Định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan - 19

lắng khi đứa con lớn ở nhà không có anh bên cạnh. Người vợ Ba Lan của anh, có hai con với người chồng trước, anh đều chăm sóc chu đáo. Do các con anh đều con nhỏ nên các biểu hiện về việc để con cái độc lập hay không không được thể hiện rõ nét. Nhưng nhìn chung, qua cách anh chơi với chúng, có thể thấy chúng được tự do, được thể hiện cá tính của mình. Ví dụ, khi chúng cùng anh chơi trò ném vòng trúng nắp chai bia, mỗi khi anh thắng, các con thường dành lấy phần thưởng, anh vui vẻ cho chúng. Bên cạnh đó, việc anh hỗ trợ em trai mình cũng là cách anh thể hiện tình cảm với bố mẹ mình.

Mối quan hệ vợ - chồng

Anh chấp nhận việc sống chung với người khác. Anh sống cùng người vợ Ba Lan trong thời gian khá dài, dù không có giấy tờ hôn nhân. Tuy nhiên, gia đình người vợ Ba Lan này khá đông anh em. Khi làm ăn khó khăn, họ trục trặc và không sống cùng nhau nữa. Q. phải dọn ra ngoài sống.

Mặt khác, anh vẫn liên lạc với gia đình mình tại Việt Nam. Anh tìm cách đưa vợ mình từ Việt Nam sang Ba Lan. Năm 2017, Q. đón được người vợ từ Việt Nam sang. Hiện giờ họ đã có quán ăn riêng, công việc không quá tốt nhưng cũng tạm ổn.

Như vậy, Q. là người chấp nhận sự linh hoạt trong giá trị thủy chung vợ chồng để làm ăn, sinh sống tại nước ngoài. Bên cạnh đó, anh vẫn có trách nhiệm với vợ con tại Việt Nam, tìm cách đưa vợ sang Ba Lan sinh sống và cùng nhau làm ăn. Trường hợp của Q chúng ta cũng bắt gặp nhiều trong các kết quả nghiên cứu đã phân tích về mặt định lượng và định tính kể trên. Một mặt họ chấp nhận những thay đổi, khác biệt so với các giá trị gia đình truyền thống. Nhưng mặt khác, khi có điều kiện để hợp lý hóa gia đình, họ vẫn sẵn sàng sắp xếp để đón vợ/chồng từ Việt Nam sang.

4.5.3. Khách thể K.

Hoàn cảnh gia đình và cuộc sống

Khách thể K. sang Ba Lan từ năm 1989. Chồng chị sang Việt Nam công tác. Họ lấy nhau và sau đó chị sang Ba Lan sinh sống cùng chồng. Chị có một người

con gái. Chị cũng thường xuyên tham gia các hoạt động cộng đồng. Nói chung, cuộc sống của chị ổn định.

Định hướng giá trị gia đình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

- Mối quan hệ vợ chồng

Chị thường kể về người chồng Ba Lan của mình với sự tự hào như: Khi chị mới sang Ba Lan, chị hầu như không biết tiếng Ba Lan. Mỗi buổi tối, chồng chị lại dạy chị từng từ một. Người chồng chị đã mất, và chị vẫn giữ nhiều kỷ vật, đồ đạc căn nhà của mình như khi chồng chị vẫn sống. Hiện nay chị sống cùng một người Việt Nam khác. Họ khá kín tiếng, tuổi đã cao và họ dựa vào nhau để sống.

Định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan - 19

Trong quá trình tiếp xúc với chị, có thể nhận thấy chị K. luôn nhấn mạnh vào sự chung thủy, thương yêu chồng nhưng cũng thông cảm với những người phải sống cùng nhau để làm việc. Nếu như so với hai chân dung tâm lý đã phân tích ở trên, có thể thấy chị K. là người có cuộc sống ổn định và điều kiện sống tốt hơn hẳn. Chị sang Ba Lan bằng con đường hợp pháp. Công việc của chị có thu nhập cao hơn. Người chồng của chị cũng là người có trình độ chuyên môn cao, yêu thương vợ. Về việc nhiều người Việt Nam có thể sống với người khác dù không qua hôn nhân, chị cho rằng điều đó có thể chấp nhận và thông cảm được. Họ sống xa gia đình, quê hương. Ngày một ngày hai thì không sao, nhưng có những người đằng đẵng hàng chục năm xa cách, người ta buộc phải linh hoạt để sống và làm việc khi ở nước ngoài.

- Mối quan hệ cha mẹ - con

Chị K. có một con gái. Con chị là tiếp viên hàng không, giỏi ngoại ngữ và bay các chặng quốc tế. Chị không muốn con mình làm nghề này. Chị bảo: “Mỗi khi nghe tin, đọc báo có vụ tai nạn máy bay nào là tim chị như nhảy ra khỏi lồng ngực”. Sau đó chị thuyết phục con sang làm nghề khác. Hiện nay con chị không còn làm tiếp viên hàng không nữa. Con chị cũng đã lập gia đình với người chồng Ba Lan. Thỉnh thoảng chị vẫn sang chơi với cháu ngoại hoặc gia đình con gái về chơi với chị. Với chị con trai hay con gái đều được. Con chị thích ăn các món ăn Việt Nam. Dù nói tiếng Việt không tốt nhưng nhìn chung, con chị hiểu và thích nghi tốt với môi trường cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan.

Trong mối quan hệ cha mẹ - con, có thể thấy dù chị vẫn giữ những giá trị truyền thống trong gia đình như xu hướng bao bọc, lo cho con, nhưng cũng có những nét mới trong mối quan hệ với con ở chị như con được độc lập trong cuộc sống gia đình, chỉ thỉnh thoảng cuối tuần đưa cháu về thăm chị, con cũng không can thiệp nhiều vào cuộc sống riêng của chị. Nói cách khác, dù vẫn quan tâm và thương yêu nhau nhưng họ tôn trọng sự độc lập của nhau. Mặt khác, chị hầu như không có tư tưởng yêu thích con trai. Con trai hay con gái với chị không quan trọng, thậm chí chị K. thích con gái hơn vì con gái tình cảm hơn. Đối với mẹ mình, chị K. cũng thể hiện rõ sự chăm sóc, hiếu thảo với mẹ như việc về nước thăm mẹ hay đón mẹ sang chơi.

Tóm lại, từ việc phân tích chân dung tâm lý của ba trường hợp nói trên, có thể thấy rõ nét xu hướng về sự linh hoạt trong cuộc sống của họ. Họ luôn kiên định, giữa những giá trị sống cốt lõi của gia đình Việt Nam như chăm lo cho gia đình, hiếu thảo… nhưng cũng linh hoạt để sống và làm việc nơi đất khách quê người. Bên cạnh đó, có thể thấy xuất phát điểm, điều kiện sống khác nhau ít nhiều cũng khiến những giá trị của họ cũng khác nhau theo hướng những người có điều kiện sống và hòa nhập tốt với người Ba Lan hơn thì ít chịu ảnh hưởng của các giá trị cũ như yêu thích con trai… Có thể nói, việc phân tích chân dung tâm lý của những trường hợp nói trên cho phép ta có cái nhìn đầy đủ, phong phú hơn về định hướng giá trị gia đình của những người nhập cư gốc Việt tại Ba Lan.

Kết luận Chương 4

Giá trị, định hướng giá trị gia đình của người nhập cư và không nhập cư trên thế giới đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm làm rõ. Thông qua quá trình đó, người ta thấy được quá trình lưu giữ và tiếp biến các giá trị văn hóa của cả hai nhóm. Thông qua nghiên cứu này, có thể thấy cả từ góc độ các giá trị phổ quát của nhân loại, đến các giá trị được thừa nhận ở Việt Nam, cả hai nhóm đều coi gia đình như một điều quan trọng, ý nghĩa với cuộc sống của họ.

Bên cạnh đó, trong mối quan hệ cha mẹ - con, cả hai nhóm khách thể vẫn nhấn mạnh vào các giá trị liên quan đến việc cha mẹ hết lòng chăm sóc con cái, con cái phải hiếu thảo, biết ơn cha mẹ mình. Sự yêu thích con trai, một khía cạnh

137

quan trọng trong mối quan hệ cha mẹ - con từ góc nhìn so sánh xuyên văn hóa đã cho thấy dù về mặt công khai, người ta có thể khẳng định họ không có tâm lý này, nhưng thông qua việc trả lời phỏng vấn sâu, khi tạo được sự tin tưởng, gần gũi giữa hai nhóm, có thể thấy đây vẫn là vấn đề không dễ mất đi. Trong mối quan hệ vợ - chồng, cả hai nhóm đều đề cao sự chung thủy, hỗ trợ, tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng. Tuy vậy, nhóm khách thể tại Ba Lan thể hiện rõ hơn sự bình đẳng giới, chấp nhận sống cùng nhau để hỗ trợ nhau trong công việc. Điều tương tự cũng diễn ra với nhóm khách thể Ba Lan khi họ chấp nhận nhiều hơn sự độc lập của con trong mối quan hệ với bố mẹ mình. Điều đó có thể liên quan đến quá trình tiếp thu các giá trị văn hóa mới trong môi trường nhập cư. Một số nghiên cứu về người Việt Nam nhập cư trên thế giới đã khẳng định người Việt luôn đề cao và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống [123], [37], [46]. Điều này cũng đã được chứng minh trong kết quả nghiên cứu ở luận án này. Mặt khác, các nghiên cứu về giá trị phổ quát trên thế giới cũng đã chứng minh Việt Nam thuộc định hướng giá trị tập thể, trong khi Ba Lan nghiêng về định hướng giá trị cá nhân. Sự khác biệt này giúp ta giải thích được việc nhóm khách thể tại Ba Lan đề hướng nhiều hơn đến các giá trị độc lập con cái, bình đẳng trong mối quan hệ vợ chồng.

Xem xét từ bình diện cuộc sống và công việc của người nhập cư, ta cũng đồng thời thấy được sự linh hoạt, thích nghi với điều kiện, công việc nơi đất khách quê người khi người nhập cư sống cùng nhau để làm việc, kiếm tiền nhằm hỗ trợ gia đình [44]. Có thể nói, kể cả từ góc nhìn lý thuyết xuyên văn hóa đến bình diện cuộc sống thường ngày, người Việt Nam đã luôn linh hoạt để tồn tại và phát triển.

Trong thực tế, không chỉ người Việt Nam nhập cư thay đổi các giá trị văn hóa mà ngay cả những người sống trong nước thì các giá trị văn hóa cũng luôn không ngừng vận động, phát triển. Mai (2016) đã chứng minh cả người Việt Nam nhập cư và không nhập cư đều khẳng định sự bình đẳng giới trong gia đình [86]. Chính vì vậy, xem xét định hướng giá trị gia đình của hai nhóm chúng ta thấy có nhiều điểm tương đồng và có cả những khác biệt đặc thù ở nhóm khách thể nhập cư. Thông qua đó, ta thấy được bức tranh sinh động hơn về định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam nói chung, ở cả trong và ngoài nước.

Xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới định hướng giá trị gia đình của các khách thể nghiên cứu, có thể thấy với tư cách là một giá trị văn hóa, một “phần mềm cài đặt” cho con người trong mỗi nền văn hóa, định hướng giá trị gia đình luôn có sự bền vững nhất định. Tuy vậy, quá trình thích nghi và tiếp biến cũng khiến các giá trị cốt lõi của gia đình dần thay đổi theo hướng linh hoạt, cởi mở hơn. Bên cạnh đó, các yếu tố về mặt nhân khẩu học cho ta thấy tác động của nó tới định hướng giá trị gia đình không quá lớn. Điều này chỉ ra rằng còn nhiều yếu tố khác tham gia tác động và sự hình thành, phát triển và biến đổi của định hướng giá trị gia đình của các khách thể nghiên cứu.

THẢO LUẬN VÀ KẾT LUẬN


1. Thảo luận

Như vậy, xuyên suốt quá trình nghiên cứu về định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam ở cả trong và ngoài nước, có thể thấy được những biến đổi về định hướng giá trị của hai nhóm khách thể với giá trị gia đình truyền thống của Việt Nam. Bên cạnh đó, sự tương đồng và khác biệt giữa hai nhóm khách thể cũng phản ánh sự kế thừa và tiếp thu các giá trị văn hóa của dân tộc và thế giới.

Nếu như chúng ta coi văn hóa dân tộc, được biểu hiện cụ thể trong nghiên cứu này là các giá trị nhân nghĩa thủy chung, hi sinh vì con, hiếu thảo…, là nền tảng văn hóa chung ở cả hai nhóm khách thể thì sự biểu hiện của nó lại cho thấy sự đa dạng và thống nhất. Những nét văn hóa nói trên vẫn được duy trì và khẳng định mạnh mẽ ở cả hai nhóm khách thể. Bên cạnh đó, đối với nhóm khách thể là người nhập cư, sống tại nền văn hóa thiên về tính cá nhân, họ cũng chú ý nhiều hơn tới sự độc lập của con, của người khác. Điều đó không chỉ thể hiện trong các giá trị chung, phổ quát mà các giá trị cụ thể trong gia đình cũng khá rõ nét. Xem xét cách chia sẻ của các khách thể tham gia phỏng vấn sâu, ta có thể nhận ra với những người nhập cư là lao động phổ thông, cuộc sống của họ không có sự ổn định và chưa hòa nhập sâu vào nền văn hóa sở tại (ví dụ Khách thể số 1, 4, 8, 10…), họ dường như sẵn sàng chia sẻ hơn. Họ cởi mở trong bộc lộ quan điểm, thông tin của bản thân. Trong khi đó, với những khách thể có sự gắn bó lâu dài với người bạn đời của mình là người Ba Lan, họ có cuộc sống gia đình, công việc, con cái ổn định tại Ba Lan (ví dụ Khách thể số 7, 9, 11…) họ dường như không sẵn sàng chia sẻ các thông tin cá nhân cũng như đánh giá, bày tỏ quan điểm về người khác. Điều đó cho thấy, giá trị tự do cá nhân dường như đã được hấp thụ nhiều hơn ở họ. Bên cạnh việc họ vẫn đánh giá cao các giá trị truyền thống trong gia đình Việt Nam thì sắc thái thể hiện, cách thức họ tổ chức cuộc sống gia đình mình cho thấy họ hấp thu ít nhiều các giá trị mang tính cá nhân, tôn trọng quyền cá nhân của bản thân và người khác.

Xem xét các nghiên cứu trên thế giới về quá trình lưu giữ các nét bản sắc văn hóa dân tộc mình cũng như quá trình tiếp thu các giá trị văn hóa khác, có thể thấy nhiều nghiên cứu đã khẳng định quá trình này ở các khách thể nghiên cứu là người nhập cư. Chính điều đó cho phép họ sống và làm việc bình thường ở môi trường mới [96], [84], [115]… Cũng từ đó, ta thấy được nghiên cứu này đã chỉ ra không chỉ quá trình thích nghi và tiếp biến văn hóa mà trong cách thức các khách thể nghiên cứu chia sẻ, tương tác với người nghiên cứu cũng phản ánh rõ nét quá trình hấp thu các giá trị văn hóa của họ trong môi trường nhập cư. Mặt khác, cách thức tương tác, chia sẻ thông tin nói trên cũng là gợi ý quan trọng cho các nghiên cứu về người nhập cư nói chung. Phải có sự tin tưởng, tiếp xúc và tương tác trong những bối cảnh cụ thể để hiểu về cuộc sống và giá trị sống của họ thì mới đảm bảo thu nhận được những thông tin cần thiết.

Trong thực tế, người nghiên cứu, có thể đến gặp gỡ, tiếp xúc và đề nghị các khách thể là người nhập cư tham gia trả lời đề tài nghiên cứu của mình. Nhưng cách thức như vậy khó có thể đảm bảo người trả lời sẵn sàng chia sẻ, thậm chí chia sẻ ý kiến của mình theo sự mong đợi xã hội hoặc từ chối tham gia. Như chúng tôi đã đề cập trong quá trình phân tích thực tiễn nói trên, những người nhập cư họ khá bận rộn với công việc của mình. Đặt trong bối cảnh đại dịch và làn sóng kỳ thị người nhập cư do đại dịch COVID-19 hiện nay thì điều đó càng dễ xảy ra hơn.

Như luận án đã đề cập ở các chương trước, định hướng giá trị gia đình của người nhập cư không chỉ thể hiện và phát triển trong bối cảnh bản sắc văn hóa dân tộc cũng như trong mối tương tác với các nền văn hóa khác mà còn phải đặt trong quá trình toàn cầu hóa và sự gắn bó chặt chẽ giữa các quốc gia. Xem xét kết quả nghiên cứu thể hiện ở hai nhóm khách thể, đặc biệt là với nhóm khách thể nhập cư, có thể thấy quá trình toàn cầu hóa này đã tác động đến từng số phận, từng gia đình nhập cư. Nhờ quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ đó mà người nhập cư có thể di chuyển từ quốc gia này đến quốc gia khác, đến một quốc gia thứ ba để sinh sống, con cái họ có thể sinh ra ở nước họ nhập cư và học tập làm việc ở một đất nước khác không phải Việt Nam và Ba Lan. Điều đó cũng cho thấy để hiểu hết được định hướng giá trị của họ phải đặt trong các điều kiện và sự phát triển mạnh mẽ

của khoa học công nghệ. Chính điều đó cho phép họ di chuyển, tương tác với nhau dễ dàng trên bình diện toàn cầu [122], [74]. Dù đại dịch COVID-19 có thể làm quá trình này ít nhiều bị gián đoạn, thay đổi thì vẫn không thay đổi xu hướng chung như vậy.

Có thể nói, việc xem xét các yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến định hướng giá trị gia đình của hai nhóm khách thể nhập cư và không nhập cư giúp ta có cái nhìn đầy đủ hơn về đặc điểm định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam ở cả trong và ngoài nước.

2. Kết luận

Giá trị và định hướng giá trị, với tư cách như hiện tượng tâm lý quy định những điều, những giá trị quan trọng, thiêng liêng mà con người hướng đến. Trong các giá trị sống của con người, gia đình được cho là một trong những giá trị quan trọng và thiêng liêng nhất không chỉ với người Việt Nam mà trên bình diện nhận loại. Chính vì vậy, nghiên cứu về định hướng giá trị gia đình là đang nghiên cứu về những điều thiêng liêng, gần gũi và có sự tồn tại lâu bền nhất trong lòng mỗi người, trong mỗi nền văn hóa. Người nhập cư, với tư cách là người sống và làm việc trong hai môi trường văn hóa khác nhau, văn hóa nơi họ được sinh ra và văn hóa nơi họ đến, luôn có những biểu hiện sinh động, đa dạng không chỉ trong quá trình thích và tiếp biến các giá trị văn hóa nói chung mà còn trong định hướng giá trị cụ thể như định hướng giá trị gia đình. Chính vì vậy, nghiên cứu này tập trung làm rõ định hướng giá trị gia đình ở hai nhóm khách thể nhập cư và không nhập cư nhằm làm rõ định hướng giá trị gia đình ở hai nhóm, những giá trị đã thay đổi và những giá trị vẫn được duy trì, bền vững dù quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa, tiếp xúc với các xu hướng sống khác nhau.

Tổng quan các tài liệu nghiên cứu về giá trị gia đình và định hướng giá trị gia đình của người nhập cư đã chỉ ra về mặt các mối quan hệ gia đình, chưa có những nghiên cứu làm rõ hai mối quan hệ cơ bản nhất của gia đình người nhập cư là mối quan hệ cha mẹ - con và mối quan hệ vợ - chồng, sự thay đổi và tiếp biến các giá trị được coi là truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc ở hai nhóm khách thể nhập cư và không nhập cư sẽ góp phần làm rõ hơn bản sắc văn hóa của

142

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 26/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí