B9. Khi cha mẹ già yếu, con phải có trách
* 1 = dưới 10 năm; 2 = từ 10 năm trở lên
Từ bảng số liệu nói trên, có thể thấy giữa nhóm nhập cư vào Ba Lan dưới 10 năm và nhóm nhập cư vào Ba Lan trên 10 năm không có nhiều sự khác biệt. Kết quả này cũng tương tự như kết quả ở nhóm nhập cư và không nhập cư đã xem xét ở các nội dung trước. Sự không khác biệt ở đây cho thấy quá trình thích nghi và tiếp biến văn hóa có thể diễn ra nhưng không làm thay đổi một cách căn bản định hướng giá trị gia đình của các khách thể nghiên cứu.
Trong bảng số liệu trên, các item B2, B8 và B10 có hệ số p < 0,05 khẳng định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Các nội dung này đều cho thấy nhóm sống tại Ba Lan từ 10 năm trở lên thể hiện sự thay đổi nhiều hơn trong mối quan hệ cha mẹ - con so với niềm tin truyền thống. Điều này một mặt phản ánh các đặc thù về phúc lợi xã hội của Ba Lan (B8) mặt khác cũng cho thấy những thay đổi nhất định về niềm tin của những người nhập cư lâu dài tại nước ngoài về hiếu thảo, hay lòng kính trọng giữa con với cha mẹ mình.
Bảng 4.19. So sánh đánh giá của hai nhóm nhập cư về mối quan hệ vợ -
chồng
N | ĐTB | Độ lệch chuẩn | p | ||
D1. Vợ chồng không nên có tài sản riêng, tài sản, kinh tế gia đình là của chung | 1,00 | 42 | 3,47 | 1,064 | ,006 |
2,00 | 63 | 4,01 | ,906 | ||
D2. Vợ chồng gắn bó với nhau cả về thể xác, tinh thần | 1,00 | 42 | 4,35 | ,878 | ,963 |
2,00 | 63 | 4,34 | ,826 | ||
D3. Vợ chồng nên độc lập về kinh tế, mỗi người nên có tài khoản, tài sản riêng | 1,00 | 42 | 2,78 | 1,024 | ,494 |
2,00 | 62 | 2,64 | 1,025 | ||
D4. Sự không chung thủy, quan hệ ngoài luồng có thể chấp nhận được trong xã hội hiện nay | 1,00 2,00 | 42 63 | 1,97 2,42 | ,975 1,073 | ,031 |
D5. Vợ chồng luôn phải hỗ trợ lẫn nhau, tài sản trong gia đình là của chung | 1,00 | 42 | 4,26 | ,798 | ,583 |
2,00 | 63 | 4,17 | ,793 | ||
D6. Tình - nghĩa là yếu tố gắn kết vợ chồng với nhau | 1,00 | 42 | 4,50 | ,740 | ,237 |
2,00 | 62 | 4,30 | ,860 |
Có thể bạn quan tâm!
- Niềm Tin Về Mối Quan Hệ Cha Mẹ - Con Ở Hai Nhóm Khách Thể
- Mối Quan Hệ Giữa Niềm Tin Và Xu Hướng Hành Vi Thể Hiện Việc Mong Muốn Có Con Trai
- Tương Quan Giữa Niềm Tin Và Xu Hướng Hành Vi Trong Mối Quan Hệ Vợ - Chồng
- Định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan - 19
- Berry, J.w. (1997). Immigration, Acculturation, And Adaptation. Applied Psychology. 46(1): 10. Doi:10.1111/j.1464-0597.1997.tb01087.x.
- Goebel, & Kerstin (1996). The Handling Of Conflict By Adolescent Female Youth: The Difference Made Be Experiences In Acculturation, Conference Papers, At The Biennial Meeting Of The
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
1,00 | 42 | 4,76 | ,431 | ,373 | |
2,00 | 59 | 4,66 | ,632 | ||
D8. Nhân nghĩa vợ chồng, sự chung thủy là những quan điểm cũ, nên vận dụng linh hoạt trong xã hội hiện đại | 1,00 | 42 | 3,21 | 1,220 | ,310 |
2,00 | 63 | 2,98 | 1,070 | ||
D9. Chồng giận thì vợ bớt lời | 1,00 | 42 | 4,33 | ,786 | ,796 |
2,00 | 62 | 4,37 | ,683 | ||
D10. Khi chồng nóng nảy, vợ nên tạm thời tránh đi | 1,00 | 42 | 3,95 | ,854 | ,850 |
2,00 | 63 | 3,98 | ,832 | ||
D11. Trai có thể năm thê bảy thiếp nhưng gái chính chuyên chỉ lấy một chồng | 1,00 | 42 | 2,02 | 1,239 | ,860 |
2,00 | 63 | 1,98 | 1,039 | ||
D12. Người vợ phải chấp nhận số phận nếu lấy phải người chồng không tốt | 1,00 | 42 | 1,95 | ,986 | ,799 |
2,00 | 63 | 2,00 | ,898 | ||
D13.Tình dục không được coi là vấn đề đạo đức | 1,00 | 43 | 2,62 | 1,113 | ,044 |
2,00 | 63 | 3,03 | ,999 | ||
D14. Lối sống “thoáng” về tình dục dễ làm tan vỡ hạnh phúc gia đình | 1,00 2,00 | 43 63 | 3,79 3,66 | ,887 1,031 | ,522 |
D15. Sự chung thủy vợ chồng luôn là giá trị quan trọng trong gia đình | 1,00 | 43 | 4,67 | ,565 | ,136 |
2,00 | 63 | 4,49 | ,644 | ||
D16. Nên linh hoạt trong vấn đề tình dục, còn phụ thuộc vào hoàn cảnh tác động mà có cách sống phù hợp | 1,00 | 42 | 3,33 | 1,140 | ,019 |
2,00 | 63 | 3,65 | ,918 |
D7. Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn
Bảng số liệu so sánh giữa hai nhóm nhập cư trên 10 năm và dưới 10 năm cho thấy cũng như ở các bảng số liệu trước, sự khác biệt là không nhiều. Điều đó cho thấy thời gian nhập cư không làm thay đổi nhiều định hướng giá trị gia đình ở hai nhóm. Như đã đề cập ở các nội dung trước, những vấn đề liên quan đến định hướng giá trị văn hóa, vốn dĩ ăn sâu vào niềm tin của con người thì không dễ để thay đổi. Điều đó lại càng rõ nét hơn khi nhìn vào chiều sâu văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, nền văn hóa Việt Nam vẫn linh hoạt và tồn tại chứ không hề bị đồng hóa như các dân tộc khác. Chính vì vậy, dù thời gian nhập cư ít nhiều làm biến đổi định hướng giá trị văn hóa gia đình của các khách thể nghiên cứu, về cơ bản họ vẫn mang những giá trị văn hóa chung của người Việt Nam.
Xem xét sâu hơn kết quả nghiên cứu, ta thấy nhóm nhập cư trên 10 năm thể hiện sự linh hoạt hơn trong định hướng giá trị gia đình của mình. Trong số 4 item có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), có 3 item nhóm nhập cư trên 10
năm có ĐTB thể hiện cái nhìn linh hoạt hơn về vấn đề tình dục. Điều đó cho thấy ít nhiều họ đã không quá “bảo thủ” trong nhìn nhận vấn đề vốn được xem là cấm kỵ với nền văn hóa Việt Nam này. Xem xét các nghiên cứu trên thế giới về định hướng giá trị gia đình của người nhập cư gốc Việt, chúng ta có thể thấy nghiên cứu của Cheung và Nguyen (2007) tiến hành với 30 cha mẹ người Việt sống tại Houston về những yếu tố quyết định sự tương tác giữa cha mẹ - con (gồm các giá trị sự thành công của trẻ, phong tục, giá trị văn hóa Việt, thành tích trong giáo dục, hình ảnh gia đình, gia đình truyền thống, ngôn ngữ, hôn nhân, vâng lời) đã cho thấy trái ngược với quan điểm trước kia cho rằng cha mẹ già thường theo các giá trị truyền thống, nghiên cứu này cho thấy các bậc cha mẹ đã đánh giá tầm quan trọng của việc cở mở và chấp nhận đa văn hóa. Như vậy, dù góc nhìn có thể khác nhau, nhưng ít nhiều từ kết quả nghiên cứu này đã phản ánh thế hệ cha mẹ, với tư cách là những người nhập cư lâu hơn con của mình, đã có sự cởi mở, linh hoạt hơn trong tiếp thu các giá trị văn hóa mới.
4.4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố nghề nghiệp, giới và tuổi đến định hướng giá trị gia đình
Mô hình hồi quy các yếu tố nghề nghiệp, giới và tuổi đến định hướng giá trị gia đình của hai nhóm khách thể như sau:
Mô hình tổng
Hệ số R | R bình phương | R bình phương hiệu chỉnh | Sai số chuẩn của ước lượng | |
1 | ,393a | ,154 | ,111 | ,43615 |
a. Yếu tố dự báo: (Constant), Nghe nghiep, Gioi, Tuoi
Kết quả của bảng Mô hình tổng khẳng định 3 yếu tố nói trên ảnh hưởng 11,1% tới biến phụ thuộc là định hướng giá trị gia đình. Kết quả này tuy không cao nhưng là chỉ báo cho thấy định hướng giá trị gia đình của hai nhóm khách thể chịu sự tác động của nhiều yếu tố chứ không chỉ nghề nghiệp, giới và tuổi. Trong thực tế, như chúng ta đã thấy trong các nội dung trước, những giá trị văn hóa vốn dĩ mang đậm yếu tố bản sắc được hình thành, phát triển trong bối cảnh lịch sử lâu dài và có sự bền vững, 3 biến độc lập mà chúng ta xem xét ở đây chỉ tác động hơn 10% sự thay đổi của định hướng giá trị gia đình của các khách thể nghiên cứu.
129
ANOVAa
Tổng bình phương | df | Trung bình bình phương | F | Sig. | ||
Hồi quy | 2,047 | 3 | ,682 | 3,586 | ,019b | |
1 | Phần dư | 11,223 | 59 | ,190 | ||
Tổng | 13,270 | 62 |
a. Biến phụ thuộc: tbc239.2bien
b. Biến dự báo: (Constant), Nghe nghiep, Gioi, Tuoi
Hệ số sig trong bảng ANOVA là 0,019, kiểm định F = 3586. Kết quả này khẳng định mẫu được chọn trong mô hình này có thể áp dụng được cho tổng thể lớn hơn.
Hệ sốa
Hệ số không tiêu chuẩn hóa | Hệ số chuẩn | t | Sig. | Thống kê đa cộng tuyến | ||||
B | Std. Error | Beta | Tolerance | VIF | ||||
(Constant) | -,373 | ,340 | -1,097 | ,277 | ||||
Gioi | -,089 | ,113 | -,096 | -,790 | ,433 | ,979 | 1,021 | |
1 | Tuoi | ,004 | ,005 | ,090 | ,739 | ,463 | ,965 | 1,036 |
Nghe nghiep | ,376 | ,130 | ,349 | 2,888 | ,005 | ,980 | 1,021 |
a. Biến phụ thuộc: tbc239.2bien
Bảng hệ số Coefficients cho thấy trong 3 yếu tố, hệ số sig của biến độc lập nghề nghiệp là 0,05. Kết quả này khẳng định biến này có ý nghĩa trong mô hình. Bên cạnh đó, hệ số Beta cũng khẳng định nghề nghiệp có ý nghĩa lớn nhất đến sự thay đổi của định hướng giá trị gia đình của các khách thể nghiên cứu. Hệ số VIF trong bảng số liệu cũng cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến.
Nói tóm lại, từ việc xem xét một số yếu tố tác động tới định hướng giá trị gia đình của hai nhóm khách thể nói trên, có thể thấy định hướng giá trị gia đình của hai nhóm khách thể là người nhập cư không có sự khác biệt rõ nét. Điều đó phản ánh sự bền vững của các giá trị văn hóa gia đình ở các khách thể nghiên cứu, điều chúng ta đã thấy ở các nội dung phân tích trước. Bên cạnh đó, các yếu tố về mặt nhân khẩu học ở cả hai nhóm khách thể nhập cư và không nhập cư như giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác cũng chỉ tác động ở mức trên 10% tới định hướng giá trị gia
đình. Kết quả này gợi ý rằng còn nhiều yếu tố khác tham gia tác động vào định hướng giá trị gia đình của các khách thể nghiên cứu. Cũng chính vì vậy, bất cứ một kết luận nào liên quan đến sự tác động, lý do hình thành một giá trị sống nói chung, định hướng giá trị gia đình nói riêng ở các khách thể nhập cư cần phải được nghiên cứu, xem xét một cách thận trọng và đa chiều.
4.5. Phân tích chân dung tâm lý
4.5.1. Khách thể L.
Hoàn cảnh gia đình
Trước khi sang Ba Lan anh đã có vợ và 2 con gái tại Việt Nam. Anh làm kinh doanh. Sau đó, công việc kinh doanh gặp khó khăn, nợ nần; anh quyết định vay tiền và sang Ba Lan bằng con đường vượt biên năm 2000. Anh bay sang Nga bằng hộ chiếu du lịch, đi bằng đường rừng để vượt qua Belarus và vào Ba Lan. Ở Ban Lan, anh không có giấy tờ cư trú hợp pháp, phải sống chui lủi. Sau đó, chính quyền Ba Lan cấp giấy tờ nhân đạo cho anh. Với những người có giấy tờ nhân đạo thì chỉ được sống tại Ba Lan và không được sang nước khác, kể cả Việt Nam. Nếu về Việt Nam là không thể quay lại Ba Lan.
Những năm đầu tiên sang Ba Lan, công việc và thu nhập tốt. Thời điểm đó việc làm ăn (bán hàng ăn) của người Việt Nam đang thuận lợi. Chỉ sau vài ba năm, anh đã trả hết nợ vay để đi nước ngoài.
Năm 2003, vợ anh tại Việt Nam ngoại tình và bị anh em, bố mẹ chồng bắt quả tang. Sau đó, năm 2008 anh lấy người vợ Ba Lan (dù không có giấy tờ kết hôn). Anh và người vợ Ba Lan bỏ nhau năm 2015. Hiện tại anh đã lấy một người vợ Việt Nam và đã có một con trai, 2 tuổi. Anh không có kế hoạch về Việt Nam. Anh bảo “trở đi mắc núi, trở lại mắc sông”.
Định hướng giá trị gia đình
- Mối quan hệ cha mẹ - con
Anh là người sống tình cảm. Ngay cả với con riêng của người vợ Ba Lan, anh cũng rất yêu quý. Trong các chương trình gặp mặt, liên hoan của người Việt Nam anh đều rất quý bé và luôn bế, chăm sóc như con đẻ.
Với cha mẹ mình và hai con gái với người vợ Việt Nam đã ly hôn, anh đều rất chu đáo, gửi tiền về nuôi bố mẹ già và hai con ăn học đại học (một người con du học Hàn Quốc).
Anh bảo: Người ta cười mình làm mãi mà không có tiền, bỏ tiền ra cho vợ tây mua nhà xong nó đuổi, nhục. Nhưng ai biết mình phải nuôi bố mẹ, con ăn học. Chỉ tính riêng tiền ăn sáng cho bố mẹ và hai đứa con anh lúc còn ở nhà, mỗi tháng đã mấy triệu.
Năm 2020 bố anh mất nhưng anh cũng không thể về vì về nước thì không sang được. Tiếp xúc với chúng tôi, anh cứ mong một lần được ăn cơm với bố. Nhưng ước mơ của anh không bao giờ được thực hiện.
Anh không có xu hướng bao bọc con quá nhiều mà để con tự do phát triển.
Nói chung anh yêu trẻ, vui tính và cũng được trẻ thích.
Như vậy, qua các biểu hiện nói trên, có thể thấy trong mối quan hệ cha mẹ - con. Anh L. là người thể hiện rõ nét sự bao bọc, chăm sóc con của mình. Kể cả trong những tình huống gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn, nguy cơ tan vỡ, anh cũng luôn tìm cách che chở cho con. Khi gia đình gọi điện thông báo vợ anh không chung thủy, anh đã đề nghị gia đình tách hai con nhỏ ra để chúng không bị ảnh hưởng tâm lý. Xu hướng “cá chuối đắm đuối vì còn” khá rõ trong cách anh chăm sóc và kỳ vọng vào con. Đối với con riêng của người vợ Ba Lan, có thể thấy anh khá bao bọc con. Thông qua các câu chuyện anh kể như có lần ra trung tâm thương mại của người Việt chơi, nó chui vào các gian hàng bán quần áo để ngủ, lo lắng tìm mãi chẳng thấy đâu. Cuối cùng nó ngủ dậy chui ra mới thấy. Mặt khác, anh cũng có xu hướng để con độc lập, ví dụ như nó có thể tự đi mua đồ, tự chọn món đồ mà nó yêu thích… Anh không có tư tưởng thích con trai, phải cố gắng để có một đứa con trai.
Bên cạnh đó, trong mối quan hệ với cha mẹ già, anh cũng thể hiện lòng hiếu thảo thông qua việc chăm sóc, gửi tiền về nhà nuôi bố mẹ. Điều đó cho thấy, mối quan hệ cha mẹ - con luôn được anh L. đánh giá cao cả trong tình cảm, niềm tin và hành vi. Một mặt anh thể hiện rõ xu hướng truyền thống như hết lòng chăm sóc
con cái, con cái phụng dưỡng cha mẹ già nhưng mặt khác anh cũng khá linh hoạt trong mối quan hệ với con, không ép buộc con phải nghe theo ý kiến của mình.
- Mối quan hệ vợ chồng
Năm 2003, khi anh đang làm việc tại quán thì gia đình gọi điện thông báo đã theo dõi và bắt quả tang vợ anh ngoại tình. Anh ngồi xuống quán, nước mắt cứ thế chảy ra. Anh bảo: Mình không trách vợ, nó cũng cần có tình cảm. Ví dụ tết nhất, người ta có gia đình, chồng con, đây vợ mình nó chỉ có một mình. Nó cũng tủi thân.
Sau cú sốc vì người vợ tại Việt Nam ngoại tình, anh bắt đầu nghiện, cờ bạc… Sau đó, anh bỏ dần các thói quen xấu nói trên. Khi người vợ Ba Lan cương quyết bỏ anh, anh phải ra quán ngủ trên tủ đông đựng đồ ăn. Anh kể, đêm trải tấm bìa catton lên tủ đông nằm một mình, hút rất nhiều thuốc, rồi chợt nghĩ giờ mình ốm, biết dựa vào ai ngoài mình. Vậy là quyết định vứt điếu thuốc đang hút và bỏ hẳn thuốc lá, rượu.
Như vậy, trong mối quan hệ vợ chồng, có thể thấy, anh L. là người không nặng về những tư tưởng truyền thống về người vợ phải hi sinh, chịu đựng khi xa chồng, không trách vợ mình không chung thủy. Anh cũng đã lập gia đình với người khác để có cuộc sống ổn định tại Ba Lan. Anh linh hoạt và chấp nhận việc sống chung với người khác tại nước ngoài. Anh cho rằng người ta sống với người khác vì ở nơi đất khách quê người, bị cô lập cả về ngôn ngữ, phong tục tập quán, địa lý xa xôi… Nên người ta dễ dàng thông cảm, chia sẻ với sống cùng nhau. Có thể nói, nếu so với những niềm tin và quan niệm truyền thống về mối quan hệ vợ chồng thì đây là cách nhìn khá thoáng.
Tổng hợp hai mối quan hệ gia đình nói trên, có thể thấy anh L. có xu hướng chăm sóc con, có tinh thần trách nhiệm cao với con ở cả Việt Nam và ở Ba Lan nhưng cũng không áp đặt quan điểm của mình cho con. Bên cạnh đó, anh cũng khá linh hoạt trong quan hệ vợ - chồng. Điều có thể thấy rõ ở anh là luôn đánh giá cao gia đình, mong muốn có một gia đình để cùng nhau làm việc, sinh sống tại nước ngoài.
4.5.2. Khách thể Q.
Hoàn cảnh gia đình và cuộc sống
Trước khi sang Ba Lan, anh đã có vợ và một người con trai. Anh sang Ba Lan bằng con đường vượt biên và không có giấy tờ cư trú. Giai đoạn đầu, anh bán quần áo (tiếng lóng của người Việt Nam tại Ba Lan là “hàng vải”) tại chợ Sân vận động. Trước khi chợ này bị giải tán để chính quyền Ba Lan xây dựng sân vận động Mười năm phục vụ giải bóng đá EURO 2010, đây là chợ trung chuyển hàng hóa lớn nhất của người Việt Nam tại Châu Âu. Sau đó, anh chuyển xuống thành phố ở miền Trung Ba Lan làm nghề nấu ăn (tiếng lóng “lắc chảo”). Khi xuống thành phố này, anh lấy người vợ Ba Lan. Vợ Ba Lan của anh trước đó từng sống với một người đàn ông Việt khác nhưng người chồng này nghiện ma túy, thua lỗ nên đã bỏ đi. Sau một thời gian cùng sinh sống và làm ăn, anh Q. và người vợ Ba Lan chia tay nhau. Hiện nay anh đã đón được người vợ Việt Nam sang. Người vợ Việt Nam sinh thêm được một con trai tại Ba Lan, cháu gần 3 tuổi.
Định hướng giá trị gia đình
Mối quan hệ cha mẹ - con
Anh Q. là người khá kín khi nói về con cái và gia đình. Nói chung, anh tình cảm và thực sự mong muốn về Việt Nam. Trong quá trình làm việc cùng nhau, anh nói: tôi thề với ông, tôi mà có trong tay 1 tỉ (đồng), tôi về nước luôn!
Bố mẹ anh ở quê cũng vất vả nên anh tìm cách đón được em trai sang Ba Lan để làm ăn giúp đỡ bố mẹ. Tuy nhiên em trai của Q. sang Ba La được hơn 1 năm thì phát hiện bị ung thư máu, chỉ có thể làm được việc nhẹ như lau bàn, ghi món ăn mà khách gọi. Em trai của Q. có bảo hiểm y tế tại Ba Lan nên được chi trả 100% chi phí điều trị. Năm 2016, một người tại Trung Quốc tình nguyện hiến tủy cho em trai Q. Anh đã rất vui mừng và viết liên facebook cá nhân: “Hôm nay là ngày vui nhất đời tôi”. Tuy nhiên, ca ghép tủy đó không thành công. Đến năm 2019, lại có một người ở Mỹ hiến tủy; ca ghép thành công và sức khỏe em trai Q hồi phục dần. Giờ cậu em trai này đã lấy một cô gái Ba Lan.
Như vậy, trong mối quan hệ với con mình, có thể thấy anh rất ít khi chia sẻ, tránh thể hiện cảm xúc cá nhân. Tuy vậy, anh mong muốn được về thăm con, lo