Phát Triển Hệ Thống Các Làng Nghề Truyền Thống Ưu Thế:


• Bảo tồn và phát triển các làng nghề, nghề truyền thống. Xây dựng các làng nghề mới, làm hạt nhân cho phát triển ngành nghề. Vực dậy những cơ sở sản xuất “cầm chừng” và mở thêm các ngành nghề mới mà tỉnh có thế mạnh về nguyên liệu và triển vọng thị trường.

3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN:‌

3.2.1. Qui hoạch hệ thống các làng nghề truyền thống:

Qui hoạch phát triển các làng nghề gắn với qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh và ngành. Hiện nay, các cơ sở sản xuất – kinh doanh làng nghề chủ yếu tồn tại dưới hình thức kinh tế hộ gia đình, sản xuất kinh doanh diễn ra tại nơi ở của hộ gia đình. Đó vừa là nơi ở, vừa là nơi sản xuất nên nhà xưởng hẹp, môi trường bị ô nhiễm, không có khả năng mở rộng sản xuất, kết cấu hạ tầng cho sản xuất – kinh doanh không đảm bảo.

Làng nghề muốn phát triển cần có sự qui hoạch tổng thể, qui hoạch điểm nhấn, đẩy mạnh công tác qui hoạch các làng nghề truyền thống phù hợp với điều kiện của từng địa phương, gắn phát triển sản xuất với du lịch và đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, đăng kí bản quyền cho sản phẩm làng nghề. Khi các làng nghề đã có thương hiệu trên thị trường sẽ tạo nên sức mạnh giúp giải quyết được một lượng lớn lao động thu nhập thấp ở nông thôn có việc làm ổn định, tăng thu nhập, đồng thời phát huy được bản sắc văn hóa đặc thù của các địa phương. Đây cũng là hướng đi góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn theo hướng xây dựng hình ảnh nông thôn mới.

Bản thân các cơ sở hay các hộ sản xuất và các doanh nghiệp ở làng nghề phải biết liên kết lại với nhau để thành những cơ sở, những doanh nghiệp mạnh, theo mô hình tổ hợp tác hay các HTX và lớn hơn nữa là các doanh nghiệp, đóng vai trò như là một người đỡ đầu, giúp các làng nghề tìm đầu vào, tiêu thụ và tìm kiếm thị trường cho sản phẩm. Khi làm được điều này, làng nghề sẽ có lực để bước ra, tìm hiểu thị trường và theo sát được nhu cầu của thị trường.

Liên thông giữa các địa phương: Liên thông ngày nay không mâu thuẫn với việc giữ bí quyết làng nghề như nhiều người nghĩ, ngược lại, với những nghề lao


động thủ công đơn giản chiếm phần lớn (như đan từ tre, trúc, lục bình), liên thông giúp luân chuyển hàng hóa, tiền tệ, nguyên liệu, lao động thuận lợi hơn, bổ trợ lẫn nhau nhằm khắc phục những thiếu sót giữa các làng nghề.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Cần thiết tạo cầu nối liên kết giữa các HTX, làng nghề và doanh nghiệp để tạo ra những đóng góp cho sự phát triển của thị trường, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn và bình ổn xã hội.

Phải tách khu vực sản xuất khỏi khu vực nhà ở và phải đảm bảo kết cấu hạ tầng, đảm bảo nhà xưởng cho sản xuất – kinh doanh và bảo vệ môi trường.

Định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập - 15

Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các làng nghề.

3.2.2. Phát triển hệ thống các làng nghề truyền thống ưu thế:

Xây dựng chương trình bảo tồn và phát triển LNTT đã được công nhận trên địa bàn, đây là những làng nghề ưu thế, đem lại lợi nhuận cao, không những vậy còn có giá trị đối với du lịch, cần hết sức chú trọng phát triển các LNTT thành làng nghề phục vụ du lịch. Cụ thể phát triển du lịch làng nghề ở các địa phương như: Huyện Châu Thành (làng nghề đan lát, tranh ghép gỗ Hưng Mỹ; làng nghề đan đát – thủ công mỹ nghệ Lương Hòa và làng nghề rượu Xuân Thạnh, xã Hòa Thuận), Thành phố Trà Vinh (làng nghề trồng hoa kiểng ấp Long Bình, phường 4 và làng nghề trồng hoa kiểng ở ấp Vĩnh Yên, xã Long Đức), huyện Trà Cú (làng nghề đan đát Đại An), huyện Duyên Hải (làng nghề sơ chế biến thủy sản Xóm Đáy) và huyện Cầu Ngang (làng nghề bánh tét Trà Cuôn, xã Kim Hòa)

Bên cạnh đó cần chủ động đầu tư thực hiện các dự án phát triển các làng nghề dệt chiếu Bến Bạ, Cà Hom, Hàm Giang; LNTT tôm khô Vinh Kim, huyện Cầu Ngang. Đòi hỏi sản phẩm làng nghề phải giữ được sự tinh túy vốn có của truyền thống, không chạy theo lợi nhuận mà giảm chất lượng. Bởi vậy, bên cạnh các nghề mới, cần phải giữ gìn những nghề có truyền thống lịch sử lâu đời, mang bản sắc văn hóa, tính độc đáo riêng có. Đối với nhiều nghề truyền thống đã, đang và sẽ có nguy cơ bị mai một, cần nhanh chóng có kế hoạch bảo tồn, lưu giữ những nét văn hóa truyền thống tồn tại trong sản phẩm qua đó tạo ra sự khác biệt so với sản phẩm cùng loại của địa phương khác, bí quyết làm nghề, đồng thời phải chú trọng đến việc thiết


kế nên những sản phẩm mới phù hợp với thị trường tiêu thụ hiện đại, dựa trên các nét văn hóa, chất liệu hoặc công nghệ sản xuất truyền thống nhằm nâng cao khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, làm sống lại sự phồn thịnh vốn có của địa phương.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh cần tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm mới theo hướng đa dạng hóa giúp thích nghi với sự thay đổi và biến động của thị trường, như: Thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, sản xuất đơn hàng nhỏ…

Với những làng có nhiều nghề, nhiều sản phẩm thì cần lựa chọn ra ít nhất một nghề có sản phẩm mang nét đặc trưng nhất về địa lý, phong tục, văn hóa, truyền thống… của địa phương, có thị trường tiêu thụ lớn, để lập kế hoạch phát triển dài hạn, tập trung nguồn lực, có chính sách ưu đãi thích hợp, phát triển sản phẩm theo hướng củng cố nâng cao kĩ năng truyền thống, đưa công nghệ mới vào các khâu sản xuất. Phấn đấu chủ trương “mỗi làng một nghề” phải được xem là công việc, sự nghiệp của cả cộng đồng dân cư trong mỗi ấp, mỗi làng. Theo đó, mỗi cộng đồng làng cần biết chủ động dựa vào lợi thế tự nhiên, kinh tế, văn hóa của mình để “chung vốn, chung sức” xây dựng cho toàn cộng đồng ít nhất là một nghề cụ thể phù hợp. Hướng đến mục tiêu “mỗi làng nghề có ít nhất một doanh nghiệp”, cần tiếp tục giảm thiểu thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư, nhất là thủ tục cho thuê đất.

Cần xây dựng, quảng bá rộng rãi thương hiệu, tiếp thị, bán hàng, quan tâm giải quyết vấn đề môi trường, biến sản phẩm đó thành sản phẩm chủ lực, mang đặc trưng của địa phương, phát triển bền vững, …

Khi xây dựng các dự án phát triển làng nghề cần đặc biệt chú trọng đến phương pháp xây dựng dự án có sự tham gia của người dân để có thể phát huy được tối đa thế mạnh, hoặc lợi thế so sánh của địa phương làm tiền đề cho sự phát triển bền vững của nghề sau này.

3.2.3. Đầu tư nhân lực, vật lực cho phát triển:

Cần coi trọng việc bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, đào tạo nghệ nhân trẻ, phát huy vốn quý của các nghệ nhân nhiều tuổi, hình thành nhiều lớp nghệ nhân trong


làng nghề, qua đó tạo lực lượng kế thừa, lưu giữ được những tinh hoa truyền thống làng nghề.

Công tác đào tạo nghề cho lao động được chú trọng, nhất là lao động không còn đất sản xuất nông nghiệp. Việc đào tạo nghề tiến tới cần có sự liên kết chặt chẽ giữa cung – cầu, thông qua hình thức kí hợp đồng, phối hợp với cơ sở sản xuất.

Đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho làng nghề. Vì thế, cần hỗ trợ vốn cho các cơ sở mở rộng sản xuất, khi đó họ có thể tự đào tạo nhân công, giải quyết được lượng lao động ở nông thôn.

Cần có chính sách thu hút và mời gọi các nghệ nhân từ các tỉnh, thành lân cận đến Trà Vinh sản xuất và kinh doanh, đặc biệt chú trọng chính sách ưu đãi đối với đào tạo lao động sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

Trong doanh nghiệp, nhân lực được coi là tài sản quý giá nhất, là nguồn vốn đặc biệt, yếu tố bảo đảm cho năng lực cạnh tranh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Có nhiều học sinh, sinh viên của nước ta nói chung và Trà Vinh nói riêng khi ra trường không đủ kĩ năng cần thiết để tham gia thị trường lao động, các nhà đầu tư phải đào tạo lại, đào tạo bổ sung, thêm tốn kém. Hơn nữa, kỉ luật lao động, tác phong làm việc công nghiệp của người lao động còn thiếu, thể lực cũng chưa đáp ứng yêu cầu. Sự thiếu hụt lao động, đặc biệt là lao động có chuyên môn cũng đang dẫn đến tình trạng di chuyển lao động đã qua đào tạo giữa các vùng, các ngành, nghề, tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường lao động.

Tăng cường đào tạo kiến thức quản trị kinh doanh, marketing cho bộ phận quản lí, kiến thức về kĩ thuật và thiết kế sản phẩm cho thợ thủ công; tổ chức các hoạt động hỗ trợ thiết kế sản phẩm cho thợ thủ công; tổ chức các hoạt động hỗ trợ thiết kế cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ hơn nữa.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các làng nghề. Các hoạt động đào tạo, truyền nghề đã có truyền thống từ xưa với những hình thức khá đa dạng. Cần có những khảo sát, đánh giá nhu cầu cần đào tạo cho người lao động các làng nghề; đánh giá đội ngũ nghệ nhân, những người đang truyền nghề tại các làng nghề. Có kế hoạch cụ thể phối hợp giữa các làng nghề và các cơ sở dạy nghề có nghề tương


đương để huy động đội ngũ giáo viên dạy nghề tham gia các khóa đào tạo nghề và tổ chức cho học viên thực hành nghề phù hợp. Chú trọng mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và phổ biến lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường trong các làng nghề.

Về nguồn nguyên vật liệu phục vụ phát triển làng nghề, cần có kế hoạch cụ thể việc sử dụng trong sản xuất ở từng làng nghề, để chủ động được nguồn nguyên vật liệu, tránh tình trạng thiếu nguyên vật liệu, dẫn đến đình đốn sản xuất.

3.2.4. Thiết lập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm:

Cần phát triển thị trường cho các làng nghề. Phát triển các thị trường đầu vào (lao động, thông tin, khoa học công nghệ, nguyên vật liệu…) và thị trường sản phẩm cho các làng nghề. Cần phát triển các thành phần kinh tế hoạt động trên thị trường, trong đó nêu cao vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong cung ứng các yếu tố đầu vào quan trọng (công nghệ, thông tin…) và tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề.

Bên cạnh việc tập trung vào thị trường chủ lực, các doanh nghiệp phải nghiên cứu mở rộng xuất khẩu vào các thị trường như thị trường EU, Đông Nam Á và chú ý hơn nữa thị trường nội địa.

Thông qua các hình thức như gia công đặt hàng và hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp ở thành thị với các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nông thôn để tạo thị trường lớn và ổn định các làng nghề.

Cùng với phát triển thị trường cho các làng nghề, thì việc tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của làng nghề cần được chú trọng bằng việc khai thác các thị trường ngách (là một phần hay một góc trong thị trường rộng lớn nhất của bất kì loại hàng hóa dịch vụ nào), phát triển quan hệ gia công cho các doanh nghiệp lớn ở thành thị, tích cực thực hiện các biện pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã sản phẩm, đẩy mạnh tiến bộ khoa học công nghệ trong các làng nghề.

Kết nối chặt chẽ giữa khâu tiêu thụ với khâu sản xuất, thông qua việc chủ động nguồn cung – cầu, hạn chế các khâu trung gian phát sinh hao phí không cần thiết. Đồng thời cũng góp phần quan trọng trong điều tiết thị trường, tránh hiện


tượng lũng đoạn, cạnh tranh thiếu lành mạnh, doanh nghiệp lớn chèn ép cơ sở sản xuất nhỏ.

3.2.5. Hợp tác đầu tư từ ngành du lịch, đặc biệt cho các làng nghề:

Cần tranh thủ các nguồn vốn đầu tư từ ngành du lịch cho các làng nghề phát triển du lịch làng nghề, phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch mở nhiều tour, tuyến du lịch đến với làng nghề sao cho du lịch trở thành cầu nối đưa mọi người đến với các sản phẩm của LNTT. Đồng thời, đó là giải pháp hữu hiệu để giới thiệu, quảng bá hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam nói chung và con người Trà Vinh nói riêng với bạn bè quốc tế. Cần phải giải bài toán về phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động với việc bảo tồn văn hóa truyền thống sao cho hài hòa để từ đó góp phần thúc đẩy việc bảo tồn và phát huy một giá trị văn hóa truyền thống.

3.2.6. Phát triển cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật hiện đại cho các làng

nghề:

Chủ yếu là giao thông vận tải và năng lượng, đang ảnh hưởng lớn đến việc

triển khai đầu tư của doanh nghiệp cả về thời gian và tiền bạc. Vì vậy, việc tập trung đầu tư xây dựng, cải thiện kết cấu hạ tầng đang là một yêu cầu rất lớn. Tỉnh Trà Vinh đang cố gắng tăng thêm vốn, đồng thời kêu gọi vốn đầu tư bằng nhiều hình thức từ các nguốn khác, trong và ngoài nước cho việc đầu tư xây dựng đường sá, cầu cống, cơ sở sản xuất điện và phát triển các nguồn năng lượng khác.

Nhanh chóng hỗ trợ đổi mới trang thiết bị công nghệ của các làng nghề trên cơ sở chương trình khuyến công, sao cho giúp các làng nghề rút ngắn được các công đoạn sản xuất, nâng cao năng suất lao động mà không làm mai một đi các giá trị của các LNTT. Giữ gìn kĩ thuật truyền thống vốn có của một trong những cơ sở đầu tiên để tăng cường thêm qui mô, hiện đại hóa công nghệ.

Đan xen yếu tố sản xuất hiện đại với mức độ hợp lí không làm mất đi truyền thống, ngược lại khắc phục những hạn chế của nghề thủ công, là hướng phát triển nhằm vươn tới những làng nghề qui mô lớn, hoạt động hiệu quả.

Tránh việc phát triển làng nghề ồ ạt, chạy theo phong trào, thiếu chọn lọc, nhiều nghề song manh mún, đầu tư dàn trải, không có chiều sâu; phát triển nhanh, đa


dạng trong khi chưa hội đủ các điều kiện về nhân lực, vật lực dẫn đến hoạt động hiệu quả thấp, dần mai một.

Đối với các doanh nghiệp làng nghề, yêu cầu cấp bách hiện nay là có đất đai làm mặt bằng sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu duy trì và mở rộng sản xuất. Phần lớn diện tích đất đai ở vị trí thuận lợi đã được giao cho các dự án, giá đất đã cao, chi phí san lấp, xây dựng kết cấu hạ tầng rất lớn, cho nên các doanh nghiệp làng nghề, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể thuê lại mặt bằng ở các khu công nghiệp được.

Song cấp đất cho doanh nghiệp ở những vùng lẫn với dân cư cũng không được, nhất là doanh nghiệp làng nghề, vì gây ra ô nhiễm môi trường. Vì vậy, để giải quyết mặt bằng cho các doanh nghiệp hiện nay, cần có chính sách trợ giúp về sử dụng kết cấu hạ tầng và giải quyết môi trường cho doanh nghiệp để có thể thuê mặt bằng ở các khu công nghiệp đã có, hoặc tỉnh đầu tư và chịu chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng, trợ giúp và giảm nhẹ giá thuê để doanh nghiệp có thể thuê đất với giá thấp nhất.

Địa phương và các ngành liên quan cần có cơ chế đảm bảo, hỗ trợ vốn (cho vay ưu đãi bao gồm vay ngắn hạn, trung và dài hạn) để đổi mới công nghệ ở các làng nghề giúp sản xuất và kinh doanh hiệu quả.

Có chính sách khuyến khích nghiên cứu sản xuất và sử dụng máy móc thiết bị cho các làng nghề. Phát triển các trung tâm đảm nhận nhiệm vụ thiết kế mẫu mã, đào tạo cho các làng nghề.

3.2.7. Bảo vệ môi trường – phát triển bền vững trong các làng nghề:

Sản xuất kinh doanh phải chú ý cải thiện và bảo vệ môi trường, không hy sinh lợi ích môi trường cho lợi ích kinh tế trước mắt. Nhanh chóng xây dựng, ban hành và áp dụng văn bản qui phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề, trong đó cần quy định rõ trách nhiệm của địa phương, các ngành, lĩnh vực hoạt động làng nghề. Các làng nghề tiến hành xây dựng các qui định về vệ sinh, môi trường dưới dạng các qui định, hương ước, cam kết bảo vệ môi trường của chính địa phương mình. Tăng cường hoạt động giám sát môi trường làng nghề và thực hiện kiểm kê


nguồn thải; áp dụng công cụ kinh tế như phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn. Xây dựng tiêu chí “Làng nghề xanh” nhằm xếp loại cho các làng nghề bảo vệ môi trường theo hướng phát triển “bền vững”.

Qui hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Di dời các cơ sở gây ô nhiễm nặng ra khỏi khu vực dân cư. Qui hoạch tập trung theo cụm công nghiệp nhỏ cần tránh xa khu dân cư và qui hoạch đồng bộ mặt bằng sản xuất, kết cấu hạ tầng như đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thông tin, thu gom và xử lí nước thải, chất thải rắn để xử lí tập trung. Qui hoạch khu vực sản xuất tùy thuộc vào đặc thù của các loại hình làng nghề như sản xuất gốm sứ, dệt nhuộm, tái chế giấy, … Qui hoạch phân tán, sản xuất ngay tại hộ gia đình kết hợp điều kiện sản xuất với cải thiện vệ sinh môi trường mà không phải di dời, hạn chế tối đa việc cơi nới, mở rộng đường, xây nhà cao tầng, lưu giữ khung cảnh sản xuất, tính cổ truyền nhân văn của làng để có thể kết hợp với du lịch.

Tăng cường mạnh mẽ công tác quản lí môi trường tại các làng nghề. Những cơ sở mở rộng sản xuất phải thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và đầu tư theo hướng công nghệ thân thiện với môi trường. Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lí chất thải tại làng nghề cần bảo đảm chất thải sau xử lí đạt qui chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành; công nghệ đơn giản, dễ vận hành, chuyển giao; vốn đầu tư, chi phí thấp, phù hợp với điều kiện sản xuất của làng nghề; ưu tiên công nghệ có khả năng tận thu, tái sử dụng chất thải. Khuyến khích các cơ sở sản xuất trong làng nghề áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn để vừa giảm lượng phát thải, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cho vay ưu đãi với lãi suất thấp đối với các chủ cơ sở áp dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến tạo ít chất thải. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các dự án nghiên cứu về áp dụng sản xuất sạch hơn cụ thể cho từng loại hình làng nghề để có mô hình trình diễn nhân rộng.

Phát hiện và xử lí trường hợp phát sinh các làng nghề gây ô nhiễm môi trường. Các địa phương và các làng nghề phải khẩn trương xử lí môi trường để được cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành các biện pháp xử lí ô nhiễm triệt để. Mặt khác, vẫn cần tăng cường thanh tra, kiểm tra để đưa vào “danh sách đen” làng nghề tiếp

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 19/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí