Kết Quả Tìm Kiếm Nghiên Cứu Về Giá Trị Gia Đình Của Người Nhập Cư Gốc Việt

giá trị quan trọng bậc nhất không chỉ với người Việt Nam mà nhân loại nói chung nhưng đồng thời lại có sự đa dạng trong cách thức thể hiện, trong từng mối quan hệ cụ thể, liên quan chặt chẽ đến bản sắc văn hóa. Có thể nói, việc làm rõ những vấn đề này là cơ sở để có thể tổ chức nghiên cứu và lý giải được các kết quả nghiên cứu ở phần tiếp theo của luận án.

Chương 3

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT NAM SỐNG TẠI VIỆT NAM VÀ BA LAN


3.1. Tổ chức nghiên cứu

3.1.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận

- Tiến hành tổng quan tài liệu

Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu. Công việc và nội dung cụ thể của giai đoạn này sẽ được trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu tài liệu. Kết quả của giai đoạn này cho phép rút ra nội dung, khoảng trống, vấn đề cần nghiên cứu để đóng góp cho các nghiên cứu về định hướng giá trị gia đình từ góc nhìn tâm lý học xuyên văn hóa. Bên cạnh đó, thông qua tổng quan tài liệu, đề tài nghiên cứu cũng rút ra phương pháp nghiên cứu và nhóm mẫu phù hợp để tiến hành nghiên cứu, một mặt tránh trùng lặp với các nghiên cứu trước đó, đồng thời bổ sung thêm những mảng còn chưa được tiếp cận đầy đủ trước đây.

- Xây dựng khái niệm công cụ của đề tài nghiên cứu

Từ việc xác định được nội dung, hướng nghiên cứu, luận án tiếp tục hoàn thiện những khái niệm có liên quan của đề tài nghiên cứu như giá trị, định hướng giá trị, gia đình, định hướng giá trị gia đình của người nhập cư, định hướng giá trị gia đình của Việt Nam thể hiện trong hai mối quan hệ cơ bản trong gia đình, các yếu tố ảnh hưởng tới định hướng giá trị gia đình của hai nhóm khách thể. Ngoài ra, bối cảnh văn hóa – xã hội, các lý thuyết về giá trị trên thế giới là cơ sở để đề tài nghiên cứu có thể lý giải, phân tích, so sánh các kết quả nghiên cứu.

Khái niệm định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam được thao tác hóa ở hai mối quan hệ cơ bản trong gia đình là mối quan hệ cha mẹ - con và mối quan hệ vợ - chồng. Từ việc xác định hai mối quan hệ cơ bản này, luận án làm rõ hơn các biểu hiện cụ thể của từng mối quan hệ để có thể thiết kế bộ công cụ khảo sát.

- Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu

Từ cơ sở lý luận đã được làm rõ, đề tài thiết kế bảng câu hỏi cho cả hai nhóm khách thể sống tại Việt Nam và Ba Lan. Ngoài ra, nội dung phỏng vấn sâu cũng được phác thảo để tiến hành phỏng vấn.

3.1.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn

- Tiến hành khảo sát và phỏng vấn sâu

Chúng tôi tiến hành khảo sát thử với 15 khách thể tại Việt Nam và 15 khách thể tại Ba Lan để có thể chỉnh sửa lại bảng câu hỏi. Cũng tương tự như vậy, sau khi tiến hành phỏng vấn sâu với khách thể đầu tiên, chúng tôi tiếp tục bổ sung một số nội dung trong bảng phỏng vấn sâu.

Khảo sát chính thức ở các khách thể là người Việt Nam sống tại Việt Nam (110 người) và sống tại Ba Lan (106 người). Ngoài ra, chúng tôi phỏng vấn sâu với 15 người lập gia đình với người Ba Lan sống tại Ba Lan và 2 người lập gia đình với người Ba Lan sống tại Hà Nội, Việt Nam.

- Xử lý số liệu, nội dung phỏng vấn, viết kết quả nghiên cứu.

