Mối Quan Hệ Giữa Niềm Tin Và Xu Hướng Hành Vi Thể Hiện Việc Mong Muốn Có Con Trai

Trên đây là một vài đoạn trích nội dung phỏng vấn sâu khẳng định việc họ yêu thích con trai, mong muốn có ít nhất một đứa con trai. Trong quá trình tiến hành phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy những người khẳng định cần phải có con trai thì thường trả lời ngắn gọn, khẳng định ngay việc phải như vậy; trong khi đó, với những người khẳng định sự bình đẳng giữa con trai và con gái, họ có xu hướng trả lời dài hơn, giải thích và phân tích vấn đề một cách cặn kẽ hơn. Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét một số ý kiến khẳng định việc không nhất thiết phải có con trai, đối xử bình đẳng giữa con trai và con gái:

Người Việt Nam ta hay thích con trai. Kể cả có nói không thích thì cũng rất mong có một đứa con trai. Theo mình biết Ba Lan trước kia cũng vậy. Nhưng gần đây điều đó không còn nữa. Nhiều người còn thấy con gái gần gũi, hay quan tâm, thăm hỏi bố mẹ hơn con trai. ới nhiều người Việt Nam, đặc biệt thế hệ bằng tuổi mình trở lên, không có con trai là phải “cố” đấy. Nhưng mình thì thấy bình thường, không quan trọng việc này (Khách thể 17).

Việt Nam mình có cái phong tục là có con trai để nối dõi. Nhưng ở bên này không hẳn thế, ở bên này tất cả con trai con gái đều như nhau. Thứ hai nữa người con gái bao giờ cũng quan tâm bố mẹ nhiều hơn con trai… ới mình thì quan trọng ngày xưa thôi, chứ bây giờ thì con trai không quan trọng. Thậm chí người tây còn đồng cảm, quý trọng con gái hơn. Người Việt từ xưa tới nay cứ quan niệm như thế chứ mình không quan niệm như thế (Khách thể số 3).

Theo chị nghĩ, là người Việt Nam ai cũng thích có thằng con trai. Nhưng chị thì chị khác. Nếu ông xã là người Việt Nam thì dứt khoát có con trai. Nhưng chồng chị là tây, họ coi con trai con gái ngang nhau, thậm chí thương con gái hơn cả con trai. Mặc dù kinh tế đầy đủ những người ta chỉ đẻ có một đứa. Chỉ một con gái nhưng không đẻ đứa thưa hai mặc dù kinh tế đầy đủ, vợ còn trẻ. Theo chị nghĩ quan niệm con trai con gái đấy do từng người một, từng nền văn hóa. Thế mình không đẻ được con trai thì sao. Con gái cũng là con. Con trai hay gái đều như nhau miễn là nó đối xử với mình có tốt không. Chị thấy như nhau dù người Việt Nam vẫn thích có thằng con trai (Khách thể số 9).

Cái đấy đã ăn sâu vào tâm lý người xưa. Những người già hơn em ít tuổi thường thì thích con trai. Nhưng lứa tuổi như em, bạn bè em không phân biệt điều đấy. điều quan trọng với bọn em là nuôi dạy con (Khách thể 11).

Theo tôi con nào cũng được. Con gái tình cảm hơn. Phong tục tập quán mình thích con trai nhưng con gái thì nó thông minh, quan tâm hơn (Khách thể 15)


Như vậy, thông qua một vài kết quả nghiên cứu trên, chúng ta có thể thấy yêu thích con trai vẫn tồn tại ở các khách thể nghiên cứu. Kết quả phỏng vấn sâu, vốn thuận tiện hơn để chia sẻ, người ta sẽ có xu hướng bộc lộ điều này rõ hơn. Điểm qua một số nghiên cứu về sự yêu thích con trai ở người nhập cư gốc Á, chúng ta có cũng gặp một số kết quả tương tự. Ví dụ nghiên cứu của Kaushal và Muchomba (2018) trên người nhập cư gốc Á tại Mỹ đã chỉ ra những người mẹ nhập cư đến từ các nước Đông và Nam châu Á trung bình dành thời gian cho trẻ trai nhiều hơn cho trẻ gái khoảng 1 giờ mỗi ngày. Những kết quả như vậy giúp ta thấy rõ hơn sự tồn tại dai dẳng và tinh vi của hiện tượng yêu thích con trai ở hai nhóm khách thể của đề tài nghiên cứu này. Dù dưới tác động của các nội dung tuyên truyền của nhà nước về bình đẳng giới, nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi (đối với các khách thể sống tại Việt Nam); hay dưới tác động của quá trình thích nghi và tiếp biến văn hóa tại môi trường nhập cư, vốn không còn tư trưởng yêu thích con trai, thì các khách thể của cả hai nhóm vẫn ít nhiều bộc lộ việc họ mong muốn có một đứa con trai. Cũng thông qua đó, ta thấy được với những nội dung, vấn đề được truyền thông đề cập, tạo nên dư luận xã hội thì các khách thể nghiên cứu có thể không bộc lộ ngay ở những phương pháp nghiên cứu mang tính số đông, đại trà. Đối với nhưng nội dung được coi là nhạy cảm như vậy thì việc lựa chọn phương pháp tiếp cận phù hợp hơn như phỏng vấn sâu sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn, điều chúng tôi đã phân tích ở chương tổng quan của luận án này.

Bảng 4.13. Mối quan hệ giữa niềm tin và xu hướng hành vi thể hiện việc mong muốn có con trai


Niềm tin thích con trai

Hành vi thích con trai

Niềm tin bình

đẳng giữa con trai và con gái

Hành vi đối xử bình đẳng giữa

con trai và con gái

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan - 16

Tương quan Pearson

1

,705**

-,002

-,023

Niềm tin thích con trai

Sig. (2-tailed)


,000

,978

,741


N

212

172

210

210


Tương quan Pearson

,705**

1

,002

-,049

Hành vi thích con trai

Sig. (2-tailed)

,000


,982

,524


N

172

174

173

173


Tương quan Pearson

-,002

,002

1

,282**

Niềm tin bình đẳng giữa

con trai và con gái

Sig. (2-tailed)

,978

,982


,000


N

210

173

213

211

Hành vi đối xử bình đẳng giữa con trai và

con gái

Tương quan Pearson

-,023

-,049

,282**

1

Sig. (2-tailed)

,741

,524

,000


N

210

173

211

213



Bảng số liệu cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa niềm tin và xu hướng hành vi của việc yêu thích con trai. Theo đó, những khách thể thể hiện niềm tin vào giá trị của con trai có tương quan rất chặt với xu hướng hành vi phải tìm cách để có ít nhất một đứa con trai, hệ số tương quan r=0,705. Bên cạnh đó, những người có niềm tin vào sự bình đẳng giữa con trai và con gái cũng đồng thời có hành vi đối xử tương tự, r=0,282. Kết quả này phản ánh sự thống nhất giữa niềm tin và hành vi của hai nhóm khách thể trong việc yêu thích con trai. Điều này cũng giúp ta lý giải được sự tồn tại lâu dài của sự yêu thích con trai dù là nhóm khách thể nhập cư hay nhóm khách thể không nhập cư. Cũng thông qua đó, ta thấy được để có thể thay đổi hành vi phận biệt đối xử giữa con trai và con gái thì việc tác động vào niềm tin về giá trị của con trai, con gái có một ý nghĩa nhất định bởi mối tương quan chặt chẽ giữa chúng.

Như vậy, thông qua qua việc tìm hiểu định hướng giá trị gia đình của hai nhóm khách thể là người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan, có thể thấy ở cả hai nhóm khách thể đều đánh giá cao các giá trị gia đình của mình. Trong đó, niềm tin và hành của hai nhóm đều hướng đến sự chăm sóc con cái, bao bọc che chở con nhiều hơn trong điều kiện nhập cư vốn dễ bị sự kỳ thị trong một cộng đồng họ là người thiểu số. Nhiều item của các câu hỏi chúng tôi đưa ra phản ánh sự tương đồng trong niềm tin và hành vi trong mối quan hệ cha me – con. Ví dụ hiếu thảo, một giá trị văn hóa mang đậm tính Á Đông đều được cả hai nhóm đánh giá cao và thực hiện đầy đủ. Cũng như thế, sự yêu thích con trai, một tư tưởng ít nhiều bị

đánh giá là lạc hậu, nhưng không thể một sớm một chiều mất đi ở cả hai nhóm khách thể, bởi nó là niềm tin, một thứ không dễ hình thành và mất đi khi nó được coi như là “phầm mềm” cài đặt vào con người trong một nền văn hóa nhất định. Bên cạnh đó, quá trình thích nghi và tiếp biến văn hóa cũng mang lại những nét mới mẻ trong định hướng giá trị gia đình của hai nhóm khách thể, ví dụ nhóm khách thể tại Ba Lan nhấn mạnh nhiều hơn và sự độc lập của con trong mối quan hệ với bố mẹ. Những kết quả nghiên cứu này cho ta thấy bức tranh sinh động và nhiều màu sắc và quá trình thích nghi, tiếp biến văn hóa cũng như sự thay đổi trong định hướng giá trị, trong đó có định hướng giá trị gia đình ở cả hai nhóm khách thể nhập cư và không nhập cư.

4.3.2. Mối quan hệ vợ - chồng

Như đã đề cập trong các nội dung trước, định hướng giá trị gia đình trong mối quan hệ vợ chồng thể hiện ở sự tôn trọng lẫn nhau trong mối quan hệ vợ chồng, “của chồng công vợ”, “thuận vợ thuận chồng” là sức mạnh của gia đình, vợ chồng gắn bó, thủy chung với nhau… Phần tiếp theo sẽ làm rõ kết quả nghiên cứu mối quan hệ này trong gia đình ở hai nhóm khách thể.

Kết quả khảo sát trong bảng số liệu 18 cho thấy sự tương phản rõ nét trong kết quả của các item. Trong đó, những item liên quan đến truyền thống nhân nghĩa thủy chung của vợ chồng, thuận vợ thuận chồng… có ĐTB cao ở cả hai nhóm. Ngược lại, các item liên quan đến việc không chia sẻ giữa vợ chồng như độc lập về kinh tế, người vợ phải chấp nhận số phận nếu người chồng không tốt… có ĐTB thấp ở cả hai nhóm khách thể.

Bảng 4.14. Niềm tin của hai nhóm về mối quan hệ vợ - chồng



Sống tại

N

ĐTB

Độ lệch chuẩn

p

C1. Vợ chồng không nên có tài sản riêng (“quỹ đen”), tài sản, kinh tế gia đình là của chung

Việt Nam

110

3,16

1,11

,000

Ba Lan

105

3,80

1,00

C2. Vợ chồng gắn bó với nhau cả về thể xác, tinh thần

Việt Nam

110

4,21

,82

,240

Ba Lan

105

4,35

,84

C3. Vợ chồng nên độc lập về kinh tế, mỗi người

nên có tài khoản, tài sản riêng

Việt Nam

110

2,78

,94

,553

Ba Lan

104

2,70

1,02

C4. Sự không chung thủy có thể chấp nhận được trong xã hội hiện nay

Việt Nam

109

2,11

1,02

,367

Ba Lan

105

2,24

1,05

Việt Nam

110

4,01

,76

,073

Ba Lan

105

4,20

,79

C6. Tình - nghĩa là yếu tố gắn kết vợ chồng với

nhau

Việt Nam

110

4,22

,73

,140

Ba Lan

104

4,38

,81


C7. Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn

Việt Nam

110

4,40

,73

,001

Ba Lan

101

4,70

,55

C8. Nhân nghĩa vợ chồng, sự chung thủy là những quan điểm cũ, nên vận dụng linh hoạt trong xã hội

hiện đại

Việt Nam

110

3,03

1,09

,793

Ba Lan

105

3,07

1,13


C9. Chồng giận thì vợ bớt lời

Việt Nam

109

4,09

,72

,008

Ba Lan

104

4,35

,72


C10. Khi chồng nóng nảy, vợ nên tạm thời tránh đi

Việt Nam

108

3,79

,817

,124

Ba Lan

105

3,97

,83

C11. Trai có thể năm thê bảy thiếp nhưng gái chính chuyên chỉ lấy một chồng

Việt Nam

110

1,97

1,09

,857

Ba Lan

105

2,00

1,11

C12. Người vợ phải chấp nhận số phận nếu lấy phải người chồng không tốt

Việt Nam

110

1,83

,94

,259

Ba Lan

105

1,98

,93

C5. Vợ chồng luôn phải hỗ trợ lẫn nhau, tài sản trong gia đình là của chung


Cụ thể hơn, trong toàn bảng số liệu nói trên, item “thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn” là item từ câu thành ngữ của Việt Nam, phản ánh giá trị gia đình truyền thống của Việt Nam luôn đề cao sự thuận hòa, vợ chồng hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Đây là item có kết quả cao nhất nếu xét về ĐTB trong từng nhóm khách thể. Ngược lại, item số 12 thể hiện sự chấp nhận số phận của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam có ĐTB thấp nhất trong cả hai nhóm khách thể. Điểm qua hai item có kết quả cao nhất và thấp nhất như vậy, ta thấy được định hướng giá trị gia đình của hai nhóm. Về cơ bản họ thống nhất với nhau trong việc đề cao vợ chồng thuận hòa, không chấp nhận sự thiệt thòi, hi sinh của người phụ nữ. Rõ ràng, đây là những định hướng giá trị quan trọng trong gia đình Việt Nam cả truyền thống và hiện đại.

Xem xét kết quả từ góc nhìn so sánh giữa hai nhóm khách thể, có thể thấy hai nhóm không có nhiều sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nói cách khác, định hướng giá trị gia đình của cả hai nhóm không quá khác biệt. Các item trong bảng số liệu trên đều là những giá trị truyền thống trong gia đình Việt Nam (dù được thiết kế, nội dung item ngược lại). Sự giống nhau trong hầu hết các item của bảng số liệu phản ánh sự linh hoạt và bền bỉ của văn hóa Việt, trong đó có giá trị văn hóa gia đình Việt dù hai nhóm khách thể sống trong điều kiện trong và ngoài nước,

nơi có sự khác biệt lớn về nếp sống, phong tục tập quán cũng như nền văn hóa và định hướng giá trị nói chung.

Trong toàn bảng số liệu, có 3 item có giá trị p<0,05 là item số 1, số 7 và 9. Đây là những item thể hiện trong các thành ngữ đã ăn sâu và tâm thức, văn hóa Việt Nam như “của chồng công vợ”, “chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa chẳng rơi hạt nào”, “thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. Ở cả 3 item có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê này, nhóm khách thể tại Ba Lan đều có ĐTB cao hơn nhóm khách thể Việt Nam. Những người nhập cư sống tại nước ngoài, quá trình thích nghi và tiếp biến văn hóa sẽ khiến các giá trị văn hóa truyền thống ít nhiều thay đổi. Vậy sự khác biệt ở 3 item này có mâu thuẫn với xu hướng chung nói trên hay không? Như chúng tôi đã đề cập ở các nội dung trước, văn hóa Việt vốn linh hoạt và có sức sống bền bỉ, điều đó khiến cho hàng ngàn năm Bắc thuộc, chúng ta vẫn không bị đồng hóa. Mặt khác, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong quá trình giao lưu, tiếp xúc với các cộng đồng, dân tộc khác sẽ có quá trình tri giác dân tộc, nhận thức rõ hơn cái tôi văn hóa của mình trong mối quan hệ với các nền văn hóa của các dân tộc khác. Chính vì vậy, họ có xu hướng khẳng định những niềm tin, bản sắc văn hóa của mình nhiều hơn khi sống trong nước.

Bảng số liệu trên thể hiện xu hướng hành vi của hai nhóm đều thể hiện sự tôn trọng, bình đẳng trong mối quan hệ vợ chồng. Điều đó thể hiện qua ĐTB của những item thể hiện sự hỗ trợ, tôn trọng lẫn nhau trong công việc, cuộc sống đều cao và ngược lại.

Bảng 4.15. Xu hướng hành vi của hai nhóm về mối quan hệ vợ - chồng



Sống tại

N

ĐTB

Độ lệch chuẩn

p

C1. Hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, cuộc

sống

Việt Nam

109

4,44

,72

,108

Ba Lan

105

4,59

,63

C2. Có tài khoản, tài sản riêng, độc lập về

kinh tế

Việt Nam

108

2,88

1,11

,046

Ba Lan

104

2,56

1,22

C3. Giữ mối quan hệ tốt với vợ/chồng để

giải quyết những vấn đề của gia đình

Việt Nam

108

4,26

,69

,028

Ba Lan

104

4,47

,63

C4. Cố gắng chịu đựng vợ/chồng dù không

yêu nhau

Việt Nam

107

2,28

1,09

,123

Ba Lan

102

2,52

1,22

C5. Vợ chồng cùng nhau quyết định những

vấn đề quan trọng trong gia đình

Việt Nam

108

4,32

,77

,766

Ba Lan

104

4,35

,77

C6. Tôn trọng bạn đời

Việt Nam

108

4,59

,69

,332

Ba Lan

105

4,67

,54


C7. Không chấp nhận bạo lực trong gia

đình

Việt Nam

108

4,25

,99

,161

Ba Lan

105

4,42

1,31



Item có kết quả cao nhất ở cả hai nhóm là item số 1. Đây là item khẳng định việc vợ chồng phải hỗ trợ nhau trong công việc, cuộc sống. ĐTB lần lượt của hai nhóm Việt Nam – Ba Lan là 4,44 – 4,59. Dù hệ số p > 0,05 thì ít nhiều chúng ta cũng thấy nhóm khách thể nhập cư có ĐTB cao hơn. Trong thực tế, công việc của nhóm nhóm nhập cư luôn cần phải có sự hỗ trợ lẫn nhau của cả vợ và chồng. Đối với những gia đình làm hàng ăn, người chồng nấu ăn, vợ phụ bếp và ghi món, chạy bàn; đối với những gia đình bán hàng quần áo thì người vợ bán hàng, người chồng hỗ trợ thu dọn, đóng kiện, đi đánh hàng về (họ bán buôn, ít khi bán lẻ). Có thể do đặc thù công việc như vậy nên ĐTB của nhóm khách thể tại Ba Lan cao hơn. Khi phân tích về sự thay đổi vai trò của người phụ nữ gốc Việt nhập cư, Dinh, Sarason và Sarason (1994) đã trích dẫn một số nghiên cứu của các tác giả khác và cho rằng trong gia đình người Việt nhập cư, do người chồng có thể thất nghiệp, hoặc sức ép của cuộc sống khiến người vợ cũng phải đi làm. Từ đặc thù công việc như vậy khiến cho vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng thay đổi theo. Bên cạnh đó, một yếu tố rất quan trọng khác là đặc điểm xã hội Ba Lan luôn tôn trọng người phụ nữ. Chính điều này khiến cho vai trò, vị trí của người phụ nữ luôn được đề cao. Từ đó, ta có thể hiểu lý do item số 6 có kết quả tích cực hơn ở nhóm khách thể tại Ba Lan. Kết quả tương tự cũng diễn ra ở item số 7 “không chấp nhận bạo lực gia đình”. Trong thực tế, xã hội và pháp luật Ba Lan không chấp nhận việc dùng đòn roi với con cũng như bạo lực với người phụ nữ. Người chồng hay bố mẹ vi phạm điều đó sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Nhiều nghiên cứu về người nhập cư đã chứng minh sự khác biệt trong định hướng giá trị gia đình liên quan đến vấn đề này; trong khi bố mẹ nhập cư châu Á coi việc trừng phạt con bằng đòn roi là bình thường thì con cái họ không chấp nhận như vậy [59].


Trong quá trình phỏng vấn với các khách thể là người nhập cư lập gia đình với người Ba Lan, chúng tôi cũng nhận thấy đa số những người được hỏi đều

khẳng định sự bình đẳng trong gia đình của người phụ nữ. Trong số 17 người trả lời phỏng vấn sâu, chỉ duy nhất một người (Khách thể số 9) khẳng định sự phụ thuộc và hi sinh của người phụ nữ cho gia đình. Các khách thể còn lại đều không chấp nhận phụ nữ trong gia đình là người phụ thuộc, cam chịu những bất hạnh vì gia đình

Có những cái khác. Bên này mối quan hệ đó bình đẳng hơn. Ở Việt Nam kiểu gì đàn ông dù không nói ra cũng phải là người đứng đầu. Tất nhiên dù bình đẳng hơn xưa thì chồng vẫn phải là người quyết những cái quan trọng, phải tự chủ. Ở bên này người chồng không vậy. Ít gia trưởng hơn (Khách thể 16) Bọn chị lấy nhau 24 năm trước. Vợ chồng thì có thể có lúc cãi nhau, nhưng về cơ bản gia đình chị hòa thuận, mọi người bình đẳng với nhau (Khách thể số 6).

Có ý kiến cho rằng sống và làm việc ở nước ngoài thì sự chung thủy gắn bó vợ chồng của người Việt cũng khác đi. Chị có đồng tình với quan điểm đó không?

Một phần nào đó thôi, thực ra nó cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh. Ví dụ như ở Việt Nam mình thì tác động của gia đình nó nhiều hơn, người phụ nữ phải chịu đựng rất là nhiều. Nhưng khi không hợp với nhau thì giải phóng cho nhau. Ở nước ngoài thì tư tưởng đấy rất là mở, rất tốt và mới. Khi không hợp nhau thì thôi. Giữ nhau làm gì cho nó khổ ra. Ở nước ngoài thì không bị mọi người nói nọ nói kia, ở Việt Nam thì người phụ nữ phải chịu đựng nhiều hơn, nhiều sức ép hơn nhưng vẫn phải cố: chồng đánh, chồng bỏ chồng đi với gái nhưng vẫn nhẫn nhịn. Không nên như vậy (Khách thể 14).

Nội dung trả lời vừa được trích dẫn trên cho thấy quan điểm về sự bình đẳng, độc lập của người phụ nữ trong gia đình. Trong quá khứ, người phụ nữ phải chấp nhận hi sinh vì chồng con, luôn phải tuân theo “tam tòng, tứ đức”. Hiện nay, quan niệm đó đã mất đi. Câu trả lời của hai khách thể dưới đây cũng là giải thích cho sự khác biệt nói trên:

Ba Lan là mẫu hệ, người phụ nữ có nhiều quyền trong nhà, chồng phải nghe vợ (Khách thể số 4). Sự khác biệt là văn hóa. ăn hóa của chúng ta (Việt

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 26/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí