Tương Quan Giữa Niềm Tin Và Xu Hướng Hành Vi Trong Mối Quan Hệ Vợ - Chồng

Nam) khác với văn hóa Châu Âu. Người Việt Nam thường nhấn mạnh vào gia đình và thường không hay bày tỏ cảm xúc của mình ra ngoài. Vợ mình (người Ba Lan) muốn mình nói ra những tình cảm với cô ấy. Đôi khi hiểu nhầm nhau vì vậy (Khách thể số 13).

Như vậy, những nội dung nói trên cho ta cái nhìn đầy đủ hơn về sự hi sinh, phụ thuộc của người phụ nữ trong gia đình nhập cư. Quan điểm truyền thống luôn đề cao, thậm chí ca ngợi sự phụ thuộc của người phụ nữ theo thuyết “Tam tòng”. Nhưng trong gia đình nhập cư, quá trình thích nghi và tiếp biến văn hóa đã cho thấy sự khác biệt rõ nét: người phụ nữ trở nên bình đẳng hơn trong gia đình. Kết quả nghiên cứu đó là sự bổ sung cho kết quả điều tra bằng bảng câu hỏi nhằm giúp ta có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về định hướng giá trị gia đình truyền thống và hiện đại cũng như quá trình thích nghi và tiếp biến văn hóa ở hai nhóm khách thể. Trong thực tế, một số nghiên cứu so sánh giữa người nhập cư và không nhập cư đã chứng minh nhóm nhập cư thường thay đổi định hướng giá trị sống nhiều hơn nhóm không nhập cư [100].


Trong bảng số liệu 4.15 nói trên, có 2 item có hệ số p<0,05 là item số 2 và 3. Kết quả của hai item này cho thấy nhóm khách thể tại Ba Lan có kết quả cao hơn ở những hành vi giữ mối quan hệ vợ chồng hài hòa để giải quyết những vấn đề của gia đình, không có tài sản riêng. Nội dung của hai item có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê này thống nhất với đặc thù công việc, cuộc sống cần phải hỗ trợ nhau của người nhập cư gốc Việt tại Ba Lan như đã đề cập ở trên. Từ đó, ta có thể thấy được sự thống nhất trong các nội dung của bảng kết quả nghiên cứu trên.

Để có cái nhìn sâu hơn về mối quan hệ giữa niềm tin và xu hướng hành vi trong mối quan hệ vợ chồng của hai nhóm khách thể, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu mối tương quan giữa chúng với nhau. Cũng như ở các nội dung trước, các item trong từng nhóm nội dung được phân thành nhóm các item thể hiện niềm tin và hành vi tích cực và tiêu cực. Bảng số liệu mối tương quan như sau:

Bảng 4.16. Tương quan giữa niềm tin và xu hướng hành vi trong mối quan hệ vợ - chồng


Tin vào sự chung thủy, gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau

Không tin vào sự chung thủy, gắn bó, hỗ trợ lẫn

nhau

Hành vi chung thủy, gắn bó, hỗ trợ lẫn

nhau

Hành vi không chung thủy, gắn bó, hỗ trợ lẫn

nhau


Tin vào sự chung thủy, gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau

Tương quan Pearson

1

-,175*

,437**

-,284**

Sig. (2-tailed)


,013

,000

,000

N

206

204

201

198

Không tin vào sự chung thủy, gắn bó, hỗ

trợ lẫn nhau

Tương quan Pearson

-,175*

1

-,302**

,416**

Sig. (2-tailed)

,013


,000

,000

N

204

213

208

205


Hành vi chung thủy, gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau

Tương quan Pearson

,437**

-,302**

1

-,306**

Sig. (2-tailed)

,000

,000


,000

N

201

208

211

206

Hành vi không chung thủy, gắn bó, hỗ trợ lẫn

nhau

Tương quan Pearson

-,284**

,416**

-,306**

1

Sig. (2-tailed)

,000

,000

,000


N

198

205

206

208

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan - 17


Bảng số liệu trên thể hiện tương quan thuận chiều và khá chặt giữa niềm tin và hành vi về mối quan hệ vợ chồng của các khách thể nghiên cứu. Cụ thể, với những người thể hiện niềm tin vào sự chung thủy, gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau giữa vợ và chồng thì hành vi của họ cũng tương tự như vậy, hệ số tương quan r=0,437. Ngược lại, với những người không thể hiện định hướng giá trị nói trên thì niềm tin và hành vi của họ cũng liên quan chặt chẽ với nhau, r=0,416. Từ kết quả này, ta có thể thấy được định hướng giá trị gia đình của các khách thể nghiên cứu luôn có sự thống nhất với nhau ở hai mặt biểu hiện là niềm tin và hành vi. Trong đó, các giá trị liên quan đến sự hòa thuận, hỗ trợ san sẻ với nhau trong cuộc sống được đánh giá cao hơn ở cả hai nhóm khách thể dù đặc thù công việc, cuộc sống của mỗi nhóm có thể có những khác nhau nhất định.


Nếu như ở mối quan hệ cha mẹ - con, sự yêu thích con trai là nội dung mang tính đặc thù, thể hiện rõ nét quá trình thích nghi và tiếp biến văn hóa cũng như thay đổi định hướng giá trị sống của hai nhóm khách thể thì trong mối quan hệ vợ chồng, niềm tin và ứng xử liên quan đến tình dục cũng phản ánh rõ nét quá trình

thay đổi định hướng giá trị sống của mỗi nhóm, đặc biệt ở nhóm khách thể nhập cư. Trong quá trình tìm hiểu về cuộc sống, công việc của cộng đồng người Việt Nam nhập cư, chúng tôi nhận ra vấn đề này và tìm hiểu nó sâu hơn từ góc độ định hướng giá trị gia đình của họ bằng cả phương pháp bảng câu hỏi và phỏng vấn sâu.

Bảng số 4.17 thể hiện niềm tin của hai nhóm về vấn đề tình dục, trong đó item thể hiện sự chung thủy trong đời sống vợ chồng (item số 3) có ĐTB cao nhất trong toàn bảng số liệu ở cả hai nhóm. Ở chiều ngược lại, các item có cái nhìn cởi mở hơn về vấn đề này đều có ĐTB không cao. Điều đó minh chứng cho việc các khách thể của đề tài đều hướng đến những giá trị chung thủy, không hoặc ít chấp nhận sự cởi mở trong vấn đề tình dục.

Xem xét số liệu ở hai nhóm khách thể, có thể thấy nhìn chung giữa hai nhóm đều có xu hướng giống nhau trong từng item và dường như nhóm khách thể nhập cư nhìn nhận vấn đề tình dục cởi mở hơn, chấp nhận nó nhiều hơn nhóm khách thể trong nước. Điều đó thể hiện ở việc ở hầu hết các item trong bảng số liệu, nhóm khách thể tại Ba Lan đều có ĐTB cao hơn. Thêm vào đó, hai item số 4 và 7 có hệ số p<0,05, phản ánh sự khác biệt của hai nhóm là có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cho thấy về cơ bản, hai nhóm khá giống nhau trong niềm tin về tình dục, nhưng quá trình thích nghi với điều kiện sống nhập cư, nhóm khách thể tại Ba Lan đã linh hoạt hơn, cởi mở hơn trong vấn đề tình dục, vốn được coi là điều kiêng kỵ trong xã hội Việt Nam cũng như các nước Á Châu.

Bảng 4.17. Niềm tin và xu hướng hành vi của hai nhóm khách thể về vấn đề tình dục


Sống tại

N

ĐTB

Độ

lệch chuẩn

p

Niềm tin


1. Tình dục không được coi là vấn đề đạo đức

Việt Nam

110

2,62

1,07

,099

Ba Lan

106

2,86

1,06

2. Lối sống “thoáng” về tình dục dễ làm tan vỡ hạnh

phúc gia đình

Việt Nam

109

3,77

1,13

,711

Ba Lan

106

3,71

,97

3. Sự chung thủy vợ chồng luôn là giá trị quan trọng

trong gia đình

Việt Nam

110

4,55

,59

,890

Ba Lan

106

4,56

,61

4. Nên linh hoạt trong vấn đề tình dục, còn phụ thuộc

Việt Nam

110

3,50

,97

,031

Ba Lan

105

3,52

1,01


5. Đề cập đến vấn đề tình dục là trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam

Việt Nam

110

2,60

1,01

,137

Ba Lan

105

2,81

1,13

6. Thiếu đi yếu tố dư luận (ví dụ như khi ở nước ngoài) người ta có thể sống với người khác như vợ chồng dễ dàng hơn

Việt Nam

108

3,12

1,08

,293

Ba Lan

106

3,29

1,17

7. Tình dục chỉ là để giải quyết nhu cầu sinh lý

Việt Nam

110

2,58

1,09

,002

Ba Lan

106

3,03

,99

Hành vi


1. Chung thủy với vợ/chồng

Vietnam

108

4,25

1,17

,188

Poland

105

4,03

1,27

2. Chấp nhận việc sex không dựa trên hôn nhân

Vietnam

109

2,26

1,18

,689

Poland

102

2,33

1,25

3. Sống như vợ chồng với người khác dù đã có vợ chồng ở Việt Nam


Vietnam


0a

, 1,71


,


,

Poland

104

1,04

,102

vào hoàn cảnh tác động mà có cách sống phù hợp


Về mặt hành vi của hai nhóm, dù cả 3 item ở mặt này đều có hệ số p>0,05, nhưng xét về mặt ĐTB, ta vẫn thấy xu hướng nhóm khách thể nhập cư linh hoạt hơn trong vấn đề tình dục.

Trong quá trình tiếp xúc với cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan, tác giả của luận án nhận thấy việc nhiều người nhập cư sống cùng nhau như vợ chồng dù họ đã có gia đình ở Việt Nam. Với những vấn đề được coi là nhạy cảm như sự yêu thích con trai, sống với người khác để thích nghi và hỗ trợ nhau nơi đất khách quê người thì việc dùng phương pháp phỏng vấn sâu sẽ phù hợp hơn. Chính vì vậy, chúng tôi đã đề cập đến vấn đề này nhiều hơn trong phần phỏng vấn sâu. Trong quá trình phỏng vấn, chúng tôi không hỏi về việc có hay không hiện tượng này mà hỏi về lý do, suy nghĩ của các khách thể về nó. Dưới đây là một vài kết quả.

Trong thực tế, họ vẫn có trách nhiệm với gia đình của mình ở Việt Nam bằng cách gửi tiền về hỗ trợ gia đình. Nhưng họ cũng không thể sống một mình khi ở đây được (Khách thể số 1).

Cái đó thực ra cũng khó lắm. Đến ngay cả ở Việt Nam bây giờ cũng thế thôi. Ở đây vì xa cách, tình cảm thiếu thốn nên nảy sinh nhiều cái (Khách thể số 2). Chị không biết. Nhưng chị cảm tưởng họ thiếu thốn tình cảm với họ làm kinh tế thì giúp nhau (Khách thể số 6).

Chị nghĩ cái đó phải thông cảm không thể trách được. Bởi vì mỗi người có hoàn cảnh của riêng họ: xa gia đình, sống độc thân chẳng hạn, sang đây làm ăn người ta cô đơn. Mới đầu chị gặp, chị nghe chị rất là không thích, không tin. Sau một thời gian chị tiếp xúc chị thấy chuyện đó là bình thường, không có gì là lạ nữa, chấp nhận em ạ, vì xã hội, môi trường tiếp xúc như thế bắt buộc mình phải thay đổi (Khách thể số 9).

Thông qua một số câu trả lời nói trên, có thể thấy do yêu cầu của việc thích nghi với cuộc sống và công việc vất vả khi xa gia đình, đất nước, họ cần phải sống với nhau để hỗ trợ, chia sẻ khó khăn, vui buồn trong cuộc sống. Như chúng tôi đã đề cập ở các nội dung trước, công việc của người nhập cư gốc Việt tại Ba Lan là rất vất vả, kéo dài từ sáng sớm đến tối muộn. Một khách thể nghiên cứu khi trả lời phỏng vấn đã nói về công việc của mình: “Tôi làm bếp, một ngày 12 tiếng ở bếp, cả thời gian đi về nữa là một ngày 14-15 tiếng không có ở nhà, không có thời gian cho con học tiếng Việt” (Khách thể số 4). Hoặc một khách thể khác nói: “Trước kia chú đi làm nhiều quá nên cũng không có thời gian. Hai thằng cu nhà chú mình rất muốn cho nó nói tiếng Việt nhưng đi làm nhiều quá không có thời gian dạy nó. Ngày trước 7h sáng mình đi làm, ra cửa hàng mua đồ về làm, tối 9h hoặc hơn, có hôm khách nó ngồi ăn mình phải đợi đến tận 10 giờ, 10 rưỡi… mới về. Lúc đi làm thì nó chưa ngủ dậy, lúc đi làm về thì nó đi ngủ rồi nên rất ít khi tiếp xúc với chúng nó. Muốn cho chúng nó học tiếng Việt nhưng cũng không có thời gian mà kèm cặp (Khách thể số 2). Hai đoạn trích nói trên đã phần nào cho ta thấy cuộc sống, công việc của người nhập cư. Chính vì vậy, họ cần phải có người để hỗ trợ, nương tựa vào nhau để làm việc, thích nghi với điều kiện sống tại Ba Lan, nơi người nhập cư là những người thiểu số, họ gặp khó khăn trong việc chia sẻ suy nghĩ, tình cảm với người bản xứ. Có những trường hợp làm việc ở các thị trấn xa thành phố, họ chỉ liên lạc với người Việt Nam qua điện thoại và người ta có thể không gặp trực tiếp người Việt Nam trong nhiều tháng. Câu trả lời của một khách thể sau đây là một minh chứng cho thực tế đó:

Khi ra nước ngoài này, nhiều người thường sống với một người khác như vợ chồng dù đã có vợ/chồng ở Việt Nam. Theo anh vì sao lại như vậy?

Trả lời: Do người ta thiếu thốn tình cảm. Khi người ta thiếu thốn tình cảm thì hai bên gặp nhau dễ hòa đồng, dễ đến với nhau. Chia sẻ để dựa vào nhau mà sống. Có người lại lợi dùng về kinh tế, lợi dụng về giấy tờ cư trú, nhưng đa phần là thiếu thốn tình cảm. Ngoài ra thì đi ra cũng dễ bị lay động, văn hóa thì bị cô lập. Khác biệt văn hóa, ngôn ngữ làm tâm sự với người bản xứ cũng không hết được nên khi gặp người Việt Nam, đồng cảm cũng nhanh lắm, tháng trước tháng sau sống với nhau ngay (Khách thể số 10).

Câu trả lời của khách thể số 10 chỉ ra hiện tượng người Việt Nam có thể gặp gỡ, chia sẻ và đồng cảm với những giá trị chung trong cuộc sống trong khi gặp khó khăn khi chia sẻ với người bản xứ. Berry (2006) đã đưa ra các mô hình tiếp biến văn hóa, trong đó có mô hình tách biệt (separation), ở đó người nhập cư giữ các giá trị văn hóa của mình và ít có sự tiếp xúc, chia sẻ với người địa phương. Cũng từ góc nhìn xuyên văn hóa, chúng tôi nhận thấy, một số khách thể nghiên cứu đã giải thích hiện tượng này từ sự khác biệt trong niềm tin tôn giáo:

Mình nghĩ là do mình không có niềm tin về tôn giáo. Ngày trước mình mới sang cứ tưởng bên này người ta rất dễ ngoại tình. Nhưng không phải như vậy, những đôi người ta yêu nhau, người ta sẽ luôn chung thủy, nể nhau. Người Việt nhiều khi ngoại tình chỉ đơn giản nghĩ làm sao giấu được, không để ai biết là được, chứ không nghĩ như bên này, nếu người mình yêu cũng làm như thế thì mình sẽ cảm thấy thế nào. Nên người Việt mình, không chung thủy như người tây. Người ta tất nhiên có thể quan hệ rộng, nhưng khi đã thành đôi rồi thì cố giữ. Người Việt đôi khi nghĩ ở bên này một thời gian rồi về nên cũng chấp nhận sống với nhau tạm bợ vậy (Khách thể 12).

Như vậy, một vài nội dung phỏng vấn trên đã giải thích cho việc người Việt nhập cư chấp nhận sống cùng nhau. Họ hỗ trợ nhau khi công việc vất vả, thiếu đi sự liên lạc, kết nối với cộng đồng bản địa cũng như niềm tin tôn giáo. Trong thực tế, chúng tôi cũng nhận thấy dù khẳng định hiện tượng sống cùng nhau như vợ chồng nhưng họ luôn nhấn mạnh vào trách nhiệm với gia đình tại Việt Nam, khi có thể đón được gia đình từ Việt Nam sang, họ sẽ chấm dứt việc sống cùng nhau như đã nói ở trên:

Cái cơ bản là cuối cùng người ta có làm ra cái gì để gửi cho vợ, cho chồng ở Việt Nam hay không. Đấy là vấn đề mình phải suy nghĩ nhất, còn tình cảm mình đã ở Châu Âu này rồi thì mình chấp nhận, nó là nhu cầu, không đáng trách, không thuộc phạm trù đạo đức. Cách nghĩ của tôi là như thế, rất thoáng… Tôi chưa nhìn thấy ai độc thân để chung thủy với vợ chồng ở Việt Nam cả. Tất cả đều thế nọ thế kia không hình thức này thì hình thức khác. Cái này tôi khẳng định. Còn việc kết bạn với nhau để làm ăn thì đấy là đòi hỏi của cuộc sống. Tôi không phản đối người ta mà tôi cũng không ủng hộ. Còn tôi chưa thấy ai sang đây 3 – 4 mà sống một mình cả. Còn nói thế nào thì người ta có miệng người ta cứ nói. Nếu đón được vợ/chồng sang đây thì lại sống với nhau bình thường (Khách thể số 4).


Như vậy, thông qua việc nghiên cứu định hướng giá trị gia đình trong mối quan hệ vợ chồng của hai nhóm khách thể nhập cư và không nhập cư, có thể thấy cả hai nhóm đều nhấn mạnh vào các giá trị thủy chung, thuận hòa hỗ trợ lẫn nhau trong mối quan hệ vợ chồng. Bên cạnh đó, ở nhóm khách thể nhập cư, chúng ta cũng thấy được một số khác biệt như họ nhấn mạnh vào vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình, không chấp nhận việc người phụ nữ chịu thiệt thòi, bạo lực trong gia đình. Điều này có thể liên quan đến quá trình tiếp thu các giá trị văn hóa trong môi trường nhập cư. Nếu như ở mối quan hệ cha mẹ - con, vấn đề yêu thích con trai luôn mang lại những quan điểm, cái nhìn thú vị thì ở mối quan hệ vợ chồng, việc người nhập cư sống cùng nhau để hỗ trợ nhau trong công việc, cuộc sống trong điều kiện bị tách biệt về mặt văn hóa, ngôn ngữ, công việc vất vả … mang lại kết quả bất ngờ và hợp lý cho thấy sự linh hoạt và thích nghi với điều kiện làm việc vất vả, lạnh giá nơi xứ người. Những kết quả này cho ta bức tranh sinh động, đa dạng hơn về định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam ở cả trong và ngoài nước. Về mặt niềm tin, họ vẫn giữ những quan điểm truyền thống tốt đẹp về gia đình. Về mặt hành vi, người ta có thể linh hoạt hơn để tồn tại, mưu sinh trong điều kiện vất vả, khắc nghiệt của cuộc sống nhập cư.

4.4. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến định hướng giá trị gia đình của hai nhóm

Để làm rõ ảnh hưởng của một số yếu tố như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, thời gian nhập cư tới định hướng giá trị gia đình, chúng tôi lựa chọn một số nội dung thể hiện định hướng giá trị gia đình để phân tích, so sánh.

4.4.1. Thời gian nhập cư và định hướng giá trị gia đình

Trong các nội dung trước, ta đã thấy được sự tương đồng và khác biệt trong định hướng giá trị gia đình ở hai nhóm nhập cư và không nhập cư. Thông qua đó, ta thấy được quá trình thích nghi và tiếp biến các giá trị văn hóa của hai nhóm, đặc biệt là nhóm nhập cư. Để làm rõ hơn tác động của việc nhập cư tới định hướng giá trị gia đình, trong phần này, luận án sẽ làm rõ định hướng giá trị gia đình ở nhóm nhập cư dưới 10 năm và trên 10 năm đối với nhóm 106 khách thể đang sinh sống tại Ba Lan. Thông qua việc so sánh sự giống và khác nhau trong định hướng giá trị gia đình ở hai nhóm này, có thể thấy rõ hơn tác động của việc nhập cư tới định hướng giá trị gia đình của họ.

Bảng 4.18. So sánh đánh giá của hai nhóm nhập cư về mối quan hệ cha mẹ - con

Item


N

ĐTB

Độ lệch

chuẩn

p

B1. Trong mối quan hệ với cha mẹ, con nên tách khỏi cha mẹ, không phụ thuộc vào cha mẹ

1,00*

42

3,07

,866

,829

2,00

63

3,11

,952

B2. Hiếu thảo, chăm sóc cha mẹ là bổn phận

của con. Đây là điều bất biến

1,00

43

4,55

,700

,041

2,00

63

4,36

,768

B3. Cha mẹ phải có trách nhiệm chăm sóc, hỗ

trợ con đến khi chúng có công việc

1,00

43

3,55

1,030

,654

2,00

63

3,65

1,049

B4. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con trên 18 tuổi phụ thuộc nhiều vào môi trường, bối cảnh

gia đình cụ thể

1,00

43

3,44

,933

,176

2,00

62

3,67

,825

B5. Bố mẹ phải hỗ trợ con cho đến khi chúng

lập gia đình, có công việc ổn định

1,00

43

3,32

1,040

,463

2,00

63

3,47

1,029

B6. Bố mẹ luôn phải làm việc vất vả, hi sinh

bản thân vì con

1,00

42

3,30

1,239

,408

2,00

62

3,50

1,082

B7. Người mẹ luôn là người vất vả nhất khi

nuôi con

1,00

43

4,06

,985

,230

2,00

61

4,27

,777

B8. Nhà nước sẽ chăm sóc người già, vì vậy con

không phải chăm sóc cha mẹ già của mình

1,00

43

1,93

,883

,033

2,00

63

2,11

,844

nhiệm chăm sóc

1,00

43

4,34

,752

,691

2,00

63

4,28

,831

B10. Con phải kính trọng, biết ơn cha mẹ

1,00

43

4,81

,500

,043

2,00

63

4,58

,638

B11. Con có thể sống theo cách họ muốn, không cần thiết phải nghe theo cha mẹ

1,00

43

2,88

1,276

,948

2,00

61

2,86

1,040

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 26/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí