thể phát hiện ra những rủi ro có thể phát sinh trong tương lai. Việc phân tích báo cáo tài chính không chỉ giúp ngân hàng thấy được các rủi ro thuần túy mà giúp nhận ra được các rủi ro suy tính.

- Phân tích hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của khách hàng. Đây là phương pháp hữu hiệu để nhận dạng RRTD. Qua việc phân tích hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của khách hàng, ngân hàng có thể biết được mục đích vay vốn của khách hàng có hợp pháp không, vốn cho vay được khách hàng đầu tư vào lĩnh vực nào, thuận lợi hay khó khăn, có nằm trong phạm vi tài trợ của chính sách cho vay. Qua đó, giúp ngân hàng nhận dạng được các rủi ro có thể xảy ra nếu chấp nhận lời đề nghị này.

Định hướng và giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Bình - 4

- Phương pháp thanh tra hiện trường. Để nhận dạng RRTD, một phương pháp cũng thường được áp dụng là thanh tra hiện trường. Nhờ quan sát, theo dõi trực tiếp hoạt động của các bộ phận trong tổ chức, trên cơ sở đó, phân tích đánh giá để nhận dạng rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải khi cấp tín dụng.

1.2.1.2. Phân tích rủi ro tín dụng

Sau khi nhận dạng và liệt kê tất cả rủi ro có thể xảy ra khi cấp tín dụng, công việc tiếp theo là tiến hành phân tích rủi ro, xác định được nguyên nhân gây ra rủi ro. Theo lý thuyết “DOMINO” của H.W. Henrich, để tìm ra biện pháp phòng ngừa hữu hiệu thì cần phải phân tích rủi ro, tìm ra nguyên nhân rồi tác động đến nguyên nhân, thay đổi chúng, từ đó sẽ phòng ngừa được rủi ro như sơ đồ 1.2.

Sơ đồ 1.2. Mô tả chuỗi DOMINO của Henrich


Phần lớn các hiện tượng xảy ra là kết quả của một trong những

Phần lớn sự thanh tra được tập trung


Môi trường

Sai lầm của con

Hành động bất

Tai nạn

Tổn thất


Thay đổi một thành phần


Nguồn: [25, tr. 49]

1.2.1.3. Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường RRTD là việc xác định tần số, xác suất RRTD xảy ra hoặc mức độ tổn thất. Ngân hàng có thể sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đo lường RRTD. Một số mô hình thường được ngân hàng sử dụng.

- Mô hình đo lường RRTD bằng định tính. Theo mô hình này, ngân hàng dựa trên các thông tin thu thập về khách hàng để đo lường mức độ RRTD khi cấp tín dụng. Các ngân hàng thường sử dụng tiêu chuẩn CAMPARI hoặc tiêu chuẩn 5C.

+ Tiêu chuẩn CAMPARI: Character (tư cách của người vay), Ability (năng lực của người vay), Margin (lãi cho vay), Purpose (mục đích vay), Amount (số tiền vay), Repayment (sự hoàn trả), Insurance (sự bảo đảm).

+ Tiêu chuẩn 5C: Character(tư cách của người vay), Capital (Vốn), Capacity (Năng lực), Collateral (bảo đảm), Conditions (Điều kiện môi trường)

Các tiêu chí này được đánh giá tốt thì món vay mới được xem là khả thi, RRTD thấp, và ngược lại.

- Mô hình đo lường RRTD bằng định lượng. Một phương pháp khác cũng được các ngân hàng áp dụng là “ mô hình điểm số”. Phương pháp này dựa vào các chỉ tiêu tài chính quan trọng và tầm quan trọng của từng chỉ tiêu để xác định trọng số của chúng trong mô hình. Mô hình cho một điểm số cụ thể cho từng DN và người ta so sánh kết quả với điểm số chuẩn để đánh giá. Chẳng hạn mô hình cho điểm Zeta của Altman, Haldeman và Navagaman (mô hình điểm số Z).

Y = 0,012 X1 + 0,014 X2 + 0,033 X3 + 0,006 X4 + 0,999 X5

Trong đó: X1: Tài sản lưu động ròng/ Tổng tài sản.

X2: Lãi chưa phân phối / Tổng tài sản.

X3: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ Tổng tài sản.

X4: Giá thị trường vốn chủ sở hữu /Giá trị sổ sách cuả tổng nợ. X5: Doanh thu/ tài sản.

Nếu Y < 1,81: Tình hình tài chính không tốt. Nếu 1,81<=Y<=2,99: Chưa thể đánh giá.

Nếu Y >2,99: Tình hình tài chính tốt.

1.2.2. Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro tín dụng

Kiểm soát RRTD là việc sử dụng các biện pháp, công cụ, chiến lược để giảm bớt xác suất gây ra RRTD hoặc ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu tổn thất. Các biện pháp cơ bản để kiểm soát RRTD như sau:

1.2.2.1. Biện pháp kiểm soát các nguồn rủi ro tín dụng

- Đối với nguồn rủi ro môi trường: Thu thập, lưu trữ các thông tin về môi trường, về diễn biến kinh tế trong, ngoài nước, về chính trị, văn hóa, xã hội.

- Đối với nguồn rủi ro từ phía khách hàng: Thu thập, lưu trữ các thông tin về vị thế kinh doanh, năng lực tài chính,... của khách hàng

- Đối với nguồn rủi ro từ phía nhân viên: Có chính sách tuyển dụng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiêm của nhân viên, đặc biệt cần có chính sách thúc đẩy nhân viên tốt.

1.2.2.2. Biện pháp giảm thiểu tổn thất do rủi ro tín dụng

Đây là những biện pháp nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại do RRTD đem lại.

Những biện pháp này chia thành 2 nhóm:

- Các biện pháp ngăn ngừa RRTD. Là những biện pháp giảm thiểu tổn thất trước khi rủi ro xảy ra, đó là việc áp dụng các hình thức, quy trình cho vay, theo dõi hợp lý để nếu như rủi ro xảy ra thì bản thân hình thức, quy trình cho vay, theo dõi này có thể hạn chế rủi ro, cụ thể như:

+ Trước khi cho vay, phải xem xét, phân tích kỹ lưỡng mới ra quyết định cho

vay, như vậy mới không có quyết định sai lầm, nhưng rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Điều này là do kết quả phân tích không thể hoàn toàn chính xác hay ý chí và khả năng trả nợ của người vay có thể thay đổi do nhiều nguyên nhân hoặc ngân hàng đã sai lầm ngay từ khi quyết định cho vay.

+ Tuy nhiên, việc kinh doanh khó có thể thất bại qua 1 đêm mà sự thất bại đó thường có 1 vài dấu hiệu báo động, có thể biểu hiện mờ nhạt hoặc biểu hiện rõ ràng. Vì vậy, sau khi giải ngân, ngân hàng phải giám sát chặt chẽ các khoản nợ, phát hiện ra những dấu hiệu của các khoản vay có vấn đề để ngăn ngừa và giảm thiểu.

- Các biện pháp giảm thiểu tổn thất. Là những biện pháp được áp dụng sau khi rủi ro đã xảy ra nhằm thu hồi, cứu vớt những tài sản còn sử dụng được. Có thể thực hiện các biện pháp sau:

+ Biện pháp cố vấn: Ngân hàng đưa ra các giải pháp có tính chất tư vấn về nhiều chủ đề như: bán hàng, sản xuất nếu ngân hàng thấy rằng cho dù khoản tín dụng đang có vấn đề, nhưng về cơ bản khách hàng vẫn đang hoạt động tốt và có thể hoàn trả nợ cho ngân hàng.

+ Biện pháp tăng thêm vốn: Ngân hàng đề nghị khách hàng tăng thêm vốn bằng việc bán thêm cổ phiếu.

+ Biện pháp sát nhập: Ngân hàng có thể khuyến khích bên vay hợp nhất với các tổ chức khác.

+ Biện pháp giảm bớt kế hoạch SXKD nếu kế hoạch mở rộng đang được trù tính, ngân hàng có thể yêu cầu loại bỏ chúng cho đến khi khách hàng cải thiện được tình hình tài chính.

+ Biện pháp đẩy mạnh thu hồi các khoản thu chậm trả.

+ Biện pháp kiểm soát hàng tồn kho: Bằng cách giảm giá bán, tăng mức chiết khấu, tăng doanh số bán sẽ đặt khách hàng vào thế có thể trả nợ.

+ Biện pháp gia tăng vật bảo đảm hoặc bảo lãnh.

+ Biện pháp cơ cấu lại khoản nợ bằng cách kéo dài kỳ hạn từ đó rút bớt mức trả nợ hàng tháng.

+ Biện pháp gia tăng khối lượng khoản vay: Khi ngân hàng tin tưởng chắc rằng khách hàng có thể được đặt vào đường phục hồi thì ngân hàng có thể áp dụng biện

pháp tăng thêm khối lượng khoản vay.

1.2.2.3 Các biện pháp phân tán rủi ro tín dụng

Việc kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh tiền tệ không tránh khỏi những rủi ro, vấn đề là làm thế nào để giảm thiểu những rủi ro đó. Việc phân tán rủi ro theo nguyên tắc kinh điển "không bỏ tất cả trứng vào một rổ" là điều mà mọi ngân hàng đều quan tâm. Phân tán RRTD là biện pháp rất quan trọng nhằm giúp cho các ngân hàng tránh những tổn thất quá lớn, vượt quá sức chịu đựng của ngân hàng. Để phân tán RRTD, ngân hàng thường sử dụng các biện pháp như đa dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa lĩnh vực ngành nghề, đa dạng hóa loại hình cho vay.

- Đa dạng hoá khách hàng. Là việc mở rộng cho vay đối với mọi thành kinh tế, mọi đối tượng khách hàng như khách hàng là HSX, DNNN, DNTN, Công ty Cổ phần,

... tránh việc cho vay quá mức đối với một đối tượng khách hàng.

- Đa dạng hoá lĩnh vực ngành nghề. Hoạt động kinh doanh ở mỗi lĩnh vực, ngành nghề khác nhau thì có nguy cơ rủi ro khác nhau. Để hạn chế rủi ro xảy ra ở diện cục bộ, mà ngân hàng đã dành phần lớn lượng vốn tín dụng đầu tư cho lĩnh vực ngành nghề đó, các NHTM nên mở rộng đầu tư cho vay vào mọi lĩnh vực ngành nghề như nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ... Cần ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của yếu tố thiên nhiên nhằm hạn chế rủi ro do yếu tố này gây ra.

- Đa dạng hoá loại hình cho vay. Trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốn của từng khoản vay của khách hàng và khả năng kiểm tra giám sát của ngân hàng, mà ngân hàng sử dụng laọi hình cho vay thích hợp như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp ....

1.2.3. Tài trợ rủi ro tín dụng

RRTD dù có được kiểm soát chặt chẽ đến đâu cũng không thể ngăn chặn hoàn toàn. Tài trợ RRTD là việc chuẩn bị các nguồn tài chính để bù đắp cho những tổn thất khi RRTD xảy ra nhằm tránh cho ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng. Có 2 nhóm biện pháp tài trợ RRTD như sau:

1.2.3.1 Các biện pháp tự khắc phục rủi ro tín dụng

Đây là phương pháp mà ngân hàng bị RRTD phải tự mình thanh toán tổn thất. Nguồn dùng để bù đắp, giảm thấp thiệt hại sau khi RRTD xảy ra có thể là thu nhập,

vốn tự có của ngân hàng. Vì vậy, trước đó ngân hàng phải:

- Trích lập quỹ dự phòng RRTD

- Tham gia thực hiện bảo hiểm tiền gửi

Tự khắc phục rủi ro có thể làm tăng động lực kinh doanh của ngân hàng, làm cho ngân hàng có ý thức kiểm soát rủi ro chặt chẽ hơn vì khi RRTD xảy ra, ngân hàng phải là người gánh chịu tổn thất. Tuy nhiên, nếu tổn thất quá lớn, ngân hàng sẽ khó có thể chống đỡ nổi và sẽ bị phá sản.

1.2.3.2. Các biện pháp chuyển giao rủi ro tín dụng

Chuyển giao RRTD là việc sắp xếp để một vài đối tượng khác gánh chịu hoàn toàn hoặc một phần tổn thất xảy ra. Có thể chuyển tổn thất cho các đối tượng sau:

- Chuyển giao cho nhà bảo hiểm

- Chuyển giao cho khách hàng

- Chuyển giao cho nhà bảo trợ khách hàng

- Chuyển giao cho quỹ bảo hiểm góp chung của Nhà nước

Chuyển giao RRTD có thể làm giảm tính bất ổn định của tổn thất và ngân hàng có thể bạo dạn hơn trong việc mở rộng quy mô cấp tín dụng. Tuy nhiên, chuyển giao RRTD có nhược điểm là ngân hàng phải tốn kém chi phí cao cho người nhận chuyển giao, sự phân chia trách nhiệm giữa bên nhận chuyển giao và bên chuyển giao khó khăn

1.3. Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng ở một số Ngân hàng thương mại và bài học rút ra

1.3.1. Kinh nghiệm về hạn chế rủi ro tín dụng ở một số NHTM

Người ta ví kinh doanh và rủi ro như hai quả cân trên một chiếc cân. Nếu kinh doanh giỏi mà phòng ngừa rủi ro tồi thì cuối cùng kinh doanh cũng chẳng có hiệu quả. Ngược lại, nếu quản lý rủi ro tốt nhưng kinh doanh tồi thì hiệu quả cũng tương tự. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình, nhiều NHTM không những phải làm tốt công tác mở rộng tín dụng mà còn, phải làm tốt công tác phòng ngừa, hạn chế RRTD. Bài học rút ra từ một số NHTM như sau:

1.3.1.1 Kinh nghiệm về hạn chế rủi ro tín dụng ở Ngân hàng Đầu tư và phát

triển tỉnh Quảng Nam

Để phòng ngừa, hạn chế RRTD, Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Quảng Nam đã áp dụng các biện pháp sau:

Thứ nhất: Xác định chính sách tín dụng hợp lý: Ngân hàng đã xây dựng được chính sách tín dụng hợp lý, định hướng đầu tư vào các ngành, lĩnh vực kinh tế ổn định, có mức rủi ro thấp. Bố trí vốn đầu tư phù hợp với chủ trương ưu tiên phát triển kinh tế của Tỉnh, hạn chế đầu tư cho những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả. Với chủ trương nâng cao chất lượng tín dụng, Ngân hàng chuyển hướng đầu tư, từ việc chú trọng đầu tư cho DNNN sang chú trọng đầu tư cho các DNNQD.

Thứ hai: Tiến hành chấm điểm xếp loại khách hàng để làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp đảm bảo tiền vay phù hợp với từng loại khách hàng, đồng thời có chế độ ưu đãi lãi suất và thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng, giảm bớt những phiền hà về thủ tục cho vay .

Thứ ba: Chú trọng đến công tác phân loại nợ theo thời gian, theo đối tượng khách hàng, theo tình hình tài sản đảm bảo, để phát hiện sớm những tiềm ẩn RRTD nhằm có biện pháp đôn đốc thu nợ, xử lý nợ kịp thời và trích lập quỹ dự phòng rủi ro.

Thư tư: Chú trọng đến công tác con người: Chăm lo xây dựng đội ngũ có đạo đức và kiến thức nghề nghiệp vững vàng. Phân công công việc phù hợp, gắn trách nhiệm cá nhân với quyền lợi vật chất và tinh thần. Thường xuyên phát động các phong trào thi đua nhằm động viên cán bộ nhân viên hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Thứ năm: Coi trọng công tác tổ chức, kiểm tra, giám soát và tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ và xử lý triệt để các tồn tại sau kiểm tra.

Thứ sáu: Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ: Nhanh chóng hiện đại hoá công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng.

1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở NHNo & PTNT Đà Nẵng

Để hạn chế RRTD, NHNo & PTNT Thành phố Đà Nẵng đã thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể sau:

Một là: Bám sát chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội của Thành phố và mục tiêu phát phát triển của ngành để xác định mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ của ngân hàng trong từng giai đoạn.

Hai là: Nâng cao khả năng thẩm định của CBTD như khả năng thẩm định các dự án đầu tư trung dài hạn, thẩm định tình hình tài chính, thẩm định tài sản đảm bảo nhằm mở rộng tín dụng nhưng đảm bảo hạn chế rủi ro.

Ba là: Chú trọng đến công tác kiểm tra đối chiếu trực tiếp với khách hàng theo tháng, quý, đồng thời, thành lập các tổ kiểm tra đối chiếu đột xuất giữa các địa bàn với nhau nhằm phát hiện sớm những sai sót. Thông qua kết quả kiểm tra đối chiếu công khai đối với khách hàng để có cơ sở nhận xét đánh giá chất lượng tín dụng, trình độ năng lực của cán bộ tác nghiệp và có biện pháp xử lý, giải quyết dứt điểm các khoản sai sót sau kiểm tra.

Bốn là: Có cơ chế phối hợp với các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội liên hiệp thanh niên, Hội cựu chiến binh để giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng. Phát huy vai trò trách nhiệm của đội ngũ cộng tác viên, giúp việc ở hầu hết các cơ sở địa phương, nâng cao năng lực của đội ngũ cộng tác viên trong công tác thẩm định, thu nợ xử lý nợ quá hạn được kịp thời.

Năm là: Không ngừng cũng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thấp nợ quá hạn; phối kết hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan pháp luật để có biện pháp xử lý kiên quyết đối với các con nợ có khả năng tài chính nhưng chây lỳ, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng . Tích cực thu hồi dứt điểm các khoản nợ tồn đọng và nợ đã xử lý rủi ro.

Sáu là: Chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ nhân viên, không ngừng củng cố và xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống trong sáng lành mạnh, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức pháp luật để đáp ứng yêu cầu công việc. Phân công công việc phù hợp đối với từng nhân viên.

Bảy là: Thực hiện tốt chế độ giao khoán tài chính, gắn quyền lợi, trách nhiệm và hiệu quả công việc đến từng cán bộ, nhằm tạo động lực kích thích hoạt động kinh doanh. Thường xuyên phát động phong trào thi đua trong cán bộ nhân viên tạo nên khí thế thi đua sôi nổi trong tập thể CBCNV, nhằm phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Bình

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí