Diện Tích, Dân Số Và Mật Độ Dân Số Tỉnh Trà Vinh Phân Theo Huyện Năm 2010.


Bảng 2.4. Diện tích, dân số và mật độ dân số tỉnh Trà Vinh phân theo huyện năm 2010.

STT

Đơn vị hành chính

Diện tích (km2)

Dân số

(người)

Mật độ dân số (người/km2)

1

Thành phố Trà Vinh

68,16

101.174

1.484

2

Huyện Càng Long

294,09

143.209

487

3

Huyện Cầu Kè

246,62

109.481

444

4

Huyện Tiểu Cần

226,75

108.750

480

5

Huyện Châu Thành

343,39

136.506

398

6

Huyện Cầu Ngang

319,09

131.303

411

7

Huyện Trà Cú

369,92

176.256

476

8

Huyện Duyên Hải

420,07

99.177

236

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập - 9

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh 2006 – 2010)


Trà Vinh có kết cấu dân số trẻ, mặc dù trong những năm gần đây tốc độ gia tăng dân số đã giảm. Kết cấu dân số trẻ của tỉnh Trà Vinh được là do tỉ suất sinh thô khá cao trong một thời gian dài và kết quả là tăng tốc độ gia tăng dân số tự nhiên.

Dân số trẻ nên Trà Vinh có nguồn lao động đông đảo. Với một nền kinh tế chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp, hàng loạt thách thức đã và đang đặt ra cần phải giải quyết như việc làm, y tế, giáo dục và nâng cao vật chất, tinh thần cho nhân dân trong tỉnh.

Kết cấu dân số theo giới tính của Trà Vinh có xu hướng chung là giảm tỉ trọng của nữ và tăng tỉ trọng của nam. Năm 2010 giới nữ chiếm 50,7 % tổng số dân của tỉnh, còn tỉ trọng của nam là 49,3 %.

Cộng đồng các dân tộc đã tạo nên tính chất đa dạng và phong phú trong đời sống văn hóa của Trà Vinh. Mỗi tộc người có những bản sắc riêng hội nhập với cả cộng đồng cùng nhau xây dựng Trà Vinh giàu đẹp trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2010 là 585.926 người; trong đó, lao động nông nghiệp 318.659 người (chiếm 54,4 %); lao động công nghiệp – xây dựng 106.542 người (chiếm 18,2 %); lao động dịch vụ 160.725 người (chiếm 27,4 %). Trong những năm gần đây, xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội tương đối nhanh theo hướng thu hút nhiều lao động vào các lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và giảm dần tỉ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2002 lao động trong khu vực I chiếm đến 79,6 % lao động xã hội nhưng đến năm 2007 tỉ lệ này giảm xuống còn 67,3 % và đến năm 2010 chỉ còn 54,4

%. Nguyên nhân là do sức hút từ các khu công nghiệp, đô thị trong và ngoài tỉnh đã thu hút thanh niên từ nông thôn chuyển sang làm việc trong các khu công nghiệp, thương mại và đô thị, điều này đồng nghĩa với lực lượng lao động làng nghề cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Về chất lượng lao động: Nhìn chung Trà Vinh có lực lượng lao động trẻ nhưng chất lượng còn thấp, tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm đến 85,22%, cao hơn mức trung bình của ĐBSCL 1,97 % và cao hơn mức trung bình cả nước 10,55


%; lao động có trình độ công nhân kĩ thuật chiếm 10 %; trung học chuyên nghiệp 2,65 % và cao đẳng trở lên chiếm 2,04 %. Tuy nhiên, phần lớn lao động trong nông thôn đang bị già hóa và chưa qua đào tạo dẫn đến khả năng tiếp thu khoa học – công nghệ và thích ứng với cơ chế thị trường sẽ gặp không ít hạn chế.

Về truyền thống ngành nghề của dân cư: Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước đây, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại vùng nông thôn, việc hình thành các làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được cư dân tranh thủ làm lúc nông nhàn, những lúc không phải mùa vụ chính. Bởi lẽ trước đây kinh tế của người Việt cổ chủ yếu sống dựa vào việc trồng lúa nước, mà nghề nông không phải lúc nào cũng có việc. Thông thường chỉ những ngày đầu vụ, hay những ngày cuối vụ thì người nông dân mới có việc làm nhiều, vất vả như: cày bừa, cấy, làm cỏ (đầu vụ) cho đến gặt lúa, phơi khô… còn những ngày còn lại thì nhà nông rất nhàn hạ, rất ít việc để làm. Từ đó nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm thêm công việc phụ để làm nhằm mục đích ban đầu là cải thiện bữa ăn và những nhu cầu thiết yếu hàng ngày về sau là tăng thêm thu nhập cho gia đình. Theo thời gian, nhiều nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của nó, mang lại những lợi ích thiết thân cho cư dân. Như việc làm ra các đồ dùng bằng mây, tre, lát, lục bình… phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu riêng đã trở thành hàng hóa để trao đổi, đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân vốn trước đây chỉ trông chờ vào các vụ lúa. Từ chỗ một vài nhà làm nghề, sau đó nghề lan rộng và phát triển trong cả làng. Nguồn lao động làng nghề dồi dào, khéo tay, cần cù, chịu khó, sáng tạo, biết tích lũy kinh nghiệm và từng bước đưa khoa học – công nghệ mới áp dụng vào sản xuất. Lao động làng nghề có thể tự làm sản phẩm ở tại nhà, không phải thuê mướn mặt bằng, không vướng các nội qui, qui chế, kỉ luật trong lao động như làm việc ở các công ty, xí nghiệp… người lao động có thể tranh thủ thời gian nông nhàn lúc rảnh rỗi để tham gia sản xuất, tăng thêm thu nhập cho nông hộ, vì thế làng nghề không ngừng được mở rộng và phát triển. Từ nguồn nguyên liệu phong phú sẵn có như tre, trúc, lát, thủy hải sản… lao động tại địa phương đã khai thác và tạo ra những sản phẩm đặc trưng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, sản xuất và đưa ra thị


trường tiêu thụ, không chỉ thị trường trong nước mà còn thị trường nước ngoài, ngày nay sản phẩm của làng nghề còn rất hấp dẫn đối với khách du lịch.

Ưu thế dân cư và lao động của Trà Vinh thuận lợi phát triển các làng nghề đan chiếu; đan đát các sản phẩm từ tre, trúc, lục bình; thủ công mỹ nghệ; sơ chế biến thủy hải sản và gây trồng hoa cây kiểng.

Quá trình hình thành và phát triển của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Trà Vinh gắn liền với đặc điểm sinh sống, lao động, văn hóa và tôn giáo. Mỗi dân tộc ở Trà Vinh có phong tục tập quán, tiếng nói, chữ viết và món ăn đặc thù riêng. Nhân dân Trà Vinh đã đóng góp rất lớn sức người, sức của trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có nhiều di tích lịch sử ghi lại truyền thống đấu tranh giữ nước và bảo vệ đất nước của nhân dân như: đền thờ Bác Hồ, cụm tượng đài “Toàn dân nổi dậy đoàn kết lập công”, bia đồng khởi Mỹ Long, khu căn cứ Tỉnh ủy ở huyện Duyên Hải; nhiều địa phương được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa và lịch sử cách mạng gắn liền với các dân tộc, tôn giáo như khu di tích Ao Bà Om, chùa Dơi và nhiều chùa của đồng bào Khmer, nhà thờ của đạo Cao Đài, Công giáo và đạo Tin Lành với nhiều kiến trúc độc đáo. Cùng với hệ thống di tích là những lễ hội riêng của các dân tộc như lễ Thượng ngôn ngày 15 – 1, lễ Trung ngôn ngày 15 – 8 của đạo Cao Đài, ngày hội Ok – Om – Bok của đồng bào dân tộc Khmer, lễ mừng Chúa giáng sinh ngày 24 – 12 của đồng bào Công giáo, lễ cúng biển của ngư dân thị trấn Mỹ Long, Cầu Ngang… góp phần bảo vệ những di sản văn hóa dân tộc và tăng cường mối quan hệ trong cộng đồng dân cư.

2.2.1.4. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch và tiêu thụ sản phẩm du lịch đặc thù:

Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ mang tính tổng hợp cao nhằm phục vụ và làm thỏa mãn các nhu cầu của con người, do đó cần tạo ra các sản phẩm du lịch phục vụ du khách. Trong quá trình đi du lịch, du khách sẽ tiêu dùng các sản phẩm du lịch đa dạng đó. Không chỉ thỏa mãn những nhu cầu sinh học, du khách còn mong muốn được thỏa mãn các nhu cầu văn hóa ngày càng cao. Những nhu cầu này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố quốc gia, dân tộc, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, vị trí


xã hội, sức khỏe, khả năng tài chính và các yếu tố tâm sinh lí khác… Do vậy để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách, các sản phẩm du lịch đòi hỏi phải đạt được nhiều tiêu chí hết sức cơ bản. Trên thực tế, hoạt động du lịch mang bản chất và nội dung văn hóa sâu sắc. Trên cơ sở nền tảng văn hóa dân tộc – vùng miền, hoạt động du lịch luôn đem đến cho du khách những sản phẩm chứa đựng các giá trị nhân văn đặc sắc mang sắc thái bản địa, đó chính là những sản phẩm du lịch. Do đó, với sự đa dạng của nguồn khách là điều kiện tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng. Bên cạnh đó, số lượng khách đông cũng quyết định sản xuất ra số lượng sản phẩm lớn, mẫu mã đa dạng. Sự phát triển của làng nghề chịu ảnh hưởng sâu sắc của sự đa dạng của nguồn khách và số lượng khách.

Sự phát triển của ngành du lịch trong những năm qua đã cho thấy: Mỗi địa phương cần căn cứ vào tiềm năng, điều kiện cụ thể của mình để tạo ra những sản phẩm đặc trưng phục vụ du khách. Tính hấp dẫn của du lịch trên một địa bàn nào đó phụ thuộc vào các sản phẩm du lịch được xây dựng và đưa ra phục vụ du khách.

Kinh tế phát triển, thu nhập và đời sống của người dân nhiều nơi trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng ngày một tăng, trình độ dân trí ngày một cao thì nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt nhu cầu khám phá, tìm hiểu những điều mới lạ, tìm hiểu thế giới xung quanh, tìm hiểu lịch sử, văn hóa, đời sống nhân dân các nước, các dân tộc, các địa phương… ngày càng tăng. Vì thế, đặt ra yêu cầu tạo ra những sản phẩm khác biệt và ấn tượng. Sự phát triển du lịch Việt Nam trong những năm qua cho thấy: Xây dựng thương hiệu điểm đến là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển du lịch. Mỗi địa phương cần căn cứ vào tiềm năng, điều kiện cụ thể của mình để tạo ra những sản phẩm đặc trưng. Đây cũng là điều kiện thúc đẩy phát triển các làng nghề phục vụ du lịch với những sản phẩm đặc trưng hấp dẫn du khách. Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn trong danh sách địa điểm du lịch của du khách Châu Âu, Singapo, Thái Lan, Australia và Hàn Quốc.


2.2.2. Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

2.2.2.1. Vị trí địa lý:

Trà Vinh là một tỉnh ven biển ĐBSCL được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu và biển Đông, có tọa độ địa lý từ 903105’’ đến 1000405’’ vĩ độ Bắc và từ 10505716’’ đến 10603604’’ kinh độ Đông. Ranh giới hành chính được giới hạn như sau: phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Bến Tre bởi sông Cổ Chiên, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Sóc Trăng bởi sông Hậu, phía Đông Nam giáp biển Đông với hơn 65 km bờ biển. Tổng diện tích tự nhiên 2.288,09 km2 (chưa tính đất phi nông nghiệp Cửa Cung Hầu 53,06 km2), chiếm 5,63% diện tích vùng ĐBSCL và 0,67% diện tích cả nước. Dân số 1.005.856 người, chiếm 5,8% dân số ĐBSCL và 1,16% dân số cả nước.

Tỉnh Trà Vinh nằm giữa sông Cổ Chiên và sông Hậu, một mặt giáp biển Đông (dài 65 km), có 2 cửa Cung Hầu và Định An là 2 cửa sông quan trọng của vùng ĐBSCL thông thương qua biển Đông với cả nước và quốc tế. Trà Vinh còn có hệ thống quốc lộ 1, 53, 54 và 60 qua tỉnh, nối Trà Vinh với các tỉnh khác trong vùng và ngoài vùng. Trung tâm tỉnh lị nằm trên Quốc lộ 53, cách Thành phố Hồ Chí Minh gần 200 km và cách Thành phố Cần Thơ 95 km. Nếu đi bằng quốc lộ 60 thì chỉ cách TPHCM 130 km. Trong tương lai không xa, khi hoàn thành tuyến kênh Quan Chánh Bố thông ra biển qua địa bàn huyện Duyên Hải để thông luồng cho tàu 20.000 tấn vào cảng Cái Cui – Thành phố Cần Thơ (theo ngã sông Hậu), Trà Vinh sẽ có điều kiện tốt để xây dựng một khu kinh tế tổng hợp với cảng trung chuyển quốc tế tại cửa Định An.

Với những điều kiện đó tạo cho Trà Vinh có nhiều lợi thế trong giao lưu kinh tế và giao lưu với các tỉnh khác, vị thế quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với vùng ĐBSCL.

Nằm ở vùng tiếp giáp giữa hai nguồn nước ngọt và mặn nên các loại cây trồng, vật nuôi ở tỉnh khá đa dạng, đã tạo ra nguồn nguyên liệu rất dồi dào cho phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề như: Lúa gạo, mía đường, rau, quả, dừa, cói – lát, tre nứa, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản,…


2.2.2.2. Địa hình:

Địa hình tỉnh Trà Vinh mang tính chất của địa hình đồng bằng ven biển, chịu ảnh hưởng bởi tác động giao thoa giữa sông và biển. Kết quả tác động này đã hình thành nên các vùng trũng xen với các giồng cát ven biển. Độ cao trung bình 1 – 3 m, cao trình phổ biến của tỉnh khoảng 0,4 – 1 m chiếm 66% diện tích tự nhiên Các huyện phía bắc có địa hình bằng phẳng hơn các huyện ven biển; địa hình dọc theo 2 bờ sông thường cao, vào sâu nội đồng bị các giồng cát hình cánh cung chia cắt tạo nên các vùng trũng cục bộ. Khu vực ven biển có địa hình dạng sóng với nhiều giồng cát hình cánh cung, độ cao từ 3 m đến 5 m.

Trên nền cao trình 0,4 – 1,0 m, khu vực có địa hình cao nhất (hơn 4 m) gồm đỉnh các giồng cát phân bố ở Nhị Trường, Long Sơn (Cầu Ngang), Ngọc Biên (Trà Cú), Long Hữu (Duyên Hải). Địa hình thấp nhất dưới 0,4 m tập trung tại các cánh đồng trũng Tập Sơn, Ngãi Xuyên, Ngọc Biên (Trà Cú); Thanh Mỹ, cánh đồng Ôcàđa (Châu Thành); Mỹ Hòa, Mỹ Long, Hiệp Mỹ (Cầu Ngang); Long Vĩnh (Duyên Hải). Địa hình đồng bằng với các cao độ khác nhau, nên việc đầu tư cải tạo đồng ruộng, xây dựng các công trình thủy lợi khá tốn kém.

Như vậy, địa hình của Trà Vinh tạo điều kiện hình thành một nền sản xuất nông nghiệp đa dạng: Cây màu lương thực, cây thực phẩm, cây ăn quả phát triển trên các giồng cát; cây lúa, cây lát chiếm ưu thế ở các vùng có độ cao trung bình và thấp; còn ở một số vùng trũng ven sông có thể nuôi trồng thủy sản (tôm); cung cấp những nguyên liệu cần thiết cho phát triển các làng nghề dệt chiếu, đan đát và sơ chế thủy hải sản.

2.2.2.3. Khí hậu:

Cũng như toàn vùng ĐBSCL, Trà Vinh có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cận xích đạo, không chịu ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nhưng lại bị tác động mạnh mẽ của gió đông nam từ biển thổi vào, bị ảnh hưởng bởi lũ, còn bão hầu như không có (trong thế kỉ XX chỉ có hai cơn bão, đó là các năm 1904 và 1997). Vì vậy có thể nói, Trà Vinh là một trong số ít tỉnh của Việt Nam có điều kiện khí hậu thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và du lịch quanh năm. Các yếu tố khí hậu, nhiệt


độ, ánh sáng, lượng nước bốc hơi và lượng mưa được phân bố đều khá rõ rệt giữa mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).

Nhiệt độ trung bình giữa các tháng từ 26 – 27,60C. Nhiệt độ trung bình năm

khá ổn định. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng biến thiên từ 3 – 50C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối vào tháng 4 (36,70C), nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối vào tháng 1 (18,50C). Tổng nhiệt lượng trong năm đạt tới 98570C. Năng lượng bức xạ dồi dào (bức xạ tổng cộng trung bình 155 Kcal/cm2/năm). Số giờ nắng trong năm từ 2.236 đến 2.877 giờ, năm 2010 tổng số giờ nắng là 2.447,2 giờ (trung bình 6,7 giờ/ngày). Lượng mưa trung bình năm là 1.526,16 mm, cao nhất là 1.862,9 mm, thấp nhất là

1.209 mm, phân bố không đều theo không gian và thời gian, thấp hơn so với trung bình toàn ĐBSCL và có xu thế giảm dần từ tây bắc xuống đông nam (Càng Long 1.600 mm/năm, Trà Cú 1.500 mm/năm, Cầu Ngang 1.350 mm/năm, Thành phố Trà Vinh 1.223 mm/năm, Duyên Hải 1.200 mm/năm), mưa tập trung theo mùa (từ tháng 5 đến tháng 10) và thường không ổn định trong thời kì đầu và cuối mùa mưa. Lượng mưa tập trung trong mùa mưa tới 85,6% tổng lượng mưa cả năm, với số ngày có mưa trung bình đạt từ 110 – 150 ngày. Sự phân bố lượng mưa các tháng cho thấy vào tháng 10 có lượng mưa lớn nhất (17,3% cả năm). Độ ẩm tương đối trung bình năm từ 83 – 85%, tháng khô nhất là tháng 2 và tháng 3. Lượng bốc hơi nước bình quân nhiều năm của các tháng biến thiên từ 48 mm vào tháng 7 đến 111 mm vào tháng 3. Lượng bốc hơi cao nhất vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, trong thời gian này lượng mưa thấp không đáng kể. Tuy nhiên, trong mùa mưa thường xảy ra 2 đợt hạn cục bộ, người dân địa phương gọi là hạn “bà chằng”, thời gian kéo dài 10 – 18 ngày. Đợt hạn đầu vụ vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 và đợt hạn giữa vụ cuối tháng 7 đầu tháng 8. Các tháng mùa khô đều ít mưa. Đặc biệt tháng 1 và tháng 2 rất ít mưa, lượng mưa dưới 20 mm/tháng.

Chế độ gió thay đổi theo mùa. Từ tháng 5 – 10, gió mùa tây nam hoạt động, tốc độ gió từ 3 – 4 m/s. Từ tháng 11 – 3 là gió mùa đông bắc hoặc gió đông nam (người dân địa phương gọi là gió chướng), tốc độ gió khoảng 2 – 3 m/s.

Nhìn chung, khí hậu tỉnh Trà Vinh với đặc điểm nhiệt đới gió mùa với nền

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 19/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí