tăng trưởng mạnh trong bối cảnh cạnh tranh giữa các ngân hàng, các định chế tài chính khác là do, ngay từ những ngày đầu mới được thành lập, ngân hàng đã bám sát tình hình thực tế trên địa bàn, gây dựng được uy tín đối với khách hàng, được khách hàng tín nhiệm cao. Vì vậy, nguồn vốn huy động của chi nhánh luôn đứng đầu so với các chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam.
Đồ thị 2.1 : Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh Thăng Bình
2.97
3.48
3.4
4.65
6.04
140
120
100
80
60
40
20
0
2001 2002 2003 2004 2005
- TCKT - Kho B¹ c - D©n c- Tæng Nguån vèn
- Về cơ cấu của nguồn vốn huy động theo đối tượng gởi
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh cho thấy, nguồn huy động từ dân cư năm 2005 đạt 69,44 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2004 và là năm có tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động trong dân cư cao nhất. Trong những năm qua, chỉ số giá tiêu dùng, giá vàng luôn biến động, tỷ lệ lạm phát ở mức cao (năm 2004 là 9,5%), lãi suất danh nghĩa thấp hơn tỷ lệ lạm phát nên lãi suất thực của tiền gởi tiết kiệm âm. Tuy nhiên, chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp thích hợp để khai thác nguồn vốn tại chỗ nhằm đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh như: tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo và thực hiện triển khai các sản phẩm huy động của NHNo&PTNT Việt Nam như tiết kiệm trả lãi sau được thanh toán trước hạn từng phần, tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ, tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu, đồng thời, chi nhánh đã đổi mới phong cách phục vụ theo hướng tận tình chu đáo, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt. Do vậy, tiền gởi dân cư liên tục tăng với tốc độ cao, năm 2005 tăng 48,3 tỷ đồng, gấp 3,29 lần so với năm 2000 và từng bước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động (năm 2005, chiếm 58,5%).
Nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế năm 2005 tăng 30% so với năm 2004,
nhưng nguồn vốn này chiếm tỷ trọng không đáng kể bởi khách hàng là doanh nghiệp trên địa bàn không nhiều. Ngoài ra, nguồn tiền gởi kho bạc chiếm tỷ trọng khá lớn (36% năm 2005) trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, mặc dù nguồn vốn này có tốc độ tăng trưởng khá nhưng đây là nguồn không ổn định. Vì vậy, muốn mở rộng hoạt động tín dụng, ngân hàng cần phải có những biện pháp hữu hiệu hơn nữa để tăng cường nguồn vốn huy động từ dân cư.
- Về cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn huy động. Nguồn vốn có kỳ hạn có tốc độ tăng trưởng nhanh chiếm tỷ trọng hơn 58% tổng nguồn năm 2005. Đây là nổ lực rất lớn của ngân hàng, từ chổ nguồn vốn không kỳ hạn (chủ yếu nguồn tiền gởi kho bạc) là nguồn hoạt động chủ yếu (năm 2001, nguồn không kỳ hạn chiếm 56%, tiền gởi kho bạc chiếm 51% trên tổng nguồn vốn), ngân hàng đã tích cực huy động nguồn vốn có kỳ hạn từ dân cư. Đến năm 2005, nguồn vốn có kỳ hạn chiếm hơn 58% trong tổng nguồn, trong đó, tiền gởi tiết kiệm chiếm 43% trên tổng nguồn.
Đồ thị 2.2: Cơ cấu vốn huy động của chi nhánh Thăng Bình theo loại kỳ hạn
26.83
36.74
44.54
49.53
69.45
100%
80%
60%
34.7
43.4
40%
48
46.3
49.1
20%
0%
2001 2002 2003 2004 2005
- Kh«ng kúh¹ n - Cã kúh¹ n
Tóm lại, với sự nỗ lực của mình, thời kỳ 2001-2005 đánh dấu một thời kỳ khá thành công của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Bình trong công tác huy động vốn, giúp chi nhánh Thăng Bình nâng cao tính chủ động về nguồn vốn trong việc mở rộng cho vay, cơ cấu vốn huy động cũng có những chuyển biến theo hướng tích cực, vốn huy động trong dân cư, có kỳ hạn có xu hướng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn huy động, tạo tiền đề thuận lợi cho việc phát triển chi nhánh trong tương lai. Tuy nhiên, so với quy mô hoạt động ngày càng mở
rộng, nguồn vốn huy động tại chỗ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay của các các nhân, HSX trên địa bàn. Trong những năm sắp tới, Ban lãnh đạo chi nhánh Thăng Bình cần có những biện pháp tăng cường nguồn huy động, điều chỉnh cơ cấu huy động để đảm bảo sự chủ động trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thăng Bình.
2.1.5.3. Hoạt động cho vay của chi nhánh Thăng Bình
Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế của huyện Thăng Bình, nhu cầu vốn của các tổ chức, cá nhân, HSX ngày càng tăng, chi nhánh đã chủ trương mở rộng quy mô cho vay, đầu tư cho các dự án SXKD có hiệu quả nhằm mở rộng hoạt động tín dụng. Chính vì vậy, khách hàng đến giao dịch với ngân hàng ngày càng đông, uy tín và khả năng cho vay của chi nhánh ngày càng nâng cao. Hoạt động cho vay của chi nhánh trong thời gian qua thể hiện ở biểu số 2.3.
Biểu 2.3: Hoạt động tín dụng của chi nhánh Thăng Bình
Đơn vị tính: tỷ đồng
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | |
* Theo TPKT | |||||
- DNQD | 1.62 | 1.21 | 1.52 | 0.90 | 0.11 |
- DNNQD | 1.13 | 0.30 | 4.09 | 11.90 | 35.30 |
- Hộ SX | 57.75 | 46.69 | 59.82 | 50.70 | 73.09 |
* Theo Thời hạn | |||||
- Ngắn hạn | 38.10 | 31.60 | 42.75 | 44.50 | 87.20 |
- Trung hạn | 22.40 | 16.60 | 22.68 | 19.00 | 21.30 |
* Theo Ngành kinh tế | |||||
- NLNN | 54.30 | 42.20 | 55.70 | 48.50 | 75.30 |
- Công Nghiệp | 1.82 | 1.70 | 1.85 | 6.52 | 15.80 |
- Thương mại & DVụ | 4.38 | 4.30 | 7.88 | 8.48 | 17.40 |
* Tổng dư nợ | 60.50 | 48.20 | 65.43 | 63.50 | 108.50 |
- Tốc độ tăng trưởng dư nợ (%) | 15.26% | -20.33% | 35.75% | -2.95% | 70.87% |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Chỉ Tiêu Đo Lường Về Rrtd Của Ngân Hàng Thương Mại
- Lưu Đồ Các Nguồn Rủi Ro Trong Quá Trình Xét Duyệt Cho Vay
- Khái Quát Về Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Thăng Bình
- Thực Trạng Về Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Thăng Bình
- Về Công Tác Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Của Chi Nhánh Thăng Bình
- Những Vấn Đề Đặt Ra Trong Công Tác Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Thăng Bình
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
20.8% | 35.24% | 23.26% | 12.18% | 21.89% |
- Tốc độ tăng trưởng dư nợ của
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2001-2005 của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Bình)
Qua số liệu thống kê (biểu 2.3) cho thấy, dư nợ thời kỳ 2001-2005 đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, trừ năm 2002 và 2004 (do tách chi nhánh cấp 3 Kế Xuyên và Bình Quý thành lập chi nhánh cấp 2 trực thuộc tỉnh). Đến năm 2005, dư nợ của chi nhánh đạt 108,5 tỷ đồng, tăng tuyệt đối so với năm 2004 là 45 tỷ đồng, với tốc độ tăng 70%, so với năm 2000, dư nợ của chi nhánh năm 2005 tăng hơn gấp 2 lần.
Về cơ cấu cho vay theo thời hạn
Đồ thị 2.3: Cơ cấu vốn dư nợ của chi nhánh Thăng Bình theo loại kỳ hạn
22.4
16.6
22.68
19.
21.3
100%
80%
60%
38.1
31.6
42.75
44.5
87.2
40%
20%
0%
2001 2002 2003 2004 2005
1. Ng¾n h¹ n 2. Trung, dµi h¹ n
Dư nợ trung hạn của chi nhánh trong thời kỳ 2001-2005 đã được điều chỉnh theo hướng giảm dần và chiếm tỷ lệ ngày càng thấp trên tổng dư nợ, năm 2001 chiếm 27% thì năm 2005 chỉ chiếm 19,6%. Tuy nhiên, về số tuyệt đối, dư nợ trung hạn vẫn tăng nhẹ qua các năm (chỉ giảm vào năm 2002 và 2004 do tách chi nhánh cấp 3 Kế Xuyên và Bình Quý). Đến 31/12/2005, dư nợ cho vay trung hạn đạt 21,3 tỷ đồng, tăng so với năm 2001 là 1,7 tỷ đồng. Ngược lại, dư nợ ngắn hạn tăng mạnh qua từng năm, năm 2005 đạt 87,2 tỷ đồng, tăng so với năm 2004 là 42,7 tỷ đồng, với tốc độ tăng 95,6%, so với năm 2001 tăng gần gấp 3 lần.
Về đối tượng khách hàng vay vốn
Khách hàng của chi nhánh trên địa bàn bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp, HTX và các hộ gia đình vay vốn để phát triển SXKD hay tiêu dùng trong đó số lượng khách hàng đông đảo nhất là HSX.
- Đối với khách hàng là HSX. Đây là bộ phận khách hàng có món vay nhỏ nhưng có số lượng khá đông đảo và là thị trường mục tiêu của chi nhánh Thăng Bình. Đến 2005, dư nợ của bộ phận này đạt 73,09 tỷ đồng, chiếm trên 67% tổng dư nợ (chỉ tiêu trên giao là 60%), tăng 22,4 tỷ so với năm 2004 với tốc độ tăng là 44% và tăng 25,8 tỷ so với năm 2000. Để đạt được kết quả như vậy, chi nhánh Thăng Bình đã có nhiều nổ lực trong việc mở rộng cho vay, cùng với việc cho vay các khách hàng truyền thống, chi nhánh Thăng Bình đã mở rộng cho vay đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế địa phương như cho vay nuôi bò lai theo QĐ 66 của UBNN tỉnh , cho vay phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, cho vay thu mua hàng nông sản phục vụ nhà máy hạt điều tại cụm công nghiệp Hà Lam - Chợ Được, cho vay xuất khẩu lao động và cho vay phục vụ đời sống. Việc mở rộng cho vay HSX của chi nhánh Thăng Bình chủ yếu phụ thuộc vào việc gia tăng số hộ vay vốn và mức dư nợ trên hộ vay. Năm 2002 và 2004, dư nợ cho vay HSX giảm một phần do tách 2 chi nhánh cấp 3. Mặt khác, năm 2004, chi nhánh Thăng Bình đã bàn giao dịch vụ hộ nghèo sang Ngân hàng Chính sách xã hội và nợ tồn đọng khắc phục lũ lụt đã được xử lý theo VB 227/NHNo-TD ngày 31/12/2004. Như vậy, địa bàn bị thu hẹp do chia tách nên số lượng HSX vay giảm đáng kể từ hơn 12.500 hộ năm 2000, đến năm 2005 chỉ còn hơn 5.350 hộ. Để khắc phục vấn đề này, chi nhánh Thăng Bình đã nâng mức cho vay đối với mỗi HSX vay vốn, năm 2000, mức dư nợ bình quân một HSX là 3,67 triệu đồng thì năm 2005, bình quân một HSX đã nâng lên 13,67 triệu đồng (biểu 2.4).
Biểu 2.4: Hoạt động cho vay HSX của chi nhánh Thăng Bình
Đơn vị tính: triệu đồng
1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 |
7,93 1 | 10,05 7 | 11,10 5 | 12,30 9 | 12,50 2 | 8,26 7 | 9,61 6 | 4894 | 4912 | 5345 | |
Dư nợ | 22,6 10 | 23,55 0 | 24,86 0 | 26,74 0 | 45,81 0 | 57,7 50 | 46,6 90 | 59,8 20 | 50,7 00 | 73,0 90 |
Dư nợ/ hộ | 2.85 | 2.34 | 2.24 | 2.15 | 3.67 | 6.99 | 4.86 | 12.2 2 | 10.3 2 | 13.6 7 |
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm cho vay HSX của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Bình)
Đồ thị 2.4 : Tốc độ tăng trưởng cho vay HSX của chi nhánh
12309
12502
11105
10057
7931
8267
9616
4894
4912
5345
14000
12000
10000
8000
6000
4000
2000
0
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
S« hé D- nî D- nî /hé
Ngoài ra, cùng với việc thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ, chi nhánh Thăng Bình đã mở rộng diện vay, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của mọi khách hàng. Tính đến 31/12/2005, dư nợ cho vay đáp ứng nhu cầu đời sống người dân của chi nhánh Thăng Bình chiếm 16,1% trên dư nợ HSX, tăng 20,1% so với năm 2004. Qua khảo sát thống kê cho thấy người dân đi vay để phục vụ sinh hoạt đời sống chủ yếu là mua sắm phương tiện giao thông (chiếm 55%), xây dựng sữa chữa nhà ở, và mua sắm phương tiện nghe nhìn (chiếm 30%), chỉ có 15% chi tiêu khác.
- Đối với đối tượng khách hàng là DN. Từ khi có chủ trương của Chính phủ về cổ phần hoá các DNNN và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển,
nhiều công ty TNHH, DNTN ra đời. Đến năm 2005, trên địa bàn huyện có 27/30 DNNQD và 1 DNNN có quan hệ tín dụng với ngân hàng (năm 2000 chỉ có 2 DNNN và 2 DNNQD). Vì vậy, năm 2005, dư nợ của nhóm khách hàng DNNQD là 35,3 tỷ đồng, chiếm 32,5% trên tổng dư nợ, tăng so với năm 2004 là 23,3 tỷ, với tốc độ tăng là 195%, so với năm 2000, tăng gấp 18 lần (biểu 2.3). Việc mở rộng, tăng trưởng dư nợ của các DNNQD phù hợp với chủ trương phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Ngoài ra, DNNN chỉ có 1 đơn vị và dư nợ chiếm tỷ lệ không đáng kể. Như vậy, DNNQD sẽ là một trong những khách hàng chính, quan trọng mà chi nhánh Thăng Bình cần phải quan tâm hơn nữa trong thời gian tới.
* Về đối tượng và ngành nghề cho vay
Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Bình đã tích cực thực hiện việc cho vay trực tiếp đến hộ nông dân theo Nghị định 14/CP của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai Quyết định 67 của Chính phủ đến các HSX thông qua các chương trình phối hợp với Hội nông dân, Hội phụ nữ và các đoàn thể khác để chuyển tải vốn đến HSX. Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế phù hợp với cơ cấu phát triển kinh tế của địa phương, dư nợ cho vay ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, ngày càng đóng góp tích cực vào mục tiêu chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, con vật nuôi, góp phần ổn định đời sống kinh tế, xã hội trên địa bàn. Vốn của chi nhánh Thăng Bình chủ yếu được đầu tư vào các lĩnh vực sau:
- Ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Tính đến 31/12/2005, dư nợ ngành này đạt 75,3 tỷ đồng, chiếm 70%, tăng 26,8 tỷ so với 2004, với tốc độ tăng là 55,3%, tập trung vào các đối tượng như phân bón, thuốc trừ sâu phục vụ sản xuất lương thực, trồng cây ăn quả, mua giống, thức ăn gia súc, gia cầm hay nuôi trồng thuỷ sản. Đặc biệt ngành chăn nuôi của huyện phát triển khá mạnh nhờ vốn tín dụng của ngân hàng, chi nhánh Thăng Bình đã mở rộng cho vay để nuôi bò, nuôi dê, nuồi lợn sữa theo mô hình khinh tế trang trại, hoạt động của các trang trại này rất hiệu quả và hoàn trả nợ ngân hàng đúng hạn. Tuy nhiên, vấn đề dịch bệnh và biến động giá cả đầu ra của các sản phẩm đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng vay. Ngoài ra, ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản là ngành có truyền thống và thế mạnh ở một huyện ven biển. Vốn của ngân hàng được đầu tư vào các đối tượng như nuôi tôm sú, tôm hùm, nuôi cá và
đánh bắt thuỷ sản đã tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi mở rộng diện tích, nâng cao khả năng thâm canh, chuyển hướng sang nuôi công nghiệp, từ đó giải quyết công ăn việc làm, nhiều hộ ngư dân vùng ven biển thoát nghèo và vượt lên giàu có đồng thời tạo nguồn nguyên liệu rất lớn phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt động chăn nuôi (nuôi tôm) còn rất bấp bênh và ở trình độ thấp nên nguy cơ rủi ro cho vay của chi nhánh Thăng Bình trong lĩnh vực này là khá cao.
Đồ thị 2.5: Tỷ trọng dư nợ các ngành kinh tế
69.40%
14.56%
16.04%
76.38%
10.27% 13.35%
85.13%
2.83%12.04%
87.55%
3.538%.92%
89.75%
3.017%.24%
2005
2004
2003
2002
2001
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
g
- N NàLnNhNcông nghiệp và tiCể«ungthNủghciÖôpng nghiệp. Đối vớTihC- ¬Nngvmà¹Ti&DTVCN, chi nhánh Thăng Bình cũng đã đạt được nhiều kết quả trong công tác tăng trưởng dư nợ, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của nhân dân, phục vụ tốt chương trình kinh tế của huyện. Đến năm 2005, dư nợ ngành này đạt 15,7 tỷ tăng so với 2004 là 9,2 tỷ với tốc độ tăng là 141% so với năm 2004 và tăng gấp 15 lần so với năm 2000. Kết quả dư nợ này cũng khá phù hợp với sự phát triển của ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Đặc biệt, năm 2005, chi nhánh đã cho vay đầu tư phát triển làng nghề truyền thống tại Thị trấn Hà Lam, cho vay đầu tư phát triển mây tre xuất khẩu ở Bình Nguyên và một số ngành nghề khác, cho vay để phát triển cơ sở hạ tầng tại cụm công nghiệp Hà Lam - Chợ Được.
- Ngành thương mại dịch vụ: Cùng với việc gia tăng dư nợ ở các ngành nông lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dư nợ của ngành dịch vụ cũng được gia tăng nhanh chóng. Năm 2005, dư nợ của ngành này đạt 16 tỷ đồng, tăng so với 2004 là 8,9 tỷ với tốc độ tăng 105%, so với năm 2000, tăng gấp 10 lần.