3.2. Mẫu khách thể khảo sát thực trạng

110 khách thể sống tại Việt Nam và 106 khách thể sống tại Ba Lan được lựa chọn để tiến hành khảo sát. Các khách thể được lựa chọn theo nguyên tắc mẫu thuận tiện. Ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu khảo sát tại Hà Nội và Thanh Hóa; ở Ba Lan, đề tài khảo sát tại thành phố Warsaw và Lodz. Khách thể nghiên cứu được chọn ở hai thành phố Warsaw và Lodz vì đây là những thành phố có đông người Việt Nam sinh sống và làm ăn. Nhìn chung, việc khảo sát tại Ba Lan gặp nhiều khó khăn hơn vì các khách thể tại đây thường bận rộn với công việc của mình (chúng tôi khảo sát tại các trung tâm thương mại nơi có người Việt Nam làm ăn hoặc tại các nhà hàng ăn, nơi người Việt Nam là đầu bếp).

Thêm vào đó, 17 người Việt Nam lập gia đình với người Ba Lan được lựa chọn để phỏng vấn sâu. Nhóm khách thể tại Ba Lan (cả với nhóm khảo sát bằng bảng câu hỏi và nhóm phỏng vấn sâu) phải có thời gian sống tại Ba Lan từ 03 năm trở lên. Với những khách thể lập gia đình với người Ba Lan đang sống tại Việt Nam, họ cũng có thời gian sinh sống với người vợ/chồng Ba Lan của mình từ 3 năm trở lên. Chúng tôi chọn mốc thời gian này bởi đây là thời gian đủ để những

người Việt Nam tại Ba Lan với tư cách là những người nhập cư có thể ổn định cuộc sống, thích nghi và tiếp biến các giá trị văn hóa của mình. Bảng số liệu dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan của hai nhóm khách thể:

Bảng 3.1: Thông tin về mẫu nghiên cứu


Nội dung

Việt Nam

Ba Lan

Số lượng người trả lời khảo sát bằng bảng hỏi

110

106

Số lượng người trả lời phỏng vấn sâu

3

14

Tuổi trung bình

30,7

38,8

Trung bình thời gian sống tại Ba Lan


14,1

Giới tính (nam/nữ)

47

63

66

40

Nghề nghiệp (lao động trí óc/lao động chân tay)

79

31

18

88

Tình trạng hôn nhân (đã kết hôn/chưa kết hôn)

68

42

84

22

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan - 11


3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Mục đích:

Tổng quan các nghiên cứu về định hướng giá trị gia đình của người nhập cư. Làm rõ các nội dung liên quan đến định hướng giá trị gia đình của người nhập cư mà các nhà nghiên cứu đã công bố. Từ đó xác định nội dung còn chưa được làm sáng tỏ để tiến hành nghiên cứu, bổ sung cho các khoảng trống này.

Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. Các khái niệm được xây dựng, thao tác trong phần lý luận là cơ sở định hướng để tiến hành nghiên cứu thực tiễn.

- Cách thức tiến hành:

Tìm đọc cái công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến giá trị, định hướng giá trị, gia đình, bản sắc văn hóa Việt Nam.

Tiến hành tổng quan các công trình nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị gia đình của người nhập cư gốc Việt trên thế giới. Việc nghiên cứu tài liệu được

tiến hành theo tiêu chuẩn PRISMA CHECKLIST (Preferred Reporting Items for Systematic Reviews and Meta-Analyses) dành cho nghiên cứu và trích dẫn tài liệu. Quy trình nghiên cứu tài liệu tuân theo các bước như lựa chọn cơ sở dữ liệu, xác định từ khóa, tiêu chuẩn chọn tài liệu. Sơ đồ hóa kết quả tìm kiếm, đọc và tóm tắt tài liệu, mã hóa tài liệu và viết báo cáo kết quả nghiên cứu tài liệu. Cụ thể như sau:

+ Tổng quan các nghiên cứu về giá trị gia đình

Cơ sở dữ liệu để tìm kiếm tài liệu: EBSCO (3 cơ sở dữ liệu cụ thể trong EBSCO được sử dụng để tìm tài liệu là Academic Search Complete, SocIndex, và ERIC (Education Resource Information Center). Từ khóa: family, values, immigrants và Vietnamese (gia đình, giá trị, người nhập cư và người Việt Nam).

Tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu: xuất bản bằng tiếng Anh, bản đầy đủ.


Academic search complete: 20

ERIC: 15

SocINDEX: 25

Tổng số bài từ 3 cơ sở dữ liệu

N=60

Loại đi: N = 6

Trùng tên

Academic search complete: 20

ERIC: 13

SocINDEX: 21

Còn lại

54

Academic search complete: 13

ERIC: 6

SocINDEX: 6

Còn lại

25

Loại đi: N = 29

Không phải tâm lý học


Biểu đồ 3.1. Kết quả tìm kiếm nghiên cứu về giá trị gia đình của người nhập cư gốc Việt

Từ 25 tài liệu được tìm thấy, tác giả luận án tiến hành đọc từng bài và lập bảng tóm tắt với các nội dung cơ bản cho từng tài liệu như sau:

Thông tin chung (tên bài tạp chí, tên tác giả,

trang, số DOI)

Khách thể/mẫu nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Nội dung/vấn đề nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

Ghi chú







Từ bảng tóm tắt tất cả các công trình nghiên cứu kể trên, tác giả luận án tiến hành mã hóa nội dung đã tóm tắt. Sau khi xem xét kỹ lưỡng các nội dung được tóm tắt, có thể thấy 25 công trình nghiên cứu nói trên tập trung vào 3 hướng nội dung chính như sau: quá trình thích nghi và tiếp biến văn hóa, các biểu hiện tâm lý cụ thể trong đời sống gia đình và các nghiên cứu về xu hướng hành vi.

+ Tổng quan các nghiên cứu về định hướng giá trị gia đình

Sau khi làm việc với 25 tài liệu thỏa mãn từ khóa tìm kiếm và tiêu chuẩn lựa chọn nói trên, tác giả luận án bổ sung thêm từ khóa “value orientation” để tiếp tục làm rõ các nghiên cứu trên thế giới về định hướng giá trị gia đình của người nhập cư.

Trong quá trình tìm kiếm tài liệu, chúng tôi nhận thấy nếu sử dụng các từ khóa: family, value, immigrant (gia đình, giá trị, người nhập cư) thì có hàng nghìn tài liệu được tìm thấy. Tuy nhiên, nếu thay từ khóa “value” bằng “value orientation” (định hướng giá trị) kết hợp với 2 từ khóa khác là “family” và “immigrant”, thì chỉ tìm thấy ít tài liệu. Chúng tôi cũng nhận thấy một số công trình nghiên cứu trên thế giới sử dụng thuật ngữ “value” và “value orientation” một cách khá linh hoạt. Ví dụ, trong công trình nghiên cứu của Vedder, Berry, Sabatier và Sam (2009), trong phần tóm tắt, các tác giả viết: Sự tương ứng về định hướng giá trị giữa cha mẹ và con có thể do sự chuyển tiếp trên thực tế giữa các thế hệ trong gia đình nhưng cũng có thể do sự ảnh hưởng bởi giá trị chung của bối cảnh xã hội mà cha mẹ và con đang sống [112,1]. Với mục đích tìm kiếm các nghiên cứu trên thế giới về định hướng giá trị gia đình của người nhập cư, chúng tôi tiếp tục sử dụng từ khóa “value orientation” để tìm kiếm tài liệu trong nghiên cứu này. Cũng với cơ sở dữ liệu nói trên, kết quả có 16 tài liệu được tìm thấy. Sau quá trình đọc và lựa chọn, 12 tài liệu được sử dụng khi đảm bảo các tiêu chí như được xuất bản bằng tiếng Anh, nghiên cứu định hướng giá trị gia đình, bản đầy đủ. Cụ thể như sau:

Academic search complete: 6

ERIC: 4

SocINDEX: 6

Tổng số bài từ 3 cơ sở dữ liệu

N=16

Loại đi: N = 2

Trùng tên

Academic search complete: 5

ERIC: 3

SocINDEX: 6

Còn lại

14

Academic search complete: 4

ERIC: 3

SocINDEX: 5

Còn lại

12

Loại đi: N = 2

Không phải tiếng Anh


- Kết quả:

Biểu đồ 3.2. Kết quả tìm kiếm nghiên cứu về định hướng giá trị gia đình của người nhập cư

Sau khi tiến hành tóm tắt và mã hóa tài liệu, chúng tôi nhận thấy một số xu hướng nội dung nghiên cứu chính như sau: các nghiên cứu làm rõ khái niệm định hướng giá trị gia đình, định hướng giá trị gia đình từ góc nhìn so sánh, các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu về định hướng giá trị gia đình.

Kết quả của quá trình nghiên cứu tài liệu được thể hiện ở Chương 1 về tổng quan tài liệu và chương 2 về cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.

Toàn bộ quá trình nghiên cứu tổng quan tài liệu cũng được công bố ở 3 bài tạp chí sau đây:

1. Family values of immigrants, a systematic reivew – Identification of main trends in research, International Conference on Psychology – Psychology and Professional ethics, Hanoi, 2019.

2. Studies of family values among Vietnamese immigrants across the

world – a literature review, Review Studies, E-psychologie, Issue 3, Volume 13, 2019, DOI: https://doi.org/10.29364/epsy.351

3. Tổng quan một số nghiên cứu trên thế giới về định hướng giá trị gia đình của người nhập cư, Tạp chí Tâm lý học, số 10/2020, trang 72 – 83.

3.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Mục đích:

Luận án tập trung làm rõ nội dung nghiên cứu liên quan đến định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam tại Việt Nam và Ba Lan thể hiện ở niềm tin và xu hướng hành vi ở hai mối quan hệ cơ bản trong gia đình là mối quan hệ vợ - chồng và cha mẹ - con.

Trong quá trình xem xét các tài liệu về thang đo liên quan đến định hướng giá trị gia đình của người nhập cư đã được sử dụng trên thế giới, tác giả luận án nhận thấy không có thang đo nào phù hợp với mục đích, nội dung mà luận án này quan tâm làm rõ. Chính vì vậy, bảng câu hỏi được thiết kế riêng cho đề tài nghiên cứu này.

- Nội dung và cách thức:

Bảng câu hỏi được thiết kế với những nội dung cơ bản như sau:

- Câu hỏi 1: Các giá trị chung trên thế giới và Việt Nam. Thông qua câu hỏi này, luận án có thể có cái nhìn chung về định hướng giá trị của hai nhóm, gồm các giá trị phổ quát toàn cầu theo quan điểm của Schwart và nghiên cứu của Phạm Minh Hạc (2007).

Mặt khác, thông qua đó, ta có thể thấy được vị trí của gia đình trong các giá trị chung. Các giá trị được đưa vào câu hỏi 1 bao gồm: 6 giá trị phổ biến ở Việt Nam theo nghiên cứu của Phạm Minh Hạc (2007): đạo đức, tri thức, giàu có, gia đình hạnh phúc, địa vị xã hội, sức khỏe. 10 giá trị phổ quát toàn cầu theo quan điểm của Schwart (2012) bao gồm: an toàn (security), truyền thống (tradition), đồng thuận (conformity), tự chủ (self-direction), khám phá (stimulation), hưởng thụ (hedonism), quyền lực (power), thành công (achievement), nhân đạo (benevolence), phổ quát (universalism).

- Câu hỏi 2: Niềm tin của các khách thể về các nội dung như sau: Nhóm A: chức năng của gia đình (14 item). Từ việc xác định các chức năng cơ bản của gia đình, luận án thiết kế câu hỏi về vấn đề này như chức năng tái sản xuất nòi giống, chức năng kinh tế, chức năng chăm sóc hỗ trợ nhau của các thành viên trong gia đình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/02/2024