Thực Trạng Các Làng Nghề Truyền Thống Của Tỉnh Trà Vinh:


nhiệt độ cao ổn định, nắng và bức xạ mặt trời rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sự phân hóa sâu sắc giữa hai mùa dẫn đến thiếu nước trong mùa khô, làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.Với điều kiện khí hậu như trên cùng với phân bố về mặt địa lý rất phù hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi phát triển, tạo ra nhiều nguồn nguyên liệu phong phú cho ngành nghề nông thôn và làng nghề phát triển. Cụ thể: lúa gạo, mía đường, ngô, rau – quả các loại, dừa, lác, lục bình, tre trúc, tầm vông, thủy hải sản các loại…

2.2.2.4. Tài nguyên sinh vật:

Nằm giữa hai cửa sông lớn: cửa Cung Hầu (sông Cổ Chiên) và cửa Định An (sông Hậu) có nguồn thức ăn tự nhiên phong phú, bãi biển nhiều phù sa là môi trường thuận lợi cho thực, động vật phát triển. Ven biển Trà Vinh có các khu rừng ngập mặn với các loài như: mắm, đước, bần, sú, vẹt. Toàn tỉnh hiện có 6.684,3 ha đất rừng, chủ yếu ở các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành. Ngoài ra còn có các dải dừa nước ven sông, rạch. Ở các vùng hoang hóa có các loài lăn, lác, bang… Đất bãi bồi 1.138 ha. Sản lượng lâm sản các loại năm 2007 như sau: gỗ 68,95 ngàn m3, củi 327,3 ngàn ster, lá dừa nước 10.352,4 ngàn tàu, măng tươi 225,8

tấn, tre 1.194,6 ngàn cây. Tuy nhiên chỉ mới đáp ứng được một phần nhu cầu nguyên liệu cho các ngành nghề đồ gỗ, đan đát ở tỉnh. Hiện nay, các cơ sở mộc trong tỉnh đều phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ bên ngoài.

Năm 2000, toàn tỉnh Trà Vinh có 5670,37 ha rừng; trong đó, rừng tự nhiên chỉ còn 868,78 ha (15,32%), rừng trồng 4801,59 ha (84,68%). Tuy nhiên, năm 2010 rừng của Trà Vinh có xu hướng mở rộng với diện tích là 7.194 ha, trong đó rừng tự nhiên có 1.453 ha, rừng trồng có 5.741 ha.

Rừng của Trà Vinh vừa có ý nghĩa phòng hộ chắn gió, sóng biển, cân bằng hệ sinh thái rừng ngập mặn vừa là nguồn tài nguyên của tỉnh.

Về sản lượng các loại nông sản chính ở tỉnh năm 2010 bao gồm: Lúa 1.155,963 tấn, bắp 27.010 tấn, khoai các loại 45.456 tấn, rau các loại 518 ngàn tấn, dưa hấu 86 ngàn tấn, mía 617.398 tấn, lát 10.135 tấn, đậu phộng 19.296 tấn, dừa

164.013 tấn, trái cây 167.137 tấn, thịt các loại 76.243 tấn. Ngoài ra còn có các loại


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

sản phẩm phụ của ngành trồng trọt và chăn nuôi như rơm rạ, tơ xơ dừa, lục bình, xương, da trâu bò… Đây là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các ngành nghề nông thôn và các LNTT, nhất là chế biến nông sản, đan đát.

Biển Trà Vinh nhiều tôm cá và các loài thủy sản khác. Trữ lượng thủy sản 1,2 triệu tấn, khả năng khai thác 630.000 tấn/năm. Cá biển có 42 loài, cá nước lợ có 37 loài, cá nước ngọt có 15 loài, tôm có 32 loài. Ngoài ra còn có nhiều loài nghêu, sò… Tỉnh Trà Vinh nổi tiếng có những bãi nghêu rộng lớn, nhất là ở Mỹ Long (Cầu Ngang). Đây là nguồn lợi thủy sản đang được tỉnh quan tâm khai thác và phát triển.

Diện tích lưu vực tự nhiên của tỉnh là 21,265 ha và khoảng 98,597 ha ngập nước từ 3 – 5 tháng/năm, trữ lượng thủy sản nội đồng ước tính của Trà Vinh là 3.000

– 4.000 tấn, khai thác thường xuyên từ 2.000 – 2.500 tấn.

Diện tích nuôi trồng thủy sản là 62.000 ha (diện tích nuôi tôm sú 25.000 ha). Tổng sản lượng thủy, hải sản bình quân đạt 157.000 tấn/năm. Trong đó sản lượng hải sản khai thác: 54.000 tấn, sản lượng nuôi trồng: 90.000 tấn, sản lượng khai thác nội đồng: 12.000 tấn (Trong đó: tôm sú trên 19.000 tấn/năm, tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng 3.000 tấn/năm), sản lượng cá: 52.000 tấn/năm (Trong đó: cá da trơn

30.000 tấn/năm). Cua: 5.200 tấn/năm. Nghêu: 3.800 tấn/năm.

Năm 2010, tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh đạt 160.053 tấn, bao gồm: đánh bắt 77.276 tấn (Khai thác biển 60.930 tấn, trong đó cá là 24.013 tấn; khai thác nội địa 16.345 tấn), nuôi trồng 82.777 tấn (Trong đó: tôm 20.944 tấn, cá 53.824 tấn).

Nguồn lợi thủy sản vùng ven biển Trà Vinh bao gồm nguồn lợi cửa sông, rừng ngập mặn và vùng nước ven biển có độ sâu 30 – 40 m nước vào bờ. Nguồn cá ven biển có 40 họ, 78 giống và 150 loài gồm cá biển ven bờ, cá nước lợ và cá di cư. Trữ lượng cá vùng cửa sông ven biển Trà Vinh trên diện tích lưới quét năm 1994 là 62 tấn (khu cửa sông), 274 tấn cá nổi và cá tầng giữa; khu nước mặn và lợ là 9.063 tấn, cá nổi và cá tầng giữa là 63.470 tấn. Tổng trữ lượng khu cửa sông, ven biển là 72.869 tấn, khả năng khai thác (50%) là 36.434 tấn.

Bãi tôm cửa Định An diện tích khoảng 20.000 ha là bãi tôm lớn nhất trong 5 bãi tôm dải ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Ước tính trữ lượng tôm biển tại hai


bãi tôm chính là 97 – 212 kg/ha (Bắc Cung Hầu) và 64 – 249 kg/ha (cửa Định An). Tổng sản lượng tôm biển của Trà Vinh khoảng 4.300 – 11.000 tấn/năm. Ngoài tôm, hàng năm còn có thể khai thác 2.000 – 3.000 tấn mực, 35 – 49 tấn sò huyết.

Hiện nay sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản của tỉnh có bước phát triển, đảm bảo cung ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến và ngành nghề, làng nghề chế biến thủy hải sản hoạt động. Mặt khác, nhu cầu về đầu tư nhà máy chế biến thủy hải sản xuất khẩu rất cần thiết.

2.2.2.5. Tài nguyên nước:

Tỉnh Trà Vinh có 3 sông lớn: sông Tiền, sông Hậu và sông Mang Thít với tổng chiều dài 578 km. Ngoài ra còn có hàng trăm sông rạch nhỏ và nhiều kênh đào dẫn nước từ sông chính về đồng ruộng với chiều dài 1876 km (tính kênh cấp I, II).

Hệ thống thủy văn của tỉnh Trà Vinh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển. Vùng biển Trà Vinh thuộc chế độ triều biển Đông, chủ yếu là bán nhật triều với biên độ dao động khá lớn, trung bình khoảng 3m. Tuy nhiên, đây là chế độ bán nhật triều không đều (ngày có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống). Hàng tháng có 2 kì triều cường (vào ngày 1 và 15 âm lịch) và 2 kì triều kém (vào ngày 7 và 23 âm lịch).

Do gần biển, biên độ và mực nước trên sông rạch khá cao nên tiêu tự chảy của tỉnh rất lớn. Chỉ riêng một phần ở Càng Long và khu vực giữa tỉnh do nước đến từ nhiều hướng và biên độ triều tắt nhanh nên bị ngập kéo dài 3 – 4 tháng.

Nguồn cung cấp nước ngọt chính là sông Cổ Chiên, sông Hậu và sông Mang Thít. Ngoài ra, hệ thống sông rạch chằng chịt đã tạo nên hệ thống dòng chảy lưu thông trên toàn bề mặt tỉnh, cung cấp một nguồn nước tưới dồi dào vào mùa khô, góp phần phục vụ tiêu nước vào mùa lũ, phát triển giao thông, thủy lợi, cung cấp lượng nước đủ dùng cho sinh hoạt và đời sống dân cư tại chỗ… Nhìn chung, mật độ kênh trục khá đồng đều (4 – 10 m/ha) nhưng mật độ kênh nội đồng còn thấp.

Khoảng 1/3 diện tích tự nhiên của tỉnh bị ngập khá sâu vào mùa mưa (hơn 0,6 m). Khu vực này phân bố tập trung ở ven sông và các trũng giữa giồng của các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú. Các vùng ngập ít (dưới 0,4 m) phân bố chủ yếu ở khu vực giữa tỉnh (thuộc vùng lúa cao sản).


Về mặt khí hậu, bên cạnh những thuận lợi của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cận xích đạo, Trà Vinh còn có nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, Trà Vinh có thế mạnh đối với việc phát triển lâm nghiệp và thủy sản do có nhiều diện tích bị ngập úng. Là cơ sở cho các làng nghề của tỉnh phát triển mạnh.

Tóm lại, các nguồn tài nguyên ở Trà Vinh tuy không đa dạng nhưng có trữ lượng lớn, tạo lợi thế rất lớn trong phát triển các làng nghề và ngành nghề nông thôn.


Bản đồ 2.2. Hiện trạng các LNTT tỉnh Trà Vinh năm 2010



2 3 THỰC TRẠNG CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA TỈNH TRÀ VINH 2 3 1 Các làng 1


2.3. THỰC TRẠNG CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA TỈNH TRÀ VINH:

2.3.1. Các làng nghề đang hoạt động:

2.3.1.1. Làng nghề dệt chiếu, thảm, se sợi tơ xơ dừa Đức Mỹ (xã Đức Mỹ, huyện Càng Long):

Đức Mỹ là một xã cánh B của huyện Càng Long về địa giới hành chính, xã có 9 ấp, tổng số hộ 2311 hộ bằng 11.848 nhân khẩu. Mật độ dân số là 516 người/km2. Trung tâm hành chính của xã là chợ Đức Mỹ nằm tại ấp Mỹ Hiệp A cách trung tâm huyện lị về phía Tây Nam 11 km. Về phía Đông giáp xã Đại Phước, phía Tây giáp xã Trung Nghĩa huyện Vũng Liêm, phía Nam giáp xã Nhị Long – Nhị Long Phú, phía Bắc giáp sông Cổ Chiên tiếp giáp 2 tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long. Diện tích tự

nhiên bằng 2.225,29 ha, chiếm 8,58 % diện tích đất tự nhiên của huyện. Nền kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng khoảng 85 % trong cơ cấu kinh tế, còn lại là sản xuất công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Xã đã có nhiều mô hình và hướng phát triển mạnh các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng tiểu thủ công mỹ nghệ ở các ấp trong xã đặc biệt là các cơ sở hộ cá thể làm nghề tơ xơ dừa, dệt chiếu thảm xuất khẩu và buôn bán nội địa. Đây cũng là thế mạnh của xã trong nhiều năm qua và các năm tiếp theo.

Nghề dệt chiếu, thảm, se sợi tơ xơ dừa đã có từ lâu đời nhưng đến cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX, khi nền kinh tế bắt đầu mở cửa, sản phẩm của ngành nghề được thị trường bên ngoài biết đến, từ đó nghề này phát triển mạnh mẽ, hình thành làng nghề, tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho các hộ gia đình làm nghề. Làng nghề xã Đức Mỹ hiện tại gồm các ấp Đức Hiệp, Long Sơn, Đức Mỹ A, Đức Mỹ, Nhuận Thành, Thạnh Hiệp và Đại Đức. Các cơ sở và các hộ cá thể trong xã, đại đa số làm việc chuyên nghề từ hợp tác xã (HTX) Hiệp Đức Thành và HTX Quyết Tâm. Sản phẩm chính của làng nghề là chiếu, thảm xuất khẩu.

Khi được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Trà Vinh công nhận làng nghề vào năm 2007, làng nghề chỉ có 587 hộ với 1.720 lao động, nhưng tính đến thời điểm hiện nay đã có 1492 hộ, cơ sở và doanh nghiệp sản xuất, trong đó có 1.477 hộ sản


xuất, 06 doanh nghiệp, 02 HTX, 07 tổ hợp tác, với tổng số lao động là 2.600 người, thu nhập bình quân/người/tháng từ 900.000 đồng – 1.100.000 đồng. Tổng doanh thu 16.000.000.000 đồng.

Về se sợi tơ xơ dừa xã Đức Mỹ có 11 cơ sở, thành lập HTX Hiệp Đức Thành, gồm 11 thành viên, mỗi thành viên đều có mặt bằng và máy đánh tơ. Hiện có 11 máy sản lượng sản xuất 2 tấn/ngày/máy, có trên 300 máy se lõi chỉ dừa. Tổng số lao động 1.720 lao động, tập trung chủ yếu ở 3 ấp: Nhuận Thành, Thạnh Hiệp, Đại Đức. Nguyên liệu chủ yếu tại địa phương, tuy nhiên còn thu mua dừa trái ở các tỉnh lân cận như: Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng… Kết quả đạt được của 11 cơ sở tơ xơ dừa nằm liền kề 3 ấp đã hình thành hoạt động có hiệu quả, nổi bật từ năm 2006 – 2007.

- Máy đánh tơ:

+ 02 tấn/ ngày/máy x 30 ngày x 12 tháng = 720 tấn/máy/năm

+ Quy thành tiền 720.000 x 2.000 đồng = 1.440.000.000 đồng /máy/năm

+ Doanh thu 11 máy đánh tơ HTX trong 2 năm là 31.680.000.000 đồng

- Se lõi tơ xơ dừa:

+ 300 máy x 07 kg/ngày = 2.100 kg/ngày.

+ 2.100 kg/ngày x 30 ngày x 12 tháng = 756.000 kg

+ Quy thành tiền 756.000 kg x 6000 đồng/kg = 4.536.000.000 đồng Tổng thu nhập từ tơ xơ dừa là: 36.216.000.000 đồng

Ngoài ra, còn có HTX “Quyết Tâm” chuyên sản xuất chiếu thảm xuất khẩu nguyên liệu từ cây lát từ địa phương cung ứng, diện tích lát trên 650 ha đảm bảo cho HTX sản xuất. HTX có 09 thành viên, có 800 lao động; thu nhập bình quân từ

10.000.000 – 10.500.000 đồng/lao động/năm, tập trung ở 04 ấp: Đức Mỹ, Đức Mỹ A, Long Sơn, Đức Hiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX chuyên sản xuất chiếu thảm xuất khẩu trong 02 năm 2006 – 2007 đạt được tổng doanh thu như sau:

- Sản phẩm chiếu cói xanh: có 10 máy dệt công suất 11.000 chiếc/tháng hoạt động 10 tháng/năm, sản lượng 110.000 sản phẩm, quy thành tiền 2.530.000.000


đồng/năm giá 23.000 đồng/sản phẩm. Tổng doanh thu 02 năm sản phẩm chiếu cói xanh là: 5.060.000.000 đồng.

Sản phẩm chiếu cói xanh với sản lượng 20.400 sản phẩm, hoạt động 10 tháng/năm, quy thành tiền 265.200.000 đồng/năm giá 13.000 đồng. Tổng doanh thu 02 năm là: 530.400.000 đồng.

- Sản phẩm thảm: có 55 khung, công suất 4.260 sản phẩm, quy thành tiền

46.860.000 đồng/năm giá 11.000 đồng.

Tổng doanh thu của HTX “Quyết Tâm” 02 năm là 5.637.260.000 đồng.

Nhìn chung, chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu và thị hiếu người tiêu dùng. Sản phẩm của làng nghề không chỉ phục vụ cho sinh hoạt của người dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận mà còn phục vụ cho xuất khẩu sang Pháp, Hà Lan, Lucxembua… Tuy nhiên, làng nghề này chưa phục vụ cho du lịch.

Về vấn đề xử lí và bảo vệ môi trường làng nghề: Do các sản phẩm của làng nghề sản xuất từ nguyên liệu là tơ xơ dừa, lát nên ít gây ảnh hưởng đến môi trường. Bên cạnh đó các cơ sở sản xuất, HTX áp dụng một số biện pháp cải tiến công nghệ sản xuất và thường xuyên vận động hội viên, hộ gia đình… giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường làng nghề. Phụ phẩm từ tơ xơ dừa được xử lí, tạo nên một lượng phân hữu cơ có ích cho sản xuất nông nghiệp.

2.3.1.2. Làng nghề đan đát Đại An (xã Đại An, huyện Trà Cú):

Đại An là một xã nằm về phía Nam của huyện, cách trung tâm huyện khoảng 8 km theo quốc lộ 53, với diện tích đất tự nhiên 1.236,16 ha chiếm 3,36 % diện tích đất tự nhiên của huyện. Về phân giới hành chính xã được chia thành 8 ấp, với 2.145 hộ sinh sống bằng 9.268 người, mật độ dân số trung bình 729 người/km2, trung tâm hành chính xã nằm ở ấp Chợ, xã Đại An. Phía Đông giáp xã Đôn Xuân, phía Tây giáp xã Định An, phía Nam giáp xã Định An và xã Long Vĩnh huyện Duyên Hải, phía Bắc giáp xã Hàm Giang.

Những năm gần đây kinh tế của xã có bước phát triển tương đối ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ góp phần thúc đẩy kinh tế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/04/2023