Làng Nghề Trồng Hoa Kiểng Ấp Long Bình (Phường 4, Thành Phố Trà Vinh):


Ngân, ông Năm Dễ, ông Tư Đóng, ông Hai Sết, … Đến thập niên 80 hoa kiểng đã được nhiều khách hàng ưa chuộng từ đó đã thu hút thêm nhiều gia đình nông dân tham gia phát triển nhân rộng mô hình như: ông Hai Thủy, ông Ba Trình, ông Mười Đấu, ông Tư Bé, bà Tám Sa, ông Bảy Hào, … và từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước, người dân Vĩnh Yên vẫn tiếp tục duy trì phát triển nghề trồng hoa kiểng của địa phương cho đến ngày nay. Đặc biệt, từ năm 2008 đã thành lập tổ trồng hoa kiểng của ấp, gồm 11 tổ viên, đến nay đã tăng lên được 25 tổ viên.

Quá trình phát triển theo hướng đô thị hóa của Thành phố Trà Vinh nói chung và xã Long Đức nói riêng. Hiện nay, diện tích nông nghiệp của ấp Vĩnh Yên chỉ còn khoảng 25 ha, chủ yếu là trồng hoa màu và hoa kiểng đã được người dân đẩy mạnh phát triển sản xuất hoa kiểng quyết tâm giữ vững nghề trồng hoa kiểng vì nó đã tạo thêm được việc làm nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống cho người dân.

Hiệu quả kinh tế của làng nghề đạt được kết quả như sau: Năm 2008 có 143 hộ, 170 lao động tham gia sản xuất 272.000 chậu hoa kiểng các loại, doanh thu 3.808.000.000 đồng, lợi nhuận 2.448.000.000 đồng, thu nhập bình quân 1.200.000 đồng/lao động/tháng. Năm 2009 có 148 hộ, 195 lao động tham gia sản xuất 310.000 chậu hoa kiểng các loại, doanh thu 4.650.000.000 đồng, lợi nhuận 3.100.000.000 đồng, thu nhập bình quân 1.324.000 đồng/lao động/tháng. Năm 2010 với tổng sản phẩm đạt 360 ngàn chậu hoa kiểng các loại, doanh thu đạt 5,6 tỉ đồng, lợi nhuận 3,675 tỉ đồng, thu hút 565 lao động.

Về tình hình sản xuất của Tổ hoa kiểng ấp Vĩnh Yên: Năm 2008 – 2009 tổ có 36 hộ với 61 lao động, sản xuất được 122.000 chậu hoa kiểng với tổng doanh thu 1.788.000.000 đồng, tổng lợi nhuận 1.178.000.000 đồng, thu nhập bình quân

1.600.000 đồng/người/tháng. Năm 2010 tổng sản phẩm đạt 110.000 chậu hoa kiểng các loại, doanh thu đạt 1,76 tỉ đồng, thu hút thêm 14 lao động.

Nghề trồng hoa kiểng ở ấp Vĩnh Yên, xã Long Đức đã tạo nên việc làm ổn định cho 148 hộ trồng hoa kiểng nâng cao thu nhập ổn định được cuộc sống, tạo điều kiện cho nông dân vươn lên. Bên cạnh đó còn thể hiện được tình đoàn kết gắn


bó hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và ổn định đời sống, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được kéo giảm đến mức thấp nhất góp phần thực hiện thắng lợi phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Không những giúp cho những hộ trồng hoa kiểng ổn định và phát triển kinh tế mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động kể cả lao động thời vụ qua các khâu công việc phục vụ sản xuất như: đan bội, cung cấp phân chuồng, vận chuyển, uốn sửa hoa kiểng tại địa phương…

Về vấn đề xử lí và bảo vệ môi trường của làng nghề: Đây là làng nghề đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho môi trường, như tạo được cảnh quan đẹp, với bầu không khí trong lành. Chính vì vậy, làng nghề được địa phương khuyến khích mở rộng.

2.3.1.7. Làng nghề trồng hoa kiểng ấp Long Bình (phường 4, Thành phố Trà Vinh):

Phường 4 là một trong những phường thuộc trung tâm tỉnh lị Trà Vinh và một phần là vùng ven được trải dài theo sông Long Bình. Phía Đông giáp sông Long Bình, phía Tây giáp phường 1 và xã Long Đức, phía Bắc giáp xã Long Đức, phía Nam giáp phường 3. Diện tích tự nhiên 1,56 km2 được chia thành 6 khóm và 1 ấp, toàn phường có 1.938 hộ, 8.605 nhân khẩu. Cơ cấu kinh tế của phường bao gồm thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp. Riêng diện tích nông nghiệp có 35,86 ha chiếm 22,99 % trong tổng diện tích toàn phường được tập trung tại ấp Long Bình với 429 hộ có 136 hộ tham gia sản xuất hoa kiểng (trong đó có 136 hộ trực tiếp tham gia sản xuất hoa kiểng chiếm 31,7 % dân số trong toàn ấp.

Ấp Long Bình có vị trí thuận lợi cả đường bộ lẫn đường sông là một trong những đầu mối giao lưu của Thành phố Trà Vinh với các tỉnh trong khu vực, tạo điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh. Nhân dân có truyền thống lâu đời với nghề trồng hoa kiểng với nhiều chủng loại phong phú và đa dạng như: hoa giấy, hoa cúc, vạn thọ… thời vụ trồng quanh năm. Với gần 60 năm hình thành và phát triển nghề trồng hoa kiểng ở ấp Long Bình đã trở thành một làng nghề được nhiều khách hàng trong tỉnh và các tỉnh thành trong khu vực biết đến. Đây là


điều kiện thuận lợi để làng nghề trồng hoa kiểng ở Long Bình, phường 4 duy trì và phát triển.

Vào thập niên 50 của thế kỉ XX, nghề trồng hoa kiểng bắt đầu phát triển do một số lão nông khởi xướng phát triển cụ thể như: Ông Tư Ngà, ông Mười Lẹo, ông Biện Chính, ông Chín Cường, ông Tám Giỏ Trắng … Đến thập niên 60 hoa kiểng đã được nhiều khách hàng ưa chuộng từ đó đã thu hút thêm nhiều gia đình nông dân tham gia phát triển nhân rộng mô hình như: ông Tám Phó, ông Tư Thao, ông Năm Nghi, ông Tư Kĩnh, ông Ba Sung… Không dừng lại ở đó vào đầu thập niên 70 đến sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước người dân Long Bình vẫn tiếp tục duy trì phát triển làng nghề của địa phương cho đến ngày nay.

Đặc biệt từ năm 1995 đến nay, nghề trồng hoa kiểng ở Long Bình phát triển mạnh đã mở rộng được thị trường tiêu thụ, hàng năm cung cấp 70 – 80 ngàn chậu hoa giấy cung cấp cho khách hàng từ Bà Rịa Vũng Tàu, TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai đến các tỉnh trong khu vực ĐBSCL và nhân dân trong tỉnh. Mặc dù hiện nay do quá trình đô thị hóa nên diện tích nông nghiệp của ấp Long Bình chỉ còn 35,86 ha, trong đó diện tích trồng màu và hoa kiểng 8,9 ha nhưng đã được người dân tận dụng tối đa để đẩy mạnh phát triển sản xuất hoa kiểng, quyết tâm giữ vững làng nghề, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân.

Những năm gần đây, thương hiệu hoa kiểng của các nghệ nhân tại Thành phố Trà Vinh ảnh hưởng lớn đến thị trường trong khu vực, các tỉnh, thành phía Nam, tạo điều kiện phát triển ổn định làng nghề trồng hoa.

Hiệu quả kinh tế của làng nghề đạt được kết quả như sau: Năm 2008 có 91 lao động tham gia sản xuất 75.000 chậu hoa giấy, 1.000 chậu hoa kiểng khác, doanh thu 1.875.000.000 đồng, lợi nhuận 1.557.000.000 đồng, thu nhập bình quân

1.425.000 đồng/lao động/tháng. Năm 2009 có 136 lao động tham gia sản xuất

95.000 chậu hoa kiểng các loại (hoa giấy 80.000 chậu, hoa kiểng các loại 15.000 chậu), doanh thu 2.448.000.000 đồng, lợi nhuận 2.068.000.000 đồng, thu nhập bình quân 1.267.000 đồng/lao động/tháng. Năm 2010 có 110.000 chậu hoa kiểng các loại,


doanh thu 2,42 tỉ đồng, thu nhập bình quân 1.550.000 đồng, nâng tổng số lao động lên 388 lao động.

Ngoài ra, làng nghề còn có 02 tổ sản xuất hoa kiểng:

- Tổ sản xuất hoa kiểng số 01 hoạt động sản xuất hoa kiểng tại ấp Long Bình, phường 4, Thành phố Trà Vinh, tổ có 20 thành viên chuyên sản xuất hoa kiểng các loại, diện tích sản xuất hoa kiểng của tổ 2,49 ha với 20 lao động chính thức và trên 37 lao động thời vụ. Năm 2009, với tổng sản phẩm 31.500 chậu hoa, doanh thu 535.500.000 đồng, lợi nhuận 346.500.000 đồng, thu nhập bình quân 1.443.750 đồng/người/tháng. Năm 2010, với tổng sản phẩm 36.000 chậu hoa, doanh thu 702.000.000 đồng, lợi nhuận 396.000.000 đồng, giải quyết việc làm cho thêm 10 lao động.

- Tổ sản xuất hoa kiểng số 02 hoạt động sản xuất hoa kiểng tại ấp Long Bình, phường 4, Thành phố Trà Vinh, tổ có 27 thành viên chuyên sản xuất hoa kiểng các loại, diện tích sản xuất hoa kiểng của tổ 1,82 ha với 27 lao động chính thức và trên 28 lao động thời vụ. Năm 2009, với tổng sản phẩm 31.000 chậu hoa, doanh thu 527.000.000 đồng, lợi nhuận 341.000.000 đồng, thu nhập bình quân 1.052.496 đồng/người/tháng. Năm 2010, với tổng sản phẩm 35.000 chậu hoa, doanh thu 682.000.000 đồng, lợi nhuận 385.000.000 đồng, giải quyết việc làm cho thêm 10 lao động.

Tuy nhiên, làng nghề chưa có điều kiện cập nhật thông tin kịp thời về nhu cầu xã hội, giá cả thị trường, khoa học kĩ thuật, giống mới có hiệu quả cao, chưa được các ngành chuyên môn và những nghệ nhân có tay nghề cao chuyển giao khoa học kĩ thuật và hướng dẫn trao đổi kinh nghiệm về sản xuất hoa kiểng. Mặc dù vậy, làng nghề rất chú trọng việc xử lí và bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan đẹp với bầu không khí trong lành.

Làng nghề trồng hoa kiểng ấp Long Bình và ấp Vĩnh Yên cũng đã thu hút được khá nhiều du khách đến tham quan làng nghề, do nằm ở Thành phố Trà Vinh nơi tập trung nhiều điểm tham quan du lịch nên du khách dễ dàng biết đến thương hiệu hoa kiểng của các nghệ nhân Thành phố Trà Vinh.


Bảng 2.5. Tình hình sản xuất kinh doanh LNTT ở Trà Vinh năm 2010


STT

Làng nghề

Số hộ (hộ)

Lao động (lao động)

Doanh thu (triệu đồng)

1

Đại An

649

2.513

16.000

2

Hưng Mỹ

863

2.600

8.000

3

Đức Mỹ

587

1.720

21.500

4

Lương Hòa

697

850

2.000

5

Xóm Đáy

349

1.000

42.000

6

Phường 4

136

388

2.420

7

Long Đức

148

565

5.600

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh)

2.3.2. Số lượng khách:

2.3.2.1. Tổng số khách đến các làng nghề:

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh thống kê hoạt động du lịch của tỉnh năm 2010 như sau: Tổng lượng khách phục vụ là 230.000 lượt; khách lưu trú 121.051 lượt (trong đó khách quốc tế 3.767 lượt, khách nội địa 117.284 lượt). Nhưng khách du lịch đến với các làng nghề của tỉnh không đáng kể chỉ có

1.200 lượt, trong đó khách quốc tế 282 lượt, khách nội địa 918 lượt.

2.3.2.2. Sản phẩm làng nghề khách tiêu thụ chủ yếu:

Những sản phẩm của làng nghề tỉnh Trà Vinh mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc ĐBSCL nói chung và Trà Vinh nói riêng. Chính vì vậy rất hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, phần lớn khách du lịch biết đến sản phẩm của làng nghề gián tiếp thông qua du lịch tại một địa điểm khác, ít trực tiếp đến với các làng nghề. Ví dụ: Khách đến tham quan biển Ba Động – huyện Duyên Hải sẽ có thể mua về những sản phẩm từ các làng nghề của tỉnh tại các quầy hàng buôn bán đồ lưu niệm như: tranh ghép gỗ, giỏ, chậu hoa lục bình, các nhạc cụ dân tộc…

Sản phẩm khách tiêu thụ chủ yếu là: chiếu, thảm, những mặt hàng tiểu thủ công nghiệp được làm bằng tre, trúc, dừa, lục bình như: giỏ xách bằng tre, dừa, lục bình, chậu hoa lục bình, giấy dán yếm dừa…Bên cạnh đó các nhạc cụ dân tộc điển hình là mặt nạ của dân tộc Khmer, tranh ghép gỗ, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ được chạm khắc từ những gốc cây cổ thụ rất tinh xảo. Ngoài ra khách cũng rất thích mặt hàng tôm, cá khô của làng nghề Xóm Đáy, những loại hoa, cây kiểng của 2 làng


nghề ở Thành phố Trà Vinh. Năm 2010, tổng sản phẩm làng nghề khách tiêu thụ đạt 552.752 sản phẩm, 200 tấn tôm, cá khô. Đối tượng tiêu thụ không chỉ là khách hàng trong tỉnh mà còn có khách du lịch trong nước và quốc tế.

2.4. DOANH THU TỪ CÁC LÀNG NGHỀ:‌

Năm 2010, tổng giá trị thu nhập từ các LNTT của tỉnh Trà Vinh là 97.520.000.000 đồng, chiếm 1,18 % tổng sản phẩm quốc dân của tỉnh theo giá so sánh và chiếm 0,7 % tổng sản phẩm quốc dân của tỉnh theo giá thực tế.

Tuy thu nhập từ các làng nghề so với tổng thu nhập kinh tế quốc dân của tỉnh không cao nhưng doanh thu từ các LNTT của tỉnh Trà Vinh tăng liên tục qua các năm, từ năm 2007 – 2010 tăng 13.242 tỉ đồng (tăng 1,16 lần), cụ thể năm 2007 – 2008 tăng 6.660 tỉ đồng, năm 2008 – 2009 tăng 3.312 tỉ đồng, năm 2009 – 2010 tăng

3.270 tỉ đồng thể hiện qua bảng số liệu sau:


Bảng 2.6. Doanh thu các LNTT tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2007 – 2010


Năm

2007

2008

2009

2010

Doanh thu (triệu đồng)

84.278

90.938

94.250

97.520

(Ngun: SNông nghip và Phát trin Nông thôn tnh Trà Vinh)


Biểu đồ 2.4. Doanh thu các LNTT tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2007 – 2010


2 5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CỦA TỈNH PHỤC VỤ DU 1


2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CỦA TỈNH PHỤC VỤ DU LỊCH:‌

2.5.1. Những thành tựu đạt được:

Phát triển kinh tế làng nghề đã thu hút và góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho một lực lượng lao động khá đông ở vùng nông thôn (giải quyết việc làm cho 9636 lao động), đồng thời tạo sự ổn định, an ninh cho tỉnh nhà.

Các LNTT phát triển vừa nâng cao đời sống cho cư dân nông thôn, vừa đóng góp một phần ngân sách cho địa phương đồng thời tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH – HĐH.

Sự phát triển các LNTT đã góp phần đáp ứng thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng một số sản phẩm thiết yếu của xã hội, đồng thời từng bước đa dạng hóa sản phẩm phục vụ du lịch trên địa bàn.

Thông qua nguồn vốn ngân sách, vốn ưu đãi giải quyết việc làm, các làng nghề trong tỉnh Trà Vinh được hỗ trợ hơn 35 tỉ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, thu mua nguyên liệu… mở rộng thị trường xuất khẩu. Năm 2010, các LNTT của tỉnh Trà Vinh sản xuất hàng triệu sản phẩm truyền thống cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, tổng giá trị sản xuất hơn 80 tỉ đồng. Các sản phẩm của làng nghề trong những năm qua phát triển khá ổn định, với những sản phẩm đặc thù và mang nét văn hóa của tỉnh như: các vật dụng được đan đát từ tre, trúc, các sản phẩm điêu khắc, các nhạc cụ dân tộc, các loại cây cảnh… và một số thực phẩm đặc trưng của vùng như tôm cá khô, nước mắm rươi… góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thu hút và giữ chân khách du lịch, hỗ trợ phát triển dịch vụ du lịch, là cơ hội lớn để quảng bá cho ngành du lịch Trà Vinh. Đối với tỉnh, hiện nay du lịch còn kém phát triển nhưng trong tương lai không xa ngành này sẽ có bước phát triển đáng kể.

Sử dụng hợp lí và nâng cao giá trị sử dụng các nguồn tài nguyên. Cụ thể là các làng nghề đan đát, se sợi tơ dừa, than tổ ong, than gáo dừa… đã sử dụng các nguyên liệu gần như phụ phẩm từ lục bình, cói, lát, tre nứa, dừa… để tạo ra các sản


phẩm có ích cho xã hội; làng nghề chế biến thủy hải sản góp phần tiêu thụ lượng thủy hải sản và làm đa dạng hóa sản phẩm.

Trong quá trình phát triển làng nghề đã xuất hiện các chủ hộ, cơ sở sản xuất, HTX… sản xuất kinh doanh liên tục phát triển và là đầu mối để truyền nghề cho các hộ nông dân trong vùng, giải quyết tốt các mục tiêu về giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông hộ… Đây là các điển hình, tạo nòng cốt cho việc tiếp tục mở rộng và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh trong những năm tới.


2.5.2. Những hạn chế cần khắc phục:

Giá thành sản xuất còn cao so với cùng nhóm sản phẩm ở địa phương khác, do chưa biết cách tổ chức sản xuất hiệu quả và quan niệm làm giá, khi gặp đối tác thường chào giá cao, dự phòng bị trả giá.

Mẫu mã sản phẩm còn đơn điệu, chưa độc đáo, thiếu dấu ấn đặc trưng, chưa khai thác giá trị lịch sử, văn hóa để hình thành những câu chuyện tạo dấu ấn sản phẩm cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm. Phần lớn các sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tại chỗ của dân cư địa phương và các địa bàn lân cận, những sản phẩm phục vụ cho du lịch chiếm số lượng ít và giá trị kinh tế không cao, có những sản phẩm trùng lặp về hình thức, mẫu mã với các sản phẩm ở địa phương khác.

Đa số các cơ sở, các doanh nghiệp sản xuất của làng nghề ở tỉnh Trà Vinh có qui mô nhỏ, chủ yếu là kinh tế hộ, phân theo hộ gia đình, thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu, lại chậm đổi mới, năng lực trình độ tổ chức quản lí các cơ sở sản xuất kinh doanh còn bất cập, nhỏ về vốn, yếu về quan hệ, tính liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ kém. Hơn nữa, do phần lớn cơ sở là kinh tế hộ nên mức độ cơ giới hóa trong sản xuất còn chậm làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm trên thị trường. Khả năng kết hợp giữa nguyên liệu truyền thống tại chỗ và nguyên liệu hiện đại để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao còn yếu; nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào nhưng nếu không tổ chức sản xuất và khai thác một cách hợp lí thì sẽ cạn kiệt. Các hộ sản xuất phát triển mang tính tự phát, chưa có qui hoạch đầu tư phát triển làng nghề cụ thể cho phù hợp. Nhiều hộ sản xuất còn thiếu thông tin, kiến thức

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 19/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí