để hành động thích ứng với những biến đổi của thị trường, làng nghề sản xuất thực phẩm ít cập nhật những thông tin nên thiếu quan tâm đến những qui định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện tại, làng nghề hoạt động chủ yếu là loại hình tổ hợp tác, loại hình này cũng khá mới mẻ nên hoạt động còn lúng túng dẫn đến kết quả đạt được còn hạn chế. Lực lượng lao động chủ yếu phát triển theo hình thức cha truyền con nối, chưa được đào tạo các lớp tập huấn nên sản phẩm làm ra còn hạn chế về mẫu mã.
Năng lực cung cấp giới hạn, nhưng thiếu tính liên kết, không cùng đối tác xây dựng kênh tiêu thụ cơ bản, lâu dài. Chính sách tín dụng cho các cơ sở sản xuất còn nhiều bất cập. Mặt khác, phần đông những hộ sản xuất hay cơ sở, doanh nghiệp ở các làng nghề có qui mô nhỏ nên khó tiếp cận với tổ chức tín dụng hay khó tìm được các khoản tín dụng thỏa mãn nhu cầu phát triển, vì thực tế sản xuất, tiêu thụ chưa thuyết phục được ngân hàng.
Hạn chế về điều kiện vốn đã khiến cho các LNTT không có điều kiện đổi mới kĩ thuật, ứng dụng công nghệ vào sản xuất; công tác đào tạo tay nghề cho người lao động chưa được thực hiện theo yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Thiếu tính nhạy bén, thường bỏ lỡ những cơ hội tổ chức sự kiện để quảng bá hình ảnh, bán hàng, các chương trình xúc tiến thương mại do tỉnh hoặc các ban ngành tổ chức. Nói theo cách khác, do hạn chế về năng lực tài chính nên phần nhiều những hộ, cơ sở sản xuất còn trông chờ vào các nguồn hỗ trợ hoặc chấp nhận kinh doanh với qui mô vừa phải, không mở rộng sản xuất.
Có những làng nghề còn chưa tạo ra được sản phẩm đặc trưng cho làng. Những hộ sản xuất phần đông chưa quan tâm nhiều đến việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, hoặc cách thức kinh doanh để bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu mà mình đang sử dụng. Từ đó, chưa khai thác tốt giá trị của những thương hiệu, nhãn hiệu này. Chất lượng sản phẩm chưa thật cao, nhất là các sản phẩm hàng hóa là lương thực – thực phẩm chưa hoặc khó đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số ít sản phẩm đã có thương hiệu, chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
như tôm khô, cá khô nhưng với sản lượng không nhiều và không ổn định nên không đáp ứng được yêu cầu của các siêu thị.
Hiện nay, do nằm lệch so với tuyến quốc lộ huyết mạch của ĐBSCL, nên trong điều kiện mạng lưới đường bộ nội tỉnh và cảng biển chưa phát triển thì mức độ giao lưu với bên ngoài hiện còn nhiều hạn chế.
Công tác tìm kiếm thị trường gặp nhiều khó khăn. Tỉnh chưa có doanh nghiệp nào đủ khả năng đứng ra làm đầu mối tìm kiếm thị trường và thu mua các sản phẩm làng nghề. Đa phần các sản phẩm (trong lĩnh vực đan đát, se sợi tơ dừa…) hiện tại được thực hiện theo đơn đặt hàng từ các công ty ở Vĩnh Long, Bình Dương và TPHCM nên lượng hàng không ổn định. Sản phẩm chưa được bên ngoài biết đến nhiều hoặc phải bán sang các doanh nghiệp trung gian ở Vĩnh Long, TPHCM, Bình Dương sau đó mới xuất khẩu sang các thị trường bên ngoài. Hiện nay, trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới, người tiêu dùng sẽ thắt chặt chi tiêu, những sản phẩm không thiết yếu với cuộc sống sẽ bị cắt giảm, chi phí cho du lịch cũng sẽ giảm, điều đó sẽ tác động tiêu cực đến các sản phẩm làng nghề.
Có thể bạn quan tâm!
- Làng Nghề Đan Lát, Dệt Mành Tre, Se Sợi, Tranh Ghép Gỗ Hưng Mỹ (Xã Hưng Mỹ, Huyện Châu Thành):
- Làng Nghề Sơ Chế Biến Thủy Sản Xóm Đáy (Xã Đông Hải, Huyện Duyên Hải):
- Làng Nghề Trồng Hoa Kiểng Ấp Long Bình (Phường 4, Thành Phố Trà Vinh):
- Phát Triển Hệ Thống Các Làng Nghề Truyền Thống Ưu Thế:
- Thực Hiện Đổi Mới Quản Lí, Tổ Chức, Tiến Trình Qui Hoạch Hệ Thống Làng Nghề Phù Hợp Với Tiềm Năng:
- Liên Kết, Hợp Tác Chặt Chẽ Với Các Doanh Nghiệp Du Lịch Tham Gia Đầu Tư Phát Triển Và Tiêu Thụ Sản Phẩm:
Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.
Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng cho nhu cầu phát triển làng nghề, đa số các tuyến đường giao thông nông thôn chưa được nâng cấp nên rất khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa.
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm làng nghề với sản phẩm công nghiệp cùng loại kém hơn nhiều nên nhiều làng nghề sẽ bị cạnh tranh gay gắt bởi sản phẩm cùng loại được sản xuất bằng dây chuyền thiết bị công nghiệp tiên tiến dẫn tới có khả năng suy giảm hoặc bị mai một. Vì vậy, cần cân nhắc triển vọng của từng làng nghề để có lộ trình phát triển phù hợp, làng nghề nào có thể phát triển bằng công nghiệp thì tạo điều kiện cho công nghiệp sản xuất, những làng nghề nào có triển vọng lâu dài thì cần có chính sách hỗ trợ đặc biệt.
Bên cạnh các làng nghề có nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào, một số ngành nghề phải thu mua nguyên liệu từ nơi khác. Một số làng nghề sản xuất gây ô nhiễm môi trường, tuy nhiên có thể khắc phục được.
Hiện tại, các chính sách hỗ trợ cho làng nghề đã được ban hành nhưng do thông tin tuyên truyền, cán bộ cơ sở, sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể để thúc đẩy phát triển còn nhiều hạn chế nên chưa đến được với người làm nghề.
Cán bộ quản lí có liên quan đến phát triển làng nghề còn thiếu kinh nghiệm nên lúng túng trong chỉ đạo phát triển. Chưa có sự hợp lực cần thiết của các cơ quan Nhà nước trong khuyến khích phát triển làng nghề. Công nghiệp còn chậm phát triển nên chưa xuất hiện nhu cầu gia công cho công nghiệp như ở các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Quan hệ giữa phát triển công nghiệp với tiểu thủ công nghiệp và làng nghề chưa tốt nên chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp giữa các ngành và các tổ chức kinh tế.
Đào tạo nghề còn mang tính tự phát chưa được dựa trên chiến lược phát triển lâu dài.
Các LNTT của tỉnh chưa có làng nghề nào phát triển thành du lịch làng nghề, phần lớn khách đến đây tham quan chủ yếu là theo hình thức tự phát hoặc gián tiếp biết đến làng nghề đó thông qua các sản phẩm của làng nghề được trưng bày và bán cho khách tại các địa điểm du lịch khác.
Bên cạnh những hạn chế chung, mỗi làng nghề có những hạn chế nhất định khác như:
- Đối với làng nghề sơ chế biến thủy sản Xóm Đáy có hạn chế như: Ngư dân tham gia khai thác biển và chủ sở hữu thu mua sơ chế biến thủy sản đều cần vốn nhưng lại thiếu tài sản để thế chấp vay vốn ngân hàng. Nguồn vốn sử dụng không ổn định chỉ tập trung cao vào mùa vụ đánh bắt (khoảng 6 tháng/năm) nên khó đầu tư đúng theo nhu cầu sản xuất. Chính vì thế đã tạo điều kiện cho việc “vay nặng lãi” ở thời điểm tập trung vốn cho mùa vụ trong nội bộ nhân dân đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm (giá thành cao lợi nhuận thấp). Cơ sở hạ tầng khu vực làng nghề còn yếu kém chưa được nâng cấp, mặt lộ hẹp, tải trọng thấp gây khó khăn cho vận chuyển hàng hóa, chợ cũ quá tải dời về chợ mới thì chưa được do thiếu vốn làm tiếp sân chợ, đường và hệ thống thoát nước nên thiếu chợ đầu mối để tiêu thụ hàng hóa. Chưa có nơi tập trung để tàu thuyền neo đậu chuyển sản phẩm đánh bắt về,
nhận cung cấp hậu cần nghề cá. Đây cũng là nơi cho tàu thuyền trong và ngoài tỉnh vào đây để neo đậu tránh bão. Tuyến giao thông từ trung tâm huyện đến xã Đông Hải đã tráng nhựa nhưng cầu kênh 2 tải trọng nhỏ nên hàng hóa chuyển đi tiêu thụ phải trung chuyển gây tốn kém.
- Đối với làng nghề trồng hoa kiểng ấp Long Bình, phường 4 và làng nghề trồng hoa kiểng ấp Vĩnh Yên, xã Long Đức, Thành phố Trà Vinh gặp khó khăn là: chưa có lớp đào tạo chuyên môn về kĩ thuật trồng hoa kiểng nên trình độ hiểu biết của người dân còn hạn chế trong việc áp dụng khoa học kĩ thuật. Hệ thống thoát nước hiện nay còn bị ngập úng vào mùa mưa ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và thu nhập của người dân. Chưa đa dạng được chủng loại cây, con giống đáp ứng theo nhu cầu của thị trường hiện nay.
Bản đồ 2.3. Định hướng các điểm du lịch làng nghề tương lai ở tỉnh Trà Vinh
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH TRÀ VINH PHỤC VỤ DU LỊCH THỜI KỲ HỘI NHẬP.
3.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ ĐƯA RA ĐỊNH HƯỚNG:
Theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 là tiếp tục đổi mới và tạo bước đột phá để phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh trên cơ sở phát huy nội lực gắn với tranh thủ tối đa ngoại lực trong thế chủ động hội nhập và cạnh tranh quốc tế; hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các địa phương trong vùng ĐBSCL. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ cả trong GDP và cơ cấu lao động, góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước và xuất khẩu. Phấn đấu đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội sau:
- Về mục tiêu kinh tế: Đạt tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2011 – 2015 đạt 13 % và thời kỳ 2016 – 2020 đạt 12 %. GDP bình quân đầu người đạt 20,7 triệu đồng (2015) và trên 38 triệu đồng (2020). Từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa GDP/người giữa Trà Vinh và cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2015 tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng đạt 30 %, dịch vụ 32 % và nông – lâm – thủy sản 38 %, năm 2020 tỉ trọng tương ứng các ngành là 36 % - 34 %
- 30 %. Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn là 400 – 450 triệu USD vào năm 2015 và đạt khoảng 800 – 900 triệu USD vào năm 2020.
– Về mục tiêu xã hội: Phấn đấu giảm tỉ lệ tăng dân số bình quân hàng năm thời kỳ 2011 – 2015 khoảng 1,1 % và thời kỳ 2016 – 2020 khoảng 0,9 – 0,95 %. Đến năm 2020, dân số toàn tỉnh khoảng 1,175 triệu người. Tăng cường các hình thức đào tạo nghề cho lao động, đến năm 2020 nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 50 % (trong đó đào tạo nghề chiếm 27 % - 30 %). Phấn đấu giảm tỉ lệ hộ nghèo
bằng mức bình quân của khu vực ĐBSCL. Phấn đấu chỉ tiêu phổ cập giáo dục trung học phổ thông cho 95 % học sinh tại khu vực đô thị và 85 % cho khu vực nông thôn. Kiên cố hóa toàn bộ trường, lớp. Đảm bảo đủ giường bệnh, nhân viên y tế, nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh cho cả 3 tuyến. Đảm bảo ít nhất 95 % số hộ gia đình được dùng mức hợp vệ sinh, 100 % số hộ sử dụng điện vào năm 2020. Tỉ lệ đô thị hóa đạt 26 % vào năm 2015 và 30 % vào năm 2020. Bảo đảm trật tự an toàn xã hội và quốc phòng an ninh trên địa bàn.
– Về mục tiêu bảo vệ môi trường: Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản phủ xanh 100 % diện tích đất rừng phòng hộ rất xung yếu ngoài đê biển, trồng rừng xen kẽ trong các vùng nuôi trồng thủy sản trong vùng qui hoạch phòng hộ xung yếu theo tỉ lệ 55 % rừng và 45 % nuôi trồng thủy sản. Đẩy mạnh trồng cây phân tán. Đảm bảo môi trường sạch cho cả khu vực đô thị và nông thôn: 100 % cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường; 95 – 100 % rác thải được thu gom, xử lí vào năm 2020.
- Trong định hướng phát triển ngành du lịch có nêu ra:
+ Cần khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về điều kiện phát triển du lịch bãi biển, du lịch sinh thái nhà vườn và du lịch văn hóa đặc sắc hội tụ của nền văn hóa Kinh – Khmer để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng.
+ Phát triển du lịch theo hướng đa dạng hóa, tập trung vào những sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh, kết hợp du lịch nhân văn như tham quan di tích văn hóa, lịch sử, làng nghề với du lịch sinh thái miệt vườn, nghỉ dưỡng, giải trí…
+ Từ nay đến năm 2015, thu hút đầu tư xây dựng các khu du lịch đến khu du lịch có đủ chức năng hiện đại, có điều kiện tiếp đón khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí và lưu trú dài ngày. Tập trung phát triển 02 khu du lịch:
• Khu văn hóa du lịch Ao Bà Om thuộc phường 8 – Thành phố Trà Vinh, qui mô 84 ha, gồm các hạng mục đầu tư như khu trung tâm, khu thiếu nhi, khu văn hóa dân tộc Khmer, khu thể thao, khu khách sạn resort, khu giải trí dưới nước, khu tham quan LNTT, khu tham quan di tích văn hóa tôn giáo, khu kĩ thuật bảo trì…
• Khu du lịch biển Ba Động thuộc xã Trường Long Hòa – huyện Duyên Hải, qui mô 368,8 ha gồm các hạng mục đầu tư: Khu bảo tồn thiên nhiên sinh thái rừng ngập mặn, khu nghỉ dưỡng, khu dịch vụ sinh hoạt biển, khu cắm trại, dã ngoại...
+ Ngoài ra, tập trung phát triển các điểm du lịch làng nghề, du lịch vườn sinh thái ở các vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản như: Càng Long, Cầu Kè…
Các loại ngành nghề nông thôn gắn với phát triển du lịch như: Bánh tráng, bánh canh, bánh tét, tôm cá khô, đan đát, thủ công mỹ nghệ, sinh vật cảnh được dự báo sẽ phát triển nhanh cùng với sự phát triển của ngành du lịch.
- Về mục tiêu phát triển ngành nghề nông thôn:
+ Về mục tiêu chung: Tập trung phát triển ngành nghề nông thôn nhằm sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên, nâng cao giá trị các nguồn nguyên liệu tại chỗ, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Khôi phục và phát triển các nghề truyền thống, xây dựng các làng nghề, đa dạng hóa sản phẩm ngành nghề góp phần tích cực vào phát triển du lịch và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
+ Về mục tiêu cụ thể:
• Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh qua các thời kì như: Giai đoạn 2011 – 2015 tăng bình quân 5,5 – 6,0
%, giai đoạn 2016 – 2020 tăng bình quân 6,0 – 6,5 %.
• Giá trị sản xuất khu vực ngành nghề nông thôn năm 2015 gấp 1,5 lần và năm 2020 gấp 2,0 – 2,5 lần so với giá trị sản xuất năm 2008.
• Nâng tỉ trọng giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn trong tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh theo hướng CNH – HĐH.
• Nâng tỉ trọng lao động ngành nghề nông thôn lên trên 5 % trong tổng lao động xã hội, góp phần giải quyết việc làm cho lao động và tạo việc làm cho nông dân trong lúc nông nhàn.
• Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người từ ngành nghề đạt 23 – 25 triệu đồng/năm vào năm 2020.