Niềm Tin Về Mối Quan Hệ Cha Mẹ - Con Ở Hai Nhóm Khách Thể

Bảng 4.8. Niềm tin về mối quan hệ cha mẹ - con ở hai nhóm khách thể


Nội dung

Nơi sống

N

ĐTB

Độ lệch chuẩn

p

B1. Trong mối quan hệ với cha mẹ, con cái nên tách khỏi cha mẹ, không phụ thuộc vào

cha mẹ

Việt Nam

110

2,78

,902

,012

Ba Lan

105

3,09

,914

B2. Hiếu thảo, chăm sóc cha mẹ là bổn phận

của con cái. Đây là điều bất biến

Việt Nam

109

4,48

,675

,659

Ba Lan

106

4,44

,744

B3. Cha mẹ phải có trách nhiệm chăm sóc,

hỗ trợ con cái đến khi chúng có công việc

Việt Nam

109

3,46

,918

,278

Ba Lan

106

3,61

1,038

B4. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trên 18 tuổi phụ thuộc nhiều vào môi trường, bối

cảnh gia đình cụ thể

Việt Nam

109

3,35

,787

,051

Ba Lan

105

3,58

,874

B5. Bố mẹ phải hỗ trợ con cái cho đến khi

chúng lập gia đình, có công việc ổn định

Việt Nam

109

3,15

,924

,054

Ba Lan

106

3,41

1,031

B6. Bố mẹ luôn phải làm việc vất vả, hi sinh

bản thân vì con cái

Việt Nam

110

3,12

1,041

,049

Ba Lan

104

3,42

1,146

B7. Người mẹ luôn là người vất vả nhất khi

nuôi con

Việt Nam

110

3,81

,920

,003

Ba Lan

104

4,19

,871

B8. Nhà nước sẽ chăm sóc người già, vì vậy

con cái không phải chăm sóc cha mẹ già của mình

Việt Nam

110

1,81

,791

,052

Ba Lan

106

2,03

,861

B9. Khi cha mẹ già yếu, con cái phải có trách

nhiệm chăm sóc

Việt Nam

110

4,30

,864

,984

Ba Lan

106

4,31

,797

B10. Con cái phải kính trọng, biết ơn cha mẹ

Việt Nam

110

4,65

,597

,761

Ba Lan

106

4,67

,594

B11. Con cái có thể sống theo cách họ muốn,

không cần thiết phải nghe theo cha mẹ

Việt Nam

110

2,51

,964

,014

Ba Lan

104

2,87

1,137

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan - 15


Để có cái nhìn nhiều chiều hơn, chúng tôi đã thống kê câu trả lời của các khách thể tham gia phỏng vấn sâu về mối quan hệ cha mẹ - con trong gia đình người Việt Nam tại Ba Lan. Trong số 17 người tham gia phỏng vấn, có 5 người khẳng định mối quan hệ giữa cha mẹ - con trong gia đình người Việt Nam lập gia đình với người Ba Lan vẫn vậy, 12 người khẳng định mối quan hệ này dân chủ hơn. Cha mẹ tôn trọng sự độc lập và tự chủ của con. Xin ví dụ:

Có khác, khác là thế này, về mặt văn hóa, trong gia đình iệt mà ở bên này, đặc biệt với gia đình lấy tây thì rất khác rồi, nên trẻ cũng khác. í dụ như nó có cả hai ngôn ngữ (Việt Nam – Ba Lan) thì tư duy nó cũng khác. Nó không biết nhiều về phong tục, văn hóa iệt, nhưng nó vẫn biết ít nhiều. Điều đó khiến nó không quá xa lạ nhưng cũng không hoàn toàn là người Việt Nam. Nó cũng có thể chăm chỉ học hành nhưng tự do hơn. Lớn lên là thích đi học và không muốn ở cùng (Khách thể số 16).

Chú không có vợ con ở Việt Nam nhưng qua gia đình anh chị em chú, chú thấy trẻ con bên này nó tự giác hơn gia đình mình. í dụ như thằng lớn nhà chú năm nay 13 tuổi, nó đi tour du lịch 3- 4 ngày nhưng nó cứ tự sắp đồ nó đi thôi. Nó tự lập hơn (Khách thể số 2).

Con cái bên này nó tự chủ hơn. Nhiều đứa thành đạt đấy. Nó tự tin với con đường, nghề nghiệp của nó. Không như ở Việt Nam mình phải theo con đường của bố mẹ, rồi bố mẹ định hướng. Đây thì nó theo đuổi con đường và đam mê của nó. Nó lớn lên thích tự do chứ không thích ở cùng bố mẹ, lấy tiền của bố mẹ (Khách thể số 17).

Câu trả lời của ba khách thể nói trên là những minh chứng cho việc các khách thể tại Ba Lan khẳng định trẻ em trong các gia đình nhập cư có sự độc lập và tự chủ hơn, mối quan hệ cha mẹ - con trở nên bình đẳng và ít áp đặt hơn.


Bên cạnh những niềm tin về sự tự chủ, bình đẳng trong mối quan hệ cha mẹ

- con như đã đề cập ở trên. Điều đặc biệt là tuy nhấn mạnh vào tính độc lập của con, con có thể sống theo cách họ muốn, nhưng hai item số 6 và 7 trong bảng số liệu niềm tin về mối quan hệ cha mẹ - con vẫn thể hiện việc cha mẹ hi sinh, hết lòng chăm sóc con, nhóm khách thể tại Ba Lan vẫn có ĐTB cao hơn. Đây là những item có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Thông qua đó ta có thể thấy một mặt nhóm khách thể tại Ba Lan nhấn mạnh nhiều hơn vào sự độc lập, tôn trọng quyền riêng tư của con họ nhưng mặt khác, họ vẫn rất “truyền thống” trong việc nuôi dạy con. Có thể nói, đây là điều khá bất ngờ nhưng cũng hợp lý trong bối cảnh người nhập cư sống và làm việc tại môi trường nước ngoài, nơi có sự giao thoa của nhiều nền văn hóa. Trong đó, quyền tự do cá nhân, sự độc lập luôn được khuyến khích nhưng xu hướng bao bọc con, quan điểm “cá chuối đắm đuối vì con” vẫn còn ăn sâu trong niềm tin của các thế hệ cha mẹ nhập cư. Kết quả đó cho thấy sự đan xen của nhiều xu hướng giá trị, bên cạnh những định hướng giá trị gia đình mới thì vẫn có những niềm tin, định hướng truyền thống. Xin lấy một vài câu trả lời của các khách thể tham gia phỏng vấn để minh họa cho nhận định về sự quan tâm, bao bọc của cha mẹ cho con khi sống trong môi trường nhập cư:

Hình như bên này các bà mẹ Việt cố tình bảo vệ con nhiều hơn. Con iệt bên này nhiều đứa nó có một mình một trường thôi, nó khác văn hóa, nhiều đứa nó thấy “đầu đen” nó cứ hay trêu nên mẹ thương nó, hay để ý con nhiều hơn. Ở việt Nam, cô giáo, bạn bè đều là người Việt cả nên cũng không lo lắng lắm. Bên này sâu sát hơn, kể cả chuyện học hành cũng thế. Đa phần con cái đều học giỏi, sâu sát hơn mà hay bảo vệ con hơn vì có mình nó, hay bị trêu, nó nhỏ hơn hay bị bắt nạt. lâu ngày thành thói quen bảo vệ con thái quá.

ăn hóa nuôi dạy con mình nó khác: Tây thì chú trọng tính tự lập, tôn trọng tự do của con. Con bé nhà mình (con của người vợ Ba Lan) nó tự xuống cửa hàng mua cái bánh, con mình không cho xuống được, đi đâu phải có bố mẹ, hoặc theo dõi sát. Mình có hỏi sao để nó đi một mình thế kia thì vợ nó bảo không phải tao không quan tâm đến nó mà tao tin tưởng nó. Trẻ con mình thì không tin cứ phải giám sát mãi, đến mười mấy tuổi vẫn phải đi đến trường đón. Bọn tây 6 – 7 tuổi là tự nó đi được. Mỗi cái nền giáo dục nó khác nhau như thế (Khách thể số 10).

Như vậy, câu trả lời của khách thể tham gia phỏng vấn số 10 ở trên đã miêu tả một cách sinh động cuộc sống, lý do bố mẹ nhập cư bao bọc con cái khi ở môi trường họ là người thiểu số; cũng như lý giải cho việc con cái độc lập, tự chủ hơn. Có thể nói, để có thể hiểu sâu về quá trình tiếp biến văn hóa, sự đan xen giữa các định hướng giá trị, lối sống cần phải có cái nhìn đa chiều, không áp đặt và phân tích hiện tượng, vấn đề một cách thận trọng, khách quan.

Bảng số liệu xu hướng hành vi trong mối quan hệ cha mẹ - con cho thấy item số 1 và 3 thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của hai nhóm khi p<0,05. Item số 1 khẳng định việc bố mẹ không ép buộc con cái phải theo mong muốn của mình. ĐTB của hai nhóm khách thể cho thấy nhóm sinh sống tại Ba Lan có kết quả cao hơn. Điều này thống nhất với các nội dung mà chúng ta đã phân tích ở trên. Cũng tương tự như item số 1, item số 3 thể hiện bố mẹ làm việc vất vả, hi sinh vì con cái. Có thể nói đây là định hướng giá trị truyền thống trong gia đình Việt Nam nói chung. Chúng ta vẫn thường nghe những câu như “cá chuối đắm đuối vì con”,… để thể hiện tình yêu thương và sự hi sinh mà cha mẹ dành cho con cái. Kết

105

quả thể hiện trong bảng số liệu nói trên cho thấy nhóm khách thể tại Ba Lan có xu hướng rõ hơn nhóm khách thể tại Việt Nam. Như chúng tôi đã đề cập ở các phần trước, cuộc sống, công việc của những người Việt Nam nhập cư tại Ba Lan về cơ bản là lao động chân tay – làm tại các cửa hàng ăn và bán quần áo. Họ phải làm việc rất vất vả. Động cơ kinh tế và tiết kiệm để gửi về gia đình, chăm lo cho gia đình của họ là rất mạnh mẽ. Chính vì vậy, item này thể hiện sự khác biệt giữa hai nhóm.

Bảng 4.9. Xu hướng hành vi thể hiện mối quan hệ cha mẹ - con ở hai nhóm khách thể


Sống tại

N

ĐTB

Độ lệch chuẩn

p

B1. Để con cái độc lập

Việt Nam

109

3,37

,779

,034

Ba Lan

104

3,41

,991

B2. Chăm sóc bố mẹ già

Việt Nam

108

4,35

,823

,316

Ba Lan

102

4,46

,740

B3. Làm việc vất vả vì con

Việt Nam

109

3,81

,840

,003

Ba Lan

104

4,16

,871

B4. Trông cậy vào con khi về già

Việt Nam

108

3,25

,908

,153

Ba Lan

102

3,05

1,022


Ngoài hai item số 1 và 3 kể trên, hai item số 2 và 4 thể hiện hành vi chăm sóc bố mẹ và bố mẹ trông cậy, nương tựa vào con, “trẻ cậy cha, già cậy con”; kết quả thống kê cho thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Kết quả này khẳng định cả hai nhóm khách thể đều thực hiện bổn phận chăm sóc cha mẹ mình. Từ đó, ta cũng đồng thời thấy được bên cạnh việc tiếp thu các giá trị văn hóa mới như bình đẳng hơn trong ứng xử với con ở nhóm khách thể sinh sống tại Ba Lan, cả hai nhóm đều có xu hướng gìn giữ những giá trị truyền thống cơ bản như chăm sóc con cái, chấp nhận hi sinh, vất vả vì con; trông cậy vào con khi tuổi già đến. Những kết quả này cho thấy quá trình thay đổi và gìn giữ các giá trị văn hóa của người Việt Nam cả trong và ngoài nước.


Tiếp tục tìm hiểu sâu hơn niềm tin và xu hướng hành vi của hai nhóm trong mối quan hệ cha mẹ - con, nghiên cứu này đã tìm hiểu tương quan giữa chúng. Trong bảng tương quan này, các item thể hiện sự độc lập của con và các item thể

hiện sự, phụ thuộc chăm sóc lẫn nhau giữa cha mẹ và con được tính riêng. Hệ số tương quan như sau:

Bảng 4.10. Tương quan giữa niềm tin và xu hướng hành vi trong mối quan hệ cha mẹ - con


Niềm tin vào sự chăm sóc, gắn

bó cha mẹ - con

Hành vi chăm sóc, gắn bó cha

mẹ - con

Niềm tin vào sự độc lập giữa cha

mẹ - con

Hành vi thể hiện sự độc lập cha mẹ

- con


Tương quan Pearson

1

,410**

-,008

-,110

Niềm tin vào sự chăm sóc,

gắn bó cha mẹ - con

Sig. (2-tailed)


,000

,907

,116


N

209

201

204

207


Tương quan Pearson

,410**

1

-,099

,011

Hành vi chăm sóc, gắn bó

cha mẹ - con

Sig. (2-tailed)

,000


,163

,874


N

201

207

202

207


Tương quan Pearson

-,008

-,099

1

,241**

Niềm tin vào sự độc lập

giữa cha mẹ - con

Sig. (2-tailed)

,907

,163


,000


N

204

202

211

208


Tương quan Pearson

-,110

,011

,241**

1

Hành vi thể hiện sự độc

lập cha mẹ - con

Sig. (2-tailed)

,116

,874

,000



N

207

207

208

213


Bảng số liệu thể hiện giữa niềm tin và hành vi trong mối quan hệ cha mẹ - con có sự tương quan thuận chiều và khá chặt với nhau. Theo đó, giữa niềm tin và hành vi phụ thuộc có hệ số tương quan r = 0,410. Giữa niềm tin và hành vi thể hiện sự độc lập có hệ số tương quan r = 0,241. Như vậy ta có thể thấy được sự thống nhất trong niềm tin và hành vi của hai nhóm khách thể. Điều đó cho thấy định hướng giá trị gia đình thể hiện trong niềm tin và hành vi của các khách thể nghiên cứu là rõ nét và thống nhất.


Trong mối quan hệ cha mẹ - con, sự yêu thích con trai là nội dung đề tài nghiên cứu này quan tâm làm rõ. Sự yêu thích con trai thể hiện ở việc người ta tin vào giá trị của con trai hơn con gái, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” và phải cố gắng để có được ít nhất một đứa con trai “nối dõi tông đường”. Từ góc nhìn xuyên văn hóa, tìm hiểu về sự yêu thích con trai giữa hai nhóm khách thể nhập cư và không nhập cư sẽ giúp ta hiểu rõ hơn quá trình thích nghi và tiếp biến văn hóa ở

nhóm khách thể nhập cư, cũng như sự phát triển, thay đổi các thang giá trị ở cả hai nhóm.

Bảng 4.11. Niềm tin của hai nhóm về mong muốn có con trai



Sống tại

N

ĐTB

Độ lệch chuẩn

p

A1. Phải có ít nhất một đứa con trai để nối dõi tông đường

Việt Nam

110

2,73

1,01

,569

Ba Lan

105

2,81

1,10

A2. Con dâu phải sống bên gia đình nhà chồng

Việt Nam

110

2,70

,95

,803

Ba Lan

105

2,66

1,00

A3. Con trai sẽ thừa kế phần lớn tài sản của bố mẹ

Việt Nam

110

2,60

1,01

,252

Ba Lan

105

2,45

,92

A4. Bố mẹ, gia đình sắp xếp việc hôn nhân cho

con cái, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy

Việt Nam

110

1,90

,88

,153

Ba Lan

105

1,72

,91

A5. Khi lập gia đình, người con gái phải phụ thuộc chồng mình

Việt Nam

110

2,44

,99

,050

Ba Lan

105

2,19

,89

A6. Trách nhiệm của người con dâu là phải

sinh con cái để duy trì dòng dõi

Việt Nam

109

2,88

1,08

,159

Ba Lan

105

2,67

1,13

A7. Chỉ con trai mới là người duy trì dòng họ, con gái là người ngoại tộc

Việt Nam

110

2,35

1,08

,936

Ba Lan

105

2,34

1,05

A8. Người con dâu phải tập trung vào chăm sóc bố mẹ chồng

Việt Nam

110

2,85

,99

,245

Ba Lan

105

2,69

1,01

A9. Con trai con gái, con dâu con rể đều là con, đều được đối xử bình đẳng

Việt Nam

109

4,22

,82

,493

Ba Lan

104

4,29

,83

A10. Người con trai luôn luôn thờ cúng tổ tiên

Việt Nam

110

3,45

1,03

,414

Ba Lan

103

3,57

1,07

A11. Không có con trai thì coi như tuyệt tự

Việt Nam

110

2,23

1,09

,573

Ba Lan

105

2,15

1,08

A12. Khi về già, bố mẹ cậy nhờ ở con cái

Việt Nam

110

3,70

,88

,094

Ba Lan

105

3,49

,98


Bảng số liệu nói trên cho thấy các nội dung thể hiện việc yêu thích con trai, đánh giá con trai cao hơn con gái đều có ĐTB rất thấp. Từ đó có thể khẳng định niềm tin về việc yêu thích con trai, định kiến giới trong các khách thể nghiên cứu không thể hiện rõ ở kết quả nghiên cứu này.

Trong bảng số liệu 4.11, có thể thấy các item trong bảng số liệu này đều có hệ số p>0.05. Như vậy sự khác biệt giữa hai nhóm khách thể sống tại Việt Nam và Ba Lan là không có ý nghĩa thống kê. Nói cách khác, niềm tin của hai nhóm khách thể về sự yêu thích con trai là tương đương nhau. Quá trình thích nghi và tiếp biến

văn hóa đối với người nhập cư là tất yếu, dù họ có ý thức về điều đó hay không; mặt khác, đối với nhóm khách thể không phải người nhập cư, sự phát triển và thay đổi của định hướng giá trị cũng luôn diễn ra. Chính vì vậy, trong bảng số liệu trên, ta có thể thấy niềm tin về giá trị của con trai cao hơn con gái đều có ĐTB thấp ở cả hai nhóm và ngược lại, niềm tin về sự bình đẳng giới liên quan đến con cái đều có ĐTB cao.

Bảng 4.12. Xu hướng hành vi ở hai nhóm về mong muốn có con trai



Sống tại

N

ĐTB

Độ lệch chuẩn

p

B1. Cố gắng có ít nhất một đứa con trai

Việt Nam

109

2,77

1,01

,544

Ba Lan

105

2,85

1,06

B2. Con dâu chăm sóc phụng dưỡng bố mẹ chồng

Việt Nam

98

3,71

,86

,429

Ba Lan

91

3,61

,85

B3. Con trai anh/chị thừa hưởng phần

lớn tài sản trong gia đình

Việt Nam

109

2,80

,91

,065

Ba Lan

102

2,56

,94

B4. Lập gia đình theo sự sắp xếp của bố

mẹ

Việt Nam

109

1,98

,83

,023

Ba Lan

105

1,71

,87

B5. Chăm sóc, đầu tư cho con trai nhiều hơn con gái

Việt Nam

109

1,92

,81

,451

Ba Lan

105

1,83

,90

B6. Đối xử bình đẳng giữa con trai và con gái

Việt Nam

109

4,27

,84

,146

Ba Lan

104

4,44

,82

B7. Thờ cúng tổ tiên (nếu bạn là con trai)

Việt Nam

102

4,05

,89

,943

Ba Lan

101

4,04

,96

B8. Áp dụng một số biện pháp để chọn giới tính thai nhi

Việt Nam

109

2,33

1,00

,138

Ba Lan

104

2,12

1,00


Từ số liệu trên, có thể thấy các hành vi thể hiện việc phân biệt đối xử theo giới tính của con, đối xử với con trai tốt hơn với con gái… có ĐTB thấp. Ngược lại, hành vi đối xử bình đẳng giữa con trai và con gái có ĐTB cao. Kết quả này cũng tương tự như bảng số liệu 4.11 đã đề cập ở trên.

Xem xét kết quả từ góc nhìn so sánh giữa hai nhóm khách thể, trong toàn bảng số liệu, 7/8 item hệ số p>0,05. Những item này khẳng định không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Như vậy, trong bảng số liệu này, một lần nữa ta thấy được kết quả giống nhau giữa hai nhóm. Điều đó chứng tỏ sự yêu thích con trai cả hai nhóm đều thể hiện rất mờ nhạt và thống nhất với nhau.

Trong toàn bảng số liệu 16, item duy nhất có hệ số p<0,05 là “lập gia đình theo sự sắp xếp của bố mẹ”, nhóm khách thể tại Ba Lan có ĐTB thấp hơn. Kết quả này thống nhất với xu hướng độc lập của con cái như chúng ta đã thấy ở các nội dung trước.

Có thể nói, việc yêu thích con trai là một trong những nội dung không dễ để có thể khai thác một cách chính xác và đầy đủ bằng bảng câu hỏi. Điều này lại càng khó khăn hơn với các khách thể nghiên cứu là người nhập cư: họ luôn bận rộn với công việc và do đặc thù sống ở nước ngoài, họ cũng ít sẵn sàng để chia sẻ hơn. Chính vì vậy, bên cạnh việc sử dụng bảng câu hỏi để tìm hiểu về sự yêu thích con trai, trong quá trình phỏng vấn sâu với các khách thể nghiên cứu lập gia đình với người Ba Lan, chúng tôi cũng hỏi về nội dung này. Có tổng số 16/17 người được hỏi về vấn đề này. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy có 7/16 người khẳng định họ mong muốn có ít nhất một đứa con trai, thấy vui, thoải mái vì điều này; ở chiều ngược lại, có 9/16 người khẳng định sự bình đẳng giữa con trai và con gái. Như vậy, số liệu thống kê ở đây cho thấy chưa có một xu hướng thực sự rõ nét trong việc yêu thích con trai hay không. Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét từng xu hướng cụ thể này.

Một vài ý kiến tiêu biểu về sự yêu thích con trai:

Em có nghĩ về vấn đề này. Phải có một đứa con trai. Con ở tây hay ở ta không quan trọng (Khách thể số 8).

Chú có nghĩ mình phải có một đứa con trai để nối dõi tông đường không? Có, phải vậy. Thực tế thì chú có 2 đứa con trai (Khách thể số 2).

Điều ấy thì dù sao mình vẫn là người Việt Nam. Tôi đi nước ngoài từ năm 1988, hơn 30 năm nhưng vẫn là người Việt Nam, đó là vấn đề nối dõi, tôi thực hiện điều đó rồi. Tôi có con trai ở nhà, cháu nội cũng là cháu trai. Nên tôi yên tâm, không lo lắng gì cả (lo lắng không có người nối dõi tong đường). Cháu nội học giỏi, khỏe khoắn (Khách thể số 4).

Mình có con trai ở nhà (Việt Nam) rồi. Hi vọng sớm đón được vợ sang rồi sau đó đến con. Nhưng mình thì vẫn thấy thích có con trai. Trai hay gái thì vẫn bình thương nhưng cũng thích con trai (Khách thể 16).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/02/2024