Định Hướng Giá Trị Nói Chung Của Hai Nhóm Khách Thể

Câu 2: 2B8, 2B11, 2C3, 2C4, 2C8, 2C11, 2C12 Câu 3: 3B1, 3C2, 3C7

Câu 9: A9, B6

Các giá trị được đổi lần lượt như sau:


Giá trị cũ

5

4

3

2

1

Giá trị mới

1

2

3

4

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan - 13

Sau khi giá trị điểm của các item ngược đã được đổi, chúng tôi tính điểm trung bình chung của toàn bộ câu hỏi. Vì các câu hỏi nói trên đều có 5 mức độ trả lời nên đề tài nghiên cứu phân chia thành các khoảng điểm tương ứng với mức độ đánh giá như sau:

Mức độ

Rất không

đồng ý

Không

đồng ý

Đồng ý

một phần

Đồng ý

Rất đồng

ý

Khoảng điểm

1,0 – 1,8

1,81 – 2,6

2,61 – 3,4

3,41 – 4,2

4,21 – 5,0

Từ kết quả ĐTB của 3 câu hỏi số 2,3 và 9, chúng tôi tính điểm TBC của 3 câu hỏi này để có một kết quả chung về định hướng giá trị gia đình của các khách thể nghiên cứu. Kết quả này là điểm số khái quát nhất cho toàn bộ các item trong các câu hỏi.

Vì định hướng giá trị gia đình là biến phụ thuộc, chỉ chấp nhận 2 biến trong mô hình hồi quy, chúng tôi quy đổi ĐTB thành các giá trị sau:

từ 1,0 – 3,4 → 0

từ 3,41 – 5,0 → 1.


Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở xác định được những nội dung còn chưa được quan tâm làm rõ liên quan đến định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống ở cả trong và ngoài nước cũng như xây dựng cơ sở lý luận nhằm dẫn dắt cho quá trình nghiên cứu thực tiễn, luận án đã lựa lựa chọn mẫu điều tra cũng như các phương pháp phù hợp với nội dung nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu được chọn ở cả trong và ngoài nước đảm bảo được tính đại diện cho từng nhóm, kết quả phân tích độ tin cậy cho thấy số liệu có độ tin cậy cao. Các phương pháp được sử dụng đảm bảo tính khoa học,

khách quan và chặt chẽ từ quá trình tổng quan tài liệu nhằm phát hiện vấn đề nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận làm nền tảng lý thuyết đến tổ chức nghiên cứu nhằm làm rõ nhất định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam tại Việt Nam và Ba Lan. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thập số liệu định lượng từ một mẫu lớn khách thể nghiên cứu. Bên cạnh đó, phương pháp định tính như phỏng vấn sâu và phân tích chân dung được tiến hành nhằm cung cấp đầy đủ, sâu sắc hơn về định hướng giá trị gia đình của người nhập cư. Việc tổ chức quá trình nghiên cứu, lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp, từ khi bắt đầu tìm những bài tạp chí đầu tiên đến khi thiết kế bộ công cụ nghiên cứu luôn được tiến hành chặt chẽ, thận trọng nhằm đảm bảo tính khoa học của một công trình nghiên cứu.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT NAM SỐNG TẠI VIỆT NAM VÀ BA LAN


4.1. Định hướng giá trị nói chung của hai nhóm khách thể

Để có cái nhìn khái quát nhất về định hướng giá trị của hai nhóm khách thể, chúng tôi đã tìm hiểu về các giá trị phổ quát trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Bảng 4.1. Đánh giá của hai nhóm về 10 giá trị trên thế giới theo quan điểm của Schwartz


Nhóm khách thể

N

ĐTB

Độ lệch chuẩn

p

An ninh, an toàn (Security)

Việt Nam

110

4,49

,687

,484

Ba Lan

106

4,42

,703

Truyền thống (Tradition)

Việt Nam

109

3,98

,829

,896

Ba Lan

102

3,90

,895

Tuân thủ quy định xã hội (Conformity)

Việt Nam

110

3,69

,798

,019

Ba Lan

105

3,96

,887

Tự kiểm soát, tự chủ (Self –

direction)

Việt Nam

110

4,05

,826

,042

Ba Lan

106

4,22

,930

Khám phá điều mới mẻ (Stimulation)

Việt Nam

110

3,52

,738

,341

Ba Lan

106

3,64

1,006

Hưởng thu, thỏa mãn cá

nhân (Hedonism)

Việt Nam

110

3,25

,932

,027

Ba Lan

105

3,50

1,050

Quyền lực (Power)

Việt Nam

110

3,43

,923

,009

Ba Lan

105

3,08

1,020

Thành công, thành đạt (Achievement)

Việt Nam

109

4,18

,682

,391

Ba Lan

105

4,09

,814

Lòng tốt, nhân đạo (Benevolence)

Việt Nam

109

4,48

,587

,837

Ba Lan

105

4,50

,722

Giá trị phổ quát (Universalism)

Việt Nam

108

3,98

,760

,735

Ba Lan

105

4,01

,854


Bảng số liệu về các giá trị phổ quát theo quan điểm của Schwartz cho thấy giữa hai nhóm khá tương đồng nhau trong việc đánh giá các giá trị phổ quát trên toàn cầu. Trong số 10 giá trị được đưa ra, các giá trị được đánh giá cao gồm an toàn, tự chủ, thành đạt và lòng tốt. Đây là các giá trị có ĐTB đánh giá > 4,0 trong thang đo 5 mức độ. Nhìn chung, có tới 6/10 giá trị đưa ra khẳng định giữa hai nhóm khách thể không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nói cách khác, dù

trong trong và ngoài nước, thì các khách thể vẫn chia sẻ nhiều sự tương đồng trong đánh giá, hướng tới các giá trị sống của mình. Điều đó cho thấy quá trình tiếp biến văn hóa của người nhập cư, quá trình thay đổi và phát triển các thang giá trị sống của cả hai nhóm nói chung dù có diễn ra thì giữa hai nhóm vẫn chia sẻ những giá trị chung như an toàn, thành công…

Trong số 10 giá trị nêu trên, có 4 giá trị cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (sig<0,05). Các giá trị có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm này được in nghiêng, gồm: tuân thủ, tự chủ, hưởng thụ và quyền lực. Xem xét kết quả từng giá trị này có thể thấy nhóm khách thể từ Ba Lan đánh giá cao giá trị tuân thủ, tự chủ và hưởng thụ hơn; trong khi đó, nhóm khách thể sống tại Việt Nam lại đề cao giá trị quyền lực hơn.

Trong thang các giá trị của Hofstede mà chúng ta đã xem xét ở phần trước, ta thấy được Việt Nam và Ba Lan có sự khác biệt lớn trong thang giá trị cá nhân và tập thể. Điều đó có thể là sự lý giải cho việc nhóm khách thể sống tại Ba Lan có kết quả cao hơn ở đánh giá giá trị tự chủ. Đối với giá trị hưởng thụ, nhóm khách thể tại Ba Lan cũng có xu hướng cao hơn (ĐTB 3,5 – 3,25). Boski (2013), trong một nghiên cứu xuyên văn hóa, đã so sánh giá trị tiết kiệm (thrift) ở nhóm khách thể là người nhập cư gốc Việt và người nhập cư các nước Đông Âu. Kết quả cho thấy người nhập cư gốc Việt đánh giá cao sự tiết kiệm hơn nhóm Đông Âu [44]. Điều này phần nào có thể lý giải cho sự khác biệt giữa hai nhóm khách thể trong khảo sát của chúng tôi về giá trị hưởng thụ cũng như sự tự chủ. Đối với sự khác biệt trong giá trị quyền lực theo hướng nhóm khách thể tại Việt Nam đánh giá cao giá trị này hơn hẳn nhóm khách thể là người nhập cư tại Ba Lan (3,43 – 3,08). Theo chúng tôi, điều này có thể xuất phát từ đặc thù cuộc sống, công việc của hai nhóm khách thể này. Đối với nhóm khách thể nhập cư, đa số những người nhập cư gốc Việt đến Ba Lan là vì động cơ kinh tế [44]. Về mặt địa vị xã hội, chỉ có một số rất ít (1-3%) số người nhập cư gốc Việt có quốc tịch Ba Lan (Báo cáo của Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan, 2013). Chính vì vậy, họ có cách nhìn khác hẳn nhóm khách thể Việt Nam về giá trị quyền lực. Mặt khác, từ góc độ các nghiên cứu xuyên văn hóa về các giá trị phổ quát trên thế giới, Hofstede (2015) đã chứng minh

Việt Nam thuộc nhóm các nước có khoảng cách quyền lực lớn hơn hẳn Ba Lan. Khi khoảng cách quyền lực lớn hơn, người ta có xu hướng đánh giá cao giá trị đó hơn. Điều này có thể lý giải cho sự khác biệt khá lớn giữa hai nhóm khách thể trong giá trị phổ quát này.


Phạm Minh Hạc (2007) đã chỉ ra 6 giá trị phổ biến của Việt Nam gồm đạo đức, tri thức, tiền bạc, gia đình, quyền lực – địa vị xã hội và sức khỏe. Để có cái nhìn đầy đủ hơn, tiếp cận định hướng giá trị không chỉ từ bình diện các giá trị phổ quát trên thế giới mà còn cả Việt Nam, chúng tôi tiếp tục so sánh giá trị này ở hai nhóm khách thể.

Bảng 4.2. Đánh giá của hai nhóm khách thể nhập cư và không nhập cư về các giá trị phổ biến ở Việt Nam


Nhóm khách thể

N

ĐTB

Độ lệch chuẩn

p

Đạo đức

Việt Nam

110

4,6818

,589

,463

Ba Lan

106

4,6226

,592

Tri thức

Việt Nam

110

4,2455

,756

,103

Ba Lan

106

4,0660

,853

Giàu có

Việt Nam

110

3,8091

,872

,106

Ba Lan

105

3,6000

1,015

Gia đình

Việt Nam

110

4,6818

,557

,975

Ba Lan

106

4,6792

,625

Địa vị xã hội

Việt Nam

110

3,5455

,894

,039

Ba Lan

106

3,2642

1,089

Sức khỏe

Việt Nam

109

4,8257

,448

,821

Ba Lan

106

4,8113

,480


Bảng số liệu trên chỉ ra giữa các giá trị có thể chia thành 2 nhóm với kết quả đánh giá có sự khác biệt rõ nét. Các giá trị như đạo đức, tri thức, gia đình, sức khỏe có kết quả cao, ĐTB luôn ở mức từ 4,0 trở lên trong thang 5 mức độ đánh giá. Hai giá trị còn lại là giàu có và địa vị xã hội có kết quả đánh giá thấp hơn. Sự khác biệt này có thể liên quan đến việc Việt Nam thuộc nhóm các nền văn hóa đánh giá cao giá trị tập thể (Hofstede, 2015) điều này khiến cho trong việc đánh giá, lựa chọn các giá trị, các khách thể luôn có xu hướng lựa chọn các giá trị phù hợp với giá trị

chung, những giá trị ít nhiều thể hiện tính cá nhân như địa vị, giàu có, ít nhận được sự lựa chọn hơn.

Trong 6 giá trị được đưa ra để so sánh, ta thấy địa vị xã hội là giá trị có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa hai nhóm theo hướng nhóm khách thể tại Việt Nam có kết quả cao hơn (ĐTB tương ứng là 3,54 – 3,26). Kết quả này thống nhất với 10 giá trị phổ quát theo quan điểm của Schwartz mà ta đã phân tích ở trên.

Gia đình là một trong 6 giá trị trong bảng số liệu nói trên. Nhìn chung, đây là giá trị được hai nhóm khách thể đánh rất cao (chỉ đứng sau sức khỏe). Kết quả không có sự khác biệt giữa hai nhóm cho thấy hai nhóm có sự giống nhau trong việc đánh giá cao giá trị này. Luận án này quan tâm làm rõ định hướng giá trị gia đình của hai nhóm người nhập cư và không nhập cư. Kết quả cao của giá trị gia đình bước đầu cho thấy định hướng mạnh mẽ của hai nhóm khách thể về vấn đề này. Từ kết quả bước đầu này, chúng ta sẽ tiếp tục làm rõ hơn định hướng giá trị gia đình ở các khía cạnh cụ thể ở các nội dung sau.

Tóm lại, từ việc so sánh đánh giá của hai nhóm khách thể về các giá trị phổ quát nói trên, ta có cái nhìn khái quát nhất về định hướng giá trị của mỗi nhóm. Có thể nói quá trình tham gia và hòa nhập, thích nghi, tiếp biến văn hóa vào nền văn hóa khác đã khiến mỗi nhóm khách thể có những đặc thù riêng trong đánh giá các giá trị sống của mình. Bên cạnh sự khác biệt, chúng ta vẫn có thể nhận thấy những tương đồng trong đánh giá các giá trị của hai nhóm khách thể. Điều đó cho thấy được những nét chung, sự chia sẻ nền tảng văn hóa Việt ở hai nhóm. Cũng thông qua đó, ta có thể lý giải được định hướng giá trị gia đình của mỗi nhóm ở các nội dung phân tích tiếp theo.

Với câu hỏi mở “Xin anh/chị kể ra 10 giá trị mà anh/chị cho là quan trọng trong cuộc sống của mình” và “Xin hãy sắp xếp những giá trị đó từ quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất”, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về định hướng giá trị của các khách thể một cách toàn diện hơn. Cũng thông qua đó, ta có thể nhận ra giá trị gia đình trong định hướng giá trị nói chung của hai nhóm.

Bảng 4.3. Các giá trị quan trọng nhất theo nhận định của các khách thể


Việt Nam (N=110)

Ba Lan (N=106)

Các giá trị

Tổng

điểm

ĐTB

Các giá trị

Tổng

điểm

ĐTB

1. Sức khỏe

569

5,17

1. Sức khỏe

521

4,91

2. Tiền bạc

453

4,11

2. Đạo đức

337

3,17

3. Gia đình

398

3,61

3. Cha mẹ, con cái

325

3,06

4. Đạo đức

339

3,08

4. Gia đình

298

2,81

5. Cha mẹ, con cái

255

2,31

5. Tiền bạc

273

2,57

6. Hạnh phúc

234

2,12

6. Hạnh phúc

266

2,50

. Tri thức

221

2,00

7. Tri thức

211

1,99

8. Công việc

189

1,71

8. Lòng tốt

210

1,98

9. Bạn bè

166

1,50

9. Công việc

153

1,44

10. Lòng tốt

141

1,28

10. Quan hệ xã hội

149

1,40

11. Địa vị xã hội

139

1,26

11. Bạn bè

135

1,27

12. Vui vẻ, thoải mái

100

0,9

12. Vật chất, tài sản

93

0,87

13. Thành công

82

0,74

13. Thành công

88

0,83

14. Tình yêu

80

0,72

14. Tình yêu

86

0,81

15. Quan hệ xã hội

72

0,65

15. Cái tôi

84

0,79

16. Quyền lực

70

0,63

16. Sự thoải mái

82

0,77

17. Danh dự

48

0,43

17. Niềm tin

69

0,65

18. Truyền thống

40

0,36

18. An toàn

65

0,61

19. Cái đẹp

30

0,27

19. Trung thực

60

0,56

20. Du lịch

30

0,27

20. Truyền thống

58

0,54

21. An toàn

29

0,26

21. Nhân cách

49

0,46

22. Vật chất, tài sản

28

0,25

22. Trung nghĩa

40

0,37

23. Ẩm thực

17

0,15

23. Thời gian

30

0,28

24. Môi trường sống

không bị ô nhiễm

16

0,14

24. Tình cảm

29

0,27

25. Văn hóa, thể thao

16

0,14

25. Du lịch

28

0,26

26. Trải nghiệm

14

0,12

26. Thể thao, văn

hóa

26

0,24

27. Tình cảm

12

0,1

27. Địa vị xã hội

18

0,17

28. Thu nhập

11

0,1

28. Hội nhập

17

0,16

29. Cái tôi

7

0,06

29. Quê hương

13

0,12

30. Cơ hội

4

0,03

30. Thu nhập

12

0,11


Trong quá trình tiến hành khảo sát bằng bảng câu hỏi, chúng tôi nhận thấy các khách thể có thể không nêu hết ngay được 10 giá trị quan trọng nhất với mình. Vì vậy, chúng tôi đề nghị người trả lời trả lời nhiều nhất có thể những giá trị mà họ cho là quan trọng. Số lượng câu trả lời thu được rất đa dạng và được thống kê bằng cách giá trị quan trọng nhất được tính 10 điểm và giá trị ít quan trọng nhất được tính 1 điểm. Với những trường hợp không thể trả lời đủ 10 giá trị thì chúng tôi vẫn

tính điểm theo nguyên tắc giá trị quan trọng nhất 10 điểm, quan trọng thứ hai 9 điểm và lần lượt cho đến hết. Tổng số điểm của từng giá trị sẽ được tính và chia cho 110 với nhóm khách thể tại Việt Nam và 106 với nhóm khách thể tại Ba Lan.

Nhìn vào bảng số liệu thu thập được từ câu trả lời của các khách thể về 10 giá trị quan trọng nhất theo đánh giá của họ, có thể thấy về cơ bản hai nhóm khá giống nhau. Nhóm khách thể tại Ba Lan có một số giá trị khác với nhóm trong nước ví dụ đánh giá cao các giá trị hội nhập, quê hương. Đây là những giá trị gắn liền với người nhập cư. Khi gia nhập vào nền văn hóa, đất nước khác thì những người nhập cư luôn phải có quá trình hội nhập với xã hội đó. Sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, thói quen, phong tục tập quán, hiểu biết pháp luật tại nước sở tại…. là những khó khăn, rào cản mà bất cứ cộng đồng nhập cư nào cũng đều phải trải qua. Chính vì vậy, hội nhập với họ luôn phải đặt ra. Cũng tương tự như thế là quê hương. Do đặc thù của những người nhập cư, họ sống xa gia đình, tổ quốc mình. Vì vậy, tình cảm với quê hương, đất nước, sự xa cách về địa lý luôn khiến họ có nhiều tình cảm và hướng nhiều về quê hương. Trong quá trình nghiên cứu tại Ba Lan, cộng đồng tại đây có nhiều hoạt động hướng về tổ quốc như ủng hội đồng bào chịu ảnh hưởng của lũ lụt và sạt lở đất trong năm 2020, xây dựng chùa tại Vác Sa Va, mở trường dạy tiếng Việt cho trẻ con các gia đình người Việt đang làm ăn sinh sống tại Ba Lan… Đây là những minh chứng sinh động cho việc họ hướng tới các giá trị quê hương, hội nhập với xã hội sở tại.

Cũng từ góc nhìn này, ta thấy được nhóm khách thể sống tại Việt Nam hướng đến những giá trị không xuất hiện ở nhóm khách thể tại Ba Lan như môi trường. Có thể nói, trong những năm qua tại Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhiều loại hình thời tiết cực đoan (nắng nóng, lũ lụt,…) xuất hiện. Điều đó khiến cho nhóm khách thể tại Việt Nam coi môi trường sống không bị ô nhiễm là một trong những điều quan trọng với họ.

Đặt kết quả nghiên cứu này với các kết quả nghiên cứu trên thế giới về các giá trị phổ quát, ta thấy có một số nét thống nhất với nhau. Ví dụ, Việt Nam cũng như một số nước Á Đông khác được xác định nằm trong nhóm các nước định hướng giá trị tập thể, cộng đồng. Trong khi đó, Ba Lan nằm trong nhóm các nước

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 26/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí