Ý Nghĩ Đầu Tiên Xuất Hiện Khi Nghĩ Về Gia Đình Của Người Nhập

định hướng giá trị cá nhân. Kết quả nghiên cứu này cũng chỉ ra giá trị “cái tôi” được đánh giá cao hơn ở nhóm khách thể từ Ba Lan, xếp thứ 15, ĐTB 0,79; trong khi đó, ở nhóm khách thể Việt Nam “cái tôi” lại có vị trí và ĐTB rất khiêm tốn, lần lượt là 7 và 0,06. Bên cạnh cái tôi, quyền lực cũng là một trong những giá trị có sự khác biệt khá rõ nét. Việt Nam thuộc các nước thể hiện khoảng cách quyền lực lớn hơn Ba Lan. Cũng vì vậy, giá trị này xuất hiện ở nhóm khách thể Việt Nam mà không xuất hiện ở nhóm khách thể từ Ba Lan. Thêm vào đó, một giá trị khác gần với quyền lực là “địa vị xã hội”, nhóm khách thể tại Việt Nam đánh giá cao hơn hẳn nhóm khách thể từ Ba Lan. Như vậy, từ góc nhìn so sánh của tâm lý học xuyên văn hóa, ta có thể thấy được một số khác biệt trong định hướng giá trị của hai nhóm khách thể.

Xem xét từng giá trị, chúng ta có thể thấy sức khỏe là giá trị được cả hai nhóm đánh giá cao nhất. Từ giá trị thứ hai trở đi, giữa hai nhóm bắt đầu có sự khác biệt. Trong cả hai nhóm khách thể, gia đình luôn có thứ hạng cao. Cũng tương tự như vậy, cha mẹ con cái cũng là điều các khách thể nghiên cứu nhắc đến rất nhiều khi liệt kê các định hướng giá trị quan trọng nhất trong đời họ.

Trong thực tế, “gia đình” và “cha mẹ con cái” là những giá trị rất gần nhau. Tuy nhiên vì các khách thể đã liệt kê chúng một cách riêng biệt nên chúng tôi thống kê chúng là hai giá trị riêng biệt nhằm đảm bảo tính khách quan. Mặt khác, nghiên cứu này cũng quan tâm việc từ khóa “gia đình” xuất hiện với tần suất như thế nào khi nói về 10 giá trị quan trọng ở các khách thể nghiên cứu. Từ kết quả từ khóa gia đình và từ khóa cha mẹ, con luôn có ĐTB cao, tần suất xuất hiện nhiều lần, ta tiếp tục thấy được các khách thể nghiên cứu đã luôn hướng đến gia đình, coi gia đình là một trong những điều quan trọng nhất trong cuộc đời mình. Kết quả này là cơ sở để tiếp tục phân tích sâu hơn định hướng giá trị gia đình của hai nhóm khách thể từ những mối quan hệ và giá trị cơ bản trong gia đình Việt Nam.

Tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về tình cảm, định hướng giá trị gia đình của các khách thể, chúng tôi đã hỏi câu hỏi mở: Khi nghĩ về gia đình, ý nghĩ đầu tiên đến với bạn là gì? Kết quả nghiên cứu được thống kê như sau:

Bảng 4.4. Ý nghĩ đầu tiên xuất hiện khi nghĩ về gia đình của người nhập



Ý nghĩ đầu tiên xuất hiện khi nghĩ về gia đình

Việt Nam

(N=110)

Ba Lan

(N=106)

N

%

N

%

Đoàn tụ, sum họp

15

13,6

24

22,6

Mẹ/cha/con, …

6

5,4

10

9,4

Cầu mong mọi người trong gia đình mạnh khỏe, bình an

10

9,1

17

16,1

Biết ơn

11

10,0

7

6,6

An toàn, hạnh phúc, ấm áp, yêu thương

20

18,1

9

8,4

Gắn bó

30

27,3

18

16,9

Trách nhiệm, chăm sóc hỗ trợ gia đình

18

16,3

15

14,1

Có lỗi

0

0

4

3,7

Buồn, không hạnh phúc

0

0

2

1,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan - 14


Bảng số liệu tập hợp điều đầu tiên xuất hiện khi nghĩ về gia đình cho thấy những ý nghĩ thể hiện tình cảm ấm áp, tích cực, gắn bó yêu thương gia đình luôn là những ý nghĩa xuất hiện với tần suất nhiều nhất ở cả hai nhóm khách thể. Điều đó cho thấy việc hướng về gia đình mình với những tình cảm tốt đẹp, ấm áp luôn là chủ đạo. Nói cách khác, định hướng giá trị gia đình của hai nhóm được thể hiện rõ nét trong kết quả này.

So sánh giữa hai nhóm khách thể có thể nhận ra một số khác biệt. Với tư cách là những người nhập cư, họ sống và làm việc xa gia đình, đất nước. Chính vì vậy, những ý nghĩ về việc đoàn tụ với gia đình xuất hiện trọng họ nhiều hơn so với nhóm sống trong nước (tỷ lệ tương ứng là 22,6 và 13,6%). Trong số 9 nội dung rõ nét nhất, được chúng tôi mã hóa, có 2 nội dung liên quan đến cảm xúc tiêu cực là cảm thấy có lỗi với gia đình, cha mẹ và cảm xúc buồn. Cả hai loại cảm xúc này chỉ xuất hiện ở nhóm khách thể nhập cư. Điều đó có thể liên quan đến việc khi sống xa gia đình, không có điều kiện được thường xuyên bên cạnh và chăm sóc cho cha mẹ, tình cảm và sự mong nhớ dành cho gia đình, cộng với cuộc sống vất vả của người nhập cư khiến họ cảm thấy không vui, cảm thấy có lỗi với những người ruột thịt của mình. Kết quả đó phần nào cho thấy định hướng giá trị gia đình mạnh mẽ cũng như đời sống tình cảm của những người nhập cư với tư cách là những người lao động, làm việc cật lực vì con cái và gia đình mình. Điều chúng tôi sẽ làm rõ

hơn ở các nội dung tiếp theo. Nội dung vừa được phân tích nói trên tiếp tục được củng cố khi nhóm khách thể sống tại Việt Nam có kết quả thể hiện nhiều tình cảm tính cực, dương tính hơn ở những suy nghĩ như biết ơn, an toàn, hạnh phúc, trách nhiệm.

Đối với nhóm khách thể nhập cư, chúng tôi đã hỏi về lý do thúc đẩy họ ra nước ngoài. Thông qua việc tìm hiểu về những động cơ thúc đẩy họ ra nước ngoài, ta đồng thời xác định được định hướng giá trị gia đình của họ trong các động cơ của họ.

4.5

4

3.5

3

2.5

2

1.5

1

0.5

0

3.87

3.66

3.73 3.68

3.35

3.76

3.29

2.74

2.97

2.88

2.27

1.6

Kiếm tiền

Hiểu

Không Đoàn

biết thế đủ tụ gia

Điều kiện sống tốt

Khí

Không Để có Để có

hậu tốt thích

trải

cuộc

giới

công việc

đình

hơn cuộc nghiệm sống

sống

mới

mới

Để thoát khỏi khó khăn

Để giúp

Vì chơi bời, vỡ

đỡ gia nợ ở

đình

Việt

Nam

Biểu đồ 4.1. Lý do thúc đẩy nhóm khách thể nhập cư ra nước ngoài

Biểu đồ 4.1 thể hiện lý do mạnh mẽ nhất thúc đẩy những người được hỏi ra nước ngoài là để kiếm tiền. Như chúng ta đã thấy ở các nội dung trước, động cơ kinh tế của người nhập cư gốc Việt đã được khẳng định ở một số nghiên cứu trước đó. Lý do có ĐTB cao thứ hai là để giúp đỡ gia đình. Trong quá trình tiếp xúc, tìm hiểu về cuộc sống, công việc của người nhập cư chúng tôi nhận thấy những người Việt Nam làm việc tại Ba Lan thường làm việc rất chăm chỉ, chấp nhận cuộc sống vất vả để có thể tiết kiệm, gửi tiền về cho gia đình nhằm trả các khoản vay nợ khi họ ra nước ngoài, xây nhà cửa… Từ kết quả này, ta tiếp tục thấy được họ luôn hướng về gia đình. Trong các động cơ mà chúng tôi đưa ra, “để đoàn tụ gia đình” có kết quả khá cao trong thang đo 5 mức độ. Trong thực tế, nhiều người sau khi

làm ăn, công việc ổn định tại Ba Lan thường đưa vợ hoặc chồng sang làm cùng. Cũng tương tự như thế, nhiều thanh niên sang Ba Lan bằng con đường du học tự túc do có bố mẹ đón sang để khi có giấy tờ cư trú lâu dài hơn sẽ làm ăn cùng bố mẹ. Điều này tiếp tục minh chứng cho súc hút và lý do gia đình với không ít người Việt Nam tại Ba Lan hiện nay.

Nói tóm lại, thông qua việc phân tích định hướng giá trị của người nhập cư, từ những giá trị phổ quát được chấp nhận rộng rãi trên thế giới đến những giá trị của Việt Nam, từ những giá trị chung nhất đến các giá trị cụ thể, trong đó có giá trị gia đình, chúng ta có thể thấy được gia đình luôn chiếm vị trí quan trọng trong đánh giá ở cả hai nhóm khách thể nghiên cứu. Do đặc thù của công việc và cuộc sống xa gia đình, ảnh hưởng của quá trình tiếp biến văn hóa nên nhóm khách thể nhập cư có những khác biệt nhất định trong định hướng giá trị của mình. Kết quả này cũng là cơ sở để ta tiếp tục tìm hiểu sâu hơn định hướng giá trị gia đình của hai nhóm khách thể trong các nội dung cụ thể của các mối quan hệ gia đình.

4.2. Định hướng giá trị gia đình thể hiện trong chức năng của gia đình

Có thể nói, các chức năng của gia đình với biểu hiện cụ thể như chăm sóc, giáo dục con, che chở cho các thành viên gia đình khi ốm đau, hoạn nạn…. luôn là những giá trị quan trọng. Chính vì vậy, nghiên cứu này làm rõ định hướng giá trị gia đình của hai nhóm khách thể ở khía cạnh niềm tin và hành vi với các chức năng cơ bản của gia đình.

Từ bảng số liệu, có thể thấy niềm tin của hai nhóm về một số chức năng của gia đình khá giống nhau về xu hướng kết quả. Điều đó thể hiện ở việc các item cụ thể luôn gần nhau về ĐTB, cùng cao hoặc cùng thấp chứ không có sự chênh lệch lớn trong một item cụ thể. Như vậy, ta có thể thấy nhiều điểm tương đồng trong đánh giá về chức năng của gia đình ở hai nhóm.

Bảng 4.5. Niềm tin của hai nhóm khách thể về chức năng của gia đình



Sống tại

N

ĐTB

Độ lệch chuẩn

p

A1. Trong gia đình nên đông con cháu, nhiều con cháu là nhà có phúc

Việt Nam

110

3,11

,798

,668

Ba Lan

106

3,16

,960

A2. Việc có con khiến cha mẹ vất vả, mất đi cơ hội tham gia các hoạt động vui chơi giải trí

Việt Nam

110

2,22

,863

,773

Ba Lan

106

2,26

1,007

A3. Việc nuôi dạy trẻ là rất quan trọng với sự

tồn tại và phát triển của xã hội

Việt Nam

110

4,55

,796

,440

Ba Lan

106

4,63

,666

A4. Gia đình là môi trường tốt nhất để nuôi dạy trẻ

Việt Nam

109

4,01

,887

,118

Ba Lan

106

4,19

,877

A5. Gia đình là nơi cung cấp cho trẻ đồ ăn, chỗ ở… tuy nhiên, sự phát triển tâm lý, nhân cách trẻ phụ thuộc vào trẻ, không thể tác động

Việt Nam

109

2,53

,967

,000

Ba Lan

106

3,12

1,057

A6. Gia đình là nơi trẻ học tập, tiếp thu các chuẩn mực, phong tục, giá trị xã hội

Việt Nam

109

3,69

,787

,076

Ba Lan

106

3,90

,920

A7. Gia đình là đơn vị sản xuất, tiêu thụ, tiết kiệm

Việt Nam

110

3,41

,828

,074

Ba Lan

101

3,64

,995

A8. Gia đình là nơi mọi người nghỉ ngơi, các hoạt động kinh tế, sản xuất không liên quan tới gia đình

Việt Nam

109

2,71

,933

,000

Ba Lan

102

3,36

1,106

A9. Trong gia đình cần phải có các trang thiết bị hiện đại, sang trọng

Việt Nam

110

2,98

,766

,310

Ba Lan

106

3,10

,984

A10. Gia đình là nơi các thành viên được che chở, bảo vệ

Việt Nam

108

4,03

,760

,003

Ba Lan

105

4,36

,821

A11. Gia đình là nơi mọi người nghỉ ngơi,

quan tâm, hỗ trợ lẫn nhau

Việt Nam

110

4,40

,679

,969

Ba Lan

106

4,39

,751

A12. Chúng ta có thể chia sẻ với bạn bè nhiều hơn với các thành viên trong gia đình

Việt Nam

110

2,85

,822

,118

Ba Lan

106

3,05

1,058

A13. Anh em trong gia đình phải luôn đoàn

kết, giúp đỡ nhau

Việt Nam

110

4,33

,838

,847

Ba Lan

106

4,35

,841

A14. Vợ chồng cần phải chung thủy, chia sẻ tình cảm, tôn trọng nhau

Việt Nam

110

4,64

,599

,324

Ba Lan

106

4,55

,718


Trong số 14 item, có 12 item ĐTB của nhóm khách thể từ Ba Lan cao hơn nhóm khách thể Việt Nam, có 3 item hệ số p < 0,05 là các item thứ 5, 8 và 10 trong bảng số liệu. Đối với item “gia đình là nơi cung cấp cho trẻ đồ ăn, chỗ ở… tuy nhiên, sự phát triển tâm lý, nhân cách trẻ phụ thuộc vào trẻ, không thể tác động” là quan điểm nghiêng về việc nhấn mạnh yếu tố bẩm sinh, di truyền đối với sự phát triển của trẻ. Một số nghiên cứu xuyên văn hóa đã chứng minh trong các xã hội

phương Tây, cha mẹ có xu hướng nhấn mạnh vào năng lực bẩm sinh của trẻ [106]. Trong khi đó, đối với cha mẹ Châu Á, do ảnh hưởng của tư tưởng rèn mình của Khổng Tử, các bậc cha mẹ luôn đề cao vai trò của sự nỗ lực cá nhân, sự chăm chỉ rèn luyện đối với sự thành công, phát triển của trẻ [105]. Trong thực tế cuộc sống Việt Nam, cha mẹ Việt vẫn mang những câu thành ngữ như “có chí thì nên” “nước chảy đá mòn” để dạy dỗ trẻ. Sự khác biệt văn hóa Đông – Tây trong nuôi dạy trẻ có thể phần nào lý giải được sự khác biệt trong đánh giá của hai nhóm khách thể ở item nói trên. Bên cạnh đó, trong quá trình thâm nhập và tiếp xúc với cộng đồng người Việt Nam nhập cư tại Ba Lan, chúng tôi nhận thấy công việc của những người Việt ở đây chủ yếu là làm hàng ăn và bán quần áo. Họ phải làm việc với cường độ rất cao, hầu như không có ngày nghỉ. Không có nhiều thời gian dành cho gia đình. Với những người làm hàng ăn, họ phải thức dậy rất sớm để chuẩn bị các loại thực phẩm, chuẩn bị hàng quán. Trong quá trình làm việc, họ phải liên tục làm việc, di chuyển chú ý để nấu các món ăn, tra gia vị, tăng giảm bếp… Sau 10h tối họ mới trở về nhà. Chính vì vậy, thời gian để giao tiếp, tương tác với con rất hạn chế. Điều này có thể lý giải được phần nào sự khác biệt trong ĐTB của hai nhóm khách thể ở nội dung này.

Đối với 2 item số 8 và số 10, nhóm khách thể tại Ba Lan có ĐTB cao hơn nhóm khách thể tại Việt Nam. Cả hai item này đều nhấn mạnh vào việc các thành viên trong gia đình được che chở, bảo vệ. Điều này có thể liên quan đến việc các thành viên trong gia đình nhập cư là những người thiểu số trong cộng đồng người bản xứ. Chính vì vậy, họ có xu hướng che chở, bao bọc nhau nhiều hơn, nhất là với con cái họ. Trong quá trình phỏng vấn sâu, chúng tôi cũng gặp một số lý giải như vậy: Ví dụ: Có lần con chú bị bạn cùng lớp trêu là da vàng, tóc đen; chú phải gặp hiệu trưởng để nhờ can thiệp, không để con cái bị bắt nạt (Khách thể 2). Ở bên này cha mẹ thương con và bao bọc con hơn vì sợ nó bị bắt nạt (Khách thể 10).

Bảng số liệu cho thấy, ngoại trừ item đầu tiên, các item còn lại đều có ĐTB tương đối cao và nhìn chung không có sự khác biệt lớn giữa hai nhóm khách thể. Item đầu tiên thể hiện quan điểm truyền thống “con đàn cháu đống” là hạnh phúc,

“trời sinh voi, trời sinh cỏ”. ĐTB của cả hai nhóm cho thấy đây không phải là xu hướng hành vi nổi trội của các khách thể nghiên cứu trong đề tài này.

Bảng 4.6. Xu hướng hành vi thể hiện chức năng của gia đình của hai

nhóm


Sống tại

N

ĐTB

Độ lệch chuẩn

p

A1. Sinh nhiều con vì nhiều con là nhà

có phúc

Việt Nam

109

2,67

,941

,564

Ba Lan

104

2,75

1,092

A2. Luôn chăm sóc, bảo vệ con cái chu

đáo

Việt Nam

108

4,37

,769

,003

Ba Lan

105

4,66

,630

A3. Cung cấp thức ăn, quần áo, chỗ ở

đầy đủ cho con

Việt Nam

109

4,22

,797

,003

Ba Lan

105

4,53

,721

A4. Dạy con cái về chuẩn mực, phong

tục, những giá trị trong xã hội Việt Nam

Việt Nam

109

4,33

,882

,446

Ba Lan

105

4,23

,882

A5. Kể chuyện, nói với con về quê

hương

Việt Nam

109

4,12

,861

,246

Ba Lan

105

3,98

,990

A6. Sử dụng tiếng Việt trong gia đình


Ba Lan


105


4,38


,813


A7. Thảo luận, bàn bạc với những

thành viên khác trong gia đình về công việc, thu chi…

Việt Nam

108

3,54

,824

,616

Ba Lan

105

3,60

1,004

A8. Động viên, bao dung che chở

những thành viên trong gia đình khi họ gặp khó khăn, mắc lỗi

Việt Nam

109

4,09

,866

,025

Ba Lan

105

4,34

,757

A9. Chăm sóc, hỗ trợ thành viên trong

gia đình

Việt Nam

107

4,27

,819

,178

Ba Lan

104

4,41

,705


Đối với 3 item có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm khi p < 0,05. Cả 3 item này đều thể hiện xu hướng hành vì che chở, bao bọc con cái nhiều hơn. Điều này chúng ta đã thấy trong bảng số liệu về niềm tin của các khách thể nghiên cứu về các chức năng của gia đình. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê và ĐTB của hai nhóm khách thể ở item thứ 8 trong bảng số liệu cũng thống nhất với item thứ 2 và 3. Các thành viên trong gia đình nhập cư thể hiện rõ nét sự bao bọc, che chở lẫn nhau trong cuộc sống, nhất là khi họ gặp khó khăn.

Để làm rõ hơn mối quan hệ giữa niềm tin và xu hướng hành vi trong thực hiện các chức năng của gia đình, nghiên cứu này đã tính hệ số tương quan của chúng. Để tính hệ số tương quan của hai yếu tố niềm tin và xu hướng hành vi, chúng tôi tính ĐTB chung của mỗi yếu tố này. Trong đó, 14 item của bảng số liệu

về niềm tin chúng tôi loại đi 4 item là những câu hỏi ngược gồm các item thứ 2, 5, 8 và 12. Kết quả hệ số tương quan của niềm tin và hành vi như sau:

Bảng 4.7. Mối quan hệ giữa niềm tin và hành vi thể hiện chức năng của gia đình


Niềm tin

Hành vi


Tương quan Pearson

1

,649**

Niềm tin

Sig. (2-tailed)


,000


N

206

106


Tương quan Pearson

,649**

1

Hành vi

Sig. (2-tailed)

,000



N

106

110


Kết quả hệ số tương quan ở trên cho thấy giữa niềm tin và hành vi thể hiện chức năng của gia đình ở hai nhóm có tương quan khá chặt chẽ với nhau với r=0,649. Điều đó khẳng định những niềm tin về chức năng của gia đình đã được các khách thể nghiên cứu thể hiện bằng chính hành vi chăm sóc, vun đắp cho gia đình mình. Kết quả này một lần nữa minh chứng cho định hướng giá trị gia đình mạnh mẽ ở cả hai nhóm khách thể nghiên cứu, ở cả niềm tin và hành vi của các khách thể.

4.3. Định hướng giá trị gia đình thể hiện trong các mối quan hệ cơ bản của gia đình

Tiếp tục tìm hiểu về định hướng giá trị gia đình ở hai nhóm khách thể, đề tài nghiên cứu sẽ làm rõ niềm tin và hành vi của họ thể hiện trong hai mối quan hệ cơ bản trong gia đình là mối quan hệ cha mẹ - con và mối quan hệ vợ chồng.

4.3.1. Mối quan hệ cha mẹ - con

Bảng số liệu thể hiện giữa hai nhóm khách thể ít nhiều đã có sự khác biệt theo hướng nhóm khách thể tại Ba Lan nhấn mạnh nhiều hơn vào sự độc lập của con. Điều đó thể hiện ở việc các item số 1 và số 14 là những item khẳng định sự độc lập của con có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm khi p<0,05 và ĐTB của nhóm khách thể tại Ba Lan cao hơn nhóm khách thể tại Ba Lan.

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 26/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